"Từ khi mới nhen nhóm sự sống trên trái đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã phải trải qua 4 kỷ địa chất, con người mới hát hay hơn chim và mới chết vì yêu.
Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó" (G.G. Macket).
· Những con số thương vong về người do chiến tranh (con người tàn sát lẫn nhau).
· Những con số thương vong về người do thiên tai (thiên nhiên "nổi giận" với con người). · Con số khủng khiếp về nạo phá thai (cha mẹ giết đi mầm sống của sự kết hợp vợ chồng là chính con cái mình). Trên thế giới có 54 quốc gia coi việc phá thai là hợp pháp (theo Alen Guttmacher Institute). Ước tính trên thế giới có khoảng 46 triệu ca phá thai/năm, nghĩa là 126.000 sinh linh bé bỏng bị giết đi/ngày! Riêng Ấn Độ: 10 triệu thai nhi gái bị phá/năm.
Việt Nam hiện là 1 trong 3 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới:
- Số thống kê khoảng 2,4 triệu ca/năm. Tương đương số dân của một tỉnh trung bình trên cả nước.
- Nạo phá thai tuổi vị thành niên chiếm 1/5 tổng số và ngày càng tăng. Hậu quả của "sống thử", vấn nạn thứ 2 trong đời sống văn hoá của thanh thiếu niên sau "không chịu học hành - xin điểm - quay cóp".
- Nghiên cứu Điều tra Quốc gia về Vị Thành niên và Thanh niên Việt Nam tuổi từ 14-25 (SAVY) năm 2004 cho thấy 21,5% nam thanh niên độc thân và 1% nam thanh niên đã lập gia đình có quan hệ tình dục với gái mại dâm. Hơn 1/3 nam thanh niên thành thị độc thân và 1/4 nam thanh niên nông thôn độc thân có quan hệ tình dục trước hôn nhân và tuổi quan hệ lần đầu trung bình là 19,6 (x. Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, Bản tin JVnet, tháng 12-2007, tr. 20).
- Cơ cấu dân số ở Việt Nam: nam thiếu, nữ thừa. Từ năm 1995 đến nay, nữ trung bình chiếm 51% so với nam là 49% dân số (x. Tổng Cục Thống kê, Niên giám Thống kê 2006, NXB Thống Kê, Hà Nội 2007, tr. 39). Con số hàng triệu người phụ nữ thừa ra trong khi luật hôn nhân một vợ một chồng đã tạo nên nhiều khó khăn cho những người phụ nữ yếu kém trong xã hội vì không biết nương tựa vào ai để sống.
- Việt Nam là một trong những nước phát triển rất nhanh về công nghệ thông tin và số người sử dụng hệ thống thông tin toàn cầu như trang web, Internet, điện thoại di động mỗi năm tăng rất nhanh và hiện nay đang chiếm khoảng 1/3 dân số, nhất là trong giới trẻ. Mạng thông tin toàn cầu mang lại nhiều lợi ích và giá trị tích cực nhưng cũng có nguy cơ truyền bá những phim ảnh đồi truỵ, lối sống hưởng thụ vật chất, cổ vũ những quan hệ tình dục phóng túng.
- Là nước đang phát triển, số người nghèo (tính theo tiêu chuẩn quốc tế, thu nhập <1 USD/ngày) chiếm 22% dân số. Tình trạng đô thị hoá khiến nhiều nông dân bỏ đồng ruộng ra thành phố lớn tìm việc làm, gia đình bị ly tán ngay trong thời bình. Số di dân hiện nay khoảng 8 triệu người, trong đó có khá nhiều phụ nữ nghèo không có học vấn và kỹ năng phải đi làm thuê làm mướn, bị bóc lột lao động, bị lạm dụng tình dục, bị cưỡng hiếp hoặc bán dâm.
TP HCM: năm 2006 có 88.160 ca nạo hút thai (750 ca <18 tuổi, có ca 13-14 tuổi). Theo số liệu của Trung tâm Bảo vệ Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em TP. HCM, tỷ lệ giữa số bị nạo phá thai và số trẻ sinh ra là >1/1. Đây cũng là tỷ lệ chung cho cả nước.
· Bệnh viện Từ Dũ: Hằng năm có 70.000 ca nạo phá thai tuổi vị thành niên.
· 12/2006: Khoa Phụ Sản BV ĐHYD có 481 ca, tăng gần 200 ca so với các tháng bình thường (40% <18 tuổi, >20% học sinh các cấp). Riêng 2 tuần đầu tháng 1/2007: 248 ca nạo phá thai, >24% dưới 18 tuổi.
· Cứ 5 thanh niên VN 15-24 tuổi thì 1 có QHTD và 80% nam không sử dụng bao cao su trong lần đầu tiên (UB DS KHHGĐ).
· 12/2007: Khảo sát Xã hội học về VTN & TN Việt Nam: QHTD trước hôn nhân: 7,6%. Trước đó 1 tháng, điều tra của ĐHXH & NV: 80%, nhiều sinh viên đã có quan hệ tính dục sớm với các cô gái mại dâm hay với những bạn học (hai kết quả cách nhau 10 lần!) · Tp HCM: 40.000 cặp kết hôn /năm.
ĐỊNH NGHĨA PHÁ THAI
- Phá thai (abortion) hay đình chỉ thai kỳ (interruption of pregnancy): Là hành vi can thiệp chấm dứt sự sống của bào thai, trước khi thai nhi phát triển đầy đủ để có thể sống được khi ra khỏi lòng mẹ.
- Là biện pháp chống đỡ thụ động, áp dụng trong những hoàn cảnh nhất định, có giá trị hạn hẹp nhằm giảm tỷ lệ sinh đẻ.
Lịch sử các phương pháp phá thai: Người xưa dùng các loại cây thuốc, thuốc độc đưa vào dạ con, gây co bóp dữ dội tống xuất bào thai ra ngoài. Thế kỷ 19, các nhà chuyên môn sử dụng muỗng nạo thai và đến cuối thế kỷ 20 dùng máy hút chân không để lấy thai ra ngoài. Hiện nay, có phương pháp phá thai nội khoa chỉ cần uống các loại thuốc cho ra thai, vừa bí mật vừa ít gây đau đớn. Hoặc dùng viên thuốc của ngày hôm sau (morning after pill), RU 486, Postinor, Norplant… chứa thành phần progesteron và estrogen rất cao, sau khi uống, nồng độ 2 chất này tăng cao trong máu người phụ nữ, kích thích nội mạc tử cung phát triển ồ ạt. Nhưng vài ngày sau khi uống, nồng độ 2 chất này giảm đột ngột gây ra hiện tượng bong niêm mạc tử cung à hành kinh, trứng thụ tinh dù đã đậu thai cũng bong tróc và bị tống ra ngoài.
TÌNH HUỐNG PHÁ THAI
- Một số trường hợp bất khả kháng: khi người mẹ mang thai mà thai đã bị chết lưu hoặc tình trạng thai nghén gây nguy hiểm cho mạng sống của mẹ nên phải bỏ thai (mẹ bị nhiễm độc thai nghén, suy cả 2 thận nghiêm trọng, rối loạn đông máu, suy tim và suy hô hấp nặng...).
- Có thai ngoài ý muốn: Điều kiện sức khoẻ của mẹ và con tốt nhưng sản phụ đòi phá thai.
Đối với những người đã lập gia đình
- Do "vỡ kế hoạch": vợ chồng thất bại trong việc ngừa thai hay không biết cách tránh thai, sợ con cái cản trở bước đường công danh sự nghiệp, con không hạp tuổi cha mẹ, sợ khổ, sợ hao mòn sắc đẹp...Đối với những người chưa lập gia đình
- Do thai có nguy cơ cao: mẹ mắc bệnh khi mang thai 3 tháng đầu (rubella, thuỷ đậu, cúm ác tính, lao…), mẹ không biết có thai nên đã dùng thuốc không đúng chỉ định hoặc chụp XQ, bệnh viện xác định thai bị bệnh L. Down, chẩn đoán nghi ngờ thai có dị tật bẩm sinh, thiếu sức sống…
- Do các cặp vợ chồng chọn giới tính cho thai nhi (tục lệ trọng nam khinh nữ, quy định gắt gao về hạn chế số con…).
- Vợ chồng bất hoà, chồng nghi ngờ vợ thiếu chung thuỷ, đang ly thân, ly dị, người phụ nữ bị hất hủi, bỏ rơi…
- Ngoại tình, loạn luân, sống chung không giá thú, mãi dâm (dù đã lập gia đình).
- Con đông, nghèo đói.
- Do quan hệ tình dục sớm lại thiếu hiểu biết (tò mò thử cảm giác; tác động phim ảnh sách báo mang tính khiêu dâm; những cạm bẫy tình dục hằng ngày như web "bẩn", sex ảo, cà phê ôm, bia ôm kích thích nhu cầu bản năng của giới trẻ; gia đình ly tán, thiếu sự quan tâm giáo dục của cha mẹ; yêu đương quá sớm trong tuổi học trò…).
- Do người yêu ép buộc.
- Do quan niệm sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân.
- Lối sống buông thả, thích hưởng thụ và tôn thờ chủ nghĩa vật chất.
- Bị cưỡng hiếp, lạm dụng tình dục, bị dụ dỗ, bị tình phụ.
- Lỗ hổng trong giáo dục: nhà trường chỉ dạy kiến thức và các biện pháp tránh thai, chưa quan tâm đến giá trị nhân vị con người cũng như bồi dưỡng cho học sinh về tình cảm và tâm linh.
- Năm 1945, Nhà nước Việt Nam công nhận việc hợp pháp hoá phá thai: “Phụ nữ được quyền nạo phá thai, phá thai theo nguyện vọng… tại các cơ sở y tế”. Cho phép phá khi thai không quá 24 tuần (vì nếu tuổi thai lớn hơn ra ngoài có thể sống được).
- Năm 2003, Hướng dẫn Chuẩn quốc gia về Phá thai An toàn của Bộ Y tế cho phép phá thai bằng thuốc ở những thai được 7 tuần (49 ngày) kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
Phân tuyến: theo tuổi thai và phương pháp phá thai.
PHƯƠNG PHÁP PHÁ THAI THEO TUỔI THAI
Tuổi thai (tuần) | PP phá thai | Tuyến áp dụng |
< 7 tuần | Thuốc | BV Tỉnh, TƯ |
< 7 | Hút | Xã |
> 7 - 12 | Hút/nạo | Huyện, tỉnh, TƯ |
13 – 18 | Nong/gắp/nạo | BV tỉnh, TP, TƯ |
18 – 24 | Gây chuyển dạ cho sinh non | BV tỉnh, TP, Trung ương |
- Sau Thế chiến II, nước Pháp có phong trào “gầy lại dân số”. Năm 1920: thông qua đạo luật cấm ngừa thai và phá thai (ngay cả bàn về việc đó cũng cũng bị coi là hành vi phạm luật). Năm 1943, bà mụ Marie Louise Giraud đã lãnh án tử hình vì chuyên nạo thai. Tháng 12-1967, Đại biểu Quốc hội Lucien Neuwirth công khai phát biểu về quyền hợp pháp của phụ nữ trong việc ngừa thai, phá thai theo ý muốn và đã chấm dứt sự nghiệp chính trị của mình vì bị lên án là “kẻ đào mồ chôn nước Pháp”. Phụ nữ biểu tình với biểu ngữ: “un enfant… si je veux… quand je veux”.
- Năm 1974, tại Quốc hội, nữ Bộ trưởng Y tế Pháp Simone Veil bảo vệ đạo luật cho phép phụ nữ phá thai hợp pháp.
- Giữa 1975, Đạo luật Veil ra đời, hợp pháp hoá việc phụ nữ ngừa thai và phá thai. Tuy nhiên, trước 1970 ở Pháp, hằng năm có khoảng 800.000 ca phá thai, ngày nay chỉ còn 250.000 ca mỗi năm. Tại sao có hiện tượng này ? Phải chăng người phụ nữ đã ý thức hơn về sức khoẻ cho chính mình và giá trị của sự sống, đồng thời nâng cao sự hiểu biết về các phương pháp tránh thai? Hay là do họ đã có năng lực hơn về kinh tế và vị thế trong xã hội nên có quyền lựa chọn việc giữ thai lại hay không?
- Ở Ailen và Ba Lan, việc bỏ thai bị cấm nên phụ nữ các nước này đến nơi khác để phá hợp pháp. Bồ Đào Nha cấm phá thai và phụ nữ vi phạm có thể phải ra toà. Các nước này đều gia nhập khối Châu Âu với điều kiện không được can thiệp đạo luật ngừa thai và phá thai của nhau.
- Mỗi nước cấm phá thai tuỳ từng tuổi thai (theo tiêu chuẩn của từng nước trong việc đánh giá giai đoạn coi bào thai là con người hoàn chỉnh). Tây Ban Nha: 26 tuần, Hà Lan và Anh: 23 tuần, Thuỵ Điển: 18 tuần, Pháp: sau 12 tuần…
- Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ có Luật Chống Phá thai với sự nhất trí cao của Uỷ ban Bảo vệ Sức khoẻ Sinh sản Con người. Phá thai xâm phạm đến quyền căn bản nhất của con người: quyền được sống.
(Geogre Washington (1732-1799):
“Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo Hoá ban cho họ những quyền không thể tước bỏ. Trong số những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” , Tuyên ngôn Độc lập, 4-7-1776).
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp:
Cuối tháng 8-1789, Quốc hội Pháp thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, nêu câu khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. Nội dung có một số điều:
- Điều 1: mọi người sinh ra đều có quyền sống tự do và bình đẳng.
- Điều 2: (được hưởng) quyền tự do, quyền sở hữu, quyền được an toàn và quyền chống áp bức.
- Điều 17: quyền sở hữu là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có thể tước bỏ.
NGUYÊN NHÂN
* Bởi xã hội
- Nạo phá thai là một trong những biện pháp hữu hiệu để làm giảm áp lực dân số và tăng thu nhập quốc dân (GDP).
- Việc nạo phá thai được hợp pháp hoá, phổ biến và tạo điều kiện thuận lợi, làm người dân lầm tưởng những gì hợp pháp là hợp luân lý và được làm những gì làm được.
- Hậu quả của lối sống buông thả (peer presure). Trước kia: hành vi tình dục và hành vi sinh đẻ là một, ngày nay hành vi tình dục tách rời hành vi sinh đẻ.
- Thành kiến của xã hội, áp lực từ gia đình.
* Bởi chính cá nhân
- Lý do kinh tế, sức khoẻ, công danh sự nghiệp, “vỡ kế hoạch”, nghi thai có dị tật.
- Hoang thai, loạn luân, tình phụ.
- Thai vị thành niên, sống chung trước hôn nhân, ngoại tình…
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁ THAI
1. PHƯƠNG PHÁP PHÁ THAI NỘI KHOA
Dùng thuốc gây sẩy thai
"Phá thai bằng thuốc là phương pháp chấm dứt thai nghén bằng cách sử dụng thuốc Mifepristone và Misoprostol gây sẩy thai đối với thai đến hết 7 tuần kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối". Từ 3-2004 được Bộ Y tế đưa vào "Hướng dẫn Chuẩn Quốc gia về Phá thai An toàn", về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, với những quy định:
- Áp dụng cho thai dưới 7 tuần. Chỉ được phép triển khai ở những bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh, phải uống thuốc dưới sự hướng dẫn và giám sát chặt chẽ của bác sĩ BV.
- Thuốc: Miphepristol, Misoprotol.
- Tỷ lệ thành công: 80-95%.
Kỹ thuật:
- Ngày thứ nhất: Uống một viên thuốc để làm thai ngừng phát triển.
- Ngày thứ ba: Uống hai viên thuốc hoặc đặt âm đạo để làm tử cung co thắt tống xuất thai ra ngoài. Cần ở lại bệnh viện 3-4 giờ sau đó để theo dõi vì có thể ra huyết nhiều khi ra thai.
- Ngày thứ 15: Trở lại tái khám.
Chống chỉ định:
- Dị ứng với thuốc.
- Rối loạn chảy máu và đang điều trị thuốc kháng đông.
- Nghi ngờ có thai ngoài tử cung.
- Suyễn nặng.
-Bệnh gan thận cấp tính.
Mặt trái khi dùng thuốc gây sẩy thai
- Chi phí cao, đắt tiền.
- Tỷ lệ thất bại cao nếu không phối hợp thuốc.
- Các tác dụng phụ của thuốc: buồn nôn, ói, đau bụng, tiêu chảy, chảy máu nhiều, chảy máu kéo dài chiếm tỷ lệ cao hơn so với phá thai ngoại khoa. Misoprotol: có thể gây cơn co tử cung cường tính.
- Phải khám, siêu âm và xét nghiệm HCG lại 15 ngày sau.
- Khi thất bại, phải tiếp tục can thiệp bằng phá thai ngoại khoa, không được giữ thai lại.
2. PHƯƠNG PHÁP PHÁ THAI NGOẠI KHOA
Hút thai (thường dùng mỹ từ "hút điều hoà kinh nguyệt", khiến nhiều chị em phụ nữ nông thôn và phụ nữ lao động thành thị tưởng nhầm chỉ là giúp điều kinh).
1. Hút và nạo.
2. Nong - Nạo - Gắp.
3. Gây chuyển dạ sinh non (Kovac).
HÚT THAI
(Thai dưới 8 tuần)
Có thể thực hiện dễ dàng ở trạm y tế phường xã hoặc phòng mạch tư nhân nhờ kỹ thuật đơn giản và dụng cụ ít tốn kém. Áp dụng cho thai < 8 tuần.
• Bơm Kartmann 1 van: hút chân không bằng tay.
• Giảm đau.
• Gây tê cạnh cổ tử cung.
• Đo lòng tử cung.
• Hút thai ra.
• Kiểm tra chất hút.
Ở các bệnh viện được trang bị dụng cụ y tế đầy đủ:
- Hút bằng máy hút điện.
- Hoặc bằng bơm Kartman 2 vale: canuyn lớn hơn, và kèm ambu (nối canuyn với bơm).
Hậu quả không mong muốn: Từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, đều phải dùng dụng cụ kim loại (nong rộng cổ tử cung, que kim loại dò hướng khoang tử cung, thước đo độ dài buồng tử cung, ống hút đưa tới lui và xoay vòng để hút thai và đế cuống rốn…) có khả năng làm xước tử cung, thậm chí tạo thành lỗ rách cổ tử cung. Ngoài ra, đế cuống rốn nằm ở vách tử cung bị ống hút phụ áp hút ra sẽ để lại trên bề mặt nhiều mạch máu bị vỡ, gây chảy máu kéo dài, vừa làm giảm sức khoẻ bà mẹ, vừa tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm nặng hơn.
Nếu trước đó người phụ nữ có viêm âm đạo, viêm cổ tử cung chưa được chữa dứt hoặc trong quá trình làm thủ thuật không tuân thủ vô trùng đúng quy định, vi khuẩn có thể theo dụng cụ vào khoang tử cung gây nhiễm trùng. Tuỳ số lượng và loại vi khuẩn, người phụ nữ có thể bị viêm nhiễm nặng hay nhẹ (chẳng hạn Clostridium Sordellii làm bệnh nhân chết sau nhiễm trùng 30 phút).
Nếu ống dẫn trứng bị dị dạng hoặc hút thai quá sớm khi phôi bào còn đang di chuyển trong vòi trứng, chưa kịp làm tổ trong lòng tử cung, sẽ có hiện tượng hút gió, nghĩa là hút không ra thai. Sau đó, nếu phôi vào tử cung trễ thì phải hút lại. Nếu phôi ngừng di chuyển mà nằm ngay tại vòi trứng (nơi chỉ có chức năng nuôi dưỡng trứng và dẫn trứng đã được thụ tinh xuống dạ con, chứ không có chức năng nuôi thai), sẽ gây nên tình trạng thai ngoài tử cung. Thai này không thể sống quá 8 tuần, vì ống dẫn trứng sẽ bị vỡ ra, thai và máu tràn vào ổ bụng gây choáng do đau đớn và mất máu. Đây là cấp cứu sản khoa, thai phụ có thể tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Dính buồng tử cung: Nếu nhiều lần hút thai hoặc khi hút, nhân viên y tế dùng áp lực hút quá mạnh có thể làm trầy xước niêm mạc lót bên trong lòng tử cung. Vết thương khi lành sẽ làm dính vùng niêm mạc đối diện khiến tử cung bị biến dạng, không tạo điều kiện thuận lợi cho thai phát triển sau này. Dính ít thì có nguy cơ sinh non, dính nhiều có thể dẫn đến hiếm muộn hoặc vô sinh.
NẠO HÚT THAI
(Áp dụng cho thai từ 8 – 12 tuần)
Dụng cụ:
- Ống hút.
- Máy hút.
- Que nong.
- Muỗng nạo (thìa cùn)
Thủ thuật nong cổ tử cung bằng dụng cụ hoặc bằng Lamina rồi hút thai, rau thai và nạo sạch buồng tử cung.
Sau khi sản phụ nạo hút thai, ngoài nguy cơ dính buồng tử cung đã nói ở trên, còn có thể bị viêm tắc ống dẫn trứng. Khi thủ thuật gây viêm nhiễm, chứng viêm có thể lan từ nội mạc tử cung sang ống dẫn trứng, làm tắc vòi trứng. Cũng có thể do mạch máu và bạch huyết từ buồng tử cung khuếch tán ra loa vòi trứng làm tổ chức xung quanh bị viêm và các tua vòi dính vào nhau làm miệng ống dẫn trứng bị bít lại. Nếu hẹp một phần, tinh trùng vẫn chui qua lỗ hẹp lên gặp trứng để thụ tinh, nhưng phôi thì không thể chui qua lỗ hẹp về buồng tử cung được và sẽ làm tổ ở vòi trứng - nghĩa là chửa ngoài dạ con. Nếu vòi trứng bị tắc cả 2 bên thì không thụ thai được nữa, nói cách khác là bị vô sinh.
NONG – GẮP – NẠO
(Áp dụng cho tuổi thai từ tuần 13 – 18)
- Giảm đau và gây tê cạnh cổ tử cung.
- Nong cổ tử cung bằng que nong (kích thước từ 5mm à 12mm) hoặc bằng thuốc hoặc bằng lamina.
- Bơm hút chân không: hút ối và kéo phần thai xuống thấp.
- Kẹp gắp từng phần thai.
- Kiểm tra các phần thai và nhau lấy ra.
Dụng cụ:
- Ống hút.
- Máy hút.
- Que nong.
- Muỗng nạo (thìa cùn)
Thủ thuật nong cổ tử cung bằng dụng cụ hoặc bằng Lamina rồi hút thai, rau thai và nạo sạch buồng tử cung.
Sau khi sản phụ nạo hút thai, ngoài nguy cơ dính buồng tử cung đã nói ở trên, còn có thể bị viêm tắc ống dẫn trứng. Khi thủ thuật gây viêm nhiễm, chứng viêm có thể lan từ nội mạc tử cung sang ống dẫn trứng, làm tắc vòi trứng. Cũng có thể do mạch máu và bạch huyết từ buồng tử cung khuếch tán ra loa vòi trứng làm tổ chức xung quanh bị viêm và các tua vòi dính vào nhau làm miệng ống dẫn trứng bị bít lại. Nếu hẹp một phần, tinh trùng vẫn chui qua lỗ hẹp lên gặp trứng để thụ tinh, nhưng phôi thì không thể chui qua lỗ hẹp về buồng tử cung được và sẽ làm tổ ở vòi trứng - nghĩa là chửa ngoài dạ con. Nếu vòi trứng bị tắc cả 2 bên thì không thụ thai được nữa, nói cách khác là bị vô sinh.
NONG – GẮP – NẠO
(Áp dụng cho tuổi thai từ tuần 13 – 18)
- Giảm đau và gây tê cạnh cổ tử cung.
- Nong cổ tử cung bằng que nong (kích thước từ 5mm à 12mm) hoặc bằng thuốc hoặc bằng lamina.
- Bơm hút chân không: hút ối và kéo phần thai xuống thấp.
- Kẹp gắp từng phần thai.
- Kiểm tra các phần thai và nhau lấy ra.
Tai biến xuất huyết tỷ lệ thuận với độ tuổi của thai nhi. Có thể bị thủng tử cung, thậm chí thủng cả ruột, bàng quang... phải thực hiện cuộc đại phẫu thuật để xử trí, sẽ sanh khó trong lần có thai sau và đe doạ vỡ tử cung. Có trường hợp ứ máu ở buồng tử cung phải cắt tử cung, người phụ nữ mất chức năng mang thai.
Rách cổ tử cung: thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới là 0,1-1,18%. Ngay khi dùng kìm để lấy thai ra, có thể làm rách cổ tử cung, gây chảy máu, dẫn đến hở eo tử cung sau này.
Hở eo tử cung: sau rách cổ tử cung hễ sản phụ có thai thì dễ bị sẩy sau 12-16 tuần mang thai. Lý do sẩy thai muộn: bình thường khi có thai, khối cơ ở cổ tử cung sẽ co lại tạo thành nút thắt rất chắc chắn nhằm bảo vệ thai nhi cho tới ngày sinh nở. Miệng cổ tử cung bị nong số lớn, sau khi rách sẽ bị lỏng ra, không còn đóng kín khít trong điều kiện áp lực cao được nữa. Khi thai lớn dần, nước ối nhiều lên, áp lực trong khoang tử cung ngày càng tăng, bọc bào thai trồi vào ống cổ tử cung làm nó dần trương rộng ra và co ngắn lại làm hở miệng ngoài của eo tử cung và chui ra ngoài cổ tử cung. Đến một mức nào đó, màng bào thai vỡ ra và không tránh được tình trạng sẩy thai tự nhiên hoặc sinh non.
Tần số các biến chứng nhiễm trùng vào khoảng 0,5-12% tuỳ vào kỹ thuật vô trùng (có thể viêm nội mạc tử cung, lan toả sang các cấu trúc lân cận như viêm dây chằng, viêm phần phụ, viêm màng bụng hoặc gây nhiễm trùng huyết).
PHÁ THAI TO ( KOVACS)
(Áp dụng cho thai 18 – 24 tuần)
"Đây là phương pháp nong cổ tử cung ra, đặt một ống nhựa hoặc một túi cao su, bơm nước vào, kích thích chuyển dạ đẻ non bằng túi ối giả".
• Nong cổ tử cung.
• Đặt túi nước.
• Kích thích chuyển dạ cho sinh non: có thể phối hợp với thuốc Oxytocine tiêm tĩnh mạch, hoặc Misoprotol đặt âm đạo gây co.
- Thai được tống xuất ra ngoài nguyên vẹn trong 24 giờ.
- Trên thực tế: có thể gây nhau bong non phải mổ lấy thai. Thầy thuốc đôi khi phải chọc hút não để làm nhỏ đầu của thai nhi trước khi lôi ra ngoài. Có nhiều ca thai to >24 tuần vẫn đến bệnh viện cho sinh non (mẹ bị tâm thần nặng, bị từ chối không cưới, hoang thai...).
Nhau bám thấp: thông thường phôi thai sẽ làm tổ ở đáy tử cung hoặc 2 bên thành tử cung là nơi niêm mạc dày dặn, mềm mại, thuận lợi cho việc cung cấp tốt nhất những chất dinh dưỡng cho phôi. Khi nạo thai nhiều lần hoặc phá thai to, nội mạc tử cung bị tổn thương và làm sẹo. Lần có thai tiếp theo, phôi sẽ tìm chỗ tốt hơn để làm tổ và thường có xu hướng bám xuống thấp gần cổ tử cung hơn. Vào cuối thai kỳ, khi có các cơn co tử cung nhè nhẹ, nhau sẽ bị bong ra gây chảy máu rất nhiều, đe doạ tính mạng người mẹ nên buộc phải cho sinh non. Nếu nhau bám thấp ở ngay cổ tử cung - gọi là nhau tiền đạo - phải mổ để lấy thai ra.
Nếu phôi vẫn làm tổ ở đáy tử cung, nơi nội mạc đã làm sẹo, thì nhau thai phải bám sâu vào tận lớp cơ của tử cung - gọi là nhau cài răng lược (như chiếc lược cài vào mái tóc) - thường không bong ra sau khi sản phụ sinh con, gây chảy máu dữ dội, bắt buộc phải mổ cấp cứu cắt bỏ tử cung để cứu mẹ. Người phụ nữ sẽ vĩnh viễn vô sinh.
TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
SỚM | MUỘN | XA |
Băng huyết | Sót nhau | Giao hợp đau |
Rách cổ tử cung | Nhiễm khuẩn | Dính lòng tử cung |
Thủng tử cung | Nhiễm trùng máu | Sẩy thai tự nhiên, sinh non |
Ứ máu tử cung | Cắt tử cung | Tắc ống dẫn trứng và thai ngoài TC |
Choáng (sốc) | Mẹ dễ bị nhau cài răng lược. Vô sinh. |
- Trên 60% phụ nữ vô sinh đã từng nạo phá thai trước đó.
- Phụ nữ đã nạo phá thai có nguy cơ vô sinh cao gấp 2,5 lần so với phụ nữ không nạo phá thai.
( Trích nguồn Website BV Từ Dũ )
DI CHỨNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LINH
Nơi những phụ nữ đã từng phá thai: lương tâm day dứt, mặc cảm tội lỗi, không tha thứ cho bản thân, trầm cảm, thay đổi tình cảm hoặc quan hệ với chồng/bạn tình, sa vào tình trạng nghiện ngập hay lối sống buông thả, thậm chí có hành vi tự tử, mất mối quan hệ tốt đẹp vợ chồng, ngoài ra còn ảnh hưởng về kinh tế…
Với các cô gái lỡ lầm: đa số còn trẻ, do ngại ngùng, thiếu sự hướng dẫn, không dám tìm đến sự giúp đỡ của người thân, thường rơi vào dịch vụ nạo phá thai chui khi thai đã lớn, có khi vượt quá giới hạn can thiệp nên phải lãnh nhận nhiều biến chứng xấu. Hậu quả về tinh thần để lại cho các bạn trẻ cũng nặng nề hơn: luôn mặc cảm và có cảm giác sợ hãi đến độ sống khép kín, không dám tìm đến một mối quan hệ với bạn khác phái dù là hoàn toàn lành mạnh. Ngược lại, một số khác, với ý nghĩ chẳng còn gì để mất, dễ sống buông thả, phóng túng, mau chóng trở thành khách hàng quen thuộc cho dịch vụ nạo phá thai sau đó cũng như dễ sa vào tình trạng đi hoang, bỏ học, ma tuý, mại dâm.
Nơi những người tham gia trực tiếp vào việc phá thai: áp lực tâm lý đè nặng (ngành y và thầy thuốc trước tiên và sau cùng là để chữa bệnh cứu người chứ không phải để giết người, vì bổn phận của Y học là chữa lành chứ không phải giết chết), các bác sĩ Khoa Sản gọi Phòng Kế hoạch hoá gia đình là phòng lưu đày và họ là những người đi giữa 2 dòng nước mắt (nước mắt hạnh phúc của các bà mẹ vượt cạn ôm con trong tay và nước mắt đau đớn của những phụ nữ ngoảnh mặt chối bỏ núm ruột của mình).
Nơi những người gián tiếp tham gia vào quá trình phá thai: bị dằn vặt lương tâm, ân hận đã làm điều không phải đạo.
Nơi những người may mắn thoát khỏi quyết định phá thai (ông bà, cha mẹ, đứa con): học được bài học sự sống từ em bé sơ sinh trong việc đấu tranh để sống còn.
Lắng nghe tiếng nói của những người trong cuộc (xem các bài viết trích từ EPHATA, Trung tâm Mục vụ DCCT).
KẾT LUẬN
Hôn nhân ngày nay đang đứng trước bi kịch của ngừa thai nhân tạo và phá thai. Các cặp vợ chồng tự đặt ra một câu hỏi Tại sao phải có con? mà không lắng nghe một câu hỏi ngược lại Tại sao không? Bởi vì nếu làm vợ làm chồng mà không chịu có con thì chẳng lẽ kết hôn chỉ vì lạc thú hay sao?
Sự sống của con người đã xuất hiện kể từ lúc hình thành hợp tử (ovum + sperm = fertilization), nó không phụ thuộc vào linh hồn đến sớm hay muộn, vì sự sống mầm phôi đã là sự sống con người, sẵn sàng đón nhận một bản tính người đầy đủ được khai sinh từ cha mẹ nó. Trước khi có hành vi tình dục, vợ chồng (người nữ/người nam) cần xác định rõ có đủ trách nhiệm yêu thương và chăm sóc cho “kết quả” của quan hệ ấy hay không? Mỗi một sinh linh đều có quyền được sống và quyền được yêu thương. Quyền ấy gắn chặt với con người kể từ khi sinh ra và không ai có quyền tước đi. Đứa trẻ sinh ra không được yêu thương và công nhận thì cuộc đời đã mất đi giá trị của một con người theo đúng nghĩa. Người nào từ bỏ trách nhiệm yêu thương và chăm sóc con cái là đi ngược lại nguyên tắc sống cơ bản của nhân loại.
Chúng ta cần xây dựng một nền văn minh sự sống. Chỉ có tôn trọng sự sống, con người mới biết bảo vệ và sẵn lòng đón nhận những mầm sống còn rất bé bỏng trong dạ mẹ.
Ngày nay, con người dường như hơn bao giờ hết đang mạnh mẽ đấu tranh cho nhân quyền, nhân phẩm. Họ đòi buộc thế giới, quốc gia phải tôn trọng con người, tạo điều kiện cho con người được sống là người hơn. Nhưng bên cạnh đó, hằng ngày họ đang xúc phạm con người một cách nghiêm trọng khi ngăn cản và tước đi biết bao sự sống của những con người khác, nhất là của các thai nhi bé bỏng vô phương tự vệ. Điều này thật sự nguy hiểm nếu ăn sâu vào tâm thức của giới trẻ.
Hãy suy nghĩ về những tuyên ngôn này:
“Phá thai hằng năm hơn cả triệu trường hợp là một điển hình về biện pháp trái với luân thường đạo lý mà những hậu quả đã và đang diễn ra không biết đưa tương lai dân tộc đi về đâu” (Đức Hồng y G.B. Phạm Minh Mẫn, Thư gửi Chủ tịch UBĐKCGVN 25-12-2002).
"Phá thai là kẻ hủy diệt hoà bình ghê gớm nhất vì nếu một bà mẹ có thể giết đi chính đứa con của bà ấy thì chẳng có gì ngăn được tôi giết bạn và bạn giết tôi" (Mẹ Têrêsa Calcutta).
“Đừng sợ làm chứng cho sự sống từ lúc thụ thai cho đến lúc chết. Phải chống lại mọi hình thức của nền văn minh sự chết đã được hợp thức hoá tại một số nơi, trong đó có việc phá thai. Phá thai là một cuộc tàn sát mới, tàn sát các thai nhi. THIÊN CHÚA mạnh hơn những yếu đuối, lệch lạc của con người. THIÊN CHÚA bao giờ cũng có lý. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự sống của con người, nhất là của các thai nhi bị đe doạ nghiêm trọng” (Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II).
Xin chân thành cám ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
· Bộ Giáo luật 1983, Văn phòng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam xuất bản và phát hành, NXB Tôn giáo 2006.
· Đạo đức Sinh học, Lm. Phêrô Trần Mạnh Hùng, CSsR, NXB Tôn giáo 2003.
· Đ.G.H Gioan Phaolô II, Evangelium Vitae, số 19.
· Hướng dẫn Chuẩn Quốc gia về Phá thai An toàn, Bộ Y tế, 2003.
· Hiếm muộn - Vô sinh và Kỹ thuật Hỗ trợ Sinh sản, Sở Y tế TP. HCM, BV Phụ sản Từ Dũ, 1999.
· Dr. D N Kakar, Những điều cần biết về Kế hoạch hoá Gia đình, NXB Tổng Hợp TP. HCM 2005.
· Sản phụ khoa, Bộ môn Sản Trường Đại học Y dược, NXB Y học 2005.
· Bs. Vương Tiến Hoà, Sức khoẻ Sinh sản, NXB Y học 2001.
· Tông huấn Familiaris Consortio, bản dịch của Lm. Augustinô Nguyễn Văn Dụ 2001.
· Lm. G.B. Lê Đình Phương, CSsR, Vấn đề phá thai, EPHATA Việt Nam, số 271, Chúa Nhật 11-6-2006.
Ths. Bs. Lan Hải
0 bình luận:
Đăng nhận xét