Home » » Đừng giết trẻ con vô tội ở Ấn Độ

Đừng giết trẻ con vô tội ở Ấn Độ


Phá thai, nếu bây giờ mới nêu lên thì hơi muộn. Nhưng có còn hơn không, ít ra là để nhớ lại và để biết hầu có thể tránh, đặc biết người công giáo chúng ta, Giáo Hội đang cổ võ Pro Life, chống lại pro choice. Ở đây xin được chia sẻ một loại phá thai đặc biệt, gọi là phá thai chọn lựa theo phái tính.

Chúng ta thường nghe phá thai, nhưng ít thấy nói tới phá thai lựa theo phái tính. Ở đâu vậy? Thưa, ở Ấn Độ. Những bào thai nữ sẽ được ưu tiên phá bỏ. Do đó tỷ lệ giửa trẻ nữ và nam ở Ấn Độ -theo như LHQ đã báo động- hiện đang tiếp tục đi xuống.

Dựa theo bản báo cáo của Ủy Ban Tổ Chức Phụ Nữ LHQ đã được xuất bản dưới đầu đề “Tỷ lệ Phái Tính và Lựa Chọn Phái Tính Sai Lầm: Lịch sử, Tranh luận và Đường hướng tương lai”, chúng ta thấy:

Tỷ lệ tính trên 1000 con trai thì có 976 con gái vào năm 1961 giảm xuống còn 927 gái vào năm 2001, rồi xuống còn 918 vào năm 2011.

Dựa theo con số sai biệt lớn như vậy, bản báo cáo ước tính số trẻ chết do phá thai theo phái tính và do bất cẩn nuôi dưỡng sau khi sinh là 10 triệu trong khoảng những năm 1981-2005.

Theo bản kiểm tra năm 2011 với những con số gần đây nhất cho thấy, trong một số bang ở phía Bắc và Tây Ấn Độ là những bang có tỷ số phái tính tệ nhất thì nay đã khá hơn. Tuy nhiên ở những vùng khác, con số trẻ gái lại giảm so với trẻ trai, chứng tỏ số tử vong trẻ nữ trải rộng trên toàn Ấn Độ.


Trong phần Lịch Sử, bản báo cáo cắt nghĩa vào những năm của thập niên 1980, tại một số tình, người ta bắt đầu thử phái tính của bào thai qua kỹ thuật phân tích nước bào thai (amniocentesis testing). Sao đó dựa vào kết quả, những bào thai nữ sẽ bị ưu tiên phá.

Kỹ thuật tân tiến cho phép phá bỏ những bào thai trẻ gái đã làm cho tình trạng đang có từ lâu trở nên trầm trọng hơn. Bản báo cáo cho thấy nhà cầm quyền thuộc địa Anh đã rất xúc động trước tình trạng thiếu săn sóc trẻ em gái và, có những tài liệu cho biết việc giết trẻ con gái đã có từ năm 1789.

Người ta cũng thấy rõ ràng có hiện trạng giết trẻ nữ kéo dài cho tới thời gian gần đây bằng những thủ thuật phá thai. “Thật không có hình ảnh nào ghê gớm hơn - Bản báo cáo bình luận - là hình ảnh ở Ấn Độ người ta đã giết cả hàng triệu trẻ nữ , không cho chúng cất tiếng khóc chào đời”.

Tình trạng kỳ thị nữ giới hiện vẫn còn ở Ấn Độ, ngay cả ở những vùng vào những thời đại mà nền kinh tế xã hội đã phát triển khá. Một trong những yếu tố khiến người ta không thích, ghét có con gái trong gia đình là vì khi lấy chồng thì nhà gái phải trả một món nợ hồi môn đáng kể cho nhà trai.

Nếu cắt nghĩa tình trạng này chỉ dựa theo tập tục trọng nam thì không đúng hoàn toàn. Ở Ấn Độ còn có những phức tạp sai lầm khác liên quan tới sự kỳ thị phái tính hay tổ chức xã hội theo phụ hệ mà bản báo cáo đã nói tới.

Ở Ấn Độ, ngay trong gia đình cũng có sự phân biệt giữa con gái và con dâu và đàn ông, đặc biệt với những ai nghèo và không có việc làm thì lại phải đối diện với những gian nan khó khăn khác như những gia đình có con gái khi phải kiếm chồng cho con mình ở giai cấp xã hội cao hơn.

Thành kiến xấu đối với trẻ nữ không chỉ giới hạn ở việc phá thai lựa theo phái tính. Bình thường tỷ lệ tử vong của trẻ nữ thấp hơn trẻ nam, nhưng ở Ấn Độ cũng như nơi một ít nước trên thế giới, tỷ lệ tử vong trẻ nữ cao hơn nam. Điều đó đặt ra những nghi vấn tại sao?

Chính phủ cũng cấm không cho dùng siêu âm để định phái tính của thai nhi vì cho rằng siêu âm không cho kết quả hoàn toàn chính xác.

Trong một số bang, luật nhà nước cấm mỗi gia đình không được có quá 2 con. Nếu có hơn 2 con sẽ bị phạt và không được hưởng chương trình trợ cấp của chính phủ.

Đó là một vị phạm nhân quyền và khuyến khích phá thai chọn lựa trẻ nữ. “Thực vậy -bản báo cáo cắt nghĩa- trong số những bản xác định phá thai theo phái tính của các bác sĩ, họ đều tin rằng mục đích là để làm giảm thiểu dân số.”


Vi phạm Nhân quyền

Cũng nên đi vào chi tiết là có một số chương trình đưa ra để giúp những trẻ gái thì lại là cơ hội tạo ra tình trạng vi phạm nhân quyền. Chẳng hạn trong nhiều tiểu bang, chương trình giúp tài chánh cho những trẻ gái tiếp tục trả nợ để hoàn thành học vấn. Điều kiện của chương trình lại đòi hỏi là gia đình phải không có con trai và sau khi sinh ra con gái thì người mẹ phải triệt sản.

Sự bất cân xứng giữa số con trai và con gái ở Ấn Độ thì không giới hạn, cũng giống như ở những nước khác, đặc biệt là Tàu. Bản báo cáo cho biết tình trạng trọng nam khinh nữ đang ngày càng lên cao ở một số nước tại Á Châu và Đông Âu.

Kết thúc bản bào cáo, tác giả kêu gọi nên nghiên cứu tình trạng bất ổn này nhiều hơn nữa, đặc biệt về nhiệm vụ của giáo dục, một phần của các bệnh viện/dưỡng đường và bác sĩ nên kiếm ra những kỹ thuật mới, đồng thời giúp cho nữ giới có công ăn việc làm.

Bản báo cáo đã gây chú ý đến vấn đề nghiêm trọng này, nhưng lại đưa ra những vấn nại mà không có giải đáp là trách nhiệm của chính Liên Hiệp Quốc trong việc thúc đẩy kế hoạch hóa gia đình, giảm thiểu số con trong gia đình.

Nhìn vào Việt Nam hiện nay, dù chưa có một nghiên cứu khoa học, đặc biệt và đứng đắn, tình trạng trọng nam khinh nữ chưa thấy rõ nét cho lắm, nhưng hình như cũng bàng bạc giống như Ấn Độ, Tàu cộng và các nước Á Châu, nhất là tình trạng phá thai thì hầu như không còn dè đặt như cách đây nửa thế kỷ khi mà chế độ công sản chưa chính thức được áp đặt trên toàn cõi đất nước. Nhà nước csVN đã công khai cho phá thai là một vấn đề cần phải xem xét lại, khi mà giáo dục gia đình và tôn giáo bị lãng quên và coi thường, khi mà cuộc sống ăn chơi phóng đãng của người dân, nhất là giới trẻ, lại được khuyến khích như là trào lưu văn minh tân tiến thế giới không có đạo lý.


Fleming Island, Florida

Sept. 5, 2014

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

Góp nhặt bởi : Hà An - Vài lời tâm sự

Tôi chỉ là một thành viên vô dụng của nhóm Bảo Vệ Sự Sống Thái Hà, muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình chống lại thảm họa phá thai, chống lại nền văn hóa sự chết đồng thời vun đắp cho nền văn minh sự sống và tình yêu thương. Mượn lời của Mẹ Teresa thì những việc tôi làm chỉ như giọt nước giữa đại dương, nhưng nếu không có thì hẳn đại dương sẽ thiếu đi một giọt nước.