Home » , » Trong việc Bảo Vệ Sự Sống, Giáo Hội sẽ đi tới cùng

Trong việc Bảo Vệ Sự Sống, Giáo Hội sẽ đi tới cùng

ROME (Zenit. Org).- Thư ký Bộ giáo Lý Đức Tin nhấn mạnh sự dấn thân của Giáo Hội làm hết sức để bênh vực sự sống và nhân phẩm

Tổng giám mục Luis Ladaria phát biểu Thứ Ba 10/11 trong một hội nghị được bảo trợ do Trung Tâm Giáo Dân tại Foyer Unitas, một nơi học tập, sưy tư và trao đổi liên tôn giáo cho các sinh viên đại học lưu trú tại Roma.



Ngài nói với một cử tọa gồm các sinh viên về “Dignitatis Persomae” (Nhân Phẩm) và một phương thức mới mà nhóm sinh viên này trình bày để ủng hộ nhân phẩm. Bởi vì đa số thính giả nói tiếng Anh, Tổng Giám Mục Ladaria nhắc cách riêng tới việc Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI giới thiệu bản sao văn kiện này cho Tông Thống Hoa Kỳ Barack Obama vào hồi tháng Bảy vừa qua.


Vị giám chức nói rõ rằng văn kiện 2008 nói về sự bảo vệ sự sống, ngài đề cao giai đọan tiền sinh và những thách đố mới trong lãnh vực này nẩy sinh do hành động điều khiển di truyền, thụ tinh nhân tạo, phát triển thành dòng vô tính và thụ tinh trong phòng kính.


Ngài nhấn mạnh sự kiện phẩm giá con người “ không phải được ban cho do những thể chế trần gian, nhưng được thừa nhận là một sự kiện có trước.”


Tổng giám mục chỉ rõ rằng sự cao cả phẩm giá này đạt tới chóp đỉnh của nó trong con người Chúa Giêsu “bởi vì là Thiên Chúa làm người.” Ngài nói thêm,” Đó là phẩm giá lớn nhất có thể mà chúng ta có thể nghỉ tới được.


Khoa học chứng minh rằng có sự sống nhân bản từ lúc thụ thai, tổng giám mục khẳng định, do đó, hữu thể mới đã có một linh hồn và một tinh thần.


Ngài giải thích: “Nếu đó là một nhân bản, thì đã là một nhân vị. Không có gì là trừu tượng trong nhân vị dó.”


Từ lúc tế bào sinh ra (zygote) bắt đầu hiện hữu, thì không có sự thay đổi trong bản tính của nó, ngài nói.


Tổng giám mục Ladaria nói iếp: “Nó có một phẩm chất con người; có một sự liên tục; không có những bước nhảy tự nó có những thay đổi phẩm chất, thân xác thời kỳ đầu phát triển. Ngưới ta có thể thấy lý do quyết đinh để chấp nhận chính phẩm giá nhân vị.”


Hình ảnh Thiên Chúa


Ngài hỏi những thính giả tham dự, “Tại sao những Kitô hữu ban tầm rất quan trọng cho quan niệm về nhân vị?”


Vị giám chức khẳng định: “Người nam và người nữ đã được dựng nên theo hình ảnh và giống Thiên Chúa.”


“Quan niệm về con người là thiết yếu cho việc đến gần mầu nhiệm Ba Ngôi và sự Nhập Thể. Con người là một nhân vị, Chúa Kitô là một nhân vị trong tương của Người với Cha; Người là Con.”


Tổng giám mục Ladaria nói rõ rằng kiểu lý luận này không được biết khi những ý thức hệ được cổ võ đi ngược lại sự sống. Thường, ngài than, con người “được coi như một con số.”


Vị giám chức nhắc lại: “Trong những trại tập trung họ muốn loại bỏ nhân phẩm, như vậy họ cho một con số. Đó là một cách xúc phạm con người. giảm giá con người.


Phẩm giá, ngài giải thích, đi xa hơn một con số, và liên quan với những đặc điểm duy nhất và không lập lại.”


Giáo Hội không phải là một thể chế tùy hứng chống lại bất cứ sự tiến bộ khoa học nào, tổng giám mục nói. Đúng hơn, Giáo Hội đặc thành vấn đề khả năng của kỹ thuật mới, tách sự khởi đầu sống khỏi sự kết hợp vợ chồng.


“Chỉ trong phạm vị hôn nhân và gia đình, mới có nguồn gốc sự sống con người,” ngài nói. “Sự sinh sản phải là hậu quả của hôn nhân.”


Tổng giám mục Ladaria nói rằng con người phải luôn luôn ý thức ơn gọi của mình là kẻ đồng sáng tạo.


“Sự sinh sản là một sự cộng tác đặc biệt,” ngài nói. “Chỉ trong tình yêu nhân bản, một sự phản ảnh tình yêu Thiên Chúa, trong sự trao ban hỗ tương, mới gặp được bối cảnh cho sự cọng tác với tình yêu của Thiên Chúa Đấng sáng tạo.”


Sự phân biệt đối xử nghiêm trọng


Tổng giám mục chỉ rõ sự cần thiết phải “dấn thân cá nhân và toàn diện.” Như vậy, sự tách rời việc sinh sản khỏi bối cảnh hành vi vợ chồng thì không thể chấp nhận về mặt đạo đức.”


Ngài nói thêm rằng chìa khóa ở trong sự thấy sự sống con người tự nó là một mục đích chớ không phải là một phương tiện thoả mãn những ước muốn, những nhu cầu hay là “những quyền lợi của những kẻ ao ước làm cha mẹ.”


Mục tiêu của Giáo Hội là bảo vệ những kẻ ít được tự vệ nhất, vị giám chức khẳng định. Theo nghĩa này, ngài nhắc lại những lời cửa Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ngày 8/1, trước kia khi ngõ lời với các đại sứ bên cạnh Toà Thánh: “Những đứa bé chưa sinh,” là những kẻ nghèo nhất; do đó, những thực hành chống lại chúng là một “sự kỳ thị nghiêm trọng.”


Tổng giám mục Ladaria nói tiếp: “Có một luật tự nhiên mà con người có thể cũng biết trong luật nhân bản, là luân lý nhân bản. Những cố gắng được thực hiện để xây dựng những chiếc cầu với những nhóm tôn giáo khác. Cho nên nhiều người chống lại sự phá thai.”


Ngài khẳng định: “Giáo Hội đề nghị giáo lý của mình; Giáo Hội không đề nghị một nên luân lý của những tối thiểu nhưng của những tối đa.”


“Giáo Hội trình bày một lý tưởng mà mọi tín hữu phải ước mong, bởi vì có một nguyên lý cơ bản: Mọi người Kitô hữu được kêu gọi nên thánh trong sự hoà hợp với tình trạng của mình trong sự sống.”


Sự mỏng giòn nhân bản hiện hữu, vị giám chức công nhận, nhưng chúng ta không thể bỏ qua sự áp dụng các lề luật bởi vì “chúng ta là những con người mỏng giòn.”


Vì sự yếu hèn của chúng ta, ngài nói, Giáo Hội cống hiến chúng ta bí tích sám hối, “nhưng chúng ta không tạo ra một Kitô Giáo thiển cận.”


Tổng giám mục kết luận, “Sự thánh thiện là sự ao ước của chúng ta và là ơn gọi của chúng ta.”

Góp nhặt bởi : Hà An - Vài lời tâm sự

Tôi chỉ là một thành viên vô dụng của nhóm Bảo Vệ Sự Sống Thái Hà, muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình chống lại thảm họa phá thai, chống lại nền văn hóa sự chết đồng thời vun đắp cho nền văn minh sự sống và tình yêu thương. Mượn lời của Mẹ Teresa thì những việc tôi làm chỉ như giọt nước giữa đại dương, nhưng nếu không có thì hẳn đại dương sẽ thiếu đi một giọt nước.

0 bình luận:

Đăng nhận xét