Home » , , » Liên Hiệp Quốc nói rằng chống phá thai là một hình thức tra tấn

Liên Hiệp Quốc nói rằng chống phá thai là một hình thức tra tấn

Trung tâm Âu châu về Luật pháp và Tư pháp, trong một báo cáo hôm thứ Năm, 15 tháng 5, Liên Hiệp Quốc đã lên án việc giết hại trẻ sơ sinh sống sót sau khi phá thai ở Vương quốc Anh, trong bối cảnh của việc kiểm tra định kỳ của Vương quốc Anh bởi Ủy ban về Quyền trẻ em.

Theo một số chuyên gia của Liên Hiệp quốc, chống phá thai sẽ là một hình loại tra tấn, vi phạm quyền trẻ em. Lời cáo buộc như vậy quả là tai tiếng; trắng trợn làm suy yếu tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và các nghi vấn về tính lương thiện của một số thành viên nổi bật của Ủy ban. Nó đã được xây dựng gần đây chống lại Tòa Thánh bởi các thành viên của Ủy ban chống tra tấn của Liên Hiệp quốc chống lại giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo đối với sự thiêng liêng của sự sống.

Đầu năm nay, vào tháng 2, một Ủy ban khác của Liên Hiệp quốc, về Quyền trẻ em (CRC), “kêu gọi” Tòa Thánh xem xét lại vị trí của mình về phá thai và sửa đổi Luật Canon để cho phép phá thai. Ủy ban này của Liên Hiệp quốc lấy cớ chống phá thai sẽ vi phạm các quyền của trẻ em, bỏ qua thực tế Công ước về Quyền trẻ em thừa nhận “cần phải có những biện pháp bảo vệ và chăm sóc trẻ em đặc biệt, bao gồm bảo vệ pháp lý phù hợp, trước cũng như sau khi sinh.”

Tòa Thánh trả lời những cáo buộc ấy bằng cách nói rằng mục tiêu của nó thực sự phải là, “ngăn chặn trẻ em khỏi bị tra tấn hoặc bị giết trước khi sinh, như được quy định trong Công ước.” Ủy ban của Liên Hiệp quốc bao gồm các “chuyên gia” do các quốc gia thành viên. Họ thường là các học giả hoặc các nhà hoạt động phi chính phủ (NGO) với một nền chính trị.


Những cáo buộc chống lại phe đối lập đạo đức để phá thai là động thái cuối cùng của một chiến lược dài hạn áp đặt trên các quốc gia, thông qua luật pháp quốc tế và các cơ quan, một “quyền con người đối với việc phá thai,” và kết luận phe đối lập đối với phá thai là một tội ác. Những nhóm vận động phá thai hiện nay rất tích cực vì họ muốn đưa việc phá thai trong “chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015,” viện lý do là cải thiện sức khỏe của các bà mẹ trên toàn thế giới. Chương trình nghị sự sau năm 2015 này, thương lượng tại Liên Hợp Quốc, sẽ xác định các mục tiêu ưu tiên phát triển trong nhiều thập kỷ tới. Nó sẽ được hỗ trợ bởi hàng tỷ Mỹ kim, và các chính phủ sẽ phải thực hiện. Vì vậy, vấn đề đe dọa là rất lớn.

Trong những thập kỷ qua, đặc biệt là hội nghị ở Cairo và Bắc Kinh về dân số, phát triển và phụ nữ, lực lượng ủng hộ việc phá thai đã bị ngăn chặn bởi một liên minh các quốc gia, dẫn đầu là Tòa Thánh. Điều này giải thích các hoạt động hiện nay về sự bất ổn và các cuộc tấn công chống lại Giáo Hội Công Giáo trong Liên Hiệp quốc: đó là nhằm mục đích làm suy yếu ảnh hưởng của nó trong các cuộc đàm phán tiếp theo.

Mục tiêu cuối cùng của chiến lược phá thai là để giành chiến thắng trên các lĩnh vực của các giá trị: thực hiện phò sự sống vô đạo đức và đạo đức ủng hộ phá thai, và để bịt miệng vận động phò sự sống. Điều này sẽ là một sự đảo ngược hoàn toàn các giá trị: thật vậy, trong thực tế, phá thai là tra tấn và gây tử vong cho người mẹ. Phá thai, dù hợp pháp hay không, không chỉ giết chết một con người mà còn mang những rủi ro sức khỏe thể chất và tâm lý nghiêm trọng và góp phần vào tỷ lệ tử vong bà mẹ. Các quốc gia hạn chế phá thai có tỷ lệ tử vong bà mẹ thấp hơn so với những quốc gia tạo điều kiện cho việc phá thai.

Ứng phó với những cuộc tấn công, ECLJ, là một tổ chức phi chính phủ có tư cách tư vấn với ECOSOC của Liên Hiệp quốc, đã cực lực lên án phá thai, đặc biệt là phá thai muộn hạn, như một loại hình đặc thù của tra tấn và vi phạm quyền trẻ em.

Vào tháng 3 năm 2014, ECLJ đã đưa ra lời can thiệp và một tuyên bố bằng văn bản (A/HRC/25/NGO/91) trước Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp quốc, tại Geneva, tố cáo việc thực hiện phá thai muộn hạn và giết hại những em bé sống sót.

Sau đó, vào tháng 4 năm 2014, trong một “kháng cáo khẩn,” ECLJ kêu gọi các báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tra tấn thực hiện một cuộc điều tra về trẻ em sống sót sau phá thai muộn hạn, và về phương pháp phá thai muộn hạn, đặc biệt là ở Vương quốc Anh và Canada: ở Gia Nã Đại, từ năm 2000 đến 2011, có 622 trẻ sơ sinh sống sót sau khi phá thai; và vào năm 2005, Vương quốc Anh có 66 trường hợp như vậy. ECLJ khẳng định rằng phương pháp phá thai tàn nhẫn muộn hạn cấu thành tra tấn, đặc biệt được gọi là nong ra và rút khỏi - thai nhi vẫn còn sống, được cắt ra và kéo ra khỏi bụng mẹ từng miếng. ECLJ hy vọng báo cáo viên đặc biệt phải hành động.


Hiện nay, ECLJ cũng dẫn đầu một liên minh của NGO tố cáo trước Ủy ban Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em, giết hại trẻ sơ sinh sống sót sau phá thai, trong bối cảnh của việc xem xét định kỳ của Vương quốc Anh. Hiện nay, ủy ban này gửi một báo cáo cho Ủy ban Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em. Ủy ban này nên đặt câu hỏi cho chính phủ Anh về những lời buộc tội của chúng ta và đưa vào việc xem xét cho việc soạn thảo báo cáo chính thức.

ECLJ sẽ tiếp tục ủng hộ cho sự tôn trọng sự sống, cả ở Liên Hiệp quốc và các tổ chức Âu châu, sử dụng tất cả các thủ tục pháp lý có sẵn.

Trong khi có bằng chứng rõ ràng về hàng trăm trường hợp thực sự tra tấn và giết trẻ sơ sinh ở các nước như Anh và Gia Nã Đại, câu hỏi là liệu các cơ quan nhân quyền của Liên Hiệp quốc, chẳng hạn như Ủy ban Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em và chống tra tấn sẽ chứng minh mình có thẩm quyền và đủ độc lập để thực hiện nghĩa vụ của họ. Ngày nay, có một nhu cầu cấp thiết cho họ để chứng minh sự lương thiện của họ.

Jos. Tú Nạc, NMS


Theo thanhlinh.net

Góp nhặt bởi : Hà An - Vài lời tâm sự

Tôi chỉ là một thành viên vô dụng của nhóm Bảo Vệ Sự Sống Thái Hà, muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình chống lại thảm họa phá thai, chống lại nền văn hóa sự chết đồng thời vun đắp cho nền văn minh sự sống và tình yêu thương. Mượn lời của Mẹ Teresa thì những việc tôi làm chỉ như giọt nước giữa đại dương, nhưng nếu không có thì hẳn đại dương sẽ thiếu đi một giọt nước.

0 bình luận:

Đăng nhận xét