Hai câu chuyện trong một buổi thuyết phục

Câu Chuyện được viết tại văn phòng nhóm bảo vệ sự sống, với nhân vật đầu tiên của “H”. Cô là tư vấn thuyết phục viên tại bệnh viện phụ sản TW.

Câu Chuyện đầu tiên:

Câu chuyện bắt đầu từ người đàn bà đến từ mảnh đất Hà Nam ngồi bên trái H đang đợi ở cửa phòng nạo phá vì con gái của bà bị thai lưu. Ngồi cạnh bên phải H là một ông người ở Lạng Sơn cũng đưa con gái đi phá thai với lý do cô gái còn đang đi học (Sinh viên năm cuối). Nhưng qua tìm hiểu H biết cái thai cô gái kia mang là kết quả của mối tình với anh người yêu thuộc giới xã hội đen và gia đình cô không đồng ý điều đó nên ép cô phải bỏ thai. H trộm ngước nhìn lên gương mặt của cô bé đó bên cạnh người bố nhẫn tâm kia thì thấy nét mặt buồn khôn xiết của cô gái. Thoạt đầu H lắng nghe ông bố của cô gái giới thiệu ông là bác sỹ đông y có thể chữa bách bệnh, rồi giới thiệu địa chỉ và số điện thoại cho H. Nhưng trong lòng cô có nhiều băn khoăn bởi một người lương y với tôn chỉ: “Lương y như từ mẫu” vậy mà nhẫn tâm xui người mẹ trẻ kia giết hại chính đứa con của mình. Khi nghe H phân tích ông bố cương quyết vứt bỏ đứa cháu của mình đi. Thấy vậy người phụ nữ bên cạnh H lúc này cũng bắt đầu lên tiếng vì con gái bà rất vất vả để mang thai mong có đứa con bồng bế nhưng không được như ý muốn. Lúc đầu cả hai người nhẹ nhàng giải thích nhưng thái độ của ông vẫn không thay đổi, cuộc nói chuyện mỗi lúc một lớn tiếng hơn. Có thêm nhiều người phụ nữ ngồi gần nghe được câu chuyện cũng đã khuyên ông không nên bắt con phá thai như vậy. Nhiều lời giải thích đưa ra cho ông biết rằng nếu phá thai con gái ông có thể sẽ vĩnh viễn không có con nữa. Nhưng ông cũng không nghe, đến khi đứa con của ông người mà bị ép buộc phá thai nhắn tin cho người yêu biết cô chuẩn bị lên bàn phá thai... Bỗng đâu xuất hiện mười lăm người đàn ông to cao lực lưỡng, xăm trổ đầy mình tiến thẳng vào nơi các chị em nạo phá thai với những lời hăm doạ đầy tính xã hội đen. Lực lượng ấy gây sức ép lên cả bác sỹ lẫn các bệnh nhân ở bệnh viện phụ sản trung ương khiến khu vực trở nên hỗn loạn và căng thẳng. Một lúc sau có mấy anh công an đến vãn hồi trật tự và giải tán đám thanh niên hung hăng này. Còn ông bố, để yên ổn ông tạm chấp nhận không ép con phá thai nữa và ra về.
Cầu mong ông sẽ không còn bắt con gái đến viện phá thai nữa!


Câu Chuyện thứ hai: 

H đang chuẩn bị đứng lên thì có chuông điện thoại của một người "đồng nghiệp", cô trao đổi tình hình qua rồi vội bước đến ngồi cạnh một đôi vợ chồng đến từ Bắc Ninh đang muốn bỏ đi bào thai trên năm tháng tuổi vì hoàn cảnh của họ đã sinh ba đứa con gái và lần này cố gắng kiếm lấy con quý tử mà không thành công. Bạn "đồng nghiệp" của H huyết phục và giải thích nhưng dường như ý chí của anh chồng không thể nào thuyết phục được. Khi H tiếp cận với cặp vợ chồng đó biết họ có điều kiện và mong ước có mụn con trai để có thằng chống gậy sau này. Dường như H thấu hiểu được nỗi mong mỏi của anh nhưng cô không đồng tình với cách giải quyết của anh là đi phá bỏ đứa con mà vợ anh đang mang bầu ấy. Thà rằng anh cứ để vợ anh đẻ ra rồi đem cho ai đó hiếm muộn thì có phải anh vẫn là ông bố có tình người hơn là trở thành kẻ giết người như vậy- Đó là suy nghĩ của H. H đang giải thích cho cặp vợ chồng này về tác hại của việc nạo phá thai sẽ gây tổn hại đến sức khoẻ của người mẹ như thế nào thì đột nhiên có Bác mà đã giúp H nói và giải thích cho hai bố con ở trên kia đi ngang qua. H nhanh trí quay ra hỏi chuyện bác ấy và nói rằng ở đây hai anh chị này muốn vứt bỏ thai và có nhã ý nhờ bác nói cho đôi vợ chồng này từ bỏ cái dã tâm đó. Rồi bác tự giới thiệu là Bác Sỹ phụ sản đã về hưu, đưa con gái của mình đi lấy thai lưu ra, bác ân cần giải thích cặn kẽ tác hại của việc nạo phá thai một cách thuyết phục rồi tiếp đến bác ấy nói về nhân sinh, tâm linh... khiến cho chị vợ bắt đầu xúc động. Thấm thía những lời khuyên chân thành chị vợ quay sang năn nỉn chồng không phá thai và giữ lại đứa con của mình. Trước nhiều người thuyết phục anh bắt đầu lay động, anh cúi xuống đỡ vợ dậy và hai vợ chồng đi về mặc dù trong lòng anh chưa hẳn đã từ bỏ ý định phá thai. H tiếp tục giữ liên lạc với cặp vợ chồng này qua số điện thoại cô đã xin. Đây là việc mà các thành viên BVSS vẫn làm để động viên các bố các mẹ từ bỏ hẳn quyết định phá thai.

Qua hai câu chuyện của H và "đồng nghiệp" thì công việc thầm lặng ấy của các thành viên nhóm Bảo vệ Sự sống dù nhỏ bé nhưng đã giúp cho các ông bố bà mẹ có cơ hội hồi tâm về quyết định thiếu yêu thương mà đã đẩy biết bao thai nhi vô tội phải chịu án tử hình. Mỗi trường hợp thuyết phục thành công là niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ bến và chính những niềm vui ấy đã đốt lên ngọn lửa nhiệt huyết của mỗi thành viên giúp họ gắn bó hơn với công việc còn nhiều khó khăn này.

Viết bởi Ốc Phạm dựa theo lời kể của H- thành viên nhóm BVSS Hà Nội.

Nguồn: bvss.org

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong trái tim tôi

Đức Gioan Phaolô II là một Giáo Hoàng vĩ đại được cả thế giới kính trọng và mến yêu. Đã có rất nhiều người viết về ngài và trong số các tác giả người Việt, nhà văn Trần Phong Vũ, với tác phẩm “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II- Vĩ Nhân Thời Đại”, đã đề cập rất tỉ mỉ đến sự ưu ái của ngài dành cho Giáo Hội Việt Nam qua các sự kiện như: phong thánh tử đạo Việt Nam, gửi thông điệp cho các giám mục Việt Nam, gặp gỡ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại. v.v. Là một người trẻ lớn lên trong triều đại của ngài, như một cử chỉ tri ân, tôi ước ao chia sẻ một ít cảm nghiệm cá nhân về ảnh hưởng của ngài đối với người trẻ nói chung và bản thân mình nói riêng. 

Bảo vệ sự sống

Trong thông điệp về sự sống con người cũng như qua nhiều bài giáo huấn, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mạnh mẽ lên án hành vi phá thai và phá hủy mầm sống con người. Việt Nam, dưới chế độ cộng sản vô thần, phá thai trở thành một đại nạn. Theo thông kê đầu năm 2014 của Sở Y tế Sài Gòn, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới và đứng đầu Đông Nam Á về phá thai. Đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha, nhiều cá nhân và tổ chức trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã can đảm dấn thân bảo vệ sự sống, cụ thể có nhiều người, nhiều nơi đón nhận và an táng các thai nhi, đồng thời tìm cách phổ biến cho mọi người biết về giá trị sự sống con người.

Bản thân tôi đã gặp những tấm gương rất đáng phục, tham gia phục vụ trong các nhóm bảo vệ sự sống tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và “Nhóm Bảo Vệ Sự Sống Gioan Phaolô II” tại thành phố Vinh. Tiếp xúc với những người này, tôi nhận biết họ đã bắt đầu ơn gọi của mình khi nghe lời kêu gọi xây dựng nền văn minh sự sống của Đức Thánh Cha. Cha Fx Nguyễn Kim Phùng, đặc trách mục vụ bảo vệ sự sống thuộc DCCT Hà Nội chia sẻ cho tôi:“Phong trào bảo vệ sự sống tiến triển tốt đẹp, nhiều bạn trẻ vẫn nhiệt huyết dấn thân. Đặc biệt hầu hết các giáo phận ở Miền Bắc đã vào cuộc. Ý Chúa muốn chúng ta dấn thân theo tấm gương của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, người đã tiên phong trong vấn đề bảo vệ sự sống.”

Mưu tìm tự do tôn giáo và nhân quyền

Trong suốt hơn 26 năm trên ngôi Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã rất quan tâm đến quyền con người. Chỉ 6 tháng sau khi đắc cử chức vụ Giáo Hoàng vào năm 1979, ngài đã công bố: “ Thông Điệp Đấng Cứu Chuộc", trong đó có phần ngài kêu gọi mọi người phải xét lại bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền quốc tế, đặc biệt tôn trọng quyền tự do tôn giáo.

Về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, chắc hẳn Đức Giáo Hoàng biết rõ sự bức bách đàn áp như ngài đã từng cảm nhận khi trưởng thành và phục vụ Giáo Hội dưới chế độ cộng sản ở Ba Lan. Sự dấn thân quyết liệt cho nhân quyền của Đức Giáo Hoàng đã có những tác động tích cực tới các hoạt động nhân quyền tại Việt Nam. Nhiều Giám mục, linh mục, giáo dân nhiệt thành trong phong trào đòi tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam đã đón nhận tinh thần và Giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II một cách hăng hái. Cha Phan Văn Lợi, một người tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam trong mấy chục năm qua chia sẻ rằng:“ Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II quả là một tác nhân quan trọng trong phong trào đòi tự do tôn giáo tại Ba Lan, Đông Âu, trên toàn thế giới và chính tại Việt Nam.”

Đối với tôi, con người của ngài cùng với lời mời gọi “đừng sợ” có một chỗ đứng đặc biệt trong trái tim tôi. Tôi nhớ khoảng 10 năm trước, khi xem một đĩa CD có tựa đề: “Đừng sợ gì- Cuộc đời và Giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II”, tôi rất xúc động. Những hình ảnh về con người và lời nói của ngài cuốn hút tôi một cách lạ kỳ và thiêu đốt trái tim học trò của tôi, làm nảy sinh một thái độ dấn thân và từ đấy tôi bắt đầu tham gia các việc tông đồ trong xứ đạo và trong các phong trào sinh viên Công Giáo tại Vinh.

Năm 2007 khi ra Hà Nội học tập, tôi chứng kiến tận mắt Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại Miền Bắc bị nhà cầm quyền cộng sản tấn công, đàn áp. Tôi suy nghĩ đây là lúc người trẻ cần bày tỏ lòng yêu mến đối với Giáo Hội, nên chúng tôi bảo nhau dấn thân. Chúng tôi đã có mặt ngày đêm tại giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ để hiệp thông, chia sẻ thân phận những con người bị bách hại. Chúng tôi cực lực phản đối bạo quyền cộng sản dùng bạo lực đàn áp và cướp phá tài sản của Giáo Hội. Khi nhà cầm quyền Hà Nội đưa 8 giáo dân Thái Hà ra xét xứ cách bất công, chúng tôi đã đồng hành với các linh mục và giáo dân Giáo xứ Thái Hà xuống đường đòi công lý.

Con người Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và lời mời gọi của ngài “ đừng sợ” thấm nhuần trong tôi, mang lại cho tôi sức mạnh dấn thân. Lòng mến yêu Giáo Hội nồng nàn của ngài, thái độ kiên quyết, không nhượng bộ trước sự dữ của ngài là gương mẫu cho tôi dấn thân giữa những khó khăn, thử thách, vì Quê Hương và Giáo Hội, vì những con người khốn khổ đang là nạn nhân của chế độ cộng sản bất nhân.

Tim Drake, trong cuốn sách “ Tuổi Trẻ và Công Giáo: Diện mạo của Giáo Hội Ngày Nay” viết rằng, “Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một nguồn cảm hứng cho một thế hệ trẻ cam kết sống chết với niềm tin Công Giáo”, thấy đúng như vậy với tôi và bạn hữu của tôi.

Cảm nghiệm đức tin với Đức Gioan Phaolô II

Trong dịp làm giấy tờ nhập cảnh Hoa Kỳ từ Thái Lan cuối năm 2012, tôi cảm nhận được sự cầu bầu của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II một cách đặc biệt.

Trong tư cách là một tín hữu, một sinh viên và là Trưởng của Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội, tôi cùng bạn bè tham gia giúp đỡ các nạn nhân bị đàn áp vì lý do tôn giáo ở Miền Bắc và Miền Trung, dấn thân phục vụ Giáo Hội trong các công việc văn hóa giáo dục và phụng tự. Chúng tôi có mặt ngày đêm ở từng điểm nóng để làm sao có thể chia sẻ và đồng hành một cách trực tiếp nhất. Vì vậy, chúng tôi thường xuyên bị công an cộng sản theo dõi, sách nhiễu, đánh đập, cướp phá đồ đoàn và ngay cả bị bắt giam. Một đòn bẩn thỉu của công an là áp lực trên Trường Đại học nơi tôi theo học, cấm họ cấp bằng tốt nghiệp cho tôi. Tuy nhiên, bất chấp những hành vi khủng bố và những thiệt thòi cá nhân, tôi cũng như các bạn bè sống bình an và kiên trì con đường dấn thân, phục vụ theo gương Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Năm 2011 trong hoàn cảnh phong trào đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền bị khủng bố, nhiều bạn tôi đã bị công an bắt giam. Bản thân tôi bị công an cô lập phải lánh về quê ở yên, nhưng cũng không được yên trước sự nhòm ngó của công an. Tôi cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II để ngài giúp tôi tìm ra ý Chúa. Sau đấy, nhờ lời tư vấn của một số cha và bạn bè có kinh nghiệm, tôi quyết định qua Thái Lan, theo học trong một Viện Nghiên Cứu tại Bangkok. Một thời gian sau, tôi thấy Thái Lan không phải là nơi thích hợp để tiếp tục ở lại học, tôi nảy sinh ý định tìm đường rời Thái Lan.

Trước nhà thờ chính tòa Bangkok có một bức tượng kính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, được xây dựng để ghi nhớ sự kiện ngài thăm Thái Lan vào năm 1984. Nhiều người nói rằng ngài cũng rất muốn đến thăm Việt Nam, nhưng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từ chối vì sợ cuộc viếng thăm của ngài có thể tác động xấu đến sự tồn tại của chế độ, như đã làm sụp đổ các chế độ cộng sản ở các nước Đông Âu. Dịp thăm Thái Lan, ngài đã hướng về Việt Nam và chúc lành cho quê hương Việt Nam. Trong thời gian ở Bangkok nhiều lần tôi đã đến nhà thờ chính tòa Bangkok, dừng lại trước bức tượng để tâm sự với ngài và xin ngài chúc lành cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam cũng như cho bản thân tôi.

Lời cầu của tôi đến ngài đã có hiệu quả. Tôi được một tổ chức Công Giáo ở Hoa Kỳ bảo trợ qua Hoa Kỳ. Nhiều người nói với tôi rằng người Việt ở Bangkok rất khó xin visa nhập cảnh Hoa Kỳ và thường thì phải về lại Việt Nam mới có thể xin được. Nhưng tôi tin rằng “ đối với Chúa thì không có gì là không thể được” (Lc 1, 37). Tôi nộp hồ sơ vào Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Bangkok và xin lịch đi phỏng vấn vào ngày 22.10.2012, ngày lễ kính Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Tôi phó thác hoàn toàn việc xin nhập cảnh Hoa Kỳ cho sự cầu bầu của ngài.

Ngày đi phỏng vấn, tôi nhớ “ Đức Gioan Phaolô II lòng luôn ưu tư, nhưng miệng luôn tươi cười” nên tôi cũng cần phải có phong thái như vậy. Tôi đã luôn tươi tỉnh và bình tâm trước các câu hỏi của nhân viên Tòa Đại sứ. Cuối cùng họ đã chấp nhận cấp visa cho tôi. Ngày 31 tháng 10 năm 2012, tôi tới Hoa Kỳ, từ Bangkok. Tạ ơn Chúa và cám ơn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Khi con cái Việt Nam cần, ngài đã ra tay phù trợ.

Ngày 27 tháng 4 năm 2014 tới đây Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong hiển thánh, tôi tin như lời cha Trần Xuân Tâm đã chia sẻ với tôi vào ngày lễ kính ngài năm ngoái từ Maryland rằng:“Với việc Giáo Hội tôn phong ngài lên bậc hiển thánh vào năm tới, Đức Gioan Phaolô II thật xứng đáng là quan thầy bầu cử cho tất cả những ai dấn thân đấu tranh cho tự do và nhân quyền ở các nước cộng sản bằng đường lối ôn hòa bất bạo động”.

Noi gương tình yêu của Đức Gioan Phaolô II đối với Giáo Hội và dân tộc Ba Lan, tôi nghĩ rằng, dù làm gì và ở đâu, chúng tôi cũng cần phải một lòng một chí cùng nhau dấn thân cho Giáo Hội được tăng trưởng và một Việt Nam sớm được tự do, dân chủ. Điều đó cũng để đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong “ Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân” đã kêu gọi mọi tín hữu phải có trách nhiệm và tham gia vào về các vấn đề chính trị và xã hội: “Các tín hữu không thể khoanh tay ngồi nhìn như kẻ bàng quan lười biếng trước những gì đang phá hoại hay làm tổn thương đến hòa bình: như chiến tranh, tra tấn, khủng bố, trại tập trung, thi đua vũ trang, đe dọa nguyên tử …”

Ai cũng biết người dân Việt Nam đang lâm cảnh lầm than và khắp đất nước bất công lan tràn, nhân quyền bị chà đạp bởi bạo quyền cộng sản. Chúng ta cùng khấn xin ngài phù trợ cho Giáo Hội và quê hương Việt Nam. Tôi nhớ lời cha Nguyễn Văn Khải, DCCT, chia sẻ với tôi từ Roma rằng: “Chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vì ngài từng sống trong chế độ cộng sản, ngài hiểu hoàn cảnh của chúng ta hơn ai hết.”

Khi học tập ở Hoa Kỳ, tôi được nghe lời hát về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Cha hiền Việt Nam luôn luôn kính yêu. Cha hiền Việt Nam mang ơn rất nhiều. Cha hiền Việt Nam luôn luôn khẩn cầu…”. Vâng, xin Đức Gioan Phaolô II bầu cử và giúp chúng con theo gương ngài để dấn thân phục vụ Quê Hương và Giáo Hội với một tình yêu không thể tách rời như ngài đã thể hiện đối với Quê Hương và Giáo Hội Ba Lan của ngài.

California, dịp lễ Phong Thánh Đức Gioan Phaolô II.

Joseph Nguyễn Văn Thống.


Vietcatholic

Nói với Nhà vô địch Socrates 2014



Bạn Lê Nguyễn Hồng Phương, Đại Học Ngoại Thương, Hà Nội, thân mến,

Được biết, bạn vừa đoạt danh hiệu quán quân của cuộc thi hùng biện mang tên Socrates 2014 do Đại Học Luật Hà Nội tổ chức, với nội dung: “Việt Nam có nên ra luật cấm nạo phá thai hay không?”

Xét trên góc độ của một cuộc thi hùng biện, chúng tôi cũng phải công nhận rằng: bạn rất lưu loát, chững chạc và tự tin, hơn bạn Nguyễn Thị Cúc rất nhiều. Thay vì phải chúc mừng cho bạn vì đạt danh hiệu quán quân, nhà vô địch của cuộc thi, chúng tôi lại cảm thấy ái ngại thay cho bạn vì lẽ, bạn đang đội trên đầu chiếc vương niệm nhà vô địch mà chiếc vương miện ấy lại được kết, được khắc chạm tô vẽ rất công phu bằng... máu, bằng sinh mạng của rất nhiều các thai nhi. Chúng tôi không kết án bạn đã ủng hộ, đã chủ trương nạo phá thai, vì cũng hiểu rằng, trong giới hạn của cuộc thi, đội của bạn có thể đã bị áp đặt một nội dung không mong muốn. Nhưng chúng tôi cũng phải cố gắng viết bài này để cảnh báo cho cộng đồng xã hội những nguy cơ mà chính bạn đã cố ý hay vô tình gây ra cho các thai phụ, thai nhi và gia đình của họ khi các bạn tham dự vào cuộc chơi này.

Bạn Hồng Phương thân mến,

Giờ đây, chúng tôi, những người đã nhiều năm tình nguyện làm các công việc gọi chung là Bảo Vệ Sự Sống, như tự tay chôn cất hàng trăm ngàn thai nhi, cứu được và nuôi nấng chăm sóc hàng ngàn em bé suýt bị cha mẹ giết đi bằng con đường nạo phá thai, chứng kiến hàng ngàn những ca tai biến của sản phụ khi nạo phá thai, an ủi giúp đỡ nhiều bà mẹ đã trầm cảm, vô sinh, dày vò hối hận sau khi phạm vào tội ác giết chính con mình. Việc đó, chúng tôi đã và vẫn đang làm từng ngày, từng giờ, từng phút. Do đó chúng tôi hiều rất rõ những hậu quả khôn lường của việc nạo phá thai cho con người và xã hội, Vì vậy, chúng tôi muốn gửi thư này tới bạn để vấn đề thêm sáng tỏ.

Vâng, thưa bạn Hồng Phương, ngay sau đây chúng tôi sẽ lần lượt trình bày 5 luận điểm mà bạn đã sử dụng để bảo vệ cho chủ trương: Việt nam không nên ra luật cấm nạo phá thai.

Luận điểm thứ nhất:

Bạn Hồng Phương đã cho rằng mang thai là một gánh nặng cho người phụ nữ, gánh nặng cho xã hội. Cứ cho đây là những ca mang thai ngoài ý muốn đi nữa thì xin thưa với bạn rằng: Có thể bạn đang xúc phạm với chính đấng đã sinh thành ra bạn và xúc phạm đến biết bao bà mẹ khác trên đời. Vì Thiên Chức của người phụ nữ chính là được làm mẹ, Đang tâm giết bỏ hay đón nhận con cái trong những ca mang thai ngoài ý muốn là hai ý niệm hoàn toàn khác nhau, đại diện cho hai ý niệm đó là hai mẫu người ích kỷ vô tâm và mẫu người vị tha yêu thương, đại diện nào là tốt thì chắc bạn đã biết.

Mặt khác, trong xã hội hôm nay, có quá nhiều ca mang thai ngoài ý muốn do lối sống buông thả, thác loạn mà không hề có ý định tử tế là chuẩn bị sinh con và nuôi nấng con cái trong trách nhiệm và yêu thương. Bạn lấy căn cứ nào để dám khẳng định rằng một công dân chưa chào đời lại là một gánh nặng cho xã hội ? bạn có biết rằng, công dân tí hon đó có thể là một Nick Vuijicic (thiếu hai chân hai tay), Albert Einstein ( tự kỷ), Henry Ford (hội chứng khó đọc viết), hay Stephen Hawking (liệt thần kinh) hoặc như anh Lê Công Hùng (bại liệt) hay thậm chí họ chỉ là một công dân bình thường như tất cả chúng ta, bạn đã dám chắc những công dân ấy là quân đầu trộm đuôi cướp, tham nhũng, bạo hành, bạo lực... mà bạn lại dám kết án tử cho họ ngay từ khi họ còn trong bụng mẹ ?

Luận điểm thứ hai:

Bạn Hồng Phương cho rằng: Các thai nhi bị biến chứng sau này có thể mang dị tật, do đó sinh ra các thai nhi này là một tội ác !?! Xin thưa ngay với bạn rằng: chưa biết chắc là các bé có bị dị tật hay không nhưng bạn đã gây một tội ác, mà là một tội ác giết người ngay khi bạn nạo phá thai. Giả sử như sau này, bạn có một đứa con sinh ra bình thường, nhưng sau đó, con bạn rủi ro bị một tai nạn hoặc một một chứng bệnh nan y khiến con bạn trở thành thương tật tàn phế, chả lẽ lúc ấy bạn cũng đang tâm giết luôn đứa con tội nghiệp ấy của mình cho bớt gánh nặng cho bạn, cho gia đình bạn, cho xã hội, cho đất nước ?

Hơn nữa, giết một đứa con khi chưa sinh nó ra và giết một đứa con đã sinh nó ra và nuôi lớn khôn, thì có gì khác nhau ? Ai có quyền phán quyết sự sống của người khác, thưa bạn ? Mọi người đều bình đẳng và có quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc, đó là quyền căn bản của bất cứ ai trên hành tinh này, đã được thượng tôn rất rõ trong Hiến Chương Nhân Quyền Thế Giới mà Việt Nam đã là thành viên thì cần tôn trọng và cam kết thực thi.

Lẽ ra, đối với những người khuyết tật, họ cần được yêu thương và chia sẻ cảm thông hơn từ những người bình thường khác chứ không phải là loại bỏ họ. Việc trở thành gánh nặng cho xã hội không hề liên can đến một người khuyết tật hay người khỏe mạnh bình thường, mà khác biệt là do chính lối sống của họ, có đạo đức, có công bình và bác ái hay không ddvoi mọi người. Chả lẽ một Lê Công Hùng, một Stephen Hawking lại chẳng đóng góp cho xã hội gấp triệu lần những cán bộ công chức hành chính “hành dân là chính”, hay họ chẳng hơn cả vạn lần những kẻ bán nước cầu vinh, tham nhũng, ăn hối lộ, đục khoét ngân sách và hà hiếp bóc lột dân oan, làm nghèo đất nước hay sao ?

Luận điểm thứ ba:

Với luận điểm thứ ba này, chúng tôi không thể hiểu nổi những xảo biện mà bạn sử dụng để cho rằng: Dưới góc độ pháp lý, quyền tự do phá thai là một bằng chứng nhân đạo của luật pháp vì nó đại diện cho quyền tự do trên thân thể mình và đó lại là gián tiếp thực thi nhân quyền. Bạn còn viện dẫn những con số chứng minh giữa các nước Chilê, Hoa Kỳ, Nam Phi… Thế nhưng bạn có biết rằng, chênh lệch trình độ y học giữa các quốc gia này là rất lớn. Nếu vì một lẽ nào đó, ai đó nói rằng cuộc sống của bạn làm ảnh hưởng đến họ và họ đòi phải loại bạn ra bên lề cuộc sống, thì bạn có chấp nhận điều đó hay không ?

Một người mẹ không thể vì những ích kỷ cá nhân của mình mà tước đi mạng sống của sinh linh bé bỏng trong cung lòng mình. Còn thế nào là thực thi nhân quyền ? Nhân quyền chỗ nào khi giết đi mạng sống của người khác ? Khái niệm nhân quyền đối với bạn là thế sao ? Hàng năm trên thế giới này có khoảng 14 triệu thai nhi bị giết hại, ngay tại Việt nam là trên 3 triệu hàng năm, có trên 70 ngàn ca tử vong cho các thai phụ do nạo phá thai, những con số của bạn so với con số khiêm tốn của chúng tôi, con số nào đáng phải giật mình thảng thốt ?

Luận điểm thứ tư:

Bạn Hồng Phương à, bạn dùng sinh mạng cả triệu thai nhi chỉ với mục đích để tìm ra nguyên nhân của nạo phá thai ư ? Chúng tôi nghĩ ngay cả Hitler cũng chưa dám nghĩ tàn bạo như bạn. Nếu bạn còn chưa biết nguyên nhân của nạo phá thai, thì đây, chúng tôi xin chỉ thẳng cho bạn thấy nguyên nhân nào dẫn đến tội ác nạo phá thai khủng khiếp như hiện nay, ngay tại Việt Nam bây giờ:

Đó chính là vì lối sống vô thần, buông thả đạo đức, suy thoái về lương tri mà xã hội này đang cổ súy, một lối sống chỉ vì tiền, ích kỷ, hưởng thụ cho bản thân, một đường lối giáo dục vô nhân, ăn gian nói dối, biến con người thành máy móc vô cảm, một hệ thống y tế xuống cấp rệu rã, chỉ biết vòi vĩnh phong bì mà đánh mất y đức, một xã hội mà luật pháp chỉ toàn là luật rừng, cấm nạo phá thai trên ba tháng nhưng chỉ cấm trên giấy tờ cho ra vẻ, trong khi vẫn cổ xúy hoặc làm ngơ cho các “cửa hàng phá thai” tự do hành nghề ! Bạn ở Hà Nội, vậy bạn rất dễ dàng để “tham quan” hai bên con đường Giải Phóng nổi tiếng của thủ đô ngàn năm văn vật, xem cái cách người ta giết người như ngóe ấy có đúng luật pháp hay không…

Tất cả, trong vòng ba bốn thập niên trở lại đây thôi, đã tạo nên quá nhiều những người bố, những người mẹ, những bạn trẻ trạc tuổi bạn Hồng Phương, thật sự đã đánh mất trái tim, không còn trách nhiệm, không còn cảm xúc, ngay sau những cuộc truy hoan tình dục là đến ngay... pháp trường để nạo phá thai, giết chết chính con của mình !

Luận điểm thứ năm:

Vâng, chúng tôi đồng ý với bạn phần nào rằng: dân số có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, nạo phá thai có ảnh hưởng đến dân số, do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Bạn Hồng Phương ạ, bạn biết một mà chưa biết mười, phẩm chất đời sống và lương tâm con người mới làm nên tất cả.

Phẩm chất con người sẽ ra sao, gia đình sẽ ra sao, xã hội sẽ ra sao khi trong gia đình đó, xã hội đó toàn là những kẻ sống ích kỷ, giết người ruột thịt không chùn tay, khi bác sĩ thản nhiên giết chết nhiều em bé trong một ngày. Những kẻ sống ích kỷ như vậy, sống không cần tôn trọng mạng sống của tha nhân đến vậy, thử hỏi có thể trở thành những chiến sĩ dũng cảm, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc hay không ? Bạn có dám đặt sinh mạng bạn, con cái của bạn sau này, vào tay những con người như thế không ? Lịch sử đã chứng minh, chúng ta cần những con người như Hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… để đánh tan hàng vạn quân Trung Quốc xâm lược chứ không cần những kẻ tham sống sợ chết như Lê Chiêu Thống !

Bạn sợ chuyện bùng nổ dân số ư ? Số lượng (quantity) dân số có ý nghĩa gì so với phẩm chất (quality) đời sống của những con người đang sống trên cùng một quê hương đất nước ? Tại sao 300 triệu người Mỹ không sợ 1 tỷ 200 triệu người Trung Quốc, tại sao 130 triệu người Nhật lại làm cho 300 triệu người Mỹ phải kính phục, tại sao 90 triệu người Việt Nam mà không sao tìm ra được một đội bóng chỉ 24 người để đấu với đội Singapore dân số chỉ hơn 5 triệu người. Do đó không thể viện dẫn lý do dân số để giết các thai nhi một cách vô tội vạ !

Đôi lời nhắn nhủ:

Bạn Hồng Phương ạ, chúng tôi sẵn lòng tiếp bạn để làm sáng tỏ nhiều vấn đề khác liên quan đến nạo phá thai tại các trung tâm BVSS vào bất cứ giờ nào nếu bạn báo trước cho chúng tôi. Rồi bạn sẽ mở mắt mở lòng để thấy tận mắt, sờ tận tay, rùng mình cảm nhận được sự tàn bạo của con người qua tội ác nạo phá thai ngay trên đất nước Việt Nam khốn khổ của chúng ta.

Chúng tôi không cần hùng biện, tranh luận to tiếng mà vẫn có thể khẳng định chắc chắn rằng: Việt Nam không những đang rất cần đưa ra luật cấm nạo phá thai mà còn phải đưa ra nhiều luật mới khác nữa dựa trên tinh thần dân chủ, công bằng, tự do và tôn trọng cuộc sống con người thì mới mong chấn hưng đất nước, chấn hưng dân tộc, chấn hưng lương tri trước bè bạn năm châu.


Theo EPHATA 606

Câu chuyện về nghị lực của nữ sinh mang thai với thầy gây xúc động lòng người

Dũng cảm chia sẻ sự bất hạnh của cuộc đời mình trên fanpage của trường Đại học kinh tế quốc dân, cô gái giàu nghị lực phải khiến nhiều người bật khóc.

"Chào các bạn, tôi là một K50 của NEU. Biết đến Confessions này cũng khá lâu rồi nhưng hôm nay tôi mới đủ can đảm chia sẻ về câu chuyện của cuộc đời mình. Mong những bạn gái, những ai đang lầm đường có thể một lần nhìn lại mà ra quyết định đúng đắn hơn.

Tôi đã từng là một đứa con ngoan, trò giỏi, được thầy cô yêu mến, bạn bè nể phục và bố mẹ thì hết sức chiều chuộng. Tôi ưa nhìn, năng động, lại luôn vui vẻ lạc quan. Từ bé đến lớn tôi luôn được bảo bọc kĩ lưỡng nên chẳng biết đến vất vả là gì. Có lẽ chính vì cuộc sống quá xuôi chèo mát mái ấy mà tôi cứ ảo tưởng cho mình là giỏi giang bản lĩnh lắm.

Sóng gió chỉ đến và thử thách cái bản lĩnh kém cỏi ấy của tô khi tôi bắt đầu lên lớp 9. Gia đình gặp biến cố lớn, bố mẹ và anh chị buộc phải vào Sài Gòn sinh sống, để tôi một mình ở nhà với ông bà một thời gian rồi chuyển vào sau.

Cuộc sống cũng không có gì đáng nói nếu tôi không gặp người đó. Khi ấy anh là thầy giáo trẻ mới chuyển về trường cấp 3 của tôi công tác, phụ trách ngay lớp tôi.

Tôi là lớp trưởng nên thường xuyên trao đổi với thầy về nhiều việc. Tôi quý thầy, coi thầy như người anh lớn của mình. Thầy cũng rất quý tôi, luôn quan tâm chăm sóc cho tôi từng chút một.

Có lẽ sự cô đơn, thiếu vắng tình cảm gia đình của tôi đã khiến thầy mềm lòng chăng? Còn với tôi, choáng ngợp trước sự hiểu biết, thâm trầm cùng sự dày dặn kinh nghiệm trong cuộc sống của thầy. Tôi nhanh chóng nghĩ đó là tình yêu.

Ngày qua tháng lại, sau bao lần thầy xuống nhà tôi kèm tôi học (tôi là thành viên duy nhất trong đội tuyển học sinh giỏi của thầy) thì chuyện gì đến cũng phải đến. Tôi hiểu điều đó có nghĩa là gì, tôi đã trở thành đàn bà ở cái tuổi 16 như thế.

Từ ngày đó trở đi, tôi yêu thầy bằng con tim non nớt và suy nghĩ ngô nghê của một đứa học trò. Cứ nghĩ sau này chỉ vài năm nữa thôi, chúng tôi sẽ có thể ở bên nhau một cách đường đường chính chính.

Tôi không phủ nhận là thời gian đó, mình đã hư hỏng đến như thế nào. Bởi ông bà tôi ở cách đó gần 2 cây, chỉ có mình tôi trông nhà, nên gần như tối nào thầy cũng qua và nói muốn kèm tôi học, nhưng sự thực là làm gì thì có lẽ mọi người đều đoán được.

Tôi như kẻ bị mù chỉ tin vào mình thầy, chỉ nghe lời duy nhất thầy, đáp ứng mọi yêu cầu của thầy, vì nghĩ rằng là tình yêu thì phải thế.

Tất cả chỉ thực sự sup đổ khi tôi mang thai. 16 tuổi, làm mẹ ở cái tuổi 16 ư? Tôi chưa từng nghĩ đến. Tôi nói chuyện với thầy, mong tìm ra cách giải quyết nào đó, nhưng đáp lại sự mong mỏi của tôi, thầy ráo hoảnh coi như đứa bé đó chẳng liên quan gì đến thầy.



Thầy phân tích cho tôi thấy, tốt nhất là tôi nên lặng lẽ bỏ đứa bé đi, đừng dại dột mà làm rùm beng mọi chuyện. Tôi hiểu những gì thầy nói, tôi biết thầy nói đúng. Ở vùng quê này thì ai tin được một thầy giáo đường hoàng, đạo mạo lại có thể làm cho một con bé (đã từng) rất giỏi giang man bầu cơ chứ?

Ai có thể chấp nhận được một đứa con gái như tôi? Tôi có trách thầy không? Có chứ. nhưng có lẽ tôi trách bản thân mình nhiều hơn. Tôi ngu ngốc và quá non dại, để bây giờ cái giá phải trả là quá đắt cho cái sự kém cỏi đó.

Sau khi nói chuyện với thầy xong, tôi chỉ cười nhạt và không bao giờ có ý định đến tìm thầy một lần nào nữa. Người đàn ông tôi từng nghĩ là tôi yêu, yêu bằng cả trái tim dại dột, u mê của mình, giờ chỉ còn là nỗi chán chường và thất vọng trong tôi.

Lấy hết can đảm, tôi kể với bố mẹ mọi chuyện. Gần như ngay lập tức, bố mẹ tôi bay ra Bắc.

Trái ngược với suy nghĩ của tôi, nhìn thấy tôi, bố mẹ chỉ khóc. Ngay khi nhìn những giọt nước mắt đang lăn dài trên khuôn mặt khắc khổ của bố mẹ, tôi mới ngỡ ngàng nhận ra tôi là đứa con bất hiếu đến nhường nào.

Rất nhanh sau đó, tôi chuyển trường vào Sài Gòn. Tôi ra đi trong lặng lẽ, không kịp chào tạm biệt cả những bạn bè thân, cũng không có cơ hội gặp lại thầy một lần nào nữa.

Thời gian mang bầu Sún (tên con trai tôi) là thời kì tôi đau khổ nhất. Học lớp 11 mà phải đến trường với cái bụng bầu vượt mặt, không phải nói chắc mọi người cũng đoán được phần nào tôi ê chề nhục nhã ra sao. Thật may khi ngôi trường tôi theo học đồng ý chấp nhận tôi, các bạn bè cũng không dò xét nhiều mà đỗi xử với tôi rất đúng mực.

Ở cái thành phố hoa lệ này, có lẽ họ cũng không quá bận tâm về một con bé mang bầu ở cái tuổi trẻ măng như thế. Gia đình tôi luôn khuyên tôi nên tạm nghỉ một năm, đợi sinh xong rồi tinh tiếp. Nhưng tôi sợ rằng khi tôi rời xa trường học, tôi sẽ sụp đổ. Tôi sợ hãi những khoảng thời gian nhàn rỗi của mình vì khi ấy, những kí ức về thầy, về quãng thời gian buông thả ấy cứ hiện lên giày vò và cắn xé tôi.

Tôi thương con tôi, tôi thương gia đình tôi, nên tôi lại càng phải cố gắng hơn gấp bội. Tôi chăm chỉ đi học ở trường, tập thể dục đều đặn, về nhà lại học tiếng Anh, nghe nhạc và cố gắng không để mình rơi vào trạng thái trầm cảm.

Quãng thời gian đó, nếu không có tình yêu của bố mẹ và anh chị, có lẽ tôi đã chẳng thể vượt qua được. Đến cuối năm lớp 11, tôi sinh bé Sún. Nếm trải nỗi đau đớn tột cùng ấy, tôi mới càng thấy trân trọng sinh mạng của mình, trân trọng gia đình và cuộc sống này nhiều hơn.

Thật may mắn, bé Sún lớn lên dù không có tình yêu của bố nhưng cũng rất ngoan ngoãn và kháu khỉnh. Con đáng yêu và rất quấn bà ngoại. Gia đình tôi tuyệt nhiên không bao giờ nhắc đến khoảng thời gian đó nữa, cũng không bao giờ hỏi tôi về thầy, về cha của Sún.

Nỗi vất vả khi làm một người mẹ đơn thân không phải ai cũng có thể hiểu, nhất là khi tôi lại làm mẹ ở cái tuổi quá trẻ như vậy.

Nhưng tôi biết mình không được phép mềm yếu, mình có gia đình bên cạnh, mình phải cứng cỏi lên để có thể chăm sóc được con. Thời gian đó, tôi tạm nghỉ học để ở nhà chăm sóc cho con cứng cáp hơn một chút.

Nhưng cuộc đời chưa chịu dừng lại ở đó, vào một buổi chiều, bố mẹ tôi đi làm về và bị tai nạn giao thông. Họ đột ngột qua đời. Khi đó, tôi đang học cuối năm 12 và bé Sún đã được gần 2 tuổi.

Không thể diễn tả được nỗi đau tột cùng của anh chị em tôi khi đột ngột mất đi 2 người thân yêu nhất ấy. Riêng với tôi và con, nó chẳng khác gì rơi xuống vực sâu mà không cách nào lên được.

Tôi đã làm khổ bố mẹ quá nhiều, chưa bù đắp được một ngày nào mà giờ bố mẹ đã vội ra đi. Bây giờ khi đang ngồi đây và viết những dòng này, tôi vẫn đang khóc. Nhưng không còn là giọt nước mắt yếu đuối của ngày ấy, tôi chỉ muốn cho bố mẹ thấy là tôi đã vượt qua nỗi đau đó như thế nào và sống ra sao, để bố mẹ có thể yên lòng .

Hết năm học lớp 12, tôi một mình đem con ra Bắc, mặc cho lời ngăn cản quyết liêt của anh chị. Nhưng tôi quyết tâm thực hiện mong mỏi của bố khi còn sống, đó là tôi có thể đỗ được vào trường đại học KTQD. Vừa chăm con, vừa ôn thi, đó là khoảng thời gian cơ cực gian khó nhất đối với một đứa con gái vốn chưa bao giờ phải chịu khổ về vật chất như tôi.

Tôi gửi con ở một nhà trẻ tư nhân, sáng đi dạy thêm, chiều đi chạy bàn, tối về nhà lại vùa chăm con vừa ôn thi. Ấy thế mà tôi cũng đỗ, đỗ vào ngành cao điểm nhất trường hẳn hoi. Ngày biết tin mình đỗ đại học, tôi ôm con ngồi khóc suốt cả một đêm. Cuộc sống của mẹ con tôi giờ sẽ đi tiếp về đâu đây?

Phòng trọ nghèo nàn, thiếu thốn đủ mọi mặt. Vậy mà trời thương con tôi vẫn lớn lên kháu khỉnh và khỏe mạnh. Con đáng yêu, nghe lời và sống rất tình cảm. Anh chị tôi thương em, bảo tôi để con cho anh chị nuôi vài năm cho đến khi tôi học xong, nhưng thằng bé quấn mẹ, không thể xa tôi được 1 tuần.

Vậy là tôi vừa đi học, vừa đi làm, vừa chăm con. Nhiều lúc nghèo đến mức tôi chỉ có thể ăn cơm trắng qua ngày, dành tiền mua sữa cho con. Con thiếu thốn, chưa bao giờ biết đến một bộ quần áo đẹp, chưa bao giờ được tôi đưa đi chơi. Vậy mà con không hề đòi. Có lẽ con cũng thương mẹ con vất vả và hiểu hoàn cảnh của mình nên rất yêu tôi. Nhiều đêm nằm ôm con, nghĩ về lời con trẻ thỉnh thoảng lại hỏi con không có bố hả mẹ, mà tôi ứa nước mắt.

Tôi cũng mong mỏi cho con một cuộc sống đủ đầy, một gia đình hoàn chỉnh, nhưng có lẽ chưa phải là lúc này. Tôi thương con tôi phải lớn lên dưới mái nhà trọ nghèo nàn chật chội, với sự bận rộn của mẹ, với thiếu thốn đủ đường. càng thương con, tôi lại càng điên cuồng lao đầu vào học và đi làm.

Vốn tiếng anh cũng khá nên tôi xin vào làm cho một công ty du lịch, đi tour quanh Hà Nội, nhận tiền típ từ khách du lịch nước ngoài. Tiền lương làm thêm và sự giúp đỡ của anh chị cũng đủ cưu mang mẹ con tôi chật vật đi hết 4 năm dài. 4 năm đó, công việc gì tôi cũng đã từng thử, có đêm chỉ ngủ 2,3 giờ đồng hồ. Từ gia sư, rủa bát thuê, chạy bàn, PG, đến bán hàng, phụ bếp, gì tôi cũng đã từng làm.

Và trong một lần đi gia sư, tôi đã gặp chị. Chị là mẹ của học sinh tôi dạy và cũng là một người mẹ đơn thân. Biết hoàn cảnh của tôi, chị thương lắm. Chị giúp đỡ tôi rất nhiều mà bây giờ tôi vẫn chưa sao trả nghĩa cho chị hết được.

Chị coi tôi như em gái, cho tôi vào làm trong công ty của chị, vô tình lại là nơi phù hợp với ngành nghề tôi đang học. Vậy là mới năm thứ 3 thôi, tôi đã có công việc với đồng lương đủ nuôi con mà không cần nhờ đến anh chị nữa.

Bây giờ, khi đã ra trường được 2 năm, nhờ sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của chị, tôi đã là trưởng bộ phận, đã có đủ tiền để nuôi con, thuê cho con một cái nhà tốt hơn, mua cho con hộp sữa tốt hơn.

Vì yêu cầu công việc, tôi cũng chú trọng đến ngoại hình nhiều hơn. Và ít nhất cũng đã trở thành một trưởng bộ phận năng động, trẻ trung, và xinh xắn như mọi người nhận xét.

Khi cuộc sống đang dần ổn định như thế thì tôi lại gặp lại thầy. Thầy xuất hiện trước mắt tôi một cách tình cờ khi thầy đưa cháu trai đến xin việc. Chúng tôi gặp nhau, nhanh chóng nhận ra nhau, rồi cũng nhanh chóng lấy lại vẻ bình thản để đối diện với nhau.

Hận thù trong lòng tôi sớm đã không còn. Tôi chỉ nhìn thầy như một người bạn đã quá lâu không gặp, không chút tò mò về cuộc sống của thầy, cũng không còn bất cứ cảm xúc nào nữa. Và khi đó, tôi biết rằng, tôi đã có đủ dũng khí để gạt lại quá khứ sau lưng mà sống tiếp."



Theo Yan

Tình người phía sau nạn phá thai: Lễ cầu siêu và ngôi nhà cứu rỗi các thai nhi

Hàng ngàn người từ các nơi đổ về chung một ý nguyện dâng “lễ cầu siêu” cho các thai nhi rồi chôn cất. Và niềm vui nhen nhóm khi có nhiều người đã nghĩ lại, giữ thai nhi cho tới ngày sinh nở.

Hóa giải oán hờn

“Cuối mỗi tháng tôi tổ chức thánh lễ, gọi là lễ cầu siêu, để hóa giải những oán hờn khi tình mẫu tử thiêng liêng bị chà đạp. Tôi cũng khuyến khích mỗi người hãy nhận một thai nhi và đưa các em đến nơi an nghỉ cuối cùng để ý thức hơn việc gìn giữ sự sống” - linh mục Nguyễn Văn Tịch - Chánh xứ Tây Hải (Đồng Nai) thổ lộ.

Các bạn trẻ quây quần cầu nguyện bên các nấm mộ thai nhi.

20 giờ, từng tốp thanh niên lần lượt kéo đến nhà xứ Tây Hải. Trong phòng thai nhi, Hoàng Nhật Quý- một tình nguyện viên kéo nhẹ cánh cửa tủ đông - nơi để hơn 200 thai nhi lớn, nhỏ. Có những hũ thai nhi chỉ còn là một mớ nước đỏ sậm, lắc kêu ọc ạch; có thai nhi đã tượng hình, co quắp. Ở tủ đông khác, một phụ nữ đang gỡ dần lớp khăn hồng quấn một thai nhi 6 tháng tuổi. Thai nhi được tắm rửa sạch sẽ và mặc bộ quần áo sơ sinh rộng thùng thình.

Từng chiếc mâm đựng đầy thai nhi được bê ra hành lang - nơi ấy có gần 40 thanh niên chờ sẵn. Những chiếc hũ thai nhi được bọc lại bởi những tấm vải đủ màu sắc rồi thắt thêm một chiếc nơ. Chị Nguyễn Thị Ngọc Thơm bùi ngùi: “Bọn em phải trang điểm cho các bé thật đẹp trước khi chôn cất”.

Nghĩa trang thai nhi chỉ rộng hơn 100m2 giờ lọt thỏm giữa hàng ngàn người đến dự lễ cầu siêu và nhận hũ thai nhi để chôn cất. Ba năm nay, tại nghĩa trang này, linh mục Tịch đã chôn hơn 6.000 thai nhi. Mười hố huyệt tượng trưng cho mười ngón tay nâng đỡ, đã chôn hết 3 ngón. Theo linh mục Tịch, xét về khía cạnh tâm linh thì những thai nhi này đã có linh hồn. Các thai nhi cũng biết buồn vui và biết oán hận những người cha, người mẹ đã nỡ chối bỏ mình. Ông tổ chức “thánh lễ cầu siêu” này cũng là muốn hóa giải điều ấy.

Ngôi nhà cứu rỗi!

Cách đó không xa là ngôi nhà tạm lánh, cứu rỗi nhiều cuộc đời do linh mục Tịch xây dựng. Nhờ ngôi nhà này mà nhiều thai nhi được ra đời. Khéo khen cho ai nghĩ ra việc đặt ngôi nhà tạm lánh ở đây, vì muốn đi ra ngoài thì các thai phụ phải đi ngang nghĩa trang thai nhi - một cách nhắc nhở thai phụ phải nghĩ đến việc gìn giữ đứa con mình đang cưu mang, từ bỏ ý nghĩ chối bỏ con. Nếu ai đó xem những thai phụ ở đây là người thất bại trong tình trường thì tôi gọi đấy là những thai phụ dũng cảm, dám đấu tranh giữ lấy con mình.

Linh mục Tịch cho biết, hiện ông đang triển khai một chương trình nhà tạm lánh quy củ hơn. Theo đó, ông cho xây dựng mới một nhà tạm lánh rộng 700m2, 14 phòng với một sảnh lớn làm sân chơi cho các em… Ngoài việc muốn bảo vệ sự sống các thai nhi, ông còn muốn giúp chị em sống tốt đẹp bằng giá trị bản thân và có công ăn, việc làm.

Anh Phạm Quốc Vinh - quản lý nhà tạm lánh, chìa cho tôi xem quyển đăng ký tạm trú của nhà tạm lánh. Ba năm nay có hơn 40 thai phụ đã đến đây tạm lánh để chờ ngày “vượt cạn”. Tuy nhiên, theo anh Vinh con số này còn lớn hơn nhiều do trước đây chưa đăng ký tạm trú nên không vào danh sách.

Linh mục Tịch cho biết, hiện ông đang triển khai một chương trình nhà tạm lánh quy củ hơn. Theo đó, ông cho xây dựng mới một nhà tạm lánh rộng 700m2, 14 phòng với một sảnh lớn làm sân chơi cho các em… Ngoài việc muốn bảo vệ sự sống các thai nhi, ông còn muốn giúp chị em sống tốt đẹp bằng giá trị bản thân và có công ăn, việc làm.

Trong số hơn 40 thai phụ đã ở đây, hầu hết là công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp. Sau phút cuồng dại trong tình yêu, hậu quả là họ bỏ luôn cả công ăn việc làm, sự học để vào đây tạm lánh chờ sinh con. Hiện có hơn 30 chị đang tạm lánh ở đây.

Theo chân anh Vinh vào thăm các thai phụ, tôi chẳng thấy có dấu hiệu gì cho thấy đây là một thế giới của những thai phụ thất vọng và đầy nước mắt. Trong khu nhà tạm lánh có 8 phòng này lúc nào cũng nghe tiếng cười giòn giã của người lớn và trẻ con. Để tạo công ăn việc làm cho các thai phụ, linh mục Tịch mở xưởng kẹo ngay trong nhà tạm lánh. Hôm tôi đến bắt gặp khá đông thai phụ đang quây quần gói kẹo. Hầu hết thời gian trong ngày của họ là lao vào gói kẹo để kiếm tiền trang trải sau ngày “vượt cạn”.

L - một thai phụ ở đây cho biết nếu làm tích cực mỗi ngày cô cũng kiếm được 100.000 đồng. “Tiền kiếm được mỗi ngày, cha Tịch bảo cứ giữ lấy để tự chăm sóc sức khỏe và cho con cái sau này. Mọi chi phí khác cha lo” - L nói. L mang thai khi đang học lớp 12, cha em nhất quyết bắt phá vì không chịu được sự khinh miệt của xóm làng. Tuy nhiên, em quyết định giữ con và tìm đến nhờ sự giúp đỡ của cha Tịch. Theo L, sau khi sinh con, nếu cha mẹ không chấp nhận, em sẽ gửi con ở một cô nhi viện rồi vừa đi làm vừa học lại. Sau này khi ổn định em sẽ đến rước con.

Trường hợp của T - một thai phụ ở đây, còn gian nan hơn. Trước khi vào đây tạm lánh, T là một người có địa vị trong xã hội. Sự cố xảy ra, dòng họ cô chẳng ai chấp nhận. Cô phải trốn vào đây tạm lánh. Cô tâm sự dù với giá nào cũng sinh con và sau đó sẽ về với người yêu để xây dựng gia đình.

Linh mục Tịch cho biết, để đưa các thai phụ về đây tạm lánh là cả một quá trình thuyết phục căng thẳng. Hầu hết các thai phụ này khi gặp linh mục Tịch đều trong những giây phút giằng xé, hụt hẫng giữa việc giữ hay chối bỏ con. Ông cho biết thêm, trước ngày tôi đến đã có 4 thai phụ gọi điện nói về việc chối bỏ con. Sau khi nghe ông thuyết phục đã có 3 thai phụ đồng ý tạm lánh để giữ lấy con.


Theo Dân Việt

Những bóng hình Âm thầm phục vụ thai nhi bị bỏ rơi


Huế – mới những ngày cuối tháng 3 nhưng tiết trời oi bức như để chuẩn bị cho một mùa hè rực lửa sắp đến trên mảnh đất miền Trung. Vào ngày 30/3/2014 (Chúa Nhật IV Mùa Chay) tôi cùng anh em Đệ Tử Viện Dòng Thánh Tâm được trở “về nguồn”, trở về với vùng đất nằm ẩn khuất trong dãy Ngự Bình trùng điệp. Nơi chúng tôi đến là Nghĩa trang Thai nhi Ngọc Hồ, nơi yên nghỉ của rất nhiều những thai nhi vô tội không được chào đời, nghĩa trang thuộc địa hạt Giáo xứ Ngọc Hồ, Tổng Giáo phận Huế – Thành phố Huế. Đến với vùng đất này giúp tôi có dịp hiểu sâu xa ý nghĩa của sự phục vụ, ý nghĩa của sự sống và thấu hiểu hơn về giá trị đích thực của công việc tưởng chừng như vô nghĩa nhưng trái lại nó lại mang một ý nghĩa vô cùng cao cả: Đó chính là việc chăm sóc và phục vụ nghĩa trang. Điều đặc biệt ở đây mà tôi muốn nói đến là hình ảnh của một người đã dành trọn tâm huyết để lo cho các sinh linh bé nhỏ nhất của sự sống con người có được một chỗ yên nghỉ khi các em bị tước đoạt đi quyền sống.


Chuyến hành trình của chúng tôi được bắt đầu từ sáng sớm, chặng hành trình tuy khá xa nhưng ngay khi ánh nắng đầu tiên của ngày mới ló rạng thì chúng tôi cũng đã về được gần với núi rừng, nơi mà có nghĩa trang chôn cất các thai nhi. Giữa không gian núi đồi rộng lớn, cảnh vật thiên nhiên đang cố vươn mình lên để dành lấy sự sống thì chính nơi đây biết bao sinh linh bé nhỏ nhất của sự sống con người lại bị chôn vùi, các em không được nhìn thấy và cảm nhận cuộc đời này. Khi đến nơi, chúng tôi được sự hướng dẫn của chú Năng – Người mà đã dành tất cả tâm huyết, sức lực để chôn cất cho các hài nhi có chỗ yên nghỉ. Chú đã đưa chúng tôi đến với nghĩa trang thai nhi nằm trên đỉnh đồi của một vùng núi rộng. Hiện ra trước mắt tôi với hàng ngàn ngôi mộ nhỏ bé nằm gọn lỏn trong một không gian núi đồi, cây cỏ.


Qua trò chuyện với chú Năng thì tôi được biết, nghĩa trang thai nhi này chính là mảnh đất thuộc gia đình chú, nhưng chú đã lấy nó làm nơi chôn cất các sinh linh bé nhỏ kém may mắn khi không được cất tiếng khóc chào đời. Chú Năng cùng với gia đình đã dùng mảnh đất này để tôn tạo thành một vùng nghĩa trang và hằng ngày lo chăm sóc và đem các thai nhi vô tội về chôn cất. Với dáng người hao gầy, trạc tuổi tứ tuần, da ngăm đen sạm nắng vì công việc, và mặc cho công việc nhà vất vả của một người trụ cột phải lo lắng trong gia đình, phải nuôi 6 người con ăn học nhưng chú Năng vẫn dành nhiều thời gian cho việc tôn tạo nghĩa trang một cách khang trang, đẹp đẽ.

Chú còn tâm sự thêm rằng: Công việc chăm sóc và bảo vệ nghĩa trang Thai nhi đã được chú thực hiện được hơn 20 năm nay và hiện nay số lượng ngôi mộ thai nhi đã được đem về nơi đây là khoảng 50.000 em. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số nhỏ trong sự thống kê mà chú đã thu nhận về nghĩa trang Thai nhi Ngọc Hồ trong Thành phố này mà thôi. Bên cạnh đó còn biết bao hài nhi vẫn bị tước đoạt sự sống hàng ngày mà không có ai biết đến. Trên khuôn mặt, ánh mắt của chú khi tâm sự với tôi thoáng hàng hiện lên một nỗi buồn khó tả. Dường như tất cả nỗi niềm chú đã và đang dành cho các sinh linh bé bỏng nhất của sự sống con người.

Chú hướng dẫn chúng tôi dọn dẹp và tôn trang lại các ngôi mộ, quét dọn lá cây rừng, tân trang ngôi mộ cho sạch sẽ hơn. Điều mà tôi không khỏi e ngại và lo lắng là diện tích nghĩa trang vẫn được mở rộng thêm. Chính điều này tạo nên một câu hỏi lớn mà buộc lòng chúng ta phải nghĩ tới: Tại sao lại không dừng ở trong chính diện tích khuôn viên nghĩa trang này hầu dừng lại tội ác phá thai để sự sống của con người được bảo tồn và phát triển mà lại mở rộng thêm diện tích của nghĩa trang? Nói đến điều này, chính mỗi người chúng ta đang dần liên tưởng đến sự sống của các thai nhi đang trong tình trạng bị hủy diệt. Diện tích nghĩa trang được mở rộng cũng chính là nói đến tình cảnh và số phận của các em lại phải tiếp tục bị chôn vùi trong mảnh đất này. Đứng trước điều này chúng ta thấy được rằng nhân phẩm và tình thương của một số người làm cha, làm mẹ đã mất đi, họ đã hủy diệt chính mầm sống là máu thịt của mình. Họ có biết cho chăng đáng lẽ các em phải được sinh ra, được lớn lên, được trưởng thành trong nhân cách con người. Thế nhưng, ngay từ trong thai mẫu các em đã phải giã từ cuộc sống này để yên nghỉ trong lòng đất quạnh quẽ ở chốn hoang vu.

Suốt cả buổi lao động trong nghĩa trang này, mặc cho trời nắng và thời tiết oi bức mỗi người chúng tôi vẫn hăng say để sửa lại và làm lại các ngôi mộ thai nhi cho sạch và mới hầu mong an ủi phần nào sự mất mát và kém may mắn nơi số phận của các em. Đây cũng chính là điều mà chú Năng và mọi người yêu chuộng sự sống, tôn trọng quyền sống và có trái tim yêu thương hằng ấp ủ và dành trọn con tim cho sinh linh các thai nhi vô tội. Hành trình trở “về nguồn” của chúng tôi được kết thúc trong ngày nhưng dư âm của chuyến đi vẫn vang vọng mãi trong lòng mỗi người. Những yêu thương, tình cảm của những người ngày đêm lo âu cho sự sống, vẫn không ngừng khắc khoải cho tiếng nói bảo vệ sự sống cho con người.

Trở về nguồn!
Tiếng đời thêm sâu lắng
Cảm nghiệm yêu thương trong chính trái tim mình.

Nguồn: Giesu.net

Tôi đi nhặt hài nhi

Tình trạng nạo phá thai đang trở thành vấn nạn với nhiều quốc gia trên thế giới. Những hiểm họa khôn lường và việc làm tàn nhẫn ấy thực sự là một điều nhức nhối trong xã hội hiện đại. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề nạo phá thai qua sự kiện Nạo phá thai của chuyên mục Tình yêu giới tính trên Eva.vn để có thêm những kiến thức giới tính cho riêng mình.

Theo số liệu của Ủy ban Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,6 triệu ca sinh, cũng bằng số này là những ca nạo phá thai. Đã có những câu chuyện hết sức đau đớn về việc nạo phá thai, cho thấy cần phải có những quy định nghiêm khắc hơn về tránh thai và kiểm soát nạo phá thai.Những thai nhi từ 9 tuần đến 6 tháng bị vứt bỏ vào sọt rác, bồn rửa tay, thậm chí đổ xuống đất… từ các phòng khám tư nhân. Và những người trẻ thiện nguyện phải đi nhặt nhạnh về chôn cất. Tôi đã theo chân Nguyễn Quế (tự Dũng) – một tay “nhặt” thai nhi “gạo cội” ở thành phố Biên Hòa (Đồng Nai)…Từ “đề pô”…Trước khi đi, Dũng ấn sau lưng tôi cái thùng inox đựng thai nhi rồi cho biết, 3 năm nay cái thùng này đã đựng vài ngàn thai nhi lớn nhỏ. Tôi nghe mà xương sống như… đóng băng!

Quả thật vào thời điểm nhá nhem tối thế này việc đi “nhặt” người chết với tôi chẳng khác nào một cực hình. Tôi chạy xe mà như hồn tiêu phách tán! Sau một hồi lòng vòng từ Biên Hòa đi Dĩ An (Bình Dương), chúng tôi cho xe tấp vào một xóm lao động nghèo. Tại đây, một tủ đông đựng thai nhi được đặt dưới tầng hầm của một nhà nguyện Công giáo. Tại cái “đề pô” này, một vài bạn trẻ đã lãnh nhận công việc đi các phòng khám trong khu vực để “nhặt” thai nhi rồi gửi vào. Cuối tháng, Dũng cho xe đến gom thai nhi rồi đem về Biên Hòa chôn cất. Theo Dũng, anh và linh mục Nguyễn Văn Tịch (Chánh xứ Tây Hải) chở cái tủ đông này đến gởi tại đây để làm nơi giữ thai nhi.“Lần đầu đi lấy thai nhi tại đây, vì chưa biết là nhiều hay ít nên tôi chỉ bỏ túi 2 cái bao xốp. Đến khi lấy mới tá hỏa, 2 cái bao xốp không đựng đủ số thai nhi. Tôi cố nhét cho hết số thai nhi vào bao xốp rồi tất tả chạy đến tiệm tạp hóa mua cái hộp giấy để đựng. Bà chủ tiệm tạp hóa thấy tôi xổ ra lỉnh kỉnh hũ lớn nhỏ bèn hỏi là gì, tôi bịa là hũ đựng thuốc rồi hối hả biến luôn” – Dũng kể. Lần ấy, Dũng mang về gần 40 thai nhi.Một bạn trẻ thấy chúng tôi đến lấy thai nhi bèn vội vã mở cửa phòng giữ tủ đông. Quả thật khi mở tủ đông, nếu không biết người ta sẽ nhầm lẫn đây là những hũ kem đóng băng chứ không phải thai nhi. Những lớp hũ thai nhi lớn, nhỏ được xếp rất gọn gàng. Hai bạn trẻ đi với chúng tôi nhẹ nhàng bê từng hũ thai nhi từ cái tủ đông cho vào thùng inox mang theo 36 mạng người bị chối bỏ!… đến phòng khámNhóm “nhặt” thai nhi của Dũng có khoảng chục bạn trẻ. Nếu như công việc lấy thai nhi của Dũng ở “đề pô” thì các bạn trẻ khác phải đi “nhặt” thai nhi ở các phòng khám tư nhân.

Nguyễn Quế (người đội mũ bảo hiểm) đang chuẩn bị dụng cụ để đi lấy thai nhi ở Bình Dương

Phạm Thị Hương – một bạn trẻ đi “nhặt” thai nhi tại các phòng khám ở thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết: “Những ngày đầu đi xin thai nhi tại các phòng khám oải lắm. Nhân viên phòng khám gần như xua đuổi mình. Thậm chí, họ nghĩ mình lấy thai nhi về làm những chuyện bậy bạ”. Tuy nhiên, “cái ải” khó vượt nhất của các bạn trẻ này là chứng kiến các thai nhi bị chà đạp. “Sau khi nạo phá thai xong, nhân viên phòng khám thường cho thai nhi vào bọc xốp rồi ném vào sọt rác. Có khi, tôi đến phòng khám đã thấy một “đống hổ lốn” thai nhi nằm trong bồn rửa tay, thậm chí bị đổ xuống nền đất” – chị Hương bùi ngùi kể.

Chị Hương cho biết thêm, thai nhi sau khi đưa về sẽ được tắm rửa, cắt nhau, cắt rốn, mặc đồ mới… từ bàn tay của các bạn trẻ đi “nhặt” thai nhi. Có thai nhi khi xổ ra từ mớ nhau, nước ối, gương mặt em vẫn trắng hồng như tươi cười chào đón ngày mới.Tuy nhiên, đối với Phạm Hoàng Quân, ám ảnh nhất là khi chứng kiến những thai nhi 6-7 tháng bị cha mẹ chối bỏ. Quân cho biết vừa “nhặt” được một thai nhi gái 6 tháng tuổi bị phá tại một phòng khám tư nhân ở phường Long Bình (Đồng Nai). “Em hoàn thiện hết rồi, hai cánh tay nhỏ xíu, đôi mắt nhắm nghiền và cái miệng nhỏ xinh xắn… Tội lắm khi thấy em nằm co ro!” – Quân thổ lộ. Chính tay Quân mang em về, rồi tắm rửa, mặc quần áo… để chuẩn bị đưa đi chôn chung với hàng trăm thai nhi khác.
Theo Linh mục Nguyễn Văn Tịch, hiện ông đang có 3 cái “đề pô” giữ thai nhi được bố trí ở Thủ Đức (TP.HCM), Dĩ An (Bình Dương) và Trảng Bom (Đồng Nai). Mỗi tháng số thai nhi được lấy về từ 3 “đề pô” này vào khoảng 100. Cộng với 7 phòng khám tư nhân ở thành phố Biên Hòa, mỗi tháng linh mục Tịch mang về chôn cất khoảng 200 thai nhi.


Trung bình mỗi tháng, Quân “nhặt” 50 thai nhi tại các phòng khám.Được biết, nhóm đang “nhặt” thai nhi tại 7 phòng khám ở thành phố Biên Hòa. Giờ nhân viên các phòng khám này đã ý thức hơn về việc giữ gìn các thai nhi. Sau khi nạo phá thai, họ cho các thai nhi vào hũ chờ các bạn trẻ đến “nhặt” về. Tất nhiên, nhân viên phòng khám chỉ tuồn thai nhi ra ngoài theo một hệ thống bí mật nhất định. Chia sẻ công việc đi “nhặt” thai nhi, chị Nguyễn Thị Mai – một người đi “nhặt” thai nhi tại khu vực huyện Trảng Bom cho biết: “Sau khi nạo phá thai, nhân viên phòng khám cho thai nhi vào hộp xốp rồi đặt vào một góc phòng khám để tôi đến lấy. Thấy tội “các em” quá, sau này tôi mới đưa hũ nhựa để nhân viên phòng khám bỏ thai nhi vào”. Nguyên tắc bỏ và “nhặt” thai nhi là như thế. Không một ai, ngoài người bỏ và “nhặt” thai nhi, biết ở góc phòng ấy luôn có những thai nhi nằm chết cóng!

Anh Nguyễn Ngọc Sơn – một người đi lấy thai nhi ở khu vực thành phố Biên Hòa, thổ lộ: “Tôi biết có một phòng khám bỏ thai nhi nhiều lắm nhưng không xin họ được”. Có lẽ, nhân viên phòng khám không xem những thứ nạo phá xong là người! Hoặc chẳng ai muốn “vạch áo cho người xem lưng”. Chỉ tội cho các thai nhi, thay vì được mở mắt chào đời, nhìn đấng sinh thành lại trở thành rác và bị vứt ở xó xỉnh nào đấy.

Nguồn: Dân Việt

Đức Thánh Cha nói về trẻ chưa sinh và người cao niên

Hôm nay, 11 tháng Tư, 2014, nói chuyện với phong trào phò sự sống, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại tình yêu của Giáo Hội đối với sự sống con người, nhấn mạnh rằng cần phải bảo vệ sự sống ấy nhất là ở hai giai đoạn chủ yếu là bắt đầu (trẻ chưa sinh) và kết thúc (người cao niên). Sau đây là nguyên văn lời ngài:

Anh chị em thân mến,

Tôi xin ngỏ lời chào mừng thân ái tới từng anh chị em. Tôi chào mừng Ngài Carlo Casisni và cám ơn ngài về những lời tốt đẹp ngỏ với tôi, nhưng trên hết tôi ngỏ lời cám ơn ngài về tất cả mọi công trình ngài đã thực hiện trong nhiều năm qua trong Phong Trào Phò Sự Sống. Tôi hy vọng rằng khi Chúa gọi ngài, thì chính các trẻ em sẽ ra mở cửa đón ngài vào trên ấy! Tôi xin chào mừng các vị chủ tịch các trung tâm trợ giúp sự sống và những ai có trách nhiệm đối với các dịch vụ khác nhau, đặc biệt là “Dự Án Gemma”, một dự án trong 20 năm qua, dưới một hình thức liên đới đặc biệt cụ thể, đã làm cho việc hạ sinh nhiều trẻ nhỏ trở thành khả thể mà nếu không có nó, thì các em đã không được chào đời. Xin cám ơn anh chị em vì các chứng từ anh em đưa ra để cổ vũ và bênh vực sự sống từ lúc tượng thai!

Tất cả chúng ta đã biết, sự sống con người là thánh thiêng và bất khả xâm phạm. Mọi dân quyền đều hệ ở việc thừa nhận quyền thứ nhất và quyền căn bản là quyền sống, một quyền không phụ thuộc bất cứ điều kiện nào, dù là phẩm chất hay kinh tế, càng không phải là ý thức hệ.

“Điều răn ‘chớ giết người’ đặt ra một giới hạn rõ ràng nhằm bảo vệ giá trị sự sống con người thế nào, thì ngày nay, ta cũng phải nói ‘chớ giết người’ như thế đối với một nền kinh tế loại trừ và bất bình đẳng. Nền kinh tế như thế là nền kinh tế giết chóc… Những con người nhân bản bị coi như hàng hóa tiêu thụ, để dùng rồi vứt bỏ. Chúng ta đã dựng nên một nền văn hóa ‘vứt bỏ’; nền văn hóa này đang lan tràn (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, 53). Và thế là người ta vứt bỏ cả sự sống.

Một trong các nguy cơ trầm trọng nhất thời nay là việc ly dị giữa kinh tế và luân lý, giữa các khả thể do thị trường cung cấp với mọi mới mẻ kỹ thuật của nó và các qui luật sơ đẳng của bản tính con người, bị lãng quên hơn bao giờ hết. Do đó, ta cần phải xác định sự chống đối mạnh mẽ đối với mọi mưu toan trực tiếp chống lại sự sống, nhất là sự sống vô tội và yếu ớt, và trẻ chưa sinh còn trong bụng mẹ là người vô tội hơn cả. Chúng ta nhớ lại lời của Công Đồng Vatican II: “Do đó, từ giây phút được tượng thai, sự sống phải được bảo vệ với một sự săn sóc lớn nhất vì phá thai và sát nhi là những tội ác không thể nào tả xiết” (Hiến Chuế Vui Mừng và Hy Vọng, 51). Tôi còn nhớ, lâu lắm rồi, tôi có một cuộc hội bàn với các bác sĩ. Sau cuộc hội bàn ấy, tôi đã đến chào thăm họ, việc này xẩy ra lâu lắm rồi. Tôi ngỏ lời chào họ, chuyện trò với họ, và một bác sĩ mời tôi ra một chỗ. Ông có một gói đồ và ông nói với tôi: “Thưa cha, con muốn để lại chiếc gói này cho cha. Đây là những dụng cụ con từng dùng để phá thai. Con đã tìm thấy Chúa, con đã ăn năn, và hiện nay con tranh đấu cho sự sống”. Ông trao cho tôi tất cả những dụng cụ ấy. Anh chị em hãy cầu nguyện cho người đàn ông tốt lành này!

Chứng tá phúc âm này luôn cần được nêu ra cho bất cứ ai là Kitô hữu: để bảo vệ sự sống một cách can đảm và đầy yêu thương trong mọi giai đoạn của nó. Tôi khuyến khích anh chị em luôn luôn làm như thế với một phong thái gần gũi, cận kề: để mọi phụ nữ cảm thấy mình được coi như một con người, được lắng nghe, được tiếp nhận và được hỗ trợ.

Chúng ta đã nói về trẻ em: các em đông biết bao! Nhưng tôi cũng muốn nói về các ông bà, một thành phần khác của sự sống! vì ta cũng phải săn sóc các ông bà nữa, bởi các trẻ em và các ông bà đều là niềm hy vọng của một dân tộc. Các trẻ em, các người trẻ (là hy vọng) vì các em đem họ tiến lên, các em sẽ đem các dân tộc tiến lên phía trước; còn các ông bà (là hy vọng) vì các ngài có sự khôn ngoan của lịch sử, các ngài là ký ức của một dân tộc. Để bảo vệ sự sống giữa thời buổi trẻ em và các bậc ông bà rơi vào nền văn hóa vứt bỏ này và bị coi như đồ vật để phế thải. Không! Trẻ em và các ông bà là hy vọng của một dân tộc!

Anh chị em thân mến, ký ức về người mẹ lập tức xuất hiện trong tâm trí chúng ta. Chúng ta hãy hướng về Mẹ chúng ta; xin ngài che chở tất cả chúng ta. Kính mừng Maria…

Hai phép lạ bảo vệ sự sống và gia đình

Trong khi ấy, trước lễ phong hiển thánh cho Đức Gioan Phaolô II, cha Slawomir Oder, thỉnh nguyện viên án phong thánh cho ngài, lên tiếng nhấn mạnh tới sự quan tâm đặc biệt của ngài đối với sự sống và gia đình.

Cha cho hay: Đức Gioan Phaolô II muốn được tưởng niệm vì các chủ đề gần gũi với cuộc sống hàng ngày của người ta. Cha nói: “Suốt nhiều năm dài trong triều giáo hoàng của ngài, ngài đã đề cập tới nhiều chủ đề, nhiều vấn đề. Tuy nhiên, chính ngài nói rằng nếu có lúc nào Giáo Hội tưởng nhớ tới ngài, thì ngài thích được tưởng nhớ như vị Giáo Hoàng của sự sống và của gia đình”.

Thực vậy, hai phép lạ dọn đường cho việc phong chân phước và phong hiển thánh cho ngài đều liên quan tới sự sống và gia đình.

Về án phong chân phước, một nữ tu người Pháp là Dì Marie Simon-Pierre, vốn làm việc tại một trung tâm sinh nở, đã nhờ lời cầu bầu của Đức Gioan Phaolô II mà khỏi bệnh Parkinson.

Còn về án phong hiển thánh, phép lạ được gán cho ngài là việc chữa lành bà Floribeth Mora, người vốn cầu nguyện để chồng bà, con cái và các cháu không mất vợ, mẹ và bà.

Ngoài ra, cha Oder còn cho hay: đa số thư từ mà cha nhận được đều cám ơn Đức Gioan Phaolô II vì nhờ lời cầu bầu của ngài mà các cặp vợ chồng đã làm hòa trở lại, sinh con sinh cái. Cha bảo: “Sau tang lễ của Đức Gioan Phaolô II, nhiều gia đình được ơn sinh con cái. Họ bèn lấy tên ngài đặt tên cho đứa trẻ như Charles, Carolina, Gioan hay Giaon Phaolô, rất nhiều trường hợp như thế.

Cha nhớ trường hợp một cặp vợ chồng Đức viết thư nói về hồng ân của họ. Họ bị khủng hoảng gia đình nhưng sau đó vượt qua được cơn khủng hoảng này nhờ nghe bài giáo lý của Đức Gioan Phaolô II về gia đình. Nhất là loạt bài giáo lý của ngài tựa là “Chúa dựng nên họ có nam có nữ” về thần học thân xác.

Nhân dịp lễ phong hiển thánh sắp tới, cha Oder phân phối hàng ngàn tấm hình của Đức Gioan Phaolô II. Một số tấm hình này có chứa mảnh vải nhỏ từ chiếc áo chùng của ngài, để số đông người có thể có được một chút gì đó của vị giáo hoàng mà họ biết nhiều hơn cả trong suốt đời họ.

Vũ Văn An

Nguồn: vietcatholic.net

Phục vụ sự sống: sứ mạng của giới y - bác sỹ Công giáo

Lm. Đaminh Nguyễn Tuấn Anh
Bài thuyết trình cho giới y chức của giáo phận Xuân Lộc
nhân dịp Tĩnh tâm mùa Chay, ngày 16-03-2014


Dẫn nhập

Sáng 20-9-2013, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến 100 bác sĩ sản khoa tham dự Hội nghị lần thứ 10 của Liên hiệp quốc tế các hiệp hội bác sĩ Công Giáo với chủ đề bác sĩ Công Giáo và việc săn sóc người mẹ. Trong buổi tiếp kiến này, ĐTC đã nhận định về thực trạng nhiều mâu thuẫn của nghành y hiện nay:



“Trong nghề y khoa hiện nay, một đàng có sự hăng say tìm kiếm những tiến bộ trong việc trị bệnh, nhưng đàng khác người ta thấy có nguy cơ bác sĩ đánh mất căn tính của mình là người phục vụ sự sống, và nhiều khi không tôn trọng chính sự sống. Người ta cũng thấy tình trạng mâu thuẫn này qua hiện tượng: trong khi người ta gán cho con người những quyền mới, nhiều khi chỉ là quyền giả tạo, thì họ lại không luôn bảo vệ sự sống như giá trị đầu tiên và là quyền tiên quyết của mỗi người.”[i]

Sau đó, Đức thánh cha nhắc lại rằng “mục tiêu tối hậu của hoạt động y khoa vẫn luôn là bảo vệ sự thăng tiến sự sống”, trong đó các bác sĩ công giáo có sứ mạng sống chứng tá Tin mừng bằng việc dấn thân bảo vệ sự sống.

Được gợi hứng từ bài nói chuyện của Đúc Thánh Cha, tôi xin có vài điều chia sẻ với cộng đoàn về đề tài: Y-Bác sĩ công giáo và sứ mạng bảo vệ sự sống, qua ba ý chính: 1/ Sự sống con người theo quan điểm kito giáo; 2/ sứ mạng của nghành y nói chung trong việc bảo vệ sự sống; 3/ và cuối cùng là sứ mạng bảo vệ và thăng tiến sự sống của các nhân viên Công giáo trong nghành y tế.


1. Sự sống con người theo quan điểm Kitô giáo[ii]

Sự sống con người có giá trị đặc biệt cho cả người có niềm tin cũng như không có niềm tin. Thông thường ai cũng yêu quý và bảo vệ mạng sống mình. Tuy nhiên, quan niệm khác nhau về sự sống dẫn đến cách hành xử khác nhau. Ẩn giấu sau những mâu thuẫn được Đức Thánh cha nhắc đến là những quan niệm khác nhau về sự sống. Quan niệm duy vật đánh mất chiều kích siêu việt của con người, giam hãm con người trong khung trời vật chất và giới hạn sự sống con người trong sự sống thể lý, sự sống ở đời này. Khi đó, tiêu chuẩn đánh giá con người không dựa trên điều “họ là” nhưng trên điều “họ có”, nghiã là dựa trên hiệu quả công việc, tài năng và tài sản... Như thế những người nghèo, tật nguyền, già cả có nguy cơ bị loại ra bên ngoài. Có quan niệm hạ giá sự sống con người thành một thiện ích trong những thiện ích khác, ngang hàng với an sinh xã hội, của cải, thú vui giải trí…

Đối với niềm tin công giáo, chúng ta khẳng định rằng Thiên Chúa tạo dựng con người và vạn vật. Ngài tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài để nó sống mãi và sống hạnh phúc với Ngài. (x. Kn 1,13-14; 2,23-24).

a. Sự sống là một hồng ân của Thiên Chúa

Trong Thánh Kinh, sự sống con người xuất hiện như chóp đỉnh của công trình tạo dựng (x. St 1,26). Nó nhận được sự chúc lành của Thiên Chúa và trổi vượt trên mọi hình thức khác của sự sống (x. St 1,28). Sự sống này không chỉ giới hạn nơi sự tồn tại thể lý, nhưng còn trải rộng đến mọi chiều kích của cuộc sống. Tuy nhiên, ta không được coi sự sống là một giá trị tuyệt đối, tối thượng mà phải đặt nó trong sự phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.[iii] Sự sống trần gian chỉ là một hình bóng, một sự chuẩn bị cho sự sống đích thực và dồi dào (x. Ga 10,10) mà Đức Kitô mang lại cho con người. Nếu sự sống tự nhiên là một ân huệ cao quý Chúa ban cho con người thì sự sống vĩnh cửu còn cao quý hơn nữa (x. Rm 6,11; C1 3,3). Thái độ của con người trước hồng ân này là đón nhận với lòng biết ơn và trân trọng ; đồng thời khám phá và tìm cách thực hiện chương trình Thiên Chúa muốn cho mỗi người (x. Ga 3,16).

b. Sự sống là một điều thánh thiêng

Sự sống là một điều thánh thiêng bởi vì nó phát xuất từ Thiên Chúa. Theo Thánh Kinh, sự sống trước hết là chính Thiên Chúa, vì Người là Thiên Chúa hằng sống[iv]. Tiếp đến, sự sống chính là phẩm tính riêng biệt của Thiên Chúa (x. Ga 5,26; 14,6) và Ngài thông truyền nó cho con người (x. St 2,7; Đnl 6,24; Ga 3,35; 5,26). Khác với các thụ tạo khác, con người tham dự vào sự sống của Thiên Chúa một cách đặc biệt: con người là hình ảnh của Thiên Chúa hằng sống, được tạo dựng để trở nên giống Đấng Tạo Hóa. Vì thế, sự sống mà họ mang trong mình là một thực tại thánh thiêng và bất khả xâm phạm. Làm tổn hại sự sống con người là xúc phạm đến chính Thiên Chúa ; và ngược lại bảo vệ và thăng tiến sự sống là tôn vinh Thiên Chúa.[v] Thánh giáo phụ Iréné xác quyết : « Vinh quang Thiên Chúa là con người sống động » (la gloire de Dieu, c’est l’homme vivant).


c. Chỉ có Thiên Chúa mới là chủ tể của sự sống

Tính thánh thiêng và bất khả xâm phạm của con người còn phát xuất từ việc chỉ Thiên Chúa mới là chủ tể duy nhất của sự sống và sự sống con người phản ánh tính thánh thiêng và bất khả xâm phạm của chính Thiên Chúa. « Duy chỉ Thiên Chúa là chủ tể sự sống từ khi nó bắt đầu cho đến lúc nó kết thúc, nên không ai trong bất cứ trường hợp nào có thể đòi cho mình quyền trực tiếp hủy diệt một con người vô tội ».[vi] Tuy nhiên, vì con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, nên cũng được Ngài mời gọi và cho tham dự quyền chủ tể của Ngài đối với sự sống : « Thiên Chúa đã chúc lành cho họ và bảo họ rằng: hãy sinh sôi nảy nở đầy dẫy trên mặt đất và bá chủ nó! Hãy cai trị trên cá biển chim trời và mọi loài sinh vật bò trên đất » (St 1,28). Con người được cộng tác với Thiên Chúa trong việc cai quản vạn vật và phục vụ sự sống được ban cho chính mình.

d. Sự sống con người phải được tôn trọng ngay từ lúc thụ thai cho đến khi chết.

Ngay từ giây phút bắt đầu hiện hữu, con người phải được đối xử như một con người và được kẻ khác nhìn nhận các quyền làm người, trong đó có quyền được sống là quyền bất khả xâm phạm của người vô tội.[vii]

Sự sống con người, từ khởi đầu cho đến khi kết thúc, có thể nói là điều thiện hảo lớn nhất trên trần gian. Đón nhận, bảo vệ, và chăm sóc và chữa trị sự sống con người, nhất là sự sống thể lý, là sứ mạng cao quý, là mục tiêu tối hậu của nghành y.



2. Sứ mạng của nghành y: phục vụ và thăng tiến sự sống

ĐTC nói: ”Giáo Hội kêu gọi lương tâm của mọi người chuyên nghiệp và thiện nguyện trong y khoa, đặc biệt là các bác sĩ sản khoa, hãy cộng tác vào việc sinh sản những sự sống mới. Não trạng duy lợi ích hiện nay, thứ văn hóa ”xài rồi bỏ”, đang nô lệ hóa tâm trí nhiều người, đang tạo nên một thiệt hại lớn: nó đòi phải loại bỏ con người, nhất là những người yếu thế về mặt thể lý và xã hội. Câu trả lời của chúng ta cho não trạng này là quyết liệt, không chút do dự, trong việc bênh vực sự sống. Quyền đầu tiên của con người là quyền sống.”



a. Đón nhận và bảo vệ sự sống

ĐTC mời gọi các bác sĩ cộng tác vào việc sinh sản những sự sống mới. Ngày hôm nay, những tiến bộ vượt bậc trong lãnh vực y khoa mang lại nhiều cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn và cho phép việc chăm sóc các thai nhi được tốt hơn. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh giảm đáng kể, sức khoẻ của các bà mẹ được cải thiện. Tuy nhiên một thực tế khác khiến chúng ta phải giật mình là tỉ lệ phá thai gia tăng với nhiều nguyên do khác nhau: ưu sinh, đạo đức (bảo toàn danh dự), trị liệu, thí nghiệm… Sự hỗ trợ hữu hiệu của y khoa trong việc chẩn đoán tình trạng của thai nhi có thể trở thành bản án tử hình, quyết định vĩnh viễn số phận của thai nhi. Thay vì nhắm đến bảo vệ và thăng tiến sự sống, thì trong trường hợp này, y khoa lại phục vụ cho việc giết chết sự sống, nhất là sự sống của những thai nhi vô tội.[viii]

Giáo hội luôn lên tiếng bảo vệ quyền đầu tiên của con người là sống và chống lại việc phá thai. Các kito hữu làm việc trong lãnh vực y khoa, được mời gọi cách đặc biệt, cùng với GH dấn thân bảo vệ quyền sống của các thai nhi và chống lại hình thức giết người êm dịu. Quả là một thách đố cho các y bác sĩ Công giáo làm việc trong các bệnh viện tiến hành phá thai. Luân lý kito giáo không cho phép họ tham gia, cộng tác vào tội ác này.


b. Trong việc chăm sóc sức khoẻ và việc trị liệu

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có chia sẻ rằng: “Nghề y không thể coi là một ngành kinh doanh, một mũi nhọn kinh tế, vì nếu như thế người ta sẽ nghĩ đến việc khai thác tối đa lợi nhuận trên sức khỏe con người! Người thầy thuốc thường mất ăn mất ngủ trước một ca bệnh lý, thường bứt rứt ăn năn dài lâu trước một lỡ lầm đôi khi không sao tránh khỏi trong lúc hành nghề! Xã hội cần tôn trọng và đánh giá đúng sự đóng góp của người thầy thuốc để giúp họ sống xứng đáng với vai trò, chức năng mà xã hội đã giao phó.”[ix]

Sứ mạng cao quý và nền tảng của Bác sĩ là phục vụ bệnh nhân để cứu sống, để duy trì hoặc phục hồi sức khoẻ cho bệnh nhân. Giáo hội đánh giá rất cao vai trò và sự đóng góp của nghành y trong việc phục vụ sự sống con người; đồng thời bày tỏ quan điểm, đưa ra những định hướng, nhất là nhấn mạnh chiều kích nhân bản để nghành y thực hiện đúng ơn gọi của mình.

- Nhân bản hoá các mối liên hệ giữ bệnh nhân và tập thể những người có trách nhiệm giúp họ phục hồi sức khoẻ. Đó phải là mối tương quan nhân vị giữa bác sĩ với “người bệnh” chứ không phải là với “con bệnh”. Các bác sĩ chân chính là người biết ưu tiên quan tâm đến quyền lợi của bệnh nhân và làm hết sức mình để cứu chữa bệnh nhân theo khả năng chuyên môn của mình. Ông còn phải làm những gì có lý mà bệnh nhân yêu cầu ông làm. Bởi đó, trước tiên bác sĩ có bổn phận phải nắm chắc các ước nguyện của bệnh nhân hay của những người đại diện bệnh nhân.

- Nhân bản hoá các sinh hoạt và các dịch vị y tế nhằm chăm sóc sức khoẻ và và cứu chữa bệnh nhân. Các nhân viên nghành y không được lạm dụng kỹ thuật bằng cách biến bệnh nhân thành phương tiện nghiên cứu và cũng không được điều trị bệnh nhân bằng mọi giá, bất chấp ý muốn của họ. Các y, bác sĩ không được phép gây hại các bệnh nhân do những động cơ chính trị hay do lợi lộc nào đó và cũng không được can thiệp một cách thô bạo sự sống con người.

Các bác sĩ và y tá có bổn phận không những phải chữa lành và giảm bớt sự đau đớn, mà còn phải kéo dài sự sống bao lâu có thể’. (tr. 238) Tuy nhiên, trong trường hợp việc kéo dài sự sống là kéo dài sự đau khổ một cách vô vọng, bác sĩ có thể đề nghị ngưng việc chữa trị và ngừng sử dụng các thiết bị. Dĩ nhiên, ta cũng phải tôn trọng và thực hiện những ước nguyện hợp lý của bệnh nhân trong việc sử dụng các phương pháp điều trị nhằm kéo dài sự sống.

- Nhiệm vụ của bác sĩ là cứu sống, là chữa lành, là làm giảm bớt sự đau khổ. Để chu toàn sứ mạng của mình, thầy thuốc/bác sĩ cần cập nhật hóa những kiến thức của mình vì ‘nền y học hiện đại cùng với những khả năng và đòi hỏi gia tăng không ngừng đòi các thầy thuốc ngày phải chuyên môn hơn. Không phải bác sĩ nào cũng chuyên môn như nhau trong hết mọi lãnh vực của y học. Thế nên ý thức giới hạn của mình, họ sẽ tìm sự giúp đỡ của các thầy thuốc khác mỗi khi tình trạng của bệnh nhân đòi hỏi thế.



3. Sứ mạng của bác sĩ Công giáo: chứng nhân và người phân phát nền văn hoá sự sống [x]

Ngoài những đức tính cần thiết mà y đức đòi hỏi và giáo huấn Hội thánh yêu cầu, các bác sĩ công giáo còn được mời gọi chiêm nhắm và thể hiện hai dung mạo gợi hứng từ Kinh thánh như sau:

- Khi phục vụ bệnh nhân, các bác sĩ công giáo được mời gọi để khám phá hình ảnh Đức Kito đau khổ nơi các bệnh nhân của mình (Mt 25,31-46). Khi phục vụ những người khổ đau, bệnh tật và đụng chạm đến nỗi đau của con người, họ đang phục vụ chính Đức Kitô.

- Khi chăm sóc và chữa lành những người bệnh, họ còn thể hiện dung mạo Đức Kito, Đấng chữa lành những người đau bệnh tật nguyền.

Chiều kích thiêng liêng này thúc đẩy anh chị em công giáo làm việc trong nghành y dấn thân cách hăng hái và quyết liệt hơn trong việc bảo vệ và cổ võ nền “văn minh sự sống” dù đôi khi anh chị em phải chấp nhận “lội ngược dòng”. Môi trường làm việc của anh chị em có nhiều thách đố nhưng cũng đầy hứa hẹn cho việc loan báo Tin mừng tình thương của Chúa.



Kết luận

Xin mượn lời ĐTC trong buổi tiếp kiến các Bác sĩ ngày 20-3-2014 để kết luận bài chia sẻ này:

“Các bạn bác sĩ thân mến, là những người được kêu gọi săn sóc sự sống con người trong giai đoạn đầu tiên, xin các bạn hãy nhắc nhở cho tất cả mọi người, bằng việc làm và lời nói, rằng sự sống luôn luôn là thánh thiêng trong mọi giai đoạn và mọi lứa tuổi và luôn luôn có chất lượng. Đây không phải là một xác tín đức tin, nhưng còn là của lý trí và khoa học! Không có sự sống con người nào thánh thiêng hơn sự sống khác, cũng như không có một sự sống con người nào có ý nghĩa hơn về phẩm chất hơn sự sống khác. Uy tín của một hệ thống y tế không phải chỉ được đo lường bằng hiệu năng, nhưng nhất là bằng sự quan tâm và yêu thương đối với con người, sự sống của họ luôn có tính chất thánh thiêng và bất khả xâm phạm”.

Các bác sĩ hãy sống và hoạt động phù hợp với ơn gọi Kitô. Đối với nền văn hóa ngày nay, hãy góp phần giúp người khác nhận ra chiều kích siêu việt, dấu vết công trình sáng tạo của Thiên Chúa trong sự sống con người, ngay từ lúc đầu tiên sau khi được hoài thai. Sự dấn thân tái truyền giảng Tin Mừng như thế nhiều khi đòi tín hữu phải đi ngược dòng, trả giá bằng chính con người của mình. Chúa đang hy vọng nơi anh chị em để phổ biến Tin Mừng sự sống”.[xi]

Cầu chúc các y bác sĩ Công giáo luôn tự hào và sống xứng đáng với nghề y cao cả mà mình đã chọn lựa, theo tinh thần mà Chúa và Giáo hội mời gọi.


[i] Xem: http://vi.radiovaticana.va/news/2013/09/20/đức_thánh_cha_tố_giác_mâu_thuẫn_trong_y_khoa/vie-730345

[ii] x. ĐGM Matthêô NGUYỄN VĂN KHÔI, Luân lý kitô giáo qua mười Điều răn, quyển 2, Nhà xuất bản Tôn giáo, 2013, trang 111-116

[iii] « Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu » (Ga 15,13).

[iv] x. Gs 3,10; 1Sm 19,6; 1V 18,10.15; Tv 42,3; Đn 6,21


[v] GIOAN PHAOLO II, Evangelium vitae, số 57 : Sự sống là điều thánh thiêng, là hồng ân Thiên Chúa ban cho con người để họ gìn giữ và phát huy. Do đó bất cứ hành động nào của con người khiến cho sự sống của chính mình hay của tha nhân bị giảm suy hay hủy diệt đều là những tội ác chống lại sự sống.


[vi] THÁNH BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Huấn thị Donum vitae, phần dẫn nhập, số 5.


[vii] GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, số 2270

GLCG số 2322: Như thế, trực tiếp phá thai, như là mục đích hay phương tiện, đều là một hành vi vi phạm nghiêm trọng luật luân lý vì là tội giết người. Vì thế, Hội thánh ra vạ tuyệt thông cho hành vi này.


[viii] Theo báo Phụ Nữ ngày 16.8 và 24.10.2000 thì tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1998 có 138.222 ca phá thai, trong đó có 1.240 ca dưới 18 tuổi; năm 1999 có 131.653 ca phá thai, trong đó có 1.179 ca dưới 18 tuổi.


Theo số liệu được Thạc sĩ-Bác sỹ Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ công bố tại một hội thảo “Ngừa thai hormone - Hiểu biết nhu cầu và lựa chọn của phụ nữ” diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16/3/2013, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15 - 19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Hiện Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới. (x. http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/121505/giat-minh-nhung-con-so-nao-pha-thai-o-gioi-tre.html)


[ix] Bs ĐỖ HỒNG NGỌC, Nghĩ về người thầy thuốc, Tuổi trẻ ngày 27/02/2008. http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/244693/nghi-ve-nguoi-thay-thuoc.html


[x] DIONIGI TETTAMANZI và GUY DURAND, Nuova Bioetica cristiana (Tân đạo đức sinh học, ấn bản việt ngữ do Lm Anton Nguyễn văn Tuyến biên soạn, Đại chủng viện Huế, 2013, trang 393-402.


[xi] http://vi.radiovaticana.va/news/2013/09/20/đức_thánh_cha_tố_giác_mâu_thuẫn_trong_y_khoa/ vie-730345


Nguồn: catechesis.net