Home » » Học trò nạo phá thai: Thương nhiều hơn giận

Học trò nạo phá thai: Thương nhiều hơn giận

TS Tâm lý Đinh Phương Duy cho biết: Nạo phá thai vị thành niên sẽ để lại một chấn động đầu đời cho các em về tâm lý. Bởi các em phải trải qua 2 lần áp lực: Đầu tiên là hoang mang, căng thẳng, lo lắng khi biết mình có thai. Tiếp đến là áp lực của việc nạo phá thai.

Là những người trưởng thành, đôi khi chúng ta còn sợ uống thuốc, sợ tiêm, sợ bệnh viện còn dao kéo thì đương nhiên ai chẳng sợ. Những cô bé tuổi cắp sách mỗi lần đứt tay còn khóc thút thít thế mà giờ phải đến phòng khám bỏ đi đứa con của mình dù là đặt thuốc, hút, nạo, hay kovac (sinh non) thì cũng phải trải qua tột cùng đau đớn. 




Một ngôi mộ trên nghĩa trang ảo

Nhẹ nhàng nhất là đặt thuốc thì họ cũng phải chịu cảnh rất mệt mỏi trong 3 ngày đầu, sốt nhẹ đau bụng ròng rã suốt 1 tuần, ra máu liên tục. Nằm trên bàn đối diện với các bác sĩ, các dụng cụ y tế, mùi tanh tưởi. "Đối diện với cảm giác sợ hãi, tái nhợt vì đau đớn Tôi như chết đi sống lại... Nhưng khi đó tôi bắt đầu như lịm dần, chân tôi như muốn ko cử động được." là những ký ức khủng khiếp với các nữ sinh đã từng nạo, hút thai.


Các mẹ, các chị ai đã từng chịu nỗi khổ khi vượt cạn và giọt nước mắt hạnh phúc khi ôm vào lòng đứa con yêu thương đều có thể cảm thông được những cô bé mới mười mấy tuổi đầu phải quằn quại trên bàn sinh để bỏ đi đứa con mình. Đó là chưa kể đến những rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra như: Băng huyết, nhiễm khuẩn, sót nhau, thủng tử cung, tắc ống dẫn trứng, rách bàng quang, nhiễm trùng máu và có thể gây tử vong hay những hậu quả rất nghiêm trọng có thể làm mất đi thiên chức người mẹ sau này.


Trên thực tế cảm giác đau đớn khi xử lý dù thật là kinh khủng, nhưng chỉ là nỗi đau về thể xác còn nỗi ám ảnh về tinh thần dai dẳng và đau đớn hơn rất nhiều. Dù còn rất trẻ nhưng nhất định khi đối diện với quyết định bỏ đi đứa con trong bụng của mình họ cũng đau khổ, ân hận, dằn vặt như ai.

"Đau như lúc mẹ nhìn thấy những đứa bé con xinh xắn được nâng niu ngoài đường. Mẹ lại dằn vặt lòng: Tại sao mẹ lại ko cho con nhưng điều ấy? tại sao lại ko đủ can đảm để sinh con ra? tại sao lại gieo cho lòng mình bao nhiêu là nước mắt? Giá như time đc way lại lần nữa, có lẽ lúc này mẹ đã đủ can đảm để sinh con ra và cho con 1 cuộc sống đẹp đẽ... Xin lỗi con, xin lỗi vì mẹ đã tàn nhẫn với con, con nhé!" 
(Mẹ Bé Xu (29/03- 7 tuần) và Bé Xuri (tháng 7- 4 tuần)
Theo một bác sĩ ở trung tâm y tế quận Thủ Đức (TPHCM), những cô bé đến khoa Kế hoạch hóa gia đình dù là ai đi nữa, dù là thành phần nào trong xã hội thì cũng rất ít người hồn nhiên thật sự. Nhiều người mang mặt nạ bất cần, phần vì xấu hổ, phần vì sợ bị bác sĩ mắng, nhưng phần nhiều để che giấu sự sợ hãi, tội lỗi. Người nào đã trải qua việc nạo phá thai thì ít hay nhiều đều sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý. Việc nạo phá thai gây ra hội chứng stress với các biểu hiện sau: khó ngủ hay mất ngủ, ngủ thường gặp ác mộng. Khó tập trung trong công việc, dễ nóng giận hay giật mình. Nhất là luôn có mặc cảm tội lỗi.


Theo Người Đưa Tin

Góp nhặt bởi : Hà An - Vài lời tâm sự

Tôi chỉ là một thành viên vô dụng của nhóm Bảo Vệ Sự Sống Thái Hà, muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình chống lại thảm họa phá thai, chống lại nền văn hóa sự chết đồng thời vun đắp cho nền văn minh sự sống và tình yêu thương. Mượn lời của Mẹ Teresa thì những việc tôi làm chỉ như giọt nước giữa đại dương, nhưng nếu không có thì hẳn đại dương sẽ thiếu đi một giọt nước.

2 bình luận:

  1. hay thông cảm cho họ nhiều hơn là giận.Ai cũng mắc sai lằm, huống chi họ là những người trẻ tuổi....

    Trả lờiXóa
  2. Tôi cũng một lần phải đối diện, giờ nhìn những đứa trẻ vừa sinh ra tôi nhớ về con mình nều được sinh ra bé sẽ là trai hay là gái,chắc sẽ kháo khỉnh lắm, giờ nỗi ân hận,dây dứt cứ mãi theo tôi,hầu hết họ khi gặp phải chuyện không thể khóc, hay bộc lộ cảm giác của minh, tất cả phải giấu trong lòng hãy thông cảm cho họ đừng lên án hay chê trách họ tòa án lương tâm đã lên án họ bản án cao nhất rồi....

    Trả lờiXóa