Home » , , » Đạo Đức học về Phá Thai - Một lời kêu gọi đến lý trí

Đạo Đức học về Phá Thai - Một lời kêu gọi đến lý trí

Rôma, ngày 20 tháng 3 năm 2011

Những người bảo vệ quyền phá thai thường chỉ trích những người bảo vệ sự sống vì cố áp đặt niềm tin tôn giáo của họ trên người khác.

Trong khi tôn giáo đưa ra những luận chứng vững chắc trong cuộc tranh luận nầy, thì chắc chắn đây không phải là toàn bộ câu chuyện, như một cuốn sách mới đây xuất bản. Christopher Kaczor, trong cuốn đạo đức học về phá thai: “Quyền phụ nữ, Sự sống con người và Vấn đề Công bằng” (Routledge), đưa ra một cái nhìn triết học về việc phá thai và giải thích tại sao nó không phải là vấn đề đạo đức.

Một trong những điểm chủ yếu mà Kaczor đưa ra là nhân vị bắt đầu hình thành khi nào. Một vài người ủng hộ phá thai tranh cãi rằng bạn cần phân biệt con người và ngôi vị. Ông ta đưa ra một ví dụ của bà Mary Anne Warren, người đưa ra một số tiêu chuẩn cần thiết trước khi chúng ta có thể nói một ai đó là một ngôi vị.

Bà ta đề xuất rằng con người ý thức về các sự vật và sự kiện, và có khả năng cảm thấy đau đớn. Họ cũng có năng lực của lý trí và có khả năng tự hoạt động, cùng với khả năng giao tiếp.

Để trả lời cho cuộc trang luận như thế, Kaczar đã lưu ý rằng, khi sử dụng các tiêu chuẩn như thế, thật là khó để tranh luận chống lại việc giết trẻ em, bởi vì một trẻ em mới sinh không thể đáp ứng các tiêu chuẩn này, huống hồ là một bào thai chưa sinh ra.


Hơn nữa, chúng ta không ngừng là những ngôi vị, khi chúng ta ngủ, hoặc dùng thuốc an thần khi giải phẫu, ngay cả vào lúc đó, chúng ta không ý thức hoặc đang cử động. Cũng thế, những con người mắc chứng mất trí hoặc những người tàn tật không thoả mãn được những tiêu chẩun về nhân vị của Warren. Một phương pháp khác để bào chữa cho việc phá thai dựa trên vị trí, nghĩa là, bạn đang ở bên trong hay bên ngoài tử cung hay không. Kaczor khẳng định rằng nhân vị đó chẳng qua là vấn đề về vị trí mà thôi. Nếu chúng ta thừa nhận cuộc tranh luận nầy, vậy thì nó cho rằng, khi thụ thai nhân tạo ngoài tử cung, sinh vật mới có nhân vị, nhưng sau đó, mất đi khi nó được cấy vào tử cung, và chỉ có lại nó khi nào nó rời tử cung.

Vị trí

Vậy thì cũng có những trường hợp giải phẫu mở bào thai, trong suốt cuộc giải phẫu, bào thai người đôi khi được đưa ra khỏi tử cung. Nếu chúng ta xác định nhân vị bằng việc hiện hữu bên ngoài tử cung, như vậy nó đưa chúng ta đến cái nhìn không đúng đắn rằng, trong những trường hợp như thế, thì bào thai không phải là người, rồi sau đó, nớ trở thành người, rồi lại trở thành không phải là người khi nó trở lại tử cung, chỉ trở thành người lại khi sinh ra. Loại trừ vị trí như là một tiêu chuẩn để được xem như một con người, như vậy Kaczar đã tranh luận vấn đề về nhân vị được thiết lập vào một điểm nào đó giữa thụ thai và sinh ra hay không. Khả năng có thể xảy ra nếu bào thai ở trong tử cung có tiềm năng sống bên ngoài tử cung của người mẹ, điều nầy đã được Toà Án Tối Cao Hoa Kỳ Roe v. Wade nhắc đến như là cách xác quyết bào thai người xứng đáng được luật pháp che chở không, Kaczar lưu ý.

Tuy nhiên, theo Kaczor, lập trường nầy có những vấn đề. Chẳng hạn như cặp sinh đôi dính nhau, đôi khi chúng lệ thuộc nhau suốt đời, và mặc dầu vậy, cả 2 vẫn được xem là những con người.

Khả năng sống của thai nhi cũng nảy sinh vấn đề bởi vì các thai nhi ở các nước giàu, với việc được chăm sóc sức khoẻ tốt, trở nên có thể sống sót hơn những thai nhi ở các nước nghèo. Và các thai nhi nữ có khả năng sống sót hơn các thai nhi nam. Phải chăng sự khác biệt giới tính và giàu có liên quan đến nhân vị?

Một phương pháp khác cần xét đến, là khả năng chịu đau đớn hoặc hưởng niềm vui thích thì khi nào chúng ta có thể đánh dấu việc khởi sự quyền được sống, Kaczor nói tiếp. Ông ta đã trả lời: Điều nầy vẫn chưa đủ. Điều nầy loại trừ những người ở trong trạng thái vô cảm hoặc hôn mê... Hơn thế nữa, ông ta nói, một vài loài vật có khả năng nầy, nhưng chúng ta không cho rằng chúng có quyền sống.

Một quan điểm khác có thể chấp nhận được trong cuộc tranh luận này, là cho rằng không phải tất cả sinh vật đều có khả năng cảm thấy vui thích hoặc đau đớn, do đó, chỉ những sinh vật có mức độ tri giác cao hơn và khả năng theo đuổi thiện ích phát triển hơn, phải được coi như là những con người, Kaczar giải thích.

Vấn đề ở đây là, ông ta lưu ý, những con người khác nhau nhiều trong khả năng của họ đối với đau đớn hoặc vui thích, và chúng ta khó lòng kết luận rằng điều nầy cung cấp cơ sở để cho rằng họ khác nhau hoàn toàn theo hạn từ nhân vị hoặc quyền hạn.

Thuyết tiệm tiến

Câu trả lời ủng hộ việc chọn lựa cho những lời phê bình ở trên, tạo nên hình thái của quan điểm tiệm tiến. Kaczor nói rằng điều nầy cốt ở việc tranh luận quyền được sống tăng lên dần dần trong sức mạnh, cũng như thời kỳ mang thai phát triển, và bào thai càng giống con người như chúng ta, thì nó càng được bảo vệ hơn.

Tuy nhiên, Kaczor lưu ý rằng có một sự khác biệt giữa quyền được sống và các quyền khác. Có những giới hạn tuổi bầu cử, lái xe, hoặc được bầu vào công sở. Điều nầy xảy ra bởi vì quyền liên quan đến khả năng hoàn thành trách nhiệm đi theo nó.

Tuy nhiên, quyền được sống, rõ ràng không bao gồm bất cứ trách nhiệm tương ứng nào, và vì thế, nó có thể được hưởng, không quan tâm đến tuổi tác hoặc năng lực trí tuệ.

Một vấn đề khác với phương pháp tiệm tiến, là sự phát triển của con người khó có thể kết thúc khi sinh ra. Nếu tình trạng luân lý được liên kết với việc phát triển sinh lý, như vậy, giết một đứa trẻ 14 tuổi đòi hỏi sự biện minh lớn hơn giết một đứa bé 6 tuổi.

Kaczor khẳng định rằng, sự thất bại về những cuộc tranh luận như thế dẫn chúng ta đi đến kết luận rằng, nếu không có những khác biệt có liên quan đến luân lý giữa những con người phát triển trong những giai đoạn khác nhau mà nó làm cho một vài người như là không-phải-con-người, do đó, phẩm giá và giá trị của con người không phải bắt đầu sau khi sinh ra, cũng không phải ở một thời điểm nào đó trong thời kỳ thai nghén. Vì thế, tất cả mọi người đều cũng là những con người có ngôi vị.

Lịch sử cung cấp cho chúng ta nhiều ví dụ về sự cần thiết phải tôn trọng mọi người như là những ngôi vị có phẩm giá. Hầu như hiện nay không ai, ít nhất ở Phương Tây, Kaczor biện luận, lại bảo vệ sự nô lệ, ghét phụ nữ, hoặc bài Do thái. Thật sự, chúng ta có biện minh cho việc đối xử một vài con người như là chưa phải là con người, hay là chúng ta sẽ bị lên án bởi lịch sử, đúng như có một thời theo cách bóc lột của kẻ mạnh đối với kẻ yếu?

Sự thụ thai

Điều nầy nêu lên vấn nạn về con người có phải bắt đầu hiện hữu từ khi thụ thai hay không. Đây chủ yếu không phải là vấn nạn về luân lý, mà là vấn đề khoa học, theo Kaczor.

Ông đã tiếp tục trích dẫn từ một số bản văn y học và khoa học, tất cả bản văn nầy xác quyết rằng, sự sống con người mới bắt đầu khi thụ thai và có sự thay đổi cơ bản trong việc tạo thành một sinh vật với 46 nhiễm sắc thể.

Sau khi thụ tinh không do tác lực bên ngoài hiện diện, nó sẽ biến đổi sinh vật mới được thụ thai thành một cái gì khác. Đúng hơn, phôi thai tự phát triển hướng đến tình trạng tương lai của nó.

“Nói một cách tương tự, phôi thai người vì thế không chỉ là bảng thiết kế chi tiết của một ngôi nhà sẽ được xây dựng, mà còn là một ngôi nhà rất nhỏ, tự nó xây rộng hơn và phức tạp hơn, ngang qua việc nó tự phát triển tích cực hướng đến trưởng thành”, Kaczar giải thích.

Tiếp theo vấn đề nầy, những chương cuối của cuốn sách xem xét một số tranh luận được những người bảo vệ phá thai sử dụng. Ông ta lần lượt khảo sát họ, từng người và chỉ ra những điểm yếu của họ.

Chẳng hạn, vấn đề được tranh luận là bởi vì ở những giai đoạn đầu, có thể xảy ra sự hình thành song thai, thì phôi thai không phải là một cá thể con người. Kaczor đã trả lời cho vấn đề nầy bằng cách biện luận rằng, ngay cả một sinh vật có thể được phân chia thành hai, điều ấy không có nghĩa là nó không bao giờ là một sinh vật cá biệt.

Cuối cùng, ông viết thêm, đa số cây có thể mọc lên thành những cây riêng lẽ, nhưng điều nầy không có nghĩa là một cái cây không thể là một cây khác, riêng biệt.

Ông cũng nghiên cứu những trường hợp khó khăn, chẳng hạn như việc mang thai vì bị hiếp dâm hay loạn luân. Kaczor nhấn mạnh, nhân vị của bào thai không tuỳ thuộc vào cách nó được thụ thai. Ông nói: “Không quan tâm những hoàn cảnh bạn được thụ thai và sinh ra, thì bạn vẫn là bạn”.

Cuốn sách đầy tranh luận của Kaczor chứa đựng nhiều tranh luận suy tư cẩn thận hơn, làm cho nó thành một nguồn có giá trị cho tất cả những ai quan tâm đến việc bảo vệ sự sống con người.


Linh mục John Flynn, LC

Linh mục Giuse Phan Miên dịch
(Nguyên bản tiếng Anh: Abortion's ethics - An Appeal to Reason
By Father John Flynn, LC – zenit.org 20.3.2011)


Nguồn: TGP Huế

Góp nhặt bởi : Hà An - Vài lời tâm sự

Tôi chỉ là một thành viên vô dụng của nhóm Bảo Vệ Sự Sống Thái Hà, muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình chống lại thảm họa phá thai, chống lại nền văn hóa sự chết đồng thời vun đắp cho nền văn minh sự sống và tình yêu thương. Mượn lời của Mẹ Teresa thì những việc tôi làm chỉ như giọt nước giữa đại dương, nhưng nếu không có thì hẳn đại dương sẽ thiếu đi một giọt nước.

0 bình luận:

Đăng nhận xét