Tội chống lại sự sống loài người thường xảy ra nhất thì chắc chắn là phá thai, nhưng đó hẳn không phải là tội duy nhất. Công việc bảo vệ sự sống của chúng ta phải có tính toàn diện. Vì vậy, ở đây, chúng ta sẽ bàn đến các tội chống loài người nặng nhất và thường xảy ra nhất.
1. ĐỂ CHO CHẾT
Bằng thái độ không dừng lại săn sóc, vị tư tế và thầy Lê-vi trong dụ ngôn Samaritano nhân lành đã phạm tội chống lại tình liên đới nhân quyền một cách nặng nề. Họ đã để cho người bị rơi vào tay bọn cướp đó phải chết. Ngày mỗi ngày trên khắp thế giới, tội này vẫn xảy ra. Những người lân cận giàu có vẫn để cho hàng triệu trẻ em và người lớn phải chết đói, vì họ không sẳn lòng chia sẻ một phần của cải dư thừa của họ.
Một xã hội chi hàng tỷ đô la vào việc rượu chè hút xách song lại không lo chăm sóc sức khỏe cho người nghèo thì phải chiụ trách nhiệm về cái chết cũng như đời sống sa sút của nhiều người. Và đó không chỉ là tội của các nhà luật pháp mà còn là tội của tất cả mọi người dân đã không làm gì để thay đổi tình thế.
Đặc biệt thảm thương là trường hợp của những đứa bé dị tật bị để cho chết, khi người ta từ chối không can thiệp để cứu mạng sống nó. Điều này không kém gì một án tử hình trên đứa bé "bất đắc dĩ" đó. Tiêu biểu là trường hợp những đứa bé khỏe mạnh sinh ra mắc triệu chứng đao. Để cho đứa bé đó chết đói theo một tiến trình đau đớn và kéo dài thì quả thật không kém tàn nhẫn hơn việc giết chết trực tiếp. Theo quan điểm luân lý, quyết định từ chối tiểu phẩu để rồi loại bỏ đứa bé "vô thừa nhận" thì quyết định đó có tính ác tâm của một hành vi giết người trực tiếp. Tuy nhiên, trường hợp không áp dụng biện pháp chữa trị cho một đứa bé chắc chắn sẽ chết thì lại khác, nếu biện pháp đó không giúp ích gì cho nó.
2. GÂY RA CÁI CHẾT BỞI THÁI ĐỘ CẨU THẢ
Các nhà đạo đức học và ngành lập pháp phân biệt rõ ràng giữa cố sát (có chủ ý) và ngộ sát (không có chủ ý). Nhiều công nhân mỏ và các thợ ngành khác sẽ không chết vì tai nạn nếu tất cả biện pháp an toàn cần thiết được tuân thủ. Ở Tây đức, năm 1976, có 14.500 người chết trong các tai nạn giao thông và 48.000 người bị thương nặng. Ở các nước khác, người ta ghi nhận cũng không mấy khác. Lái xe bất cẩn hoặc lái xe sau khi uống rượu quá nhiều đều là tội chống lại sự sống chính mình và của người khác, ngay cả khi không thực sự có tai nạn xảy ra. Tội này mắc phải không do điều đã thực sự xảy ra, nhưng do tư cách trách nhiệm.
3. TỰ TỬ
Con người không phải là chúa tể của sự sống mình, nhưng đón nhận bổn phận làm người quản lý trung thành, lưu giữ và thăng tiến nó cho đến mức hoàn thiện, trong khi phục vụ cũng như thăng tiến sự sống của tha nhân đến mức thành toàn. Sự thất trung nặng nề nhất của người quản lý sự sống đó là quẳng nó đi như thứ vô giá trị.
Tự tử có thể là dấu hiệu dứt khoát và không thay đổi được nữa của lòng tuyệt vọng và nghi ngờ Thiên Chúa. Nó có thể là cuộc nổi loạn "bất bạo động", một sự diễn tả cùng tận về quyền tự do cá nhân mang tính tiêu cực trước mặt Thiên Chúa. Nhưng trong thực tế cuộc sống, tự tử ít khi mang tính ác tâm cố tình này. Nếu ta nghe tin một người bạn vốn biết là một con người tốt lành, dễ thương lại đi tự tử, thì ta có thể hầu như chắc chắn rằng đó là, một ngõ cụt tâm lý, chú không thể là một hành vi phải chịu trách nhiệm luân lý.
Trong nhiều trường hợp tự tử, phía đáng trách chính là xã hội hoặc một môi trường cụ thể, vì nỗi tuyệt vọng thường phản ánh sự thất bại của những người đáng lẽ ra đã phải thể hiện sự chăm sóc ân cần và công bằng đối với những con người lâm cơn khủng hoảng. Quá nhiều ngưới già cả, tàn tật bị đối xử theo cách ấy đến độ "được" mời cụ thể "biến" khỏi sân khấu cuộc đời. Và một cuộc tự tử xảy ra thường là cố gắng tuyệt vọng sau cùng để lôi kéo sự chú ý và giúp đỡ của người khác.
Gặp một người láng giềng muốn tự tử, ta cần làm hết sức có thể để cứu anh ta. Khi làm vậy, không phải là ta đang giảm thiểu tự do của họ, song đúng hơn, ta có thể nói được là ước muốn tự tử của họ không phải là sự diễn tả tự do, nhưng là sự khuyết vắng tạm thời tự do.
Tôi không có ý biện minh cách khách quan cho việc tự tử của những người can dự vào cuộc kháng cự can đảm và bất bạo động đội với các nhà độc tài tàn bạo. Theo cái nhìn của tôi, cướp đi mạng sống của ai thì đều là hành vi bạo lực. Tuy vậy, những người hành xử như thế có thể chủ ý nhắm nói với nhà độc tài rằng: "Chúng tôi không phải loại người đi cướp mạng sống của người khác, nhưng chúng tôi sẵn sàng hy sinh mạng sống mình để kêu gọi nhân tính của ông". Những người này, trong các năm qua ta đã biết, muốn nói với cả thế giới rằng: "Thà chết còn hơn là đầu hàng nhà độc tài và bán rẽ tự do của mình"
Tôi không dám kết tội tự tử cho những người đã tự hy sinh mạng sống mình khi họ phải đương đầu với tình huống bị bóp méo suy nghĩ, và do đó, bị buộc phải phản bội lại mạng sống của nhiều người khác. Hành vi này có thể có khía cạnh bề ngoài của tội tự tử. Nhưng theo nghĩa minh bạch nó không hề mang điều mà chúng ta có ý nói qua từ "tự tử" ở tính ác tâm luân lý của nó.
4. SÁT NHÂN VÀ THAM GIA VÀO VIỆC SÁT NHÂN HÀNG LOẠT
Sát nhân là tội giết người có chủ ý. Nếu việc bảo vệ sinh mạng của ta, của tha nhân hoặc vì bảo vệ thiện ích của loài người mà dẫn đến cái chết của một tên xâm lược ngang ngược, thì hành vi này không có tính ác tâm của tội giết người, và không mắc vào lệnh truyền của Kinh Thánh: "Chớ giết người". Còn nếu các vị cầm quyền, nhà độc tài hoặc bạo chúa bị những người chịu cảnh lầm than bất công đánh phá, thì họ không có quyền phản ứng bằng bạo lực. Và nếu họ sử dụng bạo lực mà giết chết những người đòi hỏi công bằng, thì họ là kẻ sát nhân. Còn tất cả những người tham gia cuộc bạo động này chống lại những người không tìm gì khác hơn là tự do cũng như các quyền căn bản của con người, thì họ phải chịu trách nhiệm về cùng một tội giết người hàng loạt.
Giữa các nhà đạo đức học có cuộc tranh luận về việc, liệu những người bị khai thác và bị đàn áp trong những hoàn cảnh cùng cực có thể đòi hỏi các quyền của họ bằng cuộc cách mạng bạo động không. Theo xác tín của tôi, chúng ta cần làm hơn nữa để tỏ lộ sức mạnh của hành vi bất bạo động, và chỉ sau khi đã dùng hết cách, chúng ta mới có quyền thảo luận xem liệu thiện ích có thể được hy vọng một cách hợp lý từ cuộc cách mạng bạo động có cân xứng với sự xấu nó có thể gây ra hay không. Tuy nhiên, sự xấu luân lý của việc giết người trong một cuộc chiến đấu vì nguyên nhân ngay chính, hạn như nhân quyền và tự do cơ bản, thì không hoàn toàn giống như việc giết người vì mục đích bất chính, quyền lực bất chính hoặc lạm dụng quyền lực.
Những tên khủng bố và không tặc sử dụng những người vô tội như phương tiện đạt mục tiêu chính trị của chúng, thậm chí nếu chúng dường như được biện hộ, thì chúng cũng là những tên giết người trong tư tưởng, còn nếu giết người vô tội thì chúng là những tên giết người thực sự. Khi dùng các phương tiện thế này, chúng tỏ ra chẳng khá hơn, thậm chí còn tệ hơn những kẻ đang đàn áp chúng. Nếu về sau, những con người này có quyền lực trong tay, họ cũng sẽ tiếp tục dùng dân chúng như các dụng cụ hoặc các "phương tiện".
Tội ác cũng như tội phạm lớn nhất chống lại lệnh cấm giết người của Kinh Thánhđó là giết người trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Và những ai gieo rắc lòng hận thù, chủ nghĩa đế quốc, hoặc óc cuồng tín thờ ngẫu tượng khiến cuộc chiến bùng nổ, thì đều có nhúng tay vào tội này. Những người cầm quyền đã quyết định mở cuộc chiến và sử dụng công dân để thực hiện ý đồ của họ sẽ là những người trước tiên phải trả lời trước mặt Chúa về tất cả các cuộc chém giết và lòng hận thù mà họ đã gây ra. Cuộc chiến càng có thể được biện minh, và tính bất chính của sự ác họ đang nhắm đến càng lớn, thì tội của họ càng lớn. Các nhà chức trách quốc gia nào đòi đối phương lâm chiến phải đầu hàng vô điều kiện, cũng có nghĩa là làm cho một cuộc ngừng bắn và hòa bình trở nên vô phương, thì phải chịu trách nhiệm về tất cả cuộc chém giết tiếp tục xảy ra sau đó ở cả hai bên.
5. ÁN TỬ HÌNH
Theo truyền thống tư tưởng cá nhân, tôi thấy hiện nay trong Ki-tô giáo cũng như trong giáo hội Công Giáo có hai ý kiến có lẽ đúng. Có những người nghĩ rằng án tử hình có thể và nên áp dụng cho các tên tội phạm nguy hiểm để bảo vệ người vô tội. Ý kiến này được đồng thuận, đặc biệt đối với những tên khủng bố chuyên nghề, trốn thoát nhiều lần và gây ra cuộc tàn sát mới. Riêng tôi, tôi nghiêng về ý kiến cho rằng tốt hơn nên bỏ án tử hình. Chúng ta phải nhìn toàn diện các hệ luận có thể có của hành vi.
Trong Cựu Ước có nhiều văn bảng biện minh cho án tử hình. Tuy nhiên, ta không nên bỏ qua tính cách mạc khải tiêm tiến xuyên suốt Cựu ước và đã dẫn chắc đến việc giảm bớt bạo lực. Dưới ánh sáng Tân ước, với tôi, dường như việc bỏ án tử hình tương hợp chặt chẽ hơn với sứ điệp bất bạo động của Đức Giê-su với tinh thần từ ái của Người, cũng như đối chúng ta môn đệ của Người. Chắc chắn những tên tội phạm nguy hiểm phải bị giữ nơi nào họ không thể tiếp tục làm hại người khác. thế nhưng, nhiệm vụ chính của chúng ta là chữa lành những ai đã sa vào đầu óc bạo lực.
Một trong những luận chứng chính ủng hộ việc huỷ bỏ án tử hình đó là sự thể trong quá khứ, đa số các quốc gia trong thời chiến đã can dự vào việc tàn sát hàng loạt, hoặc đã đàn áp kịch liệt những người lên tiếng đòi chính nghĩa. Và các tòa án dân sự cũng như quân sự đã quá dễ dàng kết án tử hình người ta mà không đủ chứng cớ phạm tội hoặc cũng như không tương xứng với lỗi họ đã phạm.
Theo xác tín của tôi, một quốc gia không có quyền duy trì án tử hình, trừ phi họ đã làm hết sức hết cách để xây dựng một tốt hơn, cũng như chăm lo có được một môi trường nhân bản và công bình hơn. Toà án tối cao nào cụ thể buộc cha mẹ gởi con đến học trong một hệ thống giáo dục cấm giảng dạy môn tôn giáo và đạo đức trên nền tảng đức tin, thì tòa án đó không nên được trao cho thẩm quyền để xác nhận án tử hình vì nhiều tội ác sẽ xuất phát từ chính hệ thống giáo dục đó.
PVD – Nha Trang
1. ĐỂ CHO CHẾT
Bằng thái độ không dừng lại săn sóc, vị tư tế và thầy Lê-vi trong dụ ngôn Samaritano nhân lành đã phạm tội chống lại tình liên đới nhân quyền một cách nặng nề. Họ đã để cho người bị rơi vào tay bọn cướp đó phải chết. Ngày mỗi ngày trên khắp thế giới, tội này vẫn xảy ra. Những người lân cận giàu có vẫn để cho hàng triệu trẻ em và người lớn phải chết đói, vì họ không sẳn lòng chia sẻ một phần của cải dư thừa của họ.
Một xã hội chi hàng tỷ đô la vào việc rượu chè hút xách song lại không lo chăm sóc sức khỏe cho người nghèo thì phải chiụ trách nhiệm về cái chết cũng như đời sống sa sút của nhiều người. Và đó không chỉ là tội của các nhà luật pháp mà còn là tội của tất cả mọi người dân đã không làm gì để thay đổi tình thế.
Đặc biệt thảm thương là trường hợp của những đứa bé dị tật bị để cho chết, khi người ta từ chối không can thiệp để cứu mạng sống nó. Điều này không kém gì một án tử hình trên đứa bé "bất đắc dĩ" đó. Tiêu biểu là trường hợp những đứa bé khỏe mạnh sinh ra mắc triệu chứng đao. Để cho đứa bé đó chết đói theo một tiến trình đau đớn và kéo dài thì quả thật không kém tàn nhẫn hơn việc giết chết trực tiếp. Theo quan điểm luân lý, quyết định từ chối tiểu phẩu để rồi loại bỏ đứa bé "vô thừa nhận" thì quyết định đó có tính ác tâm của một hành vi giết người trực tiếp. Tuy nhiên, trường hợp không áp dụng biện pháp chữa trị cho một đứa bé chắc chắn sẽ chết thì lại khác, nếu biện pháp đó không giúp ích gì cho nó.
2. GÂY RA CÁI CHẾT BỞI THÁI ĐỘ CẨU THẢ
Các nhà đạo đức học và ngành lập pháp phân biệt rõ ràng giữa cố sát (có chủ ý) và ngộ sát (không có chủ ý). Nhiều công nhân mỏ và các thợ ngành khác sẽ không chết vì tai nạn nếu tất cả biện pháp an toàn cần thiết được tuân thủ. Ở Tây đức, năm 1976, có 14.500 người chết trong các tai nạn giao thông và 48.000 người bị thương nặng. Ở các nước khác, người ta ghi nhận cũng không mấy khác. Lái xe bất cẩn hoặc lái xe sau khi uống rượu quá nhiều đều là tội chống lại sự sống chính mình và của người khác, ngay cả khi không thực sự có tai nạn xảy ra. Tội này mắc phải không do điều đã thực sự xảy ra, nhưng do tư cách trách nhiệm.
3. TỰ TỬ
Con người không phải là chúa tể của sự sống mình, nhưng đón nhận bổn phận làm người quản lý trung thành, lưu giữ và thăng tiến nó cho đến mức hoàn thiện, trong khi phục vụ cũng như thăng tiến sự sống của tha nhân đến mức thành toàn. Sự thất trung nặng nề nhất của người quản lý sự sống đó là quẳng nó đi như thứ vô giá trị.
Tự tử có thể là dấu hiệu dứt khoát và không thay đổi được nữa của lòng tuyệt vọng và nghi ngờ Thiên Chúa. Nó có thể là cuộc nổi loạn "bất bạo động", một sự diễn tả cùng tận về quyền tự do cá nhân mang tính tiêu cực trước mặt Thiên Chúa. Nhưng trong thực tế cuộc sống, tự tử ít khi mang tính ác tâm cố tình này. Nếu ta nghe tin một người bạn vốn biết là một con người tốt lành, dễ thương lại đi tự tử, thì ta có thể hầu như chắc chắn rằng đó là, một ngõ cụt tâm lý, chú không thể là một hành vi phải chịu trách nhiệm luân lý.
Trong nhiều trường hợp tự tử, phía đáng trách chính là xã hội hoặc một môi trường cụ thể, vì nỗi tuyệt vọng thường phản ánh sự thất bại của những người đáng lẽ ra đã phải thể hiện sự chăm sóc ân cần và công bằng đối với những con người lâm cơn khủng hoảng. Quá nhiều ngưới già cả, tàn tật bị đối xử theo cách ấy đến độ "được" mời cụ thể "biến" khỏi sân khấu cuộc đời. Và một cuộc tự tử xảy ra thường là cố gắng tuyệt vọng sau cùng để lôi kéo sự chú ý và giúp đỡ của người khác.
Gặp một người láng giềng muốn tự tử, ta cần làm hết sức có thể để cứu anh ta. Khi làm vậy, không phải là ta đang giảm thiểu tự do của họ, song đúng hơn, ta có thể nói được là ước muốn tự tử của họ không phải là sự diễn tả tự do, nhưng là sự khuyết vắng tạm thời tự do.
Tôi không có ý biện minh cách khách quan cho việc tự tử của những người can dự vào cuộc kháng cự can đảm và bất bạo động đội với các nhà độc tài tàn bạo. Theo cái nhìn của tôi, cướp đi mạng sống của ai thì đều là hành vi bạo lực. Tuy vậy, những người hành xử như thế có thể chủ ý nhắm nói với nhà độc tài rằng: "Chúng tôi không phải loại người đi cướp mạng sống của người khác, nhưng chúng tôi sẵn sàng hy sinh mạng sống mình để kêu gọi nhân tính của ông". Những người này, trong các năm qua ta đã biết, muốn nói với cả thế giới rằng: "Thà chết còn hơn là đầu hàng nhà độc tài và bán rẽ tự do của mình"
Tôi không dám kết tội tự tử cho những người đã tự hy sinh mạng sống mình khi họ phải đương đầu với tình huống bị bóp méo suy nghĩ, và do đó, bị buộc phải phản bội lại mạng sống của nhiều người khác. Hành vi này có thể có khía cạnh bề ngoài của tội tự tử. Nhưng theo nghĩa minh bạch nó không hề mang điều mà chúng ta có ý nói qua từ "tự tử" ở tính ác tâm luân lý của nó.
4. SÁT NHÂN VÀ THAM GIA VÀO VIỆC SÁT NHÂN HÀNG LOẠT
Sát nhân là tội giết người có chủ ý. Nếu việc bảo vệ sinh mạng của ta, của tha nhân hoặc vì bảo vệ thiện ích của loài người mà dẫn đến cái chết của một tên xâm lược ngang ngược, thì hành vi này không có tính ác tâm của tội giết người, và không mắc vào lệnh truyền của Kinh Thánh: "Chớ giết người". Còn nếu các vị cầm quyền, nhà độc tài hoặc bạo chúa bị những người chịu cảnh lầm than bất công đánh phá, thì họ không có quyền phản ứng bằng bạo lực. Và nếu họ sử dụng bạo lực mà giết chết những người đòi hỏi công bằng, thì họ là kẻ sát nhân. Còn tất cả những người tham gia cuộc bạo động này chống lại những người không tìm gì khác hơn là tự do cũng như các quyền căn bản của con người, thì họ phải chịu trách nhiệm về cùng một tội giết người hàng loạt.
Giữa các nhà đạo đức học có cuộc tranh luận về việc, liệu những người bị khai thác và bị đàn áp trong những hoàn cảnh cùng cực có thể đòi hỏi các quyền của họ bằng cuộc cách mạng bạo động không. Theo xác tín của tôi, chúng ta cần làm hơn nữa để tỏ lộ sức mạnh của hành vi bất bạo động, và chỉ sau khi đã dùng hết cách, chúng ta mới có quyền thảo luận xem liệu thiện ích có thể được hy vọng một cách hợp lý từ cuộc cách mạng bạo động có cân xứng với sự xấu nó có thể gây ra hay không. Tuy nhiên, sự xấu luân lý của việc giết người trong một cuộc chiến đấu vì nguyên nhân ngay chính, hạn như nhân quyền và tự do cơ bản, thì không hoàn toàn giống như việc giết người vì mục đích bất chính, quyền lực bất chính hoặc lạm dụng quyền lực.
Những tên khủng bố và không tặc sử dụng những người vô tội như phương tiện đạt mục tiêu chính trị của chúng, thậm chí nếu chúng dường như được biện hộ, thì chúng cũng là những tên giết người trong tư tưởng, còn nếu giết người vô tội thì chúng là những tên giết người thực sự. Khi dùng các phương tiện thế này, chúng tỏ ra chẳng khá hơn, thậm chí còn tệ hơn những kẻ đang đàn áp chúng. Nếu về sau, những con người này có quyền lực trong tay, họ cũng sẽ tiếp tục dùng dân chúng như các dụng cụ hoặc các "phương tiện".
Tội ác cũng như tội phạm lớn nhất chống lại lệnh cấm giết người của Kinh Thánhđó là giết người trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Và những ai gieo rắc lòng hận thù, chủ nghĩa đế quốc, hoặc óc cuồng tín thờ ngẫu tượng khiến cuộc chiến bùng nổ, thì đều có nhúng tay vào tội này. Những người cầm quyền đã quyết định mở cuộc chiến và sử dụng công dân để thực hiện ý đồ của họ sẽ là những người trước tiên phải trả lời trước mặt Chúa về tất cả các cuộc chém giết và lòng hận thù mà họ đã gây ra. Cuộc chiến càng có thể được biện minh, và tính bất chính của sự ác họ đang nhắm đến càng lớn, thì tội của họ càng lớn. Các nhà chức trách quốc gia nào đòi đối phương lâm chiến phải đầu hàng vô điều kiện, cũng có nghĩa là làm cho một cuộc ngừng bắn và hòa bình trở nên vô phương, thì phải chịu trách nhiệm về tất cả cuộc chém giết tiếp tục xảy ra sau đó ở cả hai bên.
5. ÁN TỬ HÌNH
Theo truyền thống tư tưởng cá nhân, tôi thấy hiện nay trong Ki-tô giáo cũng như trong giáo hội Công Giáo có hai ý kiến có lẽ đúng. Có những người nghĩ rằng án tử hình có thể và nên áp dụng cho các tên tội phạm nguy hiểm để bảo vệ người vô tội. Ý kiến này được đồng thuận, đặc biệt đối với những tên khủng bố chuyên nghề, trốn thoát nhiều lần và gây ra cuộc tàn sát mới. Riêng tôi, tôi nghiêng về ý kiến cho rằng tốt hơn nên bỏ án tử hình. Chúng ta phải nhìn toàn diện các hệ luận có thể có của hành vi.
Trong Cựu Ước có nhiều văn bảng biện minh cho án tử hình. Tuy nhiên, ta không nên bỏ qua tính cách mạc khải tiêm tiến xuyên suốt Cựu ước và đã dẫn chắc đến việc giảm bớt bạo lực. Dưới ánh sáng Tân ước, với tôi, dường như việc bỏ án tử hình tương hợp chặt chẽ hơn với sứ điệp bất bạo động của Đức Giê-su với tinh thần từ ái của Người, cũng như đối chúng ta môn đệ của Người. Chắc chắn những tên tội phạm nguy hiểm phải bị giữ nơi nào họ không thể tiếp tục làm hại người khác. thế nhưng, nhiệm vụ chính của chúng ta là chữa lành những ai đã sa vào đầu óc bạo lực.
Một trong những luận chứng chính ủng hộ việc huỷ bỏ án tử hình đó là sự thể trong quá khứ, đa số các quốc gia trong thời chiến đã can dự vào việc tàn sát hàng loạt, hoặc đã đàn áp kịch liệt những người lên tiếng đòi chính nghĩa. Và các tòa án dân sự cũng như quân sự đã quá dễ dàng kết án tử hình người ta mà không đủ chứng cớ phạm tội hoặc cũng như không tương xứng với lỗi họ đã phạm.
Theo xác tín của tôi, một quốc gia không có quyền duy trì án tử hình, trừ phi họ đã làm hết sức hết cách để xây dựng một tốt hơn, cũng như chăm lo có được một môi trường nhân bản và công bình hơn. Toà án tối cao nào cụ thể buộc cha mẹ gởi con đến học trong một hệ thống giáo dục cấm giảng dạy môn tôn giáo và đạo đức trên nền tảng đức tin, thì tòa án đó không nên được trao cho thẩm quyền để xác nhận án tử hình vì nhiều tội ác sẽ xuất phát từ chính hệ thống giáo dục đó.
PVD – Nha Trang
Theo Ephata số 16
CN 13.05.2001
CN 13.05.2001
0 bình luận:
Đăng nhận xét