KẾT LUẬN
102. Vào cuối Thông điệp này, tự nhiên chúng ta hướng nhìn về Chúa Giêsu, về “Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta” (x. Is 9,5) để chiêm ngắm nơi Ngài “Sự Sống đã tỏ hiện” (1Ga 1,7). Trong mầu nhiệm Giáng Sinh này, đã hoàn thành sự gặp gỡ của Thiên Chúa với loài người, và bắt đầu nẻo đường của con Thiên Chúa trên trái đất, nẻo đường đạt tới tột đỉnh trong việc Ngài hiến dâng mạng sống trên thập giá: qua cái chết của mình, Ngài sẽ thắng sự chết và trở nên nguyên lý sự sống mới cho toàn thể nhân loại.
Để tiếp nhận “Sự Sống”, nhân danh mọi người và vì ích lợi của mọi người, có Đức Maria, người mẹ đồng trinh: như vậy Mẹ đã có những liên lạc bản thân rất khắng khít với Tin Mừng về sự sống. Sự ưng thuận của Đức Maria vào dịp Truyền Tin, và việc làm mẹ của ngài là ở tận nguồn mạch của mầu nhiệm sự sống mà Chúa Ki tô đã đến ban cho loài người (x. Ga 10,10). Qua việc Đức Mẹ đón tiếp, qua việc Đức Mẹ lo lắng cho sự sống của Ngôi Lời Nhập Thể, án chết dứt khoát và đời đời đã được miễn trừ cho sự sống của con người.
Vì thế, “như Giáo Hội, mà Mẹ là hình ảnh, Đức Maria là mẹ của tất cả mọi người tái sinh vào sự sống. Đức Mẹ thực là mẹ của Sự Sống làm cho mọi người được sống, và khi sinh ra Sự Sống, Mẹ đã tái sinh cách nào đó tất cả mọi người sẽ sống bằng Sự Sống ấy” (138).
Khi chiêm ngắm việc làm mẹ của Đức maria, Giáo Hội cũng đã được khám phá ra ý nghĩa việc làm mẹ của mình và cung cách mà Giáo Hội được mời gọi để diễn tả việc ấy. đồng thời, kinh nghiệm làm mẹ của Giáo Hội mở ra một viễn ảnh sâu xa nhất để hiểu kinh nghiệm của Đức Maria, như mẫu gương khôn ví của việc tiếp nhận sự sống và của lòng ân cần đối với sự sống.
“Một điềm vĩ đại xuất hiện trên trời: một Người Nữ mặc áo mặt trời” (Kh 12,1)
Việc làm mẹ của Đức Maria và của Giáo Hội.
103. Tương quan giữa mầu nhiệm Giáo Hội và mầu nhiệm Đức Maria, rõ ràng xuất hiện trong “điềm vĩ đại” được diễn tả trong sách Khải Huyền: “Một điềm vĩ đại hiện ra trên trời: một Người Nữ mặc áo mặt trời, chân đứng trên mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12,1). Giáo Hội nhìn ra trong điều này một hình ảnh của mầu nhiệm riêng mình: được dìm ngập trong lịch sử, Giáo Hội là “mầm giống và khởi đầu” Nước Thiên Chúa (139). Giáo Hội trông thấy sự thực hiện đầy đủ và kiểu mẫu mầu nhiệm này nơi Đức Maria. Chính Mẹ là Người Nữ hiển vinh, nơi Mẹ ý định của Thiên Chúa đã được chu toàn với sự hoàn hảo lớn nhất.
“Người Nữ mặc áo mặt trời đang mang thai” như sách Khải Huyền nhấn mạnh (Kh 12,2). Giáo Hội hoàn toàn ý thức mình đang mang Chúa Cứu Thế, là Chúa Kitô và mình được gọi trao Chúa Kitô cho thế giới, để tái sinh loài người vào chính sự sống của Thiên Chúa. Nhưng Giáo Hội không thể quên rằng sứ mệnh của mình đã trở nên có thể thi hành được nhờ việc Đức Maria làm mẹ, Mẹ đã cưu mang và sinh ra cho thế giới Đấng là “Thiên Chúa sinh bởi Thiên Chúa”, “Thiên Chúa thật sinh bởi Thiên Chúa thật”, Đức Maria đích thật là Mẹ của Thiên Chúa, là Theothokos: trong sứ mệnh làm mẹ của Đức maria, ơn gọi làm mẹ mà Thiên Chúa ghi khắc trong từng người nữ đã được cực kỳ nâng cao. Như thế, Đức Maria xuất hiện như mẫu gương cho Giáo Hội, được gọi làm “Eva mới”, mẹ của các tín hữu, mẹ của “những người sống” (x. St 3,20).
Việc làm mẹ thiêng liêng của Giáo Hội – Giáo Hội cũng ý thức rõ điều này – chỉ được thực hiện trong những đau đớn “chuyển dạ sinh con” (Kh 12,2), tức là sự căng thẳng liên miên với những thế lực của sự dữ hằng tiếp xúc xâm nhập vào thế giới và ghi dấu vào trái tim con người, trong khi chống cự lại Chúa Kitô: “Điều ở nơi Ngài là sự sống, và sự sống là ánh sáng soi cho nhân loại, và ánh sáng chiếu rạng trong tối tăm, và tối tăm đã không năm được ánh sáng” (Ga 1,4-5).
Như Giáo Hội, Đức Maria đã phải sống tình làm mẹ dưới dấu chỉ của đau đớn: “Hài Nhi này… phải là dấu chỉ của vấp phạm và chống đối, còn Bà, một mũi gương sẽ đâm thâu vào lòng Bà, hầu bộc lộ tâm tư nhiều cõi lòng” (Lc 2,34-35). Trong những lời Simêon nói với Đức Maria ngay từ bình minh cuộc đời Chúa Cứu Thế, ta thấy được trình bày cách tổng hợp sự từ chối Chúa Giêsu và Đức Maria cùng với Ngài, sự từ chối lên tới tột đỉnh trên núi Canvê. “Đứng gần thập giá Chúa Giêsu” (Ga 9,25), Đức Maria tham gia vào việc tự hiến của Chúa Con: Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu lên Chúa Cha, trao hiến Người đi, và dứt khoát sinh Người ra cho ta. Tiếng “xin vâng” ngày Truyền Tin được trọn vẹn chín muối trong ngày của Thập giá, khi đến giờ để Đức Maria đón nhận và sinh hạ, như con mình, tất cả mọi người đã trở nên môn đệ và mang nơi mình tình yêu cứu thế của Chúa Con: “Chúa Giêsu thấy Mẹ và gần Mẹ có môn đệ yêu quý, Ngài thưa với mẹ: “ Hỡi bà, này là con của Bà” (Ga 19,26).
“Dừng lại trước người nữ, con rồng rình nuốt người con của bà khi sinh ra” (Kh 12,4)
Sự sống bị đe doạ bởi thế lực sự ác.
104. Trong sách Khải Huyền, “dấu chỉ vĩ đại” về “người nữ” (Kh 12,1) kèm theo ngay “một dấu chỉ khác xuất hiện trên trời: một con rồng màu đỏ lửa to lớn” (Kh 12,3), ám chỉ satan, một kẻ mang sức mạnh ám hại và đồng thời là một sức mạnh của sự dữ đang hoạt động trong lịch sử và ngăn cản sứ mệnh của Giáo hội.
Ở đây nữa, Đức Maria vẫn còn soi sáng cho cộng đoàn tín hữu: sự thù địch của các thế lực sự dữ, quả là một sự chống đối ngấm ngầm, trước khi đụng tới môn đệ của Chúa Giêsu đã quay qua chống lại Mẹ Chúa. Để cứu lấy sự sống của Con Mình trước những kẻ sợ Chúa như một mối ngăm đe nguy hiểm, Đức Maria đã phải trốn sang Ai Cập cùng với Thánh Giuse và Hài nhi Giêsu (x. Mt 2,13-15).
Như vậy, Đức Maria giúp Giáo Hội ý thức rằng sự sống luôn luôn ở giữa một cuộc chiến đấu rất lớn giữa sự thiện và sự ác, giữa ánh sáng và bóng tối. Con rồng muốn nuốt chửng “hài nhi vừa sinh” (Kh 12,4) là hình ảnh Chúa Kitô , mà Đức Maria sinh ra trong “thời viên mãn” (Gl 4,4) và Giáo Hội hằng phải trao ban cho con người ở những thời kỳ khác nhau của lịch sử. Nhưng hài nhi này cũng là như hình ảnh của từng người, từng em bé, đặc biệt của từng tạo vật yếu ớt và bị đe doạ, bởi vì – như Công Đồng nhắc nhở chúng ta – “qua Mầu nhiệm Nhập Thể, con Thiên Chúa đã kết hiệp một cách nào đó với mọi người” (140). Chính trong “xác thể” của từng người mà Chúa Kitô tiếp tục tự mặc khải và đi vào mối hiệp thông với chúng ta, đến mức độ mà vứt bỏ sự sống của con người dưới hình thức khác nhau cũng chính là vứt bỏ Chúa Kitô . Đó là chân lý cảm kích và đồng thời thúc bách mà Chúa Kitô tỏ lộ cho chúng ta và Giáo Hội không hề mệt mỏi nói lại: “Ai đón tiếp một bé thơ như em này vì danh Thầy, là đón tiếp Thầy” (Mt 18,5); “Thật, Ta bảo thật các con, những gì các con đã làm cho một người trong các anh em hèn mọn nhất của Ta, là các con đã làm cho chính mình Ta” (Mt 25,40).
“Chết chóc không còn nữa” (Kh 21,4)
Ánh rạng ngời của sự Phục Sinh.
105. Việc loan báo của sứ thần cho Đức Maria nằm trong những lời trấn an này: “Xin đừng sợ, thưa Đức Maria”, và “Không có gì là không thể được đối với Thiên Chúa” (Lc 1,30-37). Thật vậy, trọn cuộc đời của Đức Trinh Mẫu Maria được bao bọc bằng niềm tin chắc chắn rằng Thiên Chúa ở gần bên Ngài và đi cùng với Ngài bằng việc quan phòng nhân hậu với Chúa. Với Giáo Hội cũng thế, giáo Hội tìm được nơi “ẩn náu” (Kh 12,6) trong sa mạc, nơi thử thách, nhưng cũng là nơi biểu lộ tình yêu thương của Thiên Chúa đối với dân Ngài (x. Osê 2,16). Đức maria là lời sống động của niềm an ủi cho Giáo Hội trong cuộc chiến chống lại sự chết. Khi Mẹ tỏ ra cho ta thấy Con của Mẹ, Mẹ bảo đảm với ta rằng nơi Ngài các thế lực sự chết đã thua bại: “Tử sinh song đấu lạ kỳ, Chủ Tể sự sống đã chết; nay đang sống, Ngài hiển trị” (141).
Chiên Con bị sát tế đang sống trong khi mang dấu tích cuộc Khổ nạn trong ánh huy hoàng Phục sinh. Chỉ mình Ngài chủ trì mọi biến cố của lịch sử. Ngài đập tan “các ấn tín” của nó (Kh 5,1-10) và, trong thời gian và bên kia thời gian, Ngài công bố quyền lực sự sống trên sự chết. Trong “thành Giêrusalem mới” tức là trong thế giới mới mà lịch sử con người đang vươn tới, “chết chóc sẽ không còn nữa; khóc than, rên xiết và khổ đau sẽ không còn nữa, vì thế giớ cũ đã qua đi” (Kh 21,4).
Và trong khi chúng ta là dân của Thiên Chúa đang lữ hành, dân của sự sống và dân vì sự sống, trong niềm cậy trông, chúng ta đang tiến bước về “một trời mới và một đất mới” (kh 21,1), chúng ta hướng nhìn về Đấng, đối với ta, là “dấu chỉ của lòng cậy trông vững chắc và của niềm an ủi” (142).
Lạy Mẹ Maria,
Bình Minh của thế giới mới,
Là mẹ của chúng sinh,
Chúng con xin trao phó cho Mẹ
Vụ án về sự sống.
Lạy mẹ, xin nhìn đến
Vô số những trẻ thơ
Bị ngăn cản không được sinh ra đời,
Những người nghèo
Mà cuộc sống trở nên khó khăn,
Những người bị sát hại
Vì bạo lực bất nhân,
Những người già, người bệnh bị giết
Do sự lãnh đạm thờ ơ
Hay do lòng thương giả dối.
Xin Mẹ hãy làm cho
Những kẻ tin vào Con của Mẹ
Biết loan báo cho người thời nay
Tin Mừng về sự sống
Với lòng kiên quyết và tình yêu thương
Xin Mẹ cầu Chúa ban cho họ
Được ơn đón nhận Tin mừng về sự sống
Như một hồng ân luôn luôn mới mẻ,
Được niềm vui tôn dương Tin Mừng ấy
Với lòng tri ân trong cả cuộc đời,
Và được can đảm làm chứng
cho Tin Mừng ấy
với sự kiên trì chủ động,
để cùng những người thiện chí
xây dựng nền văn minh của chân lý và tình yêu
hầu ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa,
Đấng Tạo Thành hằng yêu thương sự sống.
Ban hành tại Rôma, gần Đền thờ Thánh Phêrô
Ngày lễ Truyền Tin 25.3.1995
Năm thứ 17 triều Giáo hoàng của tôi
GIOAN PHAOLÔ II
Xem tiếp bản tiếng Anh, Pháp, Ý.
----------
Chú thích:
1 Quả thực diễn ngữ "Tin Mừng về sự sống" không có trong thánh Kinh. Tuy nhiên diễn ngữ ấy am hợp với một phương diện cốt yếu của sứ điệp Thánh Kinh.
2 Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, Vui mừng và Hy vọng, số 22.
3 Xem Thông điệp Đấng Cứu Chuộc con ngườicủa Đức Gioan Phaolô II (4.3.1979), số 10.
4 Xem Thông điệp trên, số 14.
5 Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, Vui mừng và Hy vọng, số 27.
6 Xem Thư gởi hàng Giám mục về "Tin mừng về sự sống" (19.5.1991).
7 Cũng trong thư trên.
8 Thư gởi các Gia đình - Gratissimam sane (2.2.1994) số 4.
9 Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus – Năm thứ một trăm (1.5.1991), số 39.
10 Số 2259.
11 Xem Bàn về Noê của Thánh Ambrôsiô, 26,94-96.
12 x. GLHTCG, số. 1867 và 2268.
13 Bàn về Cain et Abel, II, 10, 38.
14 Xem Huấn thị Ơn ban sự sống (Donum Vitae) (22.2.1987) của Thánh Bộ Giáo lý Đức tin.
15 Diễn từ trong dịp canh thức cầu nguyện cho ngày Quốc tế Giới trẻ lần VIII tại Denver (16,8,1993)
16 Diễn từ của Đức Gioan Phaolô II trước các tham dự viên cuộc tham luận về “Quyền sống và Châu âu” (18.12.1987).
17 Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, số 36.
18 x. như trên, số 16.
19 x. Luân lý về Gióp, 13, 23 của thánh Gregorio Cả.
20 Thông điệp Redemptor Hominis (Đấng Cứu Chuộc con người) (4.3.1979), Gioan Phaolô II, số 10.
21 Hiến chế Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 50.
22 Hiến chế Tín lý về Mạc khải Dei Verbum, số 4.
23 "Gloria Dei vivens homo": Adversus Haereses - Chống lạc giáo, IV, 20, 7.
24 Hiến chế Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 12.
25 Confessions (Tự thuật), I, 1.
26 Exameron, VI, 75-76.
27 "Vita autem hominis visio Dei": Adversus Haereses - Chống lạc giáo, IV, 20, 7.
28 x. Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus – Năm thứ một trăm (1.5.1991), số 38.
29 Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis – Quan tâm đến việc xã hội (30.12.1987), số 34.
30 Hiến chế Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 50.
31 Thư gửi các Gia đình Gratissimam sane (2.2.1994), số 9; x. Pio XII, Tông huấn Humani Generis – Nhân loại (12.8.1950).
32 "Animas enim a Deo immediate creari catholica fides nos retinere iubet": Pio XII, Tông huấn Humani Generis – Nhân loại (12.8.1950).
33 Hiến chế Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 50.; x. ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn Về Gia đình Familiaris Consortio(22.11.1981), số 28.
34 Homilies – Các bài giảng, II, 1.
35 Xem, chẳng hạn, các Thánh Vịnh 22/21,10-11; 71/70,6; 139/138,13-14.
36 Expositio Evangelii secundum Lucam – Trình bày Phúc âm theo Thánh Luca, II, 22-23.
37 Thánh Ignatio Antiokia, Thư gửi tín hữu Ephêsô, 7, 2: Patres Apostolici, ed. F.X. Funk, II, 82.
38 De Hominis Opificio, số 4.
39 x. Thánh Gioan Đamaxen, De Fide Orthodoxa, 2, 12, được Thánh Tôma Aquinô trích dẫn, Summa Theologiae – Tổng luận thần học, I-II, Lời nói đầu.
40 Đức Phaolô VI, Thông điệp Humanae Vitae- Sự sống con người (25.7.1968), số 13.
41 Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, Huấn thị Donum Vitae- Ơn ban sự sống (22.2.1987), Nhập đề, số 5; x. GLHTCG, số 2258.
42 Sách Didache, I, 1; II, 1-2; V, 1 và 3: Patres Apostolici, ed. F.X. Funk, I, 2-3, 6-9, 14-17; x. Thư của Pseudo-Barnabas, XIX, 5.
43 x. GLHTCG, các số 2263-2269; cũng xem sách Giáo lý của Công đồng Trentô III, §§ 327-332.
44 Sách GLHTCG, số 2265.
45 x. Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae – Tổng luận thần học, II-II, q. 64, a. 7; Thánh Anphonsô Liguori, Theologia Moralis – Thần học luân lý, l. III, tr. 4, c. 1, dub.3.
46 Sách GLHTCG, số 2266.
47 x. như trên.
48 Số 2267.
49 Công đồng Vatican II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium –Ánh sáng muôn dân, số 12.
50 Hiến chế Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 27.
51 Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium –Ánh sáng muôn dân, số 25.
52 Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, Tuyên ngôn về việc làm chết êm dịu Iura et Bona (5.5.1980), II.
53 Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Veritatis Splendor-Ánh rạng ngời của chân lý (6.8.1993), số 96.
54 Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 51, "Abortus necnon infanticidium nefanda sunt crimina".
55 x. ĐGH Gioan Phaolô II, Tông thư Mulieris Dignitatem-Phẩm giá phụ nữ (15.8.1988), số 14.
56 Sđd. Số 21.
57 Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, Tuyên ngôn về việc cố ý phá thai (18.11.1974), các số 12-13.
58 Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, Huấn thị Donum Vitae- Ơn ban sự sống (22.2.1987), I, số 1.
59 Sđd như trên.
60 Ngôn sứ Giêrêmia nói: "Chúa nói với tôi bằng những lời này: 'Trước khi tạo nên ngươi trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi, ngay cả trước khi ngươi lọt lòng, Ta đã thánh hiến ngươi; Ta đã đặt ngươi làm ngôn sứ cho các dân tộc" (1,4-5). Về phần mình, Thánh vịnh gia thưa với Chúa những lời này: "Ngay từ lòng mẹ con đã tựa nương vào Chúa, ngay khi con ở trong dạ mẫu thân, Chúa đã là gia nghiệp của con" (Ps 71/70,6; x. Is 46,3; G 10,8-12; Tv 22/21,10-11). Trong cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa hai người mẹ: bà Êlizabeth và Đức Maria, và giữa hai người con: Gioan Tẩy giả và Chúa Giêsu, con náu ẩn trong lòng mẹ (x. Lc 1,39-45) – tác giả Luca cũng nhấn mạnh rằng con trẻ đón nhận Con Trẻ đến và phấn khởi vui mừng.
61 x. Tuyên ngôn về việc cố ý phá thai (18.11.1974), số 7.
62 "Ngươi không được giết con trẻ bằng việc phá thai và không được làm chết nó sau khi nó sinh ra": V, 2: Patres Apostolici, ed. F.X. Funk, I, 17.
63 Lời thỉnh cầu cho các Kitô hữu, số 35.
64 Apologeticum – Minh giáo, IX, 8.
65 x. Thông điệp Casti Connubii-Khiết tịnh hôn nhân (31.12.1930), II.
66 Diễn văn trước Liên hiệp Y Sinh học "San Luca" (12.11.1944): Discorsi e Radiomessaggi, VI; x. Diễn văn trước Liên hiệp Công giáo Italia các bà hộ sinh (29.10.1951), số 2.
67 Thông điệp Mater et Magistra-Mẹ và Thầy (15.5.1961), số 3.
68 Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 51.
69 Xem điều 2350, § 1.
70 Bộ Giáo luật, điều 1398; x. Bộ luật các Giáo hội Đông phương, điều 1450, § 2.
71 x. sđd., điều 1329; cũng xem Bộ luật các Giáo hội Đông phương, điều 1417.
72 x. Diễn văn trước các luật gia Công giáo Italia (9.12.1972); Thông điệp Humanae Vitae-Sự sống con người (25.7.1968), số 14.
73 Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium –Ánh sáng muôn dân, số 25.
74 Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, Huấn thị Donum Vitae- Ơn ban sự sống (22.2.1987), I, số 3.
75 Hiến chương về quyền của Gia đình (22.10.1983), article 4b.
76 Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, Tuyên ngôn về việc làm chết êm dịu Iura et Bona (5.5.1980), II.
77 Sđd., IV.
78 x. văn kiện trên.
79 Đức Piô XII, Diễn văn trước một nhóm quốc tế các thầy thuốc (24.2.1957), III; x. Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, Tuyên ngôn về việc làm chết êm dịu Iura et Bona (5.5.1980), III.
80 Đức Piô XII, Diễn văn trước một nhóm quốc tế các thầy thuốc (24.2.1957), III.
81 Piô XII, Diễn văn trước một nhóm quốc tế các thầy thuốc (24.2.1957), như trên; Thánh Bộ Giáo lý, Decretum de directa insontium occisione (2.12.1940); Đức Phaolô VI, Sứ điệp cho Truyền hình Pháp: "Mọi sự sống đều thánh thiêng" (27.1,1971); Diễn văn tại trường quốc tế Surgeons (1.6.1972); Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 27.
82 x. Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium –Ánh sáng muôn dân, số 25.
83 x. Thánh Augustinô, De Civitate Dei-Thành trì Thiên Chúa I, 20; Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae-Tổng luận thần học, II-II, q. 6, a. 5.
84 Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, Tuyên ngôn về việc làm chết êm dịu Iura et Bona (5.5.1980), I; GLHTCG, các số 2281-2283.
85 Thư 204, 5.
86 Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 18.
87 x. Đức Gioan Phaolô II, Tông thư Salvifici Doloris-Đau khổ cứu độ (11.2.1984), số 14-24.
88 x. Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus – Năm thứ một trăm (1.5.1991), số 46; Đức Piô XII, Sứ điệp truyền thanh Giáng Sinh (24.12.1944).
89 Cf. Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Veritatis Splendor-Ánh rạng ngời của chân lý (6.8.1993), số 97 và 99.
90 Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, Huấn thị Donum Vitae- Ơn ban sự sống (22.2.1987), III.
91 x. Công đồng Vatican II, Tuyên ngôn về Tự do tôn giáo Dignitatis Humanae- Phẩm giá con người, số 7.
92 x. Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae-Tổng luận thần học I-II, q. 96, a. 2.
93 x. Công đồng Vatican II, Tuyên ngôn về Tự do tôn giáo Dignitatis Humanae- Phẩm giá con người, số 7.
94 Thông điệp Pacem in Terris-Hoà bình trên trái đất (11.4.1963), II. Trưng dẫn trong bản văn mượn ở Đức Piô XII, Sứ điệp truyền thanh Lễ Hiện Xuống 1941 (1.6.1941). Về đề tài này, Thông điệp quy chiếu ở chú thích về Đức Piô XII, Thông điệp Mit brennender Sorge(14.3.1937); Thông điệp Divini Redemptoris-Thiên Chúa Cứu Chuộc (19.3.1937), III; Đức Piô XII, Sứ điệp truyền thanh dịp Giáng Sinh (24.12.1942).
95 Thông điệp Pacem in Terris-Hoà bình trên trái đất (11.4.1963), II, như trên.
96 Summa Theologiae-Tổng luận thần học I-II, q. 93, a. 3, ad 2um.
97 Như trên, I-II, q. 95, a. 2. Thánh Tôma Aquinô trưng dẫn Thánh Augustinô: "Non videtur esse lex, quae iusta non fuerit" (Luật mà không công bằng thì không phải luật), De Libero Arbitrio, I, 5, 11.
98 Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, Tuyên ngôn về việc cố ý phá thai (18.11.1974), số 22.
99 x. Sách GLHTCG, các số 1753-1755; Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Veritatis Splendor-Ánh rạng ngời của chân lý (6.8.1993), các số 81-82.
100 Khảo luận về Tin Mừng Gioan, 41, 10; x. Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Veritatis Splendor-Ánh rạng ngời của chân lý (6.8.1993), số 13.
101 Tông huấn Evangelii Nuntiandi-Loan báo Tin Mừng (8.12.1975), số 14.
102 x. Sách Lễ Rôma, lời kinh của chủ tế trước khi chịu lễ.
103 x. Thánh Irênê: "Omnem novitatem attulit, semetipsum afferens, qui fuerat annuntiatus", Adversus Haereses-Chống lạc giáo: IV, 34, 1.
104 x. Thánh Tôma Aquinô, "Peccator inveterascit, recedens a novitate Christi", In Psalmos Davidis Lectura: 6,5.
105 De Beatitudinibus-Bài giảng về các mối phúc, VII.
106 x. Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Veritatis Splendor-Ánh rạng ngời của chân lý (6.8.1993), số 116.
107 x. Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus – Năm thứ một trăm (1.5.1991), số 37.
108 x. Sứ điệp Giáng Sinh 1967: AAS 60 (1968), 40.
109 Pseudo- Dionysius the Areopagite, On the Divine Names-Về các tên thần linh, 6, 1-3.
110 Đức Phaolô VI, Pensiero alla Morte-Tư tưởng về sự chết, Istituto Paolo VI, Brescia 1988, 24.
111 Đức Gioan Phaolô II, Bài giảng lễ phong Chân phước Isidore Bakanja, Elisabetta Canori Mora và Gianna Beretta Molla (24.4.1994):L'Osservatore Romano, 25-26 April 1994, 5.
112 Như trên.
113 In Matthaeum, Hom. (Bài giảng về Tin Mừng Matthêu) I, 3
114 Sách GLHTCG, số 2372.
115 Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn tại Đại hội Giám mục Mỹ Latinh ở San Domingo (12.10.1992), số 15.
116 x. Sắc lệnh về Đại kết Unitatis Redintegratio, số 12; Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 90.
117 Đức Gioan Phaolô, Tông huấn về Gia đình Familiaris Consortio (22.11.1981), số 17.
118 x. Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 50.
119 Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus – Năm thứ một trăm (1.5.1991), số 39.
120 Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn trước các tham dự viên Hội nghị Giám mục Âu châu về đề tài "Những thái độ đương thời trước việc sinh ra đời và trước cái chết: một thách đố cho việc rao giảng Tin Mừng" (17.10.1989), số 5. Con cái theo truyền thống Kinh Thánh được trình bày cách rõ ràng như là hồng ân của Thiên chúa (x. Tv 127:3) và như là dấu chỉ phúc lành của Ngài xuống trên những ai đi trong đường lối của Ngài (x. Tv 128:3-4).
121 Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Quan tâm đến vấn đề xã hội - Sollicitudo Rei Socialis (30.12.1987), số 38.
122 Đức Gioan Phaolô II, Tông huấn về Gia đình Familiaris Consortio (22.11.1981), số 86.
123 Đức Phaolô VI, Tông huấn Loan báo Tin Mừng - Evangelii Nuntiandi (8.12.1975), số 18.
124 Như trên, số 20.
125 x. Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 24.
126 Cf. Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus – Năm thứ một trăm (1.5.1991), số 17; Thông điệp Ánh rạng ngời của chân lý - Veritatis Splendor (6.8.1993), số 95-101.
127 Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus – Năm thứ một trăm (1.5.1991), số 24.
128 Đức Gioan Phaolô II, Tông huấn về Gia đình Familiaris Consortio (22.11.1981), số 37.
129 Thư thiết lập ngày Quốc tế Bệnh Nhân (13.5.1992), số 2.
130 x. Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 35; Đức Phaolô VI, Thông điệp Phát triển các dân tộc - Populorum Progressio (26.3.1967), số 15.
131 x. Đức Gioan Phaolô II, Thư gửi các gia đình Gratissimam sane (2.2.1994), số 13.
132 Đức Gioan Phaolô II, Tự sắc Mầu nhiệm Sự Sống - Vitae Mysterium (11.2.1994), số 4.
133 Sứ điệp kết thúc Công đồng (8.12.1965): Gửi chị em phụ nữ.
134 Đức Gioan Phaolô II, Tông thư Phẩm giá phụ nữ - Mulieris Dignitatem (15.8.1988), số 18.
135 x. Đức Gioan Phaolô II, Thư gửi các gia đình Gratissimam sane (2.2.1994), số 5.
136 Đức Gioan Phaolô II, Diễn văn trước các tham dự viên một cuộc Hội thảo về “Quyền sống và Châu Âu” (18.12.1987).
137 Sứ điệp Ngày Thế Giới Hoà Bình 1977.
138 Chân phước Guerric of Igny, Bài giảng lễ Mông Triệu I, 2.
139 Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium –Ánh sáng muôn dân, số 5.
140 Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, số 22.
141 Sách lễ Rôma, Ca tiếp liên Chúa nhật Phục Sinh.
142 Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium –Ánh sáng muôn dân, số 68.
Theo gpnt.net/diendan
0 bình luận:
Đăng nhận xét