Tổng Giám Mục Aussie cảnh báo việc phá thai có thể dẫn đến thuyết ưu sinh

Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge Địa phận Brisbane, Australia, đã tự nhận thấy mình như đang ở giữa hàng loạt các phương tiện truyền thông cho thấy rằng việc hợp pháp hóa các thủ tục như phá thai trên cơ sở giới có thể mở cửa cho thuyết ưu sinh (*) đối với sự lựa chọn như thế giới đã chứng kiến dưới thời Đức quốc xã và chúng ta lại có thể chứng kiến trong thời đại ngày hôm nay.


Hôm thứ Hai vừa qua, Đức TGM Australia Mark Coleridge cho biết có một mối liên hệ giữa việc phá thai và lạm dụng trẻ em, và một Giáo Hội “vốn mạnh mẽ trong việc bảo vệ trẻ chưa được sinh ra đã trở nên kém mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ trẻ em và dễ bị tổn thương bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu”.

Tương tự – Đức TGM Coleridge cho biết thêm – điều này cũng chính xác đối với chính phủ.

Đức TGM Coleridge đã đưa ra những ý kiến nhận định của mình về một video được chia sẻ trên trang web Giáo phận Brisbane của ngài. Ngài hiện đang là một trong nhiều vị Giám mục của Giáo hội Công giáo đang tham gia các buổi điều trần chính thức của Ủy ban Hoàng gia Australia đối với những phản ứng mang tính chất tổ chức đối với các trẻ em bị lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo.

Tuần trước trong một cuộc biểu tình ủng hộ bảo vệ sự sống, Đức TGM Coleridge đã được một nhà báo phỏng vấn trong việc cân nhắc trong cuộc tranh luận đang diễn ra tại Queensland về việc hợp pháp hóa phá thai. Theo qui định hiện hành, cả những người phụ nữ tìm cách phá thai và các bác sĩ cung cấp các thủ tục có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ khi nó được thực hiện nhằm ngăn chặn mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần của người phụ nữ.

Trong cuộc phỏng vấn, như TGM Coleridge đã phát biểu trong bài chia sẻ của mình, Đức TGM Coleridge đã được hỏi về những công nghệ mới có thể phát hiện khuyết tật cũng như phá thai trên cơ sở giới.

“Tôi không thể không đồng ý với những gì ông đã nói, bởi vì thuyết ưu sinh là một phần của sự phức tạp xung quanh việc phá thai”, Đức TGM Coleridge nói. “Các phóng viên đã đề cập đến thuyết ưu sinh của Đức Quốc xã, và một lần nữa tôi không thể phủ nhận một thực tế lịch sử”.

Phó Thủ tướng Jackie Trad – một người Công giáo ủng hộ quyền phá thai, đã trả lời thông qua Facebook, bà cho biết bà không những là một người Công giáo mà còn là một người phụ nữ, và bà “đơn giản chỉ là không đồng ý với các quan điểm của Giáo hội về quyền của phụ nữ trong việc tự do lựa chọn”.

“Đó cũng là một điều đáng buồn khi chúng ta đã bị hạ thấp trong cuộc tranh luận này và quyền phá thai của những người phụ nữ được đem ra so sánh với Đức Quốc Xã”, bà Trad viết.

Điều đó – theo Đức TGM Coleridge – không phải là quan điểm của những điều ngài đã nói, nhưng thay vì thực tế là pháp luật được đề xuất tại Queensland có thể mở cửa “cho các loại thuyết ưu sinh mà chúng ta đã chứng kiến trước đó và hiện nay chúng ta đang chứng kiến ở nhiều nơi thế giới”.

“Điều đó phải thực hiện bằng chính sách pháp luật, chứ không phải là cá nhân những phụ nữ người quyết định phá thai”, TGM Coleridge nói.

TGM Coleridge, hay Giáo hội Công giáo đối với vấn đề đó, thì xa vời đối với việc trở thành người đầu tiên đề khởi những rủi ro của việc phá thai dựa trên di truyền.

Chẳng hạn như, vào cuối tháng Giêng vừa qua, Lord Kevin Shinkwin -một thành viên thuộc Nghị viện Vương quốc Anh, đã đưa ra bài phát biểu, trong đó ông cho biết: “Tôi có thể nhận thấy từ những xu hướng trong việc phá thai vì lý do khuyết tật là một điều gì đó tồi tệ đối với những người như tôi”.

Shinkwin – một người khuyết tật – tiếp tục cho biết rằng những người bị khuyết tật bẩm sinh đang phải đối mặt với nguy cơ bị tiêu diệt.

“Nếu chúng ta là những loài động vật, có lẽ chúng ta phải hội đủ điều kiện để được bảo vệ như những loài đang trong tình trạng nguy cấp”, ông nói. “Nhưng chúng ta chỉ là những người khuyết tật, vì vậy chúng ta không thể”.

Đức TGM Coleridge cũng phát biểu về những nhận định của bà Trad liên quan đến quan điểm của Giáo hội về quyền của phụ nữ trong việc tự do lựa chọn, Ngài nói rằng đây là phát biểu chẳng đáng tin cậy, khiến cho bản thân Ngài hoặc các tổ chức coi bộ như có vẻ chống lại phụ nữ vồn đã “là một ấn tượng chung”.

Tuy nhiên – Đức TGM Coleridge lập luận – “vị thế của Giáo Hội đó là chân thành ủng hộ phụ nữ. Phụ nữ đã bị làm tổn hại bởi việc phá thai, vốn chỉ là một giải pháp ngắn hạn hàng đầu và thường gây rắc rối về lâu về dài”.

Kế đến, cũng có một thực tế rằng nhiều phụ nữ lựa chọn phá thai vì họ hoặc là cảm thấy hoặc là bị ép buộc cảm thấy như họ không có sự lựa chọn, và chẳng có sự lựa chọn nào khác được giới thiệu với họ.

“Việc nói về quyền lựa chọn của phụ nữ gợi lên những vấn đề khác về quyền: Quyền của những đứa trẻ chưa được sinh ra là gì, hoặc là chúng chẳng có quyền gì cả, hoặc là chúng chẳng có tư cách pháp nhân thực sự? Quyền của người phối ngẫu hoặc đối tác của người phụ nữ trong việc cân nhắc phá thai là gì? Quyền của xã hội nhằm đảm bảo quyền được sống như một nền tảng mà trên đó tất cả các quyền khác được xây dựng là gì? Quyền lương tâm là gì?”.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức TGM Coleridge cũng nói về sự mâu thuẫn của một chính phủ vốn phản đối mạnh mẽ bạo lực gia đình nhưng lại ủng hộ việc tiếp cận nhiều hơn đối với việc phá thai, mà theo giáo huấn Giáo Hội, cũng như nghiên cứu khoa học nhiều trong 3 tháng đầu của thời kì thai nghén, điều đó có nghĩa là chấm dứt một sự sống con người.

Theo tờ The Daily Telegraph, hôm thứ hai, bà Trad cho biết bà “đã có ý tưởng rằng có lẽ đã có tầm quan trọng hơn trong việc tập trung vào kết quả của những phát hiện của Ủy ban Hoàng gia về vấn đề Lạm dụng trẻ em và vai trò của Giáo hội Công giáo trong đó hơn là pháp luật trước Quốc hội Queensland”, vốn đã thúc đẩy những phản ứng của Đức TGM Coleridge.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Theo DCCTVN

Thuyết ưu sinh (eugenics): là học thuyết nổi tiếng những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Học thuyết cho rằng, các chủng tộc loài người có thể cải tiến bằng cách nhân giống chọn lọc có kiểm soát, tạo ra những đứa trẻ với đặc điểm mong muốn, tính trạng hoàn hảo về sức khỏe, vóc dáng, trí tuệ.

Đạo đức sinh học và Giáo hội Công Giáo theo nhãn quan lịch sử.

Hạn từ đạo đức sinh học ra đời ở Hoa Kỳ vào năm 1970. Nhưng người ta đã không chờ đến thế kỷ thứ 20 để suy tư về đạo đức y khoa: việc chăm sóc bệnh nhân tự bản chất là một tiến trình đạo đức, và điều đó đã xảy ra từ rất lâu rồi:





DẪN NHẬP

1. Tính thời sự

Điểm thứ nhất được đặt trong nhãn quan lịch sử mà tôi sẽ thực hiện là nhấn mạnh đến vai trò rất quan trọng của vấn đề đạo đức sinh học trong các xã hội phát triển của chúng ta, vì lý do của cuộc gặp gỡ:

  • Một mặt, đó là những tiến bộ trong khoa học và y khoa rất nhanh chóng; tôi trưng dẫn ra đây một ví dụ là khả năng phát hiện ra nhiễm sắc thể Trisomie 21 ở đầu thai kỳ chỉ đơn giản bằng việc lấy máu của người mẹ.


  • Và mặt khác, những câu hỏi hiện sinh và luân lý là bối cảnh của những tiến bộ này. Tất cả những câu hỏi hiện sinh và những tiến bộ y khoa này được gợi lên bởi sự đau đớn với những vấn đề căn cốt: Thế nào là sinh ra một cách tốt đẹp? sống tốt đẹp? chết tốt đẹp?

Tôi thêm vào một ghi nhận: những kỹ thuật y khoa không ngừng tiến triển và đặt ra những vẫn đề mới về đạo đức và đạo đức sinh học. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng những suy tư về đạo đức khởi đi từ con số không tròn chĩnh mỗi khi có những kỹ thuật mới. Chúng ta sẽ thấy rằng suy tư của Giáo Hội Công Giáo đưa ra rất nhiều điểm tựa từ lâu để soi sáng chúng ta trong những trạng huống mới.

2. Định nghĩa

Hạn từ đạo đức sinh học ra đời ở Hoa Kỳ vào năm 1970. Nhưng người ta đã không chờ đến thế kỷ thứ 20 để suy tư về đạo đức y khoa: việc chăm sóc bệnh nhân tự bản chất là một tiến trình đạo đức, và điều đó đã xảy ra từ rất lâu rồi:

  • Bộ luật Hammourabi ra đời 18 thế kỷ trước công nguyên chứa đựng những chuẩn mực chi phối hoạt động y khoa.


  • Lời thề Hypocrate ở thế kỷ thứ 4 trước công nguyên đưa ra những đại quy tắc của đạo đức y khoa. Trước hết, đó là không làm hại bệnh nhân.





THÂN BÀI

1. Từ khởi thủy cho đến hiện nay



Những thực hành của Kitô hữu: một truyền thống dài để phục vụ các bệnh nhân


Lịch sử của Kitô giáo và lịch sử của việc chăm sóc bệnh nhân gắn kết mật thiết với nhau từ khởi thủy của Kitô giáo.

Dọc dài theo lịch sử của mình, Kitô giáo đã nhấn mạnh đến phẩm giá và sự tôn trọng thân thể của con người. Do đó, con người này có thể bị bệnh nên người này được đặt trong sự ân cần chăm sóc của người thân cận. Đây là điều mà Đức Gioan Phaolô II đã viết vào năm 1982 khi ngỏ lời với những thầy thuốc công giáo trong một diễn từ với đề tựa “Thầy thuốc phục vụ con người”: “Từ khởi thủy, Giáo Hội đã luôn coi y khoa như một sự trợ lực quan trọng trong sứ mạng cứu độ riêng của mình đối với con người. Từ những dưỡng đường cổ xưa cho những khách ngoại kiều đến nhà thương phức hợp đầu tiên và cho tới ngày nay, chứng từ của Kitô hữu nhịp bước song hành với sự ân cần chăm sóc đối với các bệnh nhân. […]. Giáo Hội biết rõ rằng sự dữ về vật lý giam hãm linh hồn con người, cũng vậy sự dữ tinh thần giam hãm thân xác.”

“Từ khởi thủy”: Đức Gioan Phaolô II nhắc lại tầm quan trọng liên quan đến việc chăm sóc bệnh nhân qua mọi thời.

Điều đã tạo nên động cơ cho các Kitô hữu ở những thế kỷ đầu tiên trong việc chăm sóc bệnh nhân, dĩ nhiên đó chính là thực hành của Đức Giêsu và lời giảng dạy của ngài:

Công vụ tông đồ 10, 38, Thánh Phêrô nói về Đức Giêsu: “Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế vì Thiên Chúa ở với Người”.

Luca 10: Dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu đã luôn là và vẫn luôn là một nguồn suối không hề cạn kiệt về tính năng động của các Kitô hữu để phục vụ nhân loại khổ đau.

Mt 25: Các Kitô hữu cũng thực hiện lời gợi lên tại cuộc chung thẩm ở chương 25 một cách nghiêm túc. Như là chính trọng tâm của việc thực hành không chỉ của người Kitô hữu nhưng của con người, Tin Mừng trình bày điều mà người tại gọi là những việc thương xót thân xác: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khách đỗ nhà. Điều mà Mt 25 nói cũng chính là: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40): người Kitô hữu được mời gọi nhìn nơi người bệnh là chính Đức Kitô.

Vì thế, chính từ những thực hành của các Kitô hữu (gợi hứng từ Lc10 và Mt25) mà Giáo Hội đã khai triển một suy tư về đạo đức y khoa -> MỐI LIÊN HỆ giữa những thực hành của người Kitô hữu và những suy tư về đạo đức: sự suy tư về đạo đức này không phải là trừu tượng xa rời với những điều kiện nhân sinh.

Giờ đây, tôi trình bày một nhãn quan lịch sử có hai khía cạnh của suy tư này, một là vào lúc bắt đầu sự sống, và một khía cạnh khác là lúc kết thúc sự sống.

  • Từ sách Didachè và các Giáo Phụ: sự giảng dạy luân lý thường hằng về lệnh cấm phá thai


  • Việc cấm phá thai đã hiện diện trong công thức của lời thề Hippocrate vào thế kỷ thứ IV trước công nguyên.


  • Trong Kinh Thánh, không có sự kết án mặc nhiên về sự phá thai (x. EV 61). Vấn đề về quy chế của phôi thai chưa bao giờ là một vấn đề thời sự của các tác giả Kinh Thánh. Trong Kinh Thánh, không có những diễn từ về quy chế của phôi thai vì những lý do hiển nhiên, văn hóa và khoa học. Vì vậy, người ta không thể suy diễn một quy chế triết học về phôi thai khởi đi từ những khẳng định của Kinh Thánh được đưa ra trong một bối cảnh khác.]

Nhưng những bản văn Kinh Thánh biểu tỏ một sự đánh giá rất lớn đối với hữu thể người trong cung lòng của người mẹ vì Thiên Chúa thấy phôi thai này và tác tạo nên nó.

Trong những bản văn suy niệm về mầu nhiệm phôi thai: chúng ta trưng dẫn:

Thánh vịnh rất nổi tiếng: Thánh vịnh 139,13: “Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con”. Thánh vịnh này nói đến sự chú ý của Thiên Chúa đối với từng người trong số những người bé mọn nhất này. Và xa hơn một chút trong cùng một Thánh vịnh này, Thiên Chúa đã thực hiện một cuộc siêu âm trước khi sinh: “Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy” (Tv 139, 16).

Lời cầu nguyện của Gióp cũng nói đến mối tương quan này với đấng tạo hóa thần linh: “xin Ngài nhớ cho, Ngài đã tạo ra con bằng đất sét…há chẳng phải Ngài đã tạo nên con như sữa lỏng? Ngài đã đắp lên con bằng da bằng thịt, rồi lấy gân lấy cốt mà dệt mà thêu” (G 10, 9-11).

Trong một cuốn sách muộn thời của Cựu Ước (cuốn sách bằng tiếng Hy Lạp vào cuối thế kỷ thứ II), cuốn sách thứ hai về các cuộc tử đạo của Israel (2Mcb 7,22-23), lời khẳng định này của một người mẹ khi nhìn thấy cả bảy đứa con của mình bị giết trong một cuộc bách hại [cuộc bách hại của Antiochus Epiphane giữa những năm 167 và 164]: “Người mẹ nói với các con của mình: “Mẹ không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào. Không phải mẹ đã ban cho các con thần khí và sự sống. Cũng không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người trong các con. Chính Đấng Tạo Hóa càn khôn đã nắn đúc nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài. Chính Người do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các con thần khí và sự sống”.”

Trong những bản văn chiêm niệm khác nhau này, sự phát triển của phôi thai được quy một cách rất rõ ràng cho Thiên Chúa.

Có một bản văn khác trễ hơn nữa vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên là bản văn Khôn ngoan 7,1-2: “Phần tôi, tôi cũng chỉ là một con người phải chết, giống như mọi người. Tôi thuộc dòng dõi con người đầu tiên đã được nắn ra từ bụi đất. Suốt chín tháng trời nơi dạ mẫu thân, thân xác tôi đã thành hình trong máu huyết, kết tụ bởi tinh khí nam nhân, và khoái lạc đi liền với giấc ngủ”. Bản văn này được quy cho Salomon, người đã nói về thân phận nhân sinh như thế. Bản văn miêu tả một tiến trình sinh lý. Tiến trình này không minh nhiên được quy cho Thiên Chúa, tuy nhiên ở đây bản văn dùng thể bị động thần linh; và thật thú vị để ghi nhận rằng bản văn đã miêu tả tiến trình sinh học của việc hình thành con người như một sự liên tục.

Nhất là, chúng ta tin rằng Ngôi Lời đã làm người, nghĩa là Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và là người thật, đã biết tất cả các giai đoạn của sự sống từ một con người nhỏ nhất khởi đi từ giai đoạn phôi. Quả vậy, đó là một phôi theo những trật tự khác nhau như lời loan báo của sứ thần Gabriel với Đức Maria và sứ thần của Chúa với Giuse vì Chính Thánh Thần là nguồn gốc của phôi Đức Kitô theo những Tin Mừng về thời thơ ấu nơi thánh Luca và Matthêu.

Nhưng một điều chắc chắn là sự Nhập Thể của Đức Kitô đã đóng góp rất nhiều vào việc cung ứng cho phôi người, ngay từ những khoảnh khắc đầu tiên, một giá trị bất khả diễn đạt và có lẽ cũng chính là một trong lý do tại sao trong Kitô giáo phản đối lại việc phá thai là phổ quát và tuyệt đối.

Quả vậy, từ những thế kỷ đầu tiên cho tới ngày nay: lập trường đạo đức của các Kitô hữu được biết đến rất rõ ràng: cấm phá thai là giáo huấn thường hằng.

Chúng ta tìm thấy việc đề cập đến một cách minh nhiên lệnh cấm phá thai trong một bản văn Kitô giáo không thuộc Kinh Thánh vào cuối thế kỷ thứ nhất đầu thế kỷ thứ hai, sách Didachè: “Bạn không được thực hành việc phá thai và bạn không được làm chết trẻ mới sinh”.

Chúng ta thấy, đó là một lập trường đạo đức. Vả lại, đã có và luôn có rất nhiều cuộc tranh luận về bình diện hữu thể học của phôi và những cuộc tranh luận này đã bắt đầu với các Giáo Phụ.

Lập trường của các Giáo Phụ cùng lúc phụ thuộc vào văn hóa và tư tưởng triết học và y khoa vào thời của các ngài, nhưng cũng phụ thuộc việc đọc Kinh Thánh của các ngài.

Những lập trường của các Giáo Phụ về vấn đề này rất khác biệt nhau. Một cách chung chung, các ngài bị đặt vào hai vấn đề:

  • Một mặt vấn đề về việc “hình thành” hay hình dạng của phôi, nghĩa là khi nào phôi có hình dạng người?


  • Mặt khác vấn đề về sự phú hồn của phôi, nghĩa là khi nào và như thế nào linh hồn đến với phôi?

Theo các tác giả, có hay không có mối liên hệ giữa cả hai; nghĩa là đối với một số Giáo Phụ, điều cần thiết là phôi có hình dạng người để có một linh hồn; nhưng đối với một số khác, điều đó không cần thiết.

Điều làm cho cuộc tranh luận trở thành phức tạp trên bình diện triết học dọc dài theo các thế kỷ, đó là sự tiền giả định nhân học trải rộng trên những lập trường khác nhau: nhị nguyên nhân học hay nhất nguyên nhân học: đó không cùng là một vấn đề khi xem xét phôi theo triết học Platon như chỗ thu nhận linh hồn hay con phôi như thân thể được nảy sinh sự sống, dưới dạng thức của một sự phú hồn tiệm tiến (thực hồn, giác hồn, sinh hồn theo nhân học Aristote).

Thời Trung Cổ: Một vấn đề lớn đã làm lay chuyển thần học là việc biết vào lúc nào của thai kỳ mà bào thai có được “hồn lý tính’ của mình; nghĩa là khi nào Thiên Chúa phú hồn nhân loại cho phôi? Thánh Tôma Aquinô, vào thế kỷ XIII, đã trả lời cho câu hỏi này theo cách thế như sau: phôi của người nam có linh hồn nhân loại vào ngày thứ 40 của thai kỳ và phôi của người nữ có linh hồn nhân loại vào ngày thứ 90 của thai kỳ. Hai cách giả thích khả dĩ như sau:

Thánh Tôma Aquinô đã đơn giản lấy lại lập trường của Aristote về vấn đề này và Aristote đã chấp thuận lập trường này vì lý do ưu thế của phái nam tại đất nước Hy Lạp cổ đại.

Một lối giải thích khác được một chủng sinh đưa ra: linh hồn của người nữ đẹp hơn và hoàn hảo hơn linh hồn của người nam, vì thế Thiên Chúa cần nhiều thời gian hơn để chế tạo ra linh hồn của người nữ. Thiên Chúa đã làm ra những người phụ nữ phức tạp!!!

Phiên bản đời hiện đại của vấn đề: khi nào Thiên Chúa phú hồn nhân loại cho phôi? là: “khi nào phôi trở thành người?” Ngay cả khi câu trả lời cho vấn đề này thuộc phạm vi không thể quyết định được thì nó cũng gợi lên một phạm vi rộng lớn về lập trường triết học, mà trên đó Huấn Quyền không đưa ra lập trường: tài liệu gần đây nhất là vào thế kỷ XXI: Dignitas personae (2008) khẳng định rằng “Phôi người ngay từ lúc khởi đầu có phẩm giá riêng của con người”, ở số 5. Do đó, phẩm giá là một khái niệm đạo đức và không phải là một khái niệm hữu thể.

Từ thế kỷ XVI: Truyền thống Kitô giáo về đạo đức y khoa về sự tôn trọng sự sống trong việc chăm sóc các bệnh nhân


Chính những thần học gia luân lý vào thế kỷ XVI và XVII đã xác định cho tới ngày nay giáo huấn công giáo về việc tôn trọng sự sống trong việc chăm sóc các bệnh nhân.

Thần học gia luân lý tiên khởi trong lĩnh vực này và quyết định nhất là thần học gia Dòng Đaminh người Tây Ban Nha vùng Salamanque, Françisco de Vitoria vào thế kỷ XVI.

Lập trường của ngài rất rõ ràng về những việc chăm sóc mà tương ứng với nỗi lo lắng hữu lý về sự sống, và ngược lại về những phương tiện mà người ta cần dè chừng khi khăng khăng đề nghị do gánh nặng mà những phương tiện này gây nên cho người bệnh và cho gia đình của họ. Tôi trưng dẫn ra đây F. de Vitoria: “Người ta không bám víu vào việc sử dụng mọi phương tiện để bảo tồn sự sống của mình, nhưng thật là đầy đủ khi sử dụng những phương tiện […] thích hợp”. “Thích hợp” không muốn nói một cách đơn giản là hữu hiệu, nhưng cũng là tương thích với trạng huống của người liên quan và không áp đặt lên người đó một gánh nặng quá mức. Chúng ta đã thấy ở đây khởi đầu suy tư về việc chăm sóc tương xứng và bất tương xứng, đặc biệt khi liên quan đến sự tôn trọng một người cận kề cái chết. Đó là sự từ chối việc bám riết điều trị nhằm có lợi cho việc chăm sóc hữu lý và nhân bản. Vào thời bấy giờ, điều đó đặc biệt liên quan đến chế độ dinh dưỡng: “người ta không bám víu vào việc bảo vệ sự sống của mình trong chừng mực mà người ta có thể làm điều đó nhờ vào chế độ dinh dưỡng. Điều này thật rõ vì người ta không bám víu vào vào việc sử dụng những thực phẩm tốt nhất, tinh tế nhất và mắc giá nhất, dẫu là những thực phẩm này là tốt nhất cho sức khỏe /…/. Cũng vậy, người ta không bám víu vào những nơi trong lành nhất”. Nghĩa là đối với Vitoria, không ai bám víu vào điều vô ích, vào điều quá lao nhọc hay quá tốn kém.

Vào cuối thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, những thần học gia luân lý Tây Ban Nha dòng Đaminh và Dòng Tên sẽ khai triển những trực giác này và xác định rõ trong khuôn khổ đó những phẩm tính bình thường và ngoại thường, đồng nghĩa với điều mà chúng ta gọi ngày nay là điều trị tương xứng và điều trị bất tương xứng.

Đạo đức y khoa này có một vị trí rất quan trọng cho nguyên tắc song hiệu, với sự phân biệt giữa sự dữ trực tiếp mong muốn (volontaire) và sự dữ được dự liệu nhưng không mong muốn: cần phải có một lý do tương xứng. Công cụ này của luân lý giải ca có nguồn gốc trong Tổng Luận Thần Học Ia IIae Q64 về việc phòng vệ chính đáng. Đó là một cách thức khác để nói đến nguyên tắc trong lời thề Hypocrate: primum non nocere = không làm điều xấu.

2. Chúng ta đi đến thế kỷ thứ XX: với

Sự ra đời của đạo đức sinh học


Sự phát triển của những suy tư về đạo đức y khoa đến từ sự đồng quy của nhiều biến cố vào thế kỷ XX:

Có tòa án Nuremberg vào tháng 08 năm 1947. Tòa án này đã cho phép tiết lộ những sự tàn bạo của phát xít. Những thầy thuốc của Hitler đã thực hiện những thí nghiệm [không phải là khoa học] và vô nhân đạo khi sử dụng như động vật của phòng thí nghiệm những phụ nữ, những người đàn ông, những trẻ em bị lưu đày. Tất cả những sự thử nghiệm vô lý và hoang dại này đã được thực hiện mà không có sự đồng thuận của chủ thể.

Theo sau tòa án Nuremberg, những quy tắc liên quan đến sự thử nghiệm y khoa đã được ra đời bằng Bộ Luật Nuremberg vào năm 1947; và Bộ Luật này vẫn luôn có giá trị.

Bốn nguyên tắc chi phối Bộ Luật Nuremberg: nó vẫn luôn là một sự quy chiếu

Sự đồng thuận được thông báo từ phía chủ thể, sự tự do của chủ thể là vô điều kiện và sự tự do này giả định một thông tin đáng tin cậy. Sự đồng thuận không đủ để hợp thức hóa mọi cuộc nghiên cứu, vì sự nghiên cứu cần tôn trọng sự tốt lành thể lý, luân lý, tâm linh của chủ thể.

Nguyên tắc thiện ích: sự thử nghiệm phải có mục đích là sự tốt lành của xã hội, thiện ích chung và những nguy cơ mà chủ thể phải hứng chịu không thể vượt quá tầm quan trọng về mặt nhân đạo của cuộc thử nghiệm.

Nguyên tắc khoa học tính: cuộc thử nghiệm phải được thực hiện bởi những nhà khoa học có khả năng theo những quy tắc của phương pháp khoa học, với những thử nghiệm tiên quyết trên động vật.

Tính hồi tố (réversibilité) của các thiệt hại: chủ thể không bị đe dọa ở bất cứ thời khắc nào bởi một rủi ro về sinh mạng hoặc thương tật.

Những yếu tố khác liên quan đến bối cảnh của sự ra đời đạo đức sinh học; những tiết lộ trong những năm 1960-1970 ở Hoa Kỳ về việc đã diễn ra những thử nghiệm vô đạo đức trên người bệnh vào những năm 1950: tiêm những tế bào ung thư sống cho những người lớn tuổi và người điên một cách có tổ chức để phân tích sự phản ứng của họ với bệnh ung thư; sự tiêu hóa của những phụ nữ mang thai đối với những viên thuốc có chứa chất phóng xạ để xác định những ảnh hưởng lâu dài trên những đứa trẻ.

Những yếu tố khác đã góp phần vào sự ra đời của đạo đức sinh học là từ những năm 1950: có sự thông dự rất quan trọng của Giáo Hội Công Giáo vào suy tư về đạo đức sinh học nhờ vào:

một mặt là những thần học gia công giáo người Hoa Kỳ, ví dụ R. McCormick và triết gia công giáo Daniel Callahan.

và mặt khác là vai trò rất quan trọng của Huấn Quyền và Giám Mục trong suy tư này: Huấn quyền vào thế kỷ XX đã tuyên bố về mọi vấn đề lớn của đạo đức y sinh học.

Trong quan điểm lịch sử của chúng ta, thật cần thiết để đưa ra tất cả các vai trò cho đến những lập trường nhiều vô kể và xuất xắc của Đức Giáo Hoàng Piô XII về đạo đức y sinh học. Chính những hiệp hội y khoa công giáo, đôi khi là không công giáo, đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng để cập đến những vấn đề này ở cấp trật luân lý.

Vào năm 1952, Diễn từ của Đức Piô XII là một khảo luận tóm lược về việc nghiên cứu y sinh học được thực hiện trên hữu thể người.

Đức Piô XII thừa nhận 3 nguồn hợp pháp cho công cuộc nghiên cứu này:

  • Thiện ích của khoa học: tri thức khoa học có giá trị riêng của nó, nhưng không tuyệt đối, nhưng giá trị hợp pháp vì nó nhắm đến việc nhận biết chân lý.
  • Thiện ích của người bệnh
  • Thiện ích của xã hội nghĩa là thiện ích chung.

Dĩ nhiên, ba loại thiện ích này không biện minh cho bất kỳ phương tiện nào; có những hàng rào luân lý. Cần có sự đồng thuận của người bệnh nhưng sự đồng thuận này không thể liên quan đến những hành vi hủy hoại hoặc làm tàn phế. Và thiện ích của cá nhân không phải nhường bước cho thiện ích chung: con người không bị buộc hướng đến sự hữu ích của xã hội. Đức Piô XII ở đây nghĩ đến kinh nghiệm về phát xít. Nguyên tắc nổi tiếng về toàn thể tính không được áp dụng ở đây vì trong trường hợp của xã hội hay của cá nhân, cá nhân không phải là một phần phụ thuộc vào toàn thể.

- Giáo Hội Công Giáo cũng đã đồng hành với việc trích ghép mô và cơ phận. Ngay từ năm 1956, Đức Piô XII đã tỏ lập trường về vấn đề này, dẫu biết rằng việc tháp ghép duy nhất có thể thực hiện vào thời bấy giờ là ghép giác mạc. Nhưng Đức Piô XII cảm nhận sự phát triển của y khoa về tháp ghép, ngài đã chấp thuận những việc tháp ghép cơ phận và ngài đã đặt ra những quy tắc tạo đức chủ đạo cho nền y khoa này:

- Tôn trọng tử thi nhưng điều đó không cấm cản việc trích xuất cơ phận vì người chết đã bị mất hết mọi thiện ích; quy tắc này cho phép sự phát triển của nền y khoa tháp ghép cơ phận.

- Nhưng một quy tắc khác gây nên sự căng thẳng với quy tắc trước: cần phải tôn trọng những tình cảm và những quyền của những người đã mất người thân. Và thân xác không thuộc về tập thể vì lý do người đó đã chết; những người thân có quyền.

- Giáo dục công chúng về món quà cơ phận vì nó liên quan đến một hành vi của “lòng bác ái thương xót đối với những anh em khổ đau”.

Từ đó, Giáo Hội Công Giáo đã luôn kêu gọi món quà cơ phận như hành vi liên đới và huynh đệ; nhưng nó không làm nên một bổn phận. Diễn từ này của Đức Piô XII đã được lặp lại rất nhiều: bởi Đức Gioan Phaolô II trong một diễn từ về sự xác định thời điểm chết; bởi ủy ban thường trực của Hội Đồng Giám Mục Pháp 1993 trong những tài liệu của Hội Đồng Giám Mục: “Liên đới và tôn trọng con người trong việc tháp ghép mô và cơ phận”.

Đức Piô XII cũng đã cảm nhận thấy vào năm 1957 sự phát triển nhanh chóng của một ngành y khoa hoàn toàn mới là ngành hồi sức. Những chiếc máy hô hấp nhân tạo ra đời từ năm 1953. Diễn từ của ngài trong một cuộc tọa đàm của các bác sĩ hồi sức có đề tựa: “những vấn đề tôn giáo và luân lý của việc hồi sức”. Vấn đề được đặt ra cho Đức Giáo Hoàng bởi một bác sĩ hồi sức người Áo là: “một khi máy hô hấp nhân tạo được đưa vào vận hành, máy này có hợp pháp không? Ai phải quyết định và dựa trên nền tảng nào để quyết định?”

Diễn từ này có rất nhiều ảnh hưởng vì nó thường được Huấn Quyền và các nhà thần học lặp lại.

Và điểm căn cốt là: “Diễn từ khẳng định rằng quyền và bổn phận chăm sóc chỉ bắt buộc việc sử dụng những phương tiện “thông thường” nghĩa là những phương tiện thích hợp cho người có liên quan trong tình huống của họ và nó không bao hàm bất kỳ một trách nhiệm “ngoại thường” (không thể chịu đựng được) cho chính mình và cho người khác. Hiện nay, người ta nói đến việc chăm sóc xứng hợp và bất xứng hợp, nguyên tắc luân lý là như vậy. Vì thế, Đức Piô XII đã kết án việc bám riết điều trị trước cả khi lối diễn đạt có tính kết án này ra đời.

Diễn từ rất quan trọng khác: vào năm 1957 “Vấn đề tôn giáo và luân lý của sự giảm đau”. Diễn từ này có rất nhiều ảnh hưởng và thường được trưng dẫn lại. Đức Piô XII đã yêu cầu một cách rất rõ ràng rằng nại đến những thuốc giảm đau mạnh này ngay cả khi có sự chập chờn trong giấc ngủ của người bệnh, và ngay cả khi những loại thuốc này có hiệu quả phụ nhưng không mong muốn khi rút ngắn cuộc sống dựa vào nguyên tắc song hiệu và lý do tương xứng.

Trong một diễn từ vào năm 1958 “Những vấn đề luân lý về dược học tâm thần”: “Nếu người hấp hối đồng thuận, được phép sử dụng một cách điều độ những loại thuốc gây ngủ đề làm dịu bớt các cơn đau nhưng cũng kéo theo cái chết đến nhanh hơn; trong trường hợp này, cái chết là điều không mong muốn một cách trực tiếp nhưng nó là điều không thể tránh khỏi và những động cơ tương xứng cho phép những giải pháp mà có thể làm cho cái chết đến nhanh hơn.”

3. Suy tư về đạo đức sinh học gần đây của Huấn Quyền

Những tài liệu chính của huấn quyền về đạo đức sinh học

Khởi đầu sự sống: theo trật tự thời gian

Vào năm 1971, tài liệu đầu tiên không phải của Huấn Quyền Rôma mà thuộc huấn quyền của Hội Đồng Giám Mục được Các Giám Mục của các quốc gia Bắc Âu công bố “Phá thai và trách nhiệm của Kitô hữu” [DC 1971 no 1598]. Bản văn này nhấn mạnh một cách cụ thể và hiện thực về chiều kích cá nhân, về trách nhiệm của mỗi tác nhân trong số những tác nhân của thảm kịch khi nó được kết thúc mỗi khi vấn đề về việc phá thai được đặt ra: người phụ nữ mang thai, người cha của đứa bé, người linh hướng, các thầy thuốc, những người thân, những người hữu trách trong việc trợ giúp xã hội…

Chúng ta có thể nói rằng văn phong của tài liệu này cũng giống như Amoris Laetitia.

Bộ Giáo Lý Đức Tin: Tuyên ngôn về việc phá thai 1974 [DC 1974 no 1666].

Tuyên ngôn được công bố trong bối cảnh của những dự án luật và những việc hợp pháp hóa cho phép tự do phá thai trong nhiều quốc gia. Tài liệu này thú vị vì một phần suy tư là “dưới ánh sáng đức tin” với những tham chiếu Kinh Thánh, sách Didachè, các Giáo Phụ; và tiếp theo là ‘dưới ánh sáng liên kết với lý trí”, và cuối cùng một phần về mối tương quan giữ đạo đức và luật.

Donum vitae: Huấn thị của Bộ Giáo Lý Đức Tin vào năm 1987 được Đức Hồng Y Ratzinger ký: huấn thị này rất thú vị vì khi người ta phân tích một cách kỹ lưỡng, người ta sẽ nhận thấy có sự nổi bật của Huấn Quyền về những vấn đề đạo đức chung quanh sự trợ giúp của y khoa đối với việc tạo sinh: tất cả không có cùng một mức độ nghiêm trọng về mặt đạo đức: ví dụ: thực hiện việc thụ tinh đồng hợp trong ống nghiệm có ít sự tiêu cực về mặt đạo đức hơn một sự trợ giúp y khoa dị hợp; và cũng vì trong tài liệu này, có những ý định rất rõ ràng đối với những đứa trẻ xuất thân từ những kỹ thuật này. Những đứa trẻ này phải được đón nhận như hồng ân sự sống trong ý hướng tốt lành của Thiên Chúa”.

Evangelium vitae của Đức Gioan Phaolô II vào năm 1995. Thông điệp đã được đi trước bằng một sự tham vấn các Giám mục để họ đóng góp sự hợp tác của mình vào thông điệp.

Vào năm 2001, Hội Đồng Giám Mục Pháp đã cho ra đời tài liệu có tựa đề: “Phôi thai người không phải là một sự vật’. Đây là một bản văn ngắn, ra đời trong bối cảnh của những nghiên cứu về phôi người và nhân bản vô tính người; trong tài liệu này, sự tôn trọng mà người ta phải có đối với phôi thai được biện luận theo cách thức hiện sinh: “Không có sự hiện hữu của con người mà đã không bắt đầu bằng giai đoạn này”.

Vào năm 2008, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố huấn thị Dignitas personae bàn về một số vấn đề liên quan đến đạo đức sinh học để kỷ niệm 20 năm Donum vitae. Huấn thị này muốn cập nhật Donum vitae vì những tiến bộ của những kỹ thuật y khoa và khoa học liên quan đến sự trợ giúp của y khoa đối với việc tạo sinh [đông lạnh phôi, đông lạnh trứng].

Mục đích của huấn thị này là trong phần thứ nhất đưa ra những luận chứng nhân học, một mặt dưới ánh sáng của lý trí và mặt khác dưới ánh sáng của đức tin về điều liên quan đến những kỹ thuật trợ giúp của y khoa đối với việc tạo sinh.

Kết thúc sự sống

Vào năm 1957, Đức Piô XII đã đọc diễn từ “Những vấn đề tôn giáo và luân lý của việc hồi sức”.

Đức Piô XII đọc diễn từ “Vấn đề tôn giáo và luân lý của sự giảm đau” vào năm 1957.

Vào năm 1978, các Giám Mục Đức đã công bố một bản văn về ‘Cái chết xứng với nhân phẩm của con người và cái chết của người Kitô hữu”. Đây là một bản văn rất hay [DC 1979 no 1764] có tính chất mục vụ liên quan đến việc đồng hành tâm lý và tâm linh đối với những người bị bệnh nặng và những người hấp hối. Điều này cho phép xác định rõ rằng chiều kích này cũng thuộc về đạo đức của các vấn đề y khoa vào lúc kết thúc sự sống.

Năm 1980, Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin đã công bố một Tuyên Ngôn về vấn đề Trợ Tử, để phản ứng lại việc “bám riết điều trị”. Trong những năm này, sự chệch choạc là sự chệch choạc của việc bám riết điều trị và của việc sử dụng một cách tệ hại về mặt y khoa những thuốc giảm đau mạnh vì những lý do khác nhau đặc biệt là những lý do kỹ thuật và pháp lý. Tuyên ngôn này của Bộ Giáo Lý Đức Tin rất thú vị. Dĩ nhiên, bản văn trưng dẫn những bản văn có tầm vóc lớn lao của Đức Piô XII về việc giảm nhẹ cơn đau lúc kết thúc sự sống; và bản văn đưa vào từ vựng về điều trị tương xứng hoặc bất tương xứng vào vị trí của từ “thông thường” và “bất thường”; bản văn kêu gọi một nền đạo đức trách nhiệm, nền đạo đức này đánh giá và xác định cấp trật những giá trị khác nhau đang bị thách đố nhờ vào nhân đức cẩn trọng.

Vào năm 1991, Ủy ban thường trực của Hội Đồng Giám Mục Pháp ra tuyên bố về “Tôn trọng con người cận kề với cái chết”. Đây là một bản văn rất hay nói lên điều cốt yếu của điều cần phải biết về những vấn đề đạo đức vào lúc kết thúc sự sống.

Năm 1995, Đức Gioan Phaolô II công bố thông điệp Evangelium vitae.

Từ tất cả các tài liệu của huấn quyền, đâu là những đường nét lớn của tiến trình suy tư về đạo đức sinh học của huấn quyền?

Huấn quyền đặt mình trong sự tiên thiên tích cực và với lòng biết ơn đối với những tiến bộ về mặt y khoa nhắm đến mục đích chống lại bệnh tật và những hậu quả của bệnh tật.

Trong công việc lượng giá về vấn đề đạo đức của mình, Huấn Quyền cố gắng hiểu những thực hành và những tiến bộ y khoa nói một cách kỹ thuật.

Huấn quyền không ngừng nhắc lại những điểm tựa nhân học chính yếu:

Phẩm vị ưu việt của con người. Việc hiểu biết về phẩm vị này được liên kết với nền tảng của phẩm vị này nơi Thiên Chúa; vì thế phẩm vị này có tính hữu thể luận, cố hữu và không thể bị mất. Sự hiểu biết về phẩm vị hòa nhập với sự nhận biết về khả năng trách nhiệm và quyết định: con người không bao giờ được đối xử như một đồ vật.

Huấn quyền cũng nhấn mạnh về sự hiệp nhất của con người, sự hiệp nhất tâm thân (somato spirituelle) và điều quan trọng là đánh giá những hậu quả của mọi hoạt động y khoa trên tất cả các chiều kích của con người: không phải theo tính nhị nguyên nhân học, nhất là ngộ đạo thuyết mà ở đó người ta muốn coi thường chiều kích sinh học; nhưng cũng phải chú ý để không rơi vào việc tôn thờ thân xác.

Huấn Quyền cũng rất cần lưu tâm đến chiều kích tập thể của những hành xử luân lý: hữu thể người luôn được coi như hữu thể tương quan và có tính xã hội; hữu thể người thuộc về một cơ thể xã hội mà nó liên đới vào trong đó. Nhưng cùng lúc Huấn Quyền khẳng định địa vị ưu việt của con người trong xã hội.

Vả lại, Huấn Quyền không ngừng nhắc lại những điểm tựa đạo đức chính yếu trong lãnh vực y khoa.

Tôi nhắc lại ở đây tầm quan trọng loại biệt trong giáo huấn của Huấn Quyền thông thường và phổ quát vào năm 1995 về ba lệnh cấm luân lý chính yếu.

“Huấn Quyền thông thường và phổ quát”: Đó là những giám mục hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng đồng thuận với nhau trên toàn thế giới để giảng dạy một điểm về giáo thuyết như được thần khải hoặc thuộc về đức tin. Quả vậy, theo Công Đồng Vaticanô II, Lumen gentium 25: “Dù tản mác khắp thế giới, nếu thông hiệp với nhau và với Đấng kế vị thánh Phêrô, các ngài cùng đồng ý dạy cách chính thức những điều thuộc đức tin và phong hóa là tuyệt đối buộc phải giữ, thì lúc đó các ngài công bố cách bất khả ngộ giáo thuyết của Chúa Kitô.”

Một giáo thuyết của huấn quyền thông thường và phổ quát đòi hỏi sự đồng thuận trong đức tin.

Điều này đã xảy ra trong luân lý lần đầu tiên vào năm 1995 trong Thông Điệp Tin Mừng Sự Sống của Đức Gioan Phaolô II và liên quan đến ba tuyên bố:


Evangelium vitae số 56 về việc giết người

Evangelium vitae số 62 về việc phá thai.



Tôi thêm điều mà Đức Gioan Phaolô II nói ở số 60: “Giáo Hội đã luôn luôn giảng dạy và vẫn còn giảng dạy rằng phải bảo đảm cho thành quả của sự sinh sản con người, từ khoảnh khắc đầu tiên trong hiện hữu của nó, một sự tôn trọng vô điều kiện vốn phải có, về mặt đạo đức đối với con người trong toàn bộ và trong tính đơn nhất thể xác cũng như tinh thần của nó”.

EV 65 về cái chết êm dịu


Cả ba triệt đều được xây dựng theo cùng một phương cách; chúng nổi bật lên một cách rõ nét so với phần còn lại của Thông Điệp bởi sự trình bày của chúng. Đó là một giáo huấn đồng nhất và thường hằng qua không gian và thời gian. Nó đòi hỏi sự đồng thuận của đức tin: để trung thành với niềm tin của Giáo Hội Công Giáo, cần phải gìn giữ tính chất chính yếu của những lệnh cấm về luân lý này.

Huấn quyền cũng ý thức rằng rất nhiều tiến bộ về y khoa xuất hiện nhờ những phân tích chính xác cùng lúc mang đến những thiện ích và những nguy hiểm cho nhân loại: ví dụ: di truyền, những thuốc giảm đau nồng độ mạnh, việc tháp ghép cơ phận…

Chính vì thế, Huấn Quyền luôn kêu gọi một nền đạo đức trách nhiệm trong mỗi trạng huống. Nền đạo đức trách nhiệm này được minh giải bởi Công Đồng Vaticanô II trong Hiến chế Gaudium et spes số 50,2.

Quan niệm về mối tương quan giữa đạo đức và luật

Đạo đức và luật không được chất chồng lên nhau, cũng không có sự đồng nhất hóa giữa cả hai.

Tôi tóm tắt điều đã được trình bày trong những tài liệu khác được liệt kê trước đây.

Một vấn đề về triết học luật pháp được đặt ra: nếu luật, đây là luật tích cực, nghĩa là luật dân sự, định khung cho những thực hành trong lĩnh vực y khoa, nhân danh điều gì luật này thực hiện điều đó? Đâu là nguồn của luật?

Hoặc luật là sự thỏa thuận tùy tiện mà sự tùy tiện này được thỏa mãn bằng việc theo dõi và đóng khung điều đã được thực hiện, điều mà người ta gọi là sự thực chứng về mặt luật pháp (positivisme juridique): luật là một sự thỏa thuận tùy tiện và luật phản ánh tình trạng của một xã hội

Hoặc luật phải phản ánh những giá trị cấu tạo của nhân tính: nghĩa là: có hay không những nguyên tắc trổi vượt để phán xét luật dân sự? Nhân danh điều gì mà một nền lập pháp có thể cấm những người đồng giới sinh em bé bằng cách nại đến những kỹ thuật của việc trợ giúp y khoa để tạo sinh?

Câu trả lời: Luật phải được đưa vào thực hiện những quyền con người căn bản. “Trong lãnh vực đạo đức sinh học như trong những lãnh vực khác của luật, luật dân sự có sứ vụ đảm bảo những quyền căn bản này bởi những quy phạm cụ thể để thăng tiến tình liên đới có trách nhiệm.”

Luật không được tổ chức sự vi phạm những quyền con người căn bản.

Và vì thế trong đạo đức sinh học: quyền sống, quyền về mặt thể lý toàn vẹn của mọi hữu thể người từ khi thụ thai đến khi chết đi; quyền về gia đình và trong khuôn khổ này, quyền cho trẻ em là phải được thụ thai, được sinh ra và được cha mẹ giáo dục.

Ở phía sau, có một nền nhân học:

Đó không phải là một nền nhân học của cá nhân chủ nghĩa đặt lên trước hết sự lên ngôi của tự do được xem như là việc tự định lấy chính mình tuyệt đối.

Nhưng là một quan niệm về con người cá nhân, dễ tổn thương, có tương quan bao hàm một nền đạo đức về việc không bao giờ có người này mà không có người kia, một nền đạo đức huynh đệ và liên đới. Chúng ta không độc lập nhưng phụ thuộc lẫn nhau.


KẾT LUẬN

Chúng ta vừa xem xét làm thế nào Giáo Hội đã tham dự ngay từ đầu vào suy tư về vấn đề đạo đức y khoa, nhưng chúng ta có thể tự hỏi: Tại sao Giáo Hội lên tiếng về những vấn đề đạo đức sinh học, những vấn đề này xa rời với nội dung của đức tin Kitô giáo và Kinh Thánh cũng đã không có những câu trả lời trực tiếp cho những vấn đề nay? Hơn nữa, sự đòi hỏi về mặt đạo đức có tính hữu lý và phổ quát và người ta không cần là tín hữu để là người sống theo những chuẩn mực luân lý.

Giáo Hội đã luôn coi như một phần của sứ mạng của mình là khẳng định những giá trị cho phép xã hội được nhân bản hơn. Kinh Thánh là Lời của Thiên Chúa, Kinh Thánh là lời không thể tách rời về con người và cho con người. Kinh Thánh dạy chúng ta rằng Thiên Chúa đã làm người, nghĩa là ngài đã trộn lẫn vào sự sống của chúng ta, và ngài muốn hạnh phúc của con người. Và Tin Mừng chuyển trao đến chúng ta tinh thần trách nhiệm đối với mọi người nam, nữ và trẻ em (x Lc10 và Mt25).

Vì thế, những kỹ thuật y sinh học được áp dụng cho con người đặt ra những vấn đề đạo đức nghiêm trọng. Những thực hành phá thai, an tử trợ tử, một vài thử nghiệm trên người rõ ràng là đi ngược lại với con người. Do đó, mỗi lần con người, hình ảnh của Thiên Chúa, bị đụng chạm đến phẩm giá của mình, Huấn Quyền sẽ can thiệp: đó là trường hợp vào thế kỷ XIX trong vấn đề về thợ thuyền (Đức Giáo Hoàng Lêô XIII với thông điệp Rerum Novarum); ngày nay, đó là trường hợp trong vấn đề đạo đức sinh học, được coi như vấn đề xã hội có tính thời sự.

Tôi sẽ kết thúc bằng hai trích dẫn của Công Đồng Vaticanô II:

Trích dẫn thứ nhất nói lên tại sao Giáo Hội lên tiếng: “Mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể” (GS 22,1)

Trích dẫn thứ hai sẽ nói lên tại sao và như thế nào: “Dầu Giáo Hội là quản thủ kho tàng Lời Chúa để từ đó rút ra những nguyên tắc luân lý và tôn giáo, nhưng không phải lúc nào Giáo Hội cũng có ngay câu trả lời cho mỗi một vấn đề. Tuy nhiên bao giờ Giáo Hội cũng ao ước nối kết ánh sáng mạc khải với sự khôn khéo của mọi người để soi dẫn con đường mà nhân loại vừa bước chân vào” (GS 33). Điều đó không muốn nói lên rằng Giáo Hội đã có câu trả lời cho mọi vấn đề nhưng Giáo Hội đối thoại với mọi người nam và nữ thiện chí (GS 16) để tìm thấy và chọn những con đường sống.

Vì thế, Giáo Hội, trong những suy tư về đạo đức sinh học của mình, múc nguồn từ khởi đầu ở hai nguồn là Kinh Thánh và Luật Tự Nhiên như luật luân lý hợp lý. Giáo Hội muốn gợi lên và đào tạo những lương tâm để giúp tìm thấy những con đường của sự sống trong những trạng huống phức tạp của cuộc sống ngày nay.

Françoise Niessen (Chuyển ngữ: Giuse Nguyễn Xuân Phong)


Nguồn tin: xuanbichvietnam.net

Những sinh linh chưa từng thấy mặt trời

Việt Nam là nước có tỉ lệ phá thai cao nhất Châu Á và là một trong năm nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới. Đáng báo động là có đến 20% người nạo phá thai ở Việt Nam nằm trong độ tuổi vị thành niên, theo số liệu Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Những sinh linh chưa từng thấy ánh mặt trời đi về đâu?

Toản đang xếp những túi ny-lon vào trong tủ lạnh để bảo quản cho buổi khâm liệm diễn ra vào chủ nhật tới, những túi ny-lon đựng thai nhi, những hình hài chưa bao giờ thấy ánh mặt trời... Tính trung bình, mỗi tuần có hơn 500 thai nhi được chuyển về đây, cất vào tủ đá, đến khi đầy tủ hoặc có các tình nguyện viên đến thì tổ chức khâm liệm vào ngày chủ nhật.
Các bé được “tắm rửa” trước khi bọc lại bằng vải trắng.
Nghĩa trang thai nhi Đồi Cốc khuất sau cánh đồng tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội vốn dĩ là một nghĩa trang Công Giáo thuộc giáo họ Bến Cốc - giáo xứ Nội Bài. Công Giáo phản đối việc phá thai, cùng với quan niệm ai chết đi cũng cần có mộ phần, vì vậy giáo xứ cùng người làng đã đến các cơ sở y tế để xin lại các thai nhi đã bị nạo hút, đem về khâm liệm và chôn cất. Đây cũng là nghĩa trang thai nhi đầu tiên ở miền Bắc, sau gần 10 năm trôi qua.
Những hình hài nhỏ bé bằng đốt ngón tay quấn trong những đôi găng tay y tế, trong những túi ny-lon. Phần lớn các em từ 8 đến 12 tuần tuổi và cũng có cả thai nhi lớn hơn, đã hình thành đầy đủ bộ phận, giới tính.
16 chiếc tiểu này là ngôi nhà chung của hơn 200 sinh linh. Số lượng thai nhi tại đây đã lên tới con số hơn 60.000.
- Điều gì khiến anh làm việc này?
- Lương tâm thôi anh.
Anh Định, một trong những tình nguyện viên thường xuyên tới đây để khâm liệm cho các bé.
 Do nghĩa trang đã quá tải, mỗi miếng đất rộng 5m2 được đào sâu, mỗi tầng xếp chừng 30 tiểu, cứ 3-4 tầng thì lấp đất, đổ bêtông một lần. Một thửa đất như vậy là “chung cư” của gần 2.000 thai nhi.
Những ngôi mộ của các sinh linh bé nhỏ bên ánh nắng ban mai. Có người khẽ nói: “Đây là những thiên thần được Chúa yêu thương nên vội lên thiên đàng để ở bên Ngài”. Tôi không biết thiên đàng có ở trên kia hay không nhưng tôi biết, các thiên thần đang có giấc ngủ bình yên được chăm sóc bởi những người không trực tiếp sinh thành.
Theo Dương Quốc Bình/CNO

Sao con người lại muốn loại trừ Thiên Chúa?

Nhìn vào toàn cảnh xã hội hiện nay, có thể thấy sự mâu thuẫn, bất đồng trên nhiều phương diện chính trị, kinh tế, khoa học, y học, môi trường, dân số... khiến những ai khao khát được thấy công bình bác ái hiện diện trên trái đất không khỏi hoang mang lo ngại. Khi chứng kiến thảm kịch nảy sinh do những mâu thuẫn, nhiều người chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm vì “thế thái nhân tình” đảo điên đang bày ra trước mắt? Những lúc ấy câu hỏi đặt ra là: Thiên Chúa đang ở đâu? Ngài thực đã bị con người loại trừ ra khỏi cuộc sống rồi sao? Vì sao người ta muốn loại trừ Ngài?


Câu trả lời đó chính là để được tự do làm điều ác một cách mạnh mẽ không chùn tay bằng mọi thủ mà không bị tiếng nói lương tâm quấy rầy. Vì nếu tin có Thiên Chúa đồng nghĩa với việc phải chấp nhận có hậu quả cũng như trách nhiệm về luân lý cho hành động và lối sống của mình, phải thực thi giới răn mến Chúa yêu người kèm theo một loạt những đòi hỏi như: phải yêu chuộng công bình bác ái; phải làm tôi tớ phục vụ; không được ăn trên ngồi trốc; phải chia sẻ những thứ mình có cho người khác; phải sống khiêm tốn; phải nhường nhịn tha thứ; phải yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ghét mình; phải tránh mua gian bán lận; không được ăn gian nói dối; phải chịu chống đối hay bị bắt bớ thậm chí có khi phải mất mạng vì lẽ công chính… Lẽ đương nhiên, tất cả những điều này lại đối nghịch với những tham vọng của con người.

Nơi đâu vắng bóng Thiên Chúa nơi đó sự dữ và chết chóc sẽ lên ngôi đồng thời sẽ bùng phát và lan rộng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những tội ác có tính toàn cầu phi đạo đức hiện nay là: phá thai, giết người, gây chiến tranh, gieo hiềm thù, chia rẽ và vô số những hành động xâm hại đến sinh mạng cũng như môi trường sống. Những hành động ấy nhằm thỏa mãn tham vọng quyền lực, địa vị xã hội, túi tiền, dục vọng cá nhân. Tôi dám tuyên chiến vì tôi mạnh hơn, để phô trương thanh thế, thể hiện quyền uy trước kẻ yếu và cả vì lợi ích kinh tế. Chiến tranh đem lại siêu lợi nhuận cho những kẻ ‘Đục nước béo cò’, mở ra cơ hội làm ăn béo bở cho quốc gia, doanh nghiệp hoặc tư nhân buôn bán vũ khí, quân nhu, dược phẩm...

Tại Việt Nam nói riêng xem ra cũng không mấy sáng sủa: “Bà Tô Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: hiện nay, tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam là khoảng 300.000 ca mỗi năm. Trong đó có khoảng 20% ở độ tuổi vị thành niên. Con số lạnh lùng này cho thấy chúng ta đang là nước đứng thứ 5 trên thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á về tình trạng nạo phá thai” (Vietnamnet, Sự thật khủng khiếp về nạo phá thai ở VN); các mối quan hệ giữa người với người cũng nhuốm bạo lực và bạc bẽo; trò coi thầy nhẹ như cái phong bì; người có quyền và có tiền làm được tất cả có khi đổi trắng thành...

Điều đáng nguy hiểm hơn nơi những nhà chức trách nắm giữ quyền lực muốn loại trừ Thiên Chúa. Xét cho cùng mọi thứ quyền lực đến từ Thiên Chúa để mưu cầu thiện ích chung cho dân chúng. Vắng bóng Ngài, những nhà lập pháp và hành pháp dễ ngả theo tính thực dụng có lợi sao cho những thứ đó trở thành công cụ duy trì quyền lực cho cá nhân hay cho đảng phái của mình, đồng thời sẵn sàng làm ngơ trước bất công hay dung túng bạo lực để bảo vệ lợi lộc của mình và của phe cánh mà không đếm xỉa đến những tha hóa về thuần phong mỹ tục hay sự xuống cấp về tình đồng loại vốn tỉ lệ nghịch với bàng quan, dửng dưng và lạnh lùng. Thiên Chúa không có lỗi khi sự dữ đang hoành hành lan tràn. Nhưng là chính con người sẽ phải chịu trách nhiệm và lấy gánh hậu quả của những tội ác đó, khi cố tình muốn loại trừ Ngài ra khỏi cuộc sống hay quy cho Ngài im lặng trước sự dữ. Về điều này thiết tưởng nên nhắc lại câu nói của thánh Tôma Aquinô: “Thiên Chúa không làm ra sự dữ xét như hữu thể. Nhưng khi sự dữ xảy ra, thì Thiên Chúa có thể làm điều tốt lành phát xuất từ sự dữ ấy. Đó chính là sự tốt lành của Thiên Chúa”.

Nt. Scholastica, Đaminh Bùi Chu

Nguồn: gp Bùi Chu

Kinh nghiệm phi thường của một linh mục trong toà giải tội

“Thưa cha… con giết người”.

Trong tòa giải tội, mọi người đều đi qua. Tòa giải tội là nơi của sứ mệnh. Như đến những vùng đất xa lạ để rao giảng Phúc Âm, để loan báo sự cứu độ của Chúa Kitô, lòng thương xót của Ngài đối với con người, tuyên xưng tình yêu của Chúa cho những người còn chưa biết. Tòa giải tội là nơi trút hết mọi đau đớn, một nhu cầu lớn lao được nghe, được chia sẻ những tình huống mà, nếu ở một mình, mình không thể nào chịu đựng được; một nhu cầu lớn lao cần được tha thứ khi vào tòa giải tội.



Đau khổ vì đã giết người

Tôi đã từng nghe những người lớn xưng tội giết người. Cả với những người trẻ. Một người đàn ông nói với tôi, ông giết người không phải vì tự vệ hợp pháp, nhưng ông ăn cắp. Ông hối hận vô cùng về hành vi của mình và ông bị đảo điên. Khi ông đến với tôi, trên tay ông cầm quyển Thánh Kinh. Ông muốn đi ra khỏi tình trạng này và muốn thay đổi.

Tôi có nhiều trường hợp trong trạng huống này. Và những người này nghĩ Chúa không tha thứ cho họ. Tôi trả lời với họ, với hết tâm hồn tôi, với hết sức mạnh, với tất cả sự rõ ràng, rằng Chúa xuống thế làm người là để ở với chúng ta. Ngài đến để tha thứ, để yêu thương, để ôm hôn. Ngài xuống thế để cùng đi với chúng ta. Sự tha thứ của Chúa là sức mạnh của tình yêu; và đau khổ vượt lên khỏi cảm nhận tự nhiên của sự ghê tởm do sự dữ chúng ta làm. Sự tha thứ của Chúa cho chúng ta ý chí để sửa sai đời sống chúng ta.

Đau khổ vì đã phá thai

Dù đã sau nhiều năm, rất nhiều bà mẹ đến xưng tội với tôi, bà đã bỏ con của mình. Vì những lý do khác nhau: vì mất việc làm và không biết làm sao nuôi con, vì chồng bỏ hoặc vì cả hai lý do. Với gánh nặng này, các bà xin được tha thứ, họ cố gắng biện minh vì sao họ phải hành động như vậy, nhưng luôn luôn họ đau khổ, họ không thể thoát ra khỏi cảnh này. Thường thường, đó là những bà mẹ biết mình đã phạm một tội ác và tội này làm cho cuộc sống của họ trở nên cay đắng dù cho họ có biện minh như thế nào.

Phá thai đè nặng ghê gớm trên đời sống của một phụ nữ. Sau nhiều năm, các bà đến tòa giải tội nhưng không cách nào cất được gánh nặng này. Các bà phá thai khi còn trẻ, họ nói với tôi: «Thưa cha, con không biết việc con làm. Bây giờ con hiểu là con đã giết con của con». Với năm tháng, họ có các đứa con khác, nhìn chúng xinh đẹp, lớn lên bên cạnh họ và họ nghĩ đến đứa con đã mất. Điều này rất khó đối với họ, nhất là khi họ phá nhiều lần. Tôi nhớ có bà phá đến sáu lần, có bà năm.

Đôi khi họ cố gắng giảm thiểu hóa vấn đề, xem như không có gì mà không sửa lại được. Nhưng tự trong thâm tâm, các bà biết rõ, đây không phải là một chuyện vô hại, dù bản chất tự nhiên của con người là tự bảo vệ đau khổ của mình bằng cách che nó lại hoặc xếp nó vào quá khứ. Trong đa số trường hợp, không phải tự các bà quyết định một mình, đôi khi do gia đình làm áp lực. Hoặc do người đàn ông trả tiền phá thai để không ai biết.

Và cũng thường khi, cô gái trẻ quyết định chấm dứt bào thai vì lý do tài chánh, cô không có việc làm, hoặc cả hai không có việc làm, hoặc việc làm của họ bấp bênh.

Cũng có một lý do khác hay gặp: đó là căng thẳng của người phối ngẫu, vị hôn phu hay người chồng, họ sợ một quan hệ không lâu bền, sợ một mình ở với con… Tôi lắng nghe họ, tôi nhìn họ và tôi biết thật gay go; rằng, đối với các cô, các cô rất khổ khi đi xưng tội. Làm sao xem nhẹ được lòng tha thứ của Thiên Chúa?

Các nhân vật trong Thánh Kinh được Chúa Giêsu tha thứ

Với các phụ nữ này, tôi nói đến các nhân vật trong Thánh Kinh mà Chúa đã tha thứ. Bà Maria-Mađalêna, người phụ nữ ngoại tình, bà góa thành Naim. Hay ông Giakêu, người con hoang đàng, người kẻ trộm lành. Cuộc đời của tất cả những người này đều đã trải qua những chuyện ghê gớm và nhờ một lời ăn năn, Chúa đã tha thứ cho họ.

Chúa đến để tha thứ

Tôi cũng nói với họ, Chúa đã ôm họ, yêu họ và cùng đi với họ. Chúa đến để tha thứ chứ không phải để phạt; Chúa không ở trên Trời, Chúa xuống thế với chúng ta để chia sẻ thân phận làm người lầm lạc của chúng ta. Vậy thì làm sao chúng ta lại sợ?

Nhờ Chúa, tòa giải tội là nơi của sự sống. Luôn luôn, vì đó là nơi tái hồi, nơi sinh ra một cái gì mới mà trước đây chưa có. Nhưng đó cũng là nơi của sự sống, vì khi một cô gái trẻ ý thức mình sắp làm một chuyện tiêu cực, nhờ ý thức vậy cô quyết định không làm nữa. Tôi có trường hợp, có hai cô trẻ đến nói họ muốn phá thai và sau đó họ không phá. Đôi khi họ làm ngược ý cha mẹ: «Cha mẹ muốn nghĩ sao cũng được, nhưng tôi, tôi muốn giữ con tôi…».

Rất nhiều người đồng tính, đàn ông cũng như đàn bà đến tòa giải tội. Họ hỏi vì sao họ cảm thấy mình bị xáo trộn bởi những gì họ làm. Rất nhiều người đi trở lại, lặp lại cũng cùng chuyện. Rõ ràng họ không được thanh thản; họ muốn thay đổi. Tôi định hướng lại cho họ, khuyên họ tránh các dịp phạm tội, những dịp làm tăng sự yếu đuối để họ phải đi xưng tội. Tôi không thể làm gì hơn, tôi không có khả năng đi xa hơn nữa.

Còn về các người ấu dâm, tôi khuyên họ phải tôn trọng con người, tôn trọng chính họ và người khác. Họ phải cầu xin Chúa giải thoát họ khỏi tình trạng nô lệ này, một tình trạng làm tổn thương người vô tội không cách nào kháng cự.

Đôi khi có những người trẻ đến nói, và tôi rất vui khi nghe họ nói: «Thưa cha, hôm nay con muốn xưng một chuyện mà con chưa bao giờ có can đảm xưng. Con cũng có dịp, nhưng con đã không xưng». Tôi khuyến khích họ: «Con cứ thong thả… cha không vội. Nhưng con cứ trút hết tâm hồn con, hãy xưng tội, hãy phó vào bàn tay Chúa tất cả sức nặng đã đè bẹp con! Hãy trút hết tất cả hành lý này trước mặt Chúa và con thấy, con sẽ nhẹ nhõm khi đi ra khỏi tòa giải tội này».

Và đã được như vậy.

«Con còn gì nữa không?».
«Thưa cha, không».
«Con cảm thấy như thế nào?».
«Con thở được».

Một kinh nghiệm được giải thoát.

(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 23.11.2016/
fr.aleteia.org 2016-11-22)

Tóm lược Tông Thư hậu Năm Thánh của Đức Thánh Cha Phanxicô

VATICAN. Sáng 21-11-2016, Tông thư hậu Năm Thánh của ĐTC Phanxicô đã được giới thiệu trong cuộc họp báo ở Roma, qua đó ngài mời gọi Giáo Hội tiếp tục sống và thực hành tinh thần của Năm Thánh Lòng Thương xót.


Tông thư, được ĐTC ký vào cuối thánh lễ bế mạc Năm Thánh tại Quảng trường Thánh Phêrô chúa nhật 20-11-2016, và ngài trao tượng trưng cho các thành phần Dân Chúa.

Đức TGM Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, đã giới thiệu với giới báo chí Tông thư mới của ĐTC gồm 22 đoạn, trong đó Người đề cao tầm quan trọng của lòng thương xót và phác họa những lãnh vực cần đặc biệt thực thi lòng thương xót.

ĐTC cũng đưa ra những quyết định cụ thể như: ban năng quyền cho tất cả các LM được giải các tội vạ phá thai, cho các LM thuộc huynh đoàn thánh Piô 10 được giải tội cho các tín hữu thành sự và hữu hiệu, mặc dù Huynh đoàn này chưa hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Ngoài ra, các thừa sai lòng thương xót sẽ tiếp tục sứ mạng đã nhận lãnh trong Năm Thánh và Hội đồng Tòa thánh tái truyền giảng Tin Mừng sẽ đảm trách theo dõi các linh mục này. Sau cùng ĐTC ấn định Ngày thế giới người nghèo sẽ được cử hành hàng năm vào chúa nhật thứ 33 thường niên.

Tựa đề Tông Thư

Tông thư mang tựa đề ”Misericordia và misera” là hai từ được thánh Augustino dùng để kể lại cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người phụ nữ ngoại tình (Xc Ga 8,1-11) [in Joh 33,5). Thánh nhân không thể tìm được thành ngữ nào đẹp và phù hợp hơn từ đó để giúp hiểu mầu niềm tình thương của Thiên Chúa khi gặp người tội lỗi. Thánh Augustino viết: ”Chỉ còn lại hai: người phụ nữ lầm than và lòng thương xót”.

ĐTC chú giải đoạn Tin Mừng kể lại sự tích Chúa Giêsu tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình, thay vì để những kẻ cáo buộc thi hành luật và ném đá người phụ nữ ấy. ”Nơi trung tâm không phải là luật và công lý pháp luật, nhưng là tình yêu của Thiên Chúa, Đấng biết đọc thấy trong con tim của mỗi người, để hiểu ước muốn thầm kín nhất và tình yêu ấy phải chiếm chỗ tối thượng trên mọi sự” (n.1). Trong một đoạn Phúc Âm khác kể lại người phụ nữ tội lỗi xức thuốc thơm cho chân Chúa Giêsu và lấy nước mắt mình thấm chân Chúa và lau khô bằng tóc của bà (Xc Lc 7,36-50). Trước phản ứng của người biệt phái lấy làm gương mù, Chúa nói: ”Tội lỗi của bà tuy nhiều, nhưng đã được tha. Trái lại người yêu mến ít thì được tha ít” (v.47). Tha thứ là dấu chỉ rõ ràng nhất của tình yêu Chúa Cha mà Chúa Giêsu đã muốn mạc khải trong suốt cuộc đời của ngài. Không có trang Phúc Âm nào có thể tránh khỏi mệnh lệnh yêu thương đến độ tha thứ.

ĐTC nhận xét rằng ”Chúng ta đã cử hành một Năm khẩn trương, trong đó ân phúc thương xót được ban dồi dào cho chúng ta. Như một làn gió lành mạnh mẽ, lòng nhân từ và thương xót của Chúa đã đổ tràn trên toàn thế giới.” (4).

Và sau khi mời gọi các tín hữu cảm tạ Thiên Chúa về những hồng ân ấy, ĐTC viết tiếp: ”Giờ đây, Năm Thánh đã kết thúc, đây là lúc nhìn về đằng trước và hiểu xem làm thế nào để tiếp tục cảm nghiệm sự phong phú của lòng Chúa thương xót, trong niềm trung thành và hăng say. Các cộng đoàn của chúng ta có thể tiếp tục sinh động và năng nổ trong công trình tái truyền giảng Tin Mừng tùy theo mức độ ”sự hoán cải mục vụ” mà chúng ta được kêu gọi sống thực, được uốn nắn hằng ngày thế nào nhờ sức mạnh đổi mới của lòng thương xót. Chúng ta đừng giới hạn hoạt động của lòng thương xót; đừng làm cho Thánh Linh sầu muộn, Đấng luôn chỉ dẫn những con đường mới phải theo để mang Tin Mừng cứu độ cho tất cả mọi người”.

Các lãnh vực thực thi lòng thương xót

Sau tiền đề trên đây, ĐTC lần lượt nhắc đến các lãnh vực mà Giáo Hội có thể cử hành và thực thi lòng thương xót: trước tiên trong việc cử hành Thánh Thể và đời sống bí tích, rồi đến việc lắng nghe Lời Chúa. Trong vấn đề này, bài giảng có một tầm quan trọng đặc biệt. ĐTC nhắn nhủ các linh mục chuẩn bị kỹ lưỡng và chăm sóc bài giảng. Ngài viết: ”Bài giảng càng mang lại thành quả, nếu linh mục càng cảm nghiệm nơi mình lòng thương xót của Chúa.. Vì thế, sống lòng thương xót chính là con đường tốt nhất để biến lòng thương xót thành một lời loan báo đích thực về sự án ủi và hoán cải trong đời sống mục vụ. Bài giảng cũng như việc huấn giáo, luôn luôn cần được nâng đỡ nhờ con tim sinh động này của đời sống Kitô”. (6).

Tiếp đến là Kinh Thánh, là một trình thuật dài về những kỳ công của lòng Chúa thương xót. Mỗi trang Kinh thánh mang dấu vết tình thương của Chúa Cha, Đấng đã muốn ghi những dấu chỉ tình thương của ngài vào vũ trụ ngay từ khi mới tạo dựng”. Đi kèm với Kinh Thánh là lectio divina, đọc và nguyện gẫm Lời Chúa về những đề tài lòng thương xót, giúp động chạm cụ thể về sự phong phú của các văn bản sách thánh, được đọc dới ánh sáng toàn thể truyền thống linh đạo của Giáo Hội, nhất thiết đưa tới những cử chỉ và hành động bác ái cụ thể” (8).

Các thừa sai lòng thương xót

ĐTC đặc biệt đề cao bí tích hòa giải trong việc sống và thực hành lòng thương xót, và ngài nhắc đến kinh nghiệm về các Thừa Sai lòng thương xót trong Năm Thánh đặc biệt vừa qua. Ngài viết: ”Tôi nhận được bao nhiêu chứng từ về niềm vui về cuộc gặp gỡ được đổi mới với Chúa trong bí tích giải tội. Chúng ta đừng đánh mất cơ hội sống đức tin kể cả như một kinh nghiệm về sự hòa giải.. Tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với mỗi thừa sai lòng thương xót vì việc phục vụ quí giá này để làm cho ơn tha thứ được hữu hiệu. Tuy nhiên, thừa tác vụ này không kết thúc với việc đóng cửa Năm Thánh. Tôi muốn sứ vụ ấy còn được tiếp tục cho đến khi tôi định liệu cách khác, như dấu chỉ cụ thể chứng tỏ ơn Năm Thánh được tiếp tục sinh động và hữu hiệu ở các nơi trên thé giới. Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng có nhiệm vụ theo dõi các Thừa sai lòng thương xót trong thời kỳ này, như một biểu lộ trực tiếp sự quan tâm và gần gũi của tôi, cũng như tìm ra những hình thức thích hợp nhất để thực thi sứ vụ quí giá này.”

Nhắc nhở các linh mục giải tội

ĐTC nhắn nhủ các linh mục chuẩn bị kỹ lưỡng sứ vụ giải tội và ngài khẳng định rằng ”Bí tích hòa giải cần tìm lại được chỗ đứng trung tâm trong đời sống Kitô, vì thế tôi xin các linh mục hãy dành cuộc sống của mình để phục vụ sứ vụ hòa giải (2 Cr 5,18).. (11).

ĐTC yêu cầu các linh mục: niềm nở đón tiếp mọi người, làm chứng về sự dịu dàng của Chúa Cha, dù tội của hối nhân xó nặng nề đến đâu đi nữa; ân cần mau mán giúp đỡ hối nhân suy nghĩ về sự ác đã phạm; minh bạch trong việc trình bày các nguyên tắc luân lý; sẵn sàng đồng hành với tín hữu trong hành trình thống hối, kiên nhẫn với họ, sáng suốt trong việc phận định mỗi trường hợp; quảng đại trong việc ban ơn tha thứ của Thiên Chúa”,

ĐTC cũng nhắc đến sáng kiến: ”Một cơ hội thuận tiện để cử hành sáng kiến 24 giờ cho Chúa có thể là Chúa nhật thứ 4 mùa chay tới đây, được nhiều giáo phận đồng ý, và là một lời kêu gọi mục vụ mạnh mẽ để sống bí tích giải tội một cách khẩn trương” (12).

Ban năng quyền cho các linh mục giải tội vạ phá thai

ĐTC tuyên bố: ”Do nhu cầu ấy, để không có chướng ngại nào ngăn chặn giữa yêu cầu được hòa giải và sự tha thư của Chúa, từ nay trở đi tôi ban cho tất cả các linh mục, do sứ vụ của mình, được năng quyền giải tội vạ cho những người đã phạm tội phá thai. Điều mà tôi đã ban trước đây trong Năm Thánh, nay được nới rộng trong thời gian, bất chấp điều gì trái ngược. Tôi muốn mạnh mẽ tái khẳng định rằng phá thai là một tội trọng, vì nó chấm dứt một sinh mạng vô tội. Tôi cũng có thể và phải mạnh mẽ khẳng định rằng không có tội nào mà lòng thương xót của Thiên Chúa không thể đi tới và tiêu hủy khi Ngài tìm thấy một con tim thống hối xin được hòa giải với Chúa Cha. Vì thế, mỗi linh mục hãy làm người hướng dẫn, nâng đỡ và an ủi trong việc đồng hành với các hối nhân trong hành trình hòa giải đặc biệt này”.

Ban năng quyền cho các linh mục thuộc Huynh đoàn thánh Piô 10

”Trong Năm Thánh vừa qua, tôi cũng đã ban cho các tín hữu, vì nhiều lý do khác nhau, lui tới các nhà thờ do các linh mục thuộc huynh đoàn thánh Piô 10 để lãnh nhận một cách hữu hiệu và hợp pháp bí tích giải tội. Vì thiện ích của các tín hữu ấy, và tin tưởng nơi thiện chí của các linh mục ấy, để với sự trợ giúp của Chúa, các linh mục ấy có thể phục hồi sự hiệp thông trọn vẹn trong Giáo Hội Công Giáo, do quyết định riêng của tôi, tôi quyết định nới rộng năng quyền này vượt qua thời kỳ Năm Thánh, cho đến khi có quyết định mới về vấn đề này, để không ai bị thiếu dấu chỉ bí tích về ơn hòa giải qua sự tha thứ của Giáo Hội” (12).

Trong Tông thư ”Lòng thương xót và người lầm than”, ĐTC đề cập đến sự an ủi trong đau khổ, sự thinh lặng, bí tích hôn phối, lúc qua đời như những thời điểm qua đó lòng thương xót của Chúa cũng được biểu lộ đặc biệt.

Gia đình gặp khó khăn

ĐTC kêu gọi quan tâm giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn, và mời gọi “hãy nhìn tất cả những khó khăn của con người với thái độ của tình yêu Thiên Chúa, Đấng không mệt mỏi trong việc tiếp đón và đồng hành.” Ngài xin các linh mục ”quan tâm phân định, sâu xa và sáng suốt để tất cả mọi người, bất kỳ ai, dù sống trong hoàn cảnh nào, cũng có thể cảm thấy được Thiên Chúa đón tiếp cụ thể, tích cực tham gia vào đời sống cộng đoàn và tháp nhập vào Dân Chúa”.

Thực thi bác ái

ĐTC viết: ”Năm Thánh đã kết thúc và Cửa Thánh đã đóng lại. Nhưng cửa lòng thương xót của tâm hồn chúng ta luôn mở rộng. Chúng ta đã học biết rằng Thiên Chúa cúi mình trên chúng ta (Xc Osea 11,4) để chúng ta cũng có thể bắt chước Chúa cúi mình trên anh chị em. Sự tưởng nhớ bao nhiêu người trơ về nhà Cha, Đấng chờ đợi họ, cũng được khơi dậy nhờ những chứng nhân chân thành và quảng đại về sự dịu dàng của Chúa. Cửa Thánh mà chúng ta đã bước qua trong Năm Thánh làm cho chúng ta được tiến sâu vào con đường bác ái mà chúng ta được mời gọi tiến bước mỗi ngày trong niềm trung thành và vui tươi. Đó là con đường thương xót, giúp gặp gỡ bao nhiêu anh chị em, đang giơ tay để ai đó có thể cầm lấy và đồng hành.”

”Ước muốn gần gũi Chúa Kitô đòi chúng ta phải trở nên gần gũi với các anh chị em, vì không có gì làm đẹp lòng Chúa Cha cho bằng một cử chỉ cụ thể từ bi thương xót. Tự bản chất, lòng thương xót được biểu lộ hữu hình qua một hành động cụ thể và năng động. Một khi ta đã cảm nghiệm lòng thương xót trong sự thật, thì không thể thối lui: nó liên tục gia tăng và biến đổi cuộc sống. (16).

ĐTC cũng nhăc lại rằng trong Năm Thánh, đặc biệt là những ngày thứ sáu từ bi thương xót, ngài đã có thể động chạm cụ thể tới bao nhiêu điều thiện ở trong thế giới. Nhiều khi những điều tốt lành ấy không được biết đến vì nó được thực hiện hằng ngày một cách âm thầm kín đáo.. Trong chiều hương đó, ĐTC cám ơn và nghĩ đến bao nhiêu người thiện nguyện hằng ngày dành thời gian của họ để biểu lộ sự hiện diện và gần gũi của Thiên Chúa qua sự tận tụy của họ. Việc phục vụ của họ là một hoạt động từ bi thương xót chân chính, giúp bao nhiêu người đến gần Giáo Hội”. (17).

ĐTC khuyến khích các sáng kiến từ bi bác ái trong các lãnh vực khác nhau, giúp đỡ những người đói khát, các trẻ em, những người di dân tìm kiếm lương thực, công ăn việc làm, nhà cửa và hòa bình, các bệnh nhân dưới nhiều hình thức, các tù nhân, những người mù chữ, những người đang chịu những hình thức nô lệ mới. ”Tóm lại những công việc từ bi thương xót về thể lý và tinh thần cho đến nay vẫn là điều kiểm chứng ảnh hưởng tích cực và lớn lao của lòng thương xót, như một giá trị xã hội. Nó thức đẩy xắn tay áo làm việc để trả lai phẩm giá cho hằng triệu người anh chị em chúng ta”. (18).

Đề ra các sáng kiến bác ái

ĐTC viết: ”Chúng ta được kêu gọi làm tăng trưởng một nền văn hóa từ bi thương xót, dựa trên sự tái khám phá cuộc gặp gỡ với tha nhân: một nền văn hóa trong đó không ai nhìn người khác với sự dửng dưng lãnh đạm, hoặc quay mặt đi nơi khác khi thấy sự đau khổ của người anh em mình. Những công việc từ bi thương xót có tính chất ”thủ công”, không việc nào giống việc nào; bàn tay chúng ta có thể nhào nặn nó bằng hàng ngàn cách, cho dù chỉ có một mình Thiên Chúa soi sáng gợi hứng, và chất liệu duy nhất vẫn là một, đó là chính lòng thương xót. (20)

Sau cùng, ĐTC ấn định Ngày Thế Giới người nghèo sẽ được cử hành vào chúa nhật 33 thường niên. Ngày này sẽ là một sự chuẩn bị xứng đáng để sống lễ Chúa Kitô Vua Vũ trụ, Đấng đồng hóa với người bé nhỏ và nghèo hèn và sẽ xét xử chúng ta về các công việc thương xót (Xc Mt 25,31-46).. Bao lâu còn Lazzaro nằm trước cửa nhà chúng ta (Xc Lc 16,19-21) thì không thể có công bằng cũng chẳng có an bình xã hội” trên thế giới (21).

G. Trần Đức Anh OP



Theo Radio Vatican