UBMVGĐ - Trong sách Tình Yêu và Trách Nhiệm, Cha Karol Wojtyla – sau này là ĐTC Gioan Phaolô II - giải thích rằng tại sao việc dùng thuốc ngừa thai không những chỉ là điều vô luân mà còn có thể hủy hoại tình yêu giữa hai vợ chồng trong hôn nhân. Ở đây chúng ta sẽ đề cập đến bốn điểm chính được trích ra từ suy tư của ngài về đề tài này.
Chấp Nhận Trách Nhiệm Làm Cha Mẹ
Trước hết, ĐTC nhấn mạnh rằng muốn biến những quan hệ tính dục thành sự kết hợp chân chính giữa hai vợ chồng, chúng phải được đi kèm bằng việc sẵn lòng chấp nhận có thể làm cha mẹ trong tâm trí và ý chí. Chỉ sự kết hợp về tính dục mà thôi chưa tự động đem lại sự kết hợp thật về tình yêu. Một cặp vợ chồng có thể có sự mật thiết về thể lý mà không có sự mật thiết sâu xa cá nhân dựa trên tình yêu, lòng tin tưởng và quyết tâm hoàn toàn hy sinh cho nhau. Một trong những yếu tố chính cần thiết để biến việc kết hợp thể xác giữa hai vợ chồng thành một phương tiện xây dựng một sự kết hợp sâu xa cá nhân của tình yêu là lòng sẵn sàng chấp nhận việc có thể xảy ra qua những hành vi tính dục là “tôi có thể trở thành một người cha” hay “tôi có thể trở thành một người mẹ” (t. 228).
Bằng cách này, chúng ta có thể thấy rằng việc sẵn sàng đón nhận sự sống thực sự gia tăng tình yêu giữa hai vợ chồng, và còn có thể tượng trưng cho những mức độ vị tha cao quý nhất trong hôn nhân. Khi hai vợ chồng cùng nhau chấp nhận việc có thể trở thành cha mẹ, họ không còn chỉ đứng đối diện say mê nhìn nhau và nhìn sự tốt đẹp của liên hệ giữa họ, nhưng họ còn đứng ngang hàng với nhau và cùng nhau nhìn ra ngoài, về phía đời sống mới có thể phát sinh từ tình yêu của họ. Và họ đứng cạnh nhau, không những chỉ dấn thân cho những gì tốt cho nhau, mà còn cùng nhau làm việc để phục vụ đời sống mới trong tương lai. Ở đây chúng ta thấy rằng “sự quan hệ giữa hai vợ chồng không giới hạn nơi họ, nhưng cần phải kéo dài đến con người mới mà sự kết hợp của họ có thể tạo ra” (t. 227).
Chấp Nhận Trách Nhiệm Làm Cha Mẹ
Trước hết, ĐTC nhấn mạnh rằng muốn biến những quan hệ tính dục thành sự kết hợp chân chính giữa hai vợ chồng, chúng phải được đi kèm bằng việc sẵn lòng chấp nhận có thể làm cha mẹ trong tâm trí và ý chí. Chỉ sự kết hợp về tính dục mà thôi chưa tự động đem lại sự kết hợp thật về tình yêu. Một cặp vợ chồng có thể có sự mật thiết về thể lý mà không có sự mật thiết sâu xa cá nhân dựa trên tình yêu, lòng tin tưởng và quyết tâm hoàn toàn hy sinh cho nhau. Một trong những yếu tố chính cần thiết để biến việc kết hợp thể xác giữa hai vợ chồng thành một phương tiện xây dựng một sự kết hợp sâu xa cá nhân của tình yêu là lòng sẵn sàng chấp nhận việc có thể xảy ra qua những hành vi tính dục là “tôi có thể trở thành một người cha” hay “tôi có thể trở thành một người mẹ” (t. 228).
Bằng cách này, chúng ta có thể thấy rằng việc sẵn sàng đón nhận sự sống thực sự gia tăng tình yêu giữa hai vợ chồng, và còn có thể tượng trưng cho những mức độ vị tha cao quý nhất trong hôn nhân. Khi hai vợ chồng cùng nhau chấp nhận việc có thể trở thành cha mẹ, họ không còn chỉ đứng đối diện say mê nhìn nhau và nhìn sự tốt đẹp của liên hệ giữa họ, nhưng họ còn đứng ngang hàng với nhau và cùng nhau nhìn ra ngoài, về phía đời sống mới có thể phát sinh từ tình yêu của họ. Và họ đứng cạnh nhau, không những chỉ dấn thân cho những gì tốt cho nhau, mà còn cùng nhau làm việc để phục vụ đời sống mới trong tương lai. Ở đây chúng ta thấy rằng “sự quan hệ giữa hai vợ chồng không giới hạn nơi họ, nhưng cần phải kéo dài đến con người mới mà sự kết hợp của họ có thể tạo ra” (t. 227).
Chối Từ Việc Làm Cha Mẹ cũng là Chối Từ Người Phối Ngẫu của Mình
Thứ đến ĐTC cho chúng ta thấy rằng ngừa thai trong tính dục không những chỉ là chối từ khả năng trở thành cha mẹ, mà còn một cách nào đó là khước từ người bạn trăm năm của mình. Nó làm cho việc kết hợp thể xác trong giao hợp vợ chồng khó được thăng hoa thành một sự kết hợp tình yêu cá nhân (t. 228). Chung quy là bất cứ quan hệ tính dục nào chối từ việc có thể trở thành cha mẹ đều dựa trên những giá trị về phái tính của người kia – những bình diện của người ấy làm cho tôi sung sướng về thể lý hay tình cảm – mà không dựa trên giá trị thật của con người ấy.
Đó là tổn thương lớn nhất mà tính dục ngừa thai gây ra cho hôn nhân. Theo ĐTC thì khi hai vợ chồng cố tình chối từ việc có thể trở thành cha mẹ qua những phương tiện ngừa thai nhân tạo, thì đặc tính căn bản của liên hệ phái tính của họ thay đổi một cách bi thảm. Thay vì là một sự kết hợp trong tình yêu mà trong đó hai người sẵn sàng mở rộng tình yêu của họ bằng việc cùng nhau trở thành cha mẹ, tính dục ngừa thai chuyển hướng những quan hệ vợ chồng về phía trở thành một quan hệ thuần xác thịt giữa hai người, không nhằm một mục đích nào khác hơn là dùng quan hệ này như phương tiện để hưởng lạc thú (t. 228). Thay vì được coi là người hợp tác trong việc tạo dựng qua tình yêu, người phối ngẫu bây giờ chỉ được coi là người hợp tác trong một cảm nghiệm vui thú mà thôi.
Chẳng hạn khi một người đàn ông từ chối việc có thể cùng với vợ trở thành cha mẹ trong một hành vi hôn nhân, thì trọng tâm của kinh nghiệm của ông trong việc giao hoan trở thành đặt trọng tâm vào thú vui xác thịt. Khi người phụ nữ càng ngày càng thuần túy trở thành phương tiện cho thú vui xác dục thay vì là một người hợp tác trong việc trở thành cha mẹ tương lại thì giá trị của một người phụ nữ như một con người và cơ hội để mối liên hệ vợ chồng thêm sâu đậm phải rút lui vào hậu trường. Điều đó chẳng khác người chồng bảo vợ, “Tôi chỉ muốn thú vui giác quan từ những việc này, nhưng tôi không muốn có thể thành cha mẹ với cô."
Khi một người nam và người nữ cùng ăn nằm với một quyết định ngăn ngừa việc có thể trở thành cha hay mẹ, ý định của họ như thế đã không còn nhắm đến con người, mà chỉ nhắm đến thú vui: "con người là người đồng sáng tạo tình yêu" biến mất và và chỉ còn lại “người chung phần trong kinh nghiệm xác thịt.” Không có gì ngược lại việc làm của tình yêu bằng điều này (t 234).
Đó là lý do tại sao sẵn sàng đón nhận sự sống trong những hành động phái tính là “một điều kiện không thể thiếu được của tình yêu" (t 236). Như ĐTC Gioan Phaolô II giải thích, “Khi ý nghĩ là ‘tôi có thể trở thành một người cha’, hay ‘tôi có thể trở thành một người mẹ’ hoàn toàn bị loại ra ngoài trí khôn và ý chí của hai vợ chồng, thì có thể nói cách khách quan rằng liên hệ vợ chồng chẳng còn gì ngoài thú vui xác thịt. Một người trở thành một vật dụng cho người khác dùng” (t 239).
Thứ đến ĐTC cho chúng ta thấy rằng ngừa thai trong tính dục không những chỉ là chối từ khả năng trở thành cha mẹ, mà còn một cách nào đó là khước từ người bạn trăm năm của mình. Nó làm cho việc kết hợp thể xác trong giao hợp vợ chồng khó được thăng hoa thành một sự kết hợp tình yêu cá nhân (t. 228). Chung quy là bất cứ quan hệ tính dục nào chối từ việc có thể trở thành cha mẹ đều dựa trên những giá trị về phái tính của người kia – những bình diện của người ấy làm cho tôi sung sướng về thể lý hay tình cảm – mà không dựa trên giá trị thật của con người ấy.
Đó là tổn thương lớn nhất mà tính dục ngừa thai gây ra cho hôn nhân. Theo ĐTC thì khi hai vợ chồng cố tình chối từ việc có thể trở thành cha mẹ qua những phương tiện ngừa thai nhân tạo, thì đặc tính căn bản của liên hệ phái tính của họ thay đổi một cách bi thảm. Thay vì là một sự kết hợp trong tình yêu mà trong đó hai người sẵn sàng mở rộng tình yêu của họ bằng việc cùng nhau trở thành cha mẹ, tính dục ngừa thai chuyển hướng những quan hệ vợ chồng về phía trở thành một quan hệ thuần xác thịt giữa hai người, không nhằm một mục đích nào khác hơn là dùng quan hệ này như phương tiện để hưởng lạc thú (t. 228). Thay vì được coi là người hợp tác trong việc tạo dựng qua tình yêu, người phối ngẫu bây giờ chỉ được coi là người hợp tác trong một cảm nghiệm vui thú mà thôi.
Chẳng hạn khi một người đàn ông từ chối việc có thể cùng với vợ trở thành cha mẹ trong một hành vi hôn nhân, thì trọng tâm của kinh nghiệm của ông trong việc giao hoan trở thành đặt trọng tâm vào thú vui xác thịt. Khi người phụ nữ càng ngày càng thuần túy trở thành phương tiện cho thú vui xác dục thay vì là một người hợp tác trong việc trở thành cha mẹ tương lại thì giá trị của một người phụ nữ như một con người và cơ hội để mối liên hệ vợ chồng thêm sâu đậm phải rút lui vào hậu trường. Điều đó chẳng khác người chồng bảo vợ, “Tôi chỉ muốn thú vui giác quan từ những việc này, nhưng tôi không muốn có thể thành cha mẹ với cô."
Khi một người nam và người nữ cùng ăn nằm với một quyết định ngăn ngừa việc có thể trở thành cha hay mẹ, ý định của họ như thế đã không còn nhắm đến con người, mà chỉ nhắm đến thú vui: "con người là người đồng sáng tạo tình yêu" biến mất và và chỉ còn lại “người chung phần trong kinh nghiệm xác thịt.” Không có gì ngược lại việc làm của tình yêu bằng điều này (t 234).
Đó là lý do tại sao sẵn sàng đón nhận sự sống trong những hành động phái tính là “một điều kiện không thể thiếu được của tình yêu" (t 236). Như ĐTC Gioan Phaolô II giải thích, “Khi ý nghĩ là ‘tôi có thể trở thành một người cha’, hay ‘tôi có thể trở thành một người mẹ’ hoàn toàn bị loại ra ngoài trí khôn và ý chí của hai vợ chồng, thì có thể nói cách khách quan rằng liên hệ vợ chồng chẳng còn gì ngoài thú vui xác thịt. Một người trở thành một vật dụng cho người khác dùng” (t 239).
Tiết Dục Định Kỳ
Thứ ba, trong khi cặp vợ chồng không bao giờ được phép loại trừ việc có thể trở thành cha mẹ trong việc làm tình, ĐTC Gioan Phaolô II dạy rằng họ không cần phải “muốn có con trong mọi dịp mà họ có liên hệ vợ chồng” (t. 233). Liên hệ tính dục cần thiết cho sự tốt lành của việc đào sâu liên hệ vợ chồng, chứ không phải chỉ việc sinh con.
Vì thế, như một mục tử khôn ngoan, ĐTC giải thích rằng làm sao mà một cặp vợ chồng phải sẵn sàng đón nhận việc có thể có con trong những liên hệ vợ chồng, nhưng rằng họ không cần phải ăn nằm với ý định đặc biệt là có con mỗi lần. Ngài nói chỉ cần một cặp vợ chồng bảo nhau rằng “trong việc thực thi hành động này chúng ta biết rằng chúng ta có thể trở thành cha mẹ và chúng ta sẵn sàng chấp nhận nếu điều đó xảy ra” (t. 234).
Hơn nữa, các cặp vợ chồng có thể phải đương đầu với một số hoàn cảnh mà trong đó họ muốn tránh có thai. Ở những trường hợp này, họ có thể chọn tiết dục, nhất là trong những thời kỳ mà người phụ nữ có thể có thai. ĐTC gọi thời kỳ này là "tiết dục định kỳ." (Ngày nay, nhiều người Công Giáo thực hành tiết dục định kỳ bằng cách dùng phương pháp Kế Họach Gia Đình Tự Nhiên). Bằng cách tránh hành vi tính dục trong những thời kỳ người phụ nữ có thể thụ thai, một cặp vợ chồng có thể tránh được việc có thai mà không bóp méo ý nghĩa căn bản của liên hệ vợ chồng. Như ĐTC giải thích, "một người nam hay nữ được thúc đẩy bởi một quan tâm thật sự đối với điều tốt đẹp cho gia đình họ và một ý thức trách nhiệm trưởng thành đối với việc sinh sản, nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái, có thể giới hạn việc ăn nằm, và kiêng cữ việc ấy trong những thời kỳ mà có thể đưa đến việc thụ thai ngoài ý muốn trong những hoàn cảnh đặc biệt của đời sống hôn nhân và gia đình của họ" (t. 243).
Vẫn Sẵn Sàng Đón Nhận Sự Sống
Cuối cùng, trong khi những cặp vợ chồng Kitô hữu có thể chọn lựa việc tiết dục định kỳ, ĐTC giải thich rằng điều này “chỉ được phép với một số điều kiện” (t. 240).
Thứ nhất, ngài nói rằng điểm quan trọng nhất mà chúng ta phải quan tâm có liên hệ đến thái độ của cặp vợ chồng đối với việc sinh sản con cái. Tiết dục định kỳ có thể giúp điều hòa việc thụ thai, nhưng không được dùng nó để tránh có một gia đình. “Cho nên chúng ta không thể nói đến tiết dục như một nhân đức khi mà các vợ chồng chỉ lợi dụng những thời kỳ có thể thụ thai tự nhiên hoàn toàn để tránh việc làm cha mẹ” (t. 242).
Thứ nhì, ĐTC vạch ra rằng ích lợi của gia đình phải được thận trọng cân nhắc trước khi thực thi việc tiết dục định kỳ. Ngài ghi nhận rằng việc cho con cái có anh chị em có thể góp phần quan trọng vào việc giáo dục đứa trẻ, vì anh chị em tạo thành một cộng đồng tự nhiên giúp cho việc hình thành đứa bé. Thực ra, trong một câu nói thú vị, ĐTC Gioan Phaolô II xem ra muốn ám chỉ rằng số con lý tưởng trong một gia đình phải ít nhất là ba.
Điều rất quan trọng là con người này (đứa bé) không thể sống một mình, mà phải được một cộng đồng tự nhiên bao bọc. Người ta đôi khi bảo chúng ta rằng dạy dỗ vài đứa con chung với nhau thì dễ hơn là chỉ dạy một đứa con, và hai đứa bé không phải là một cộng đoàn mà chỉ là hai đứa bé. Định hướng việc giáo dục con cái là vai trò của cha mẹ, nhưng dưới sự hướng dẫn của cha mẹ, các em phải tự giáo dục mình, vì các em phát triển trong khung cảnh của một cộng đồng trẻ em, một tập thể anh chị em. (t. 242–243).
ĐTC chắc chắn không nói rằng những cha mẹ chỉ có một hoặc hai đứa con không thể nuôi nấng dạy dỗ con cái cách hoàn chỉnh được. Nhưng ngài dường như đề ra rằng có ít ra là ba đứa con tạo thành một môi trường lý tưởng hơn để nuôi nấng và dạy dỗ con cái trong một gia đình. Tại sao ngài lại nói như thế?
Thoáng nhìn, con số có vẻ độc đoán, và ngài không giải thích nhiều về điểm này. Tuy nhiên, theo những gì ngài đã nói ở những nơi khác về tình yêu, ngài có thể một phần nào dựa trên đề tài về “mối dây liên hệ giữa công ích” làm sao để cho tình yêu có nghĩa là liên kết hai người chung quanh một mục đích có ích chung mà họ cùng nhau cố gắng đạt tới [để đưa ra con số này] (x tt. 28–9). Đây rõ ràng là trường hợp trong hôn nhân, ở đó hai vợ chồng được liên kết chung quanh một lợi ích chung là đào sâu sự kết hợp và phục vụ con cái mà họ có thể có. Nhưng nó cũng là trường hợp của chính con cái khi các em có dịp cùng nhau cố gắng hướng về công ích bằng cách phục vụ những anh chị em khác trong gia đình.
Thí dụ, khi vợ tôi và tôi có cháu thứ hai, chúng tôi say mê ngắm nhìn cháu đầu lòng, Mai Liên, lớn lên trong tình yêu đứa em trai nhỏ của cháu là Phúc. Cháu muốn làm cho em cười. Cháu muốn cho em ăn. Cháu muốn phục vụ em. Và khi Phúc lớn hơn, thật là niềm vui cho chúng tôi khi chứng kiến tình yêu của cháu dành cho Mai Liên phát triển và ngắm hai cháu chơi với nhau. Trong khi giống như hầu hết các trẻ em khác, các cháu chắc chắn rằng có nhiều “giây phút không được tốt lắm” trong liên hệ với nhau, tuy vậy, Phúc và Mai Liên lớn lên cách đều đặn trong liên hệ yêu thương cá nhân giữa chị em.
Tuy nhiên, có một điều gì thay đổi quan trọng trong liên hệ của hai cháu khi chúng tôi có cháu thứ ba. Đột nhiên, ngày tháng của Mai Liên và Phúc không còn chỉ là thích thú chơi với nhau. Giờ đây các cháu cùng nhau mê mẩn với em bé mới trong nhà. Như chị và anh, Mai Liên và Phúc bắt đầu không còn chú ý đến mình nữa, nhưng hai cháu cùng nhau chú ý đến em các cháu là Trinh. Các cháu cùng nhau hát cho em. Các cháu cùng nhau cho em ăn. Các cháu cùng nhau làm cho em cười. Mai Liên và Phúc không những học để thành bạn chơi và vui vẻ với nhau mà còn cộng tác trong việc phục vụ đời sống mới ngoài hai cháu – đó là đứa em gái mới của các cháu. Đó có thể là lý do tại sao ĐTC Gioan Phaolô II nói rằng ba đứa con là số con tối thiểu lý tưởng trong một gia đình: Với ít nhất là ba đứacon, hai em có thể cùng làm việc với nhau để phục vụ người khác, và do đó đào sâu hơn những dịp cho các em lớn lên trong tình yêu, tình bằng hữu, và nhân đức như một cộng đoàn.
Tóm lại, ĐTC nhắc nhở chúng ta rằng nếu chúng ta nghĩ đến việc sử dụng phương pháp tiết dục định kỳ, chúng ta phải đắn đo, không nên chỉ lấy việc bảo đảm tài chánh hay sự thoải mái và cách sống mà chúng ta làm tiêu chuẩn khi muốn điều hòa sinh sản. Chúng ta phải thận trọng cân nhắc những ân phúc mà việc có thêm anh chị em mang đến cho hạnh phúc của chính con cái chúng ta, cho đời sống gia đình chúng ta nói riêng, và ngay cả cho toàn thể xã hội nói chung. ĐTC cảnh cáo những cha mẹ quyết định giới hạn số con trong gia đình, mà không đếm xỉa gì đến những lợi ích rộng rãi hơn ngoài chính mình, rằng quyết định của họ có thể sẽ gây ra những thiệt hại trầm trọng cho gia đình và xã hội.
Chính cha mẹ phải thận trọng khi họ giới hạn việc thụ thai, làm sao để đừng phương hại đến gia đình của mình hoặc xã hội nói chung, là những cơ cấu được ích lợi nhờ việc gia đình có một số con hữu hiệu nhất. Một quyết định có càng ít con càng tốt của người chồng hay ngưởi vợ, để làm cho đời sống của mình được dễ dàng, chắc chắn sẽ làm tổn thương về luân lý đến gia đình nói riêng và xã hội nói chung (t. 243).
Một lần nữa, chắc chắn có thể có những hoàn cảnh khi cách điều hòa sinh sản qua việc tiết dục định kỳ là điều cần thiết và là nhiệm vụ của cha mẹ (t. 243). Nhưng trong khi giới hạn số con, vợ chồng không bao giờ được có ý định chối từ chính nhiệm vụ làm cha mẹ. “Tiết dục định kỳ như một phương pháp điểu hoà sinh sản chỉ được phép bao lâu nó không chống lại một khuynh hướng chân thành về việc sinh sản con cái" (t. 243).
Cho nên, trong việc tiết dục định kỳ, các vợ chồng không được tìm cách “tránh có thai bằng mọi giá” (t. 243). Chúng ta cần phải nhớ hai điều. Một đàng, những cặp vợ chồng chỉ có ăn nằm trong thời gian mà ngưởi phụ nữ không thể thụ thai vẫn có thể hành động với lòng sẵn sàng chấp nhận việc có thể trở thành một người cha hay một người mẹ, ngay cả khi họ không muốn có thai và thực hành việc tiết dục để tránh có thai. Đằng khác, thêm vào việc giữ cho những hành vi phái tính của họ cởi mở đối với sự sống, họ phải có “một đầu óc sẵn sàng chấp nhận” đối với việc trở thành cha mẹ trong phạm vi lớn hơn của hôn nhân của họ nói chung, vì anh chị em có lợi cho trẻ em, cho gia đình, và cho toàn thể xã hội (t. 243).
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Viết theo How Contraception Destroys Love by Edward P. Sri, từ số báo Jul/Aug 2006 của Lay Witness Magazine.
Thứ ba, trong khi cặp vợ chồng không bao giờ được phép loại trừ việc có thể trở thành cha mẹ trong việc làm tình, ĐTC Gioan Phaolô II dạy rằng họ không cần phải “muốn có con trong mọi dịp mà họ có liên hệ vợ chồng” (t. 233). Liên hệ tính dục cần thiết cho sự tốt lành của việc đào sâu liên hệ vợ chồng, chứ không phải chỉ việc sinh con.
Vì thế, như một mục tử khôn ngoan, ĐTC giải thích rằng làm sao mà một cặp vợ chồng phải sẵn sàng đón nhận việc có thể có con trong những liên hệ vợ chồng, nhưng rằng họ không cần phải ăn nằm với ý định đặc biệt là có con mỗi lần. Ngài nói chỉ cần một cặp vợ chồng bảo nhau rằng “trong việc thực thi hành động này chúng ta biết rằng chúng ta có thể trở thành cha mẹ và chúng ta sẵn sàng chấp nhận nếu điều đó xảy ra” (t. 234).
Hơn nữa, các cặp vợ chồng có thể phải đương đầu với một số hoàn cảnh mà trong đó họ muốn tránh có thai. Ở những trường hợp này, họ có thể chọn tiết dục, nhất là trong những thời kỳ mà người phụ nữ có thể có thai. ĐTC gọi thời kỳ này là "tiết dục định kỳ." (Ngày nay, nhiều người Công Giáo thực hành tiết dục định kỳ bằng cách dùng phương pháp Kế Họach Gia Đình Tự Nhiên). Bằng cách tránh hành vi tính dục trong những thời kỳ người phụ nữ có thể thụ thai, một cặp vợ chồng có thể tránh được việc có thai mà không bóp méo ý nghĩa căn bản của liên hệ vợ chồng. Như ĐTC giải thích, "một người nam hay nữ được thúc đẩy bởi một quan tâm thật sự đối với điều tốt đẹp cho gia đình họ và một ý thức trách nhiệm trưởng thành đối với việc sinh sản, nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái, có thể giới hạn việc ăn nằm, và kiêng cữ việc ấy trong những thời kỳ mà có thể đưa đến việc thụ thai ngoài ý muốn trong những hoàn cảnh đặc biệt của đời sống hôn nhân và gia đình của họ" (t. 243).
Vẫn Sẵn Sàng Đón Nhận Sự Sống
Cuối cùng, trong khi những cặp vợ chồng Kitô hữu có thể chọn lựa việc tiết dục định kỳ, ĐTC giải thich rằng điều này “chỉ được phép với một số điều kiện” (t. 240).
Thứ nhất, ngài nói rằng điểm quan trọng nhất mà chúng ta phải quan tâm có liên hệ đến thái độ của cặp vợ chồng đối với việc sinh sản con cái. Tiết dục định kỳ có thể giúp điều hòa việc thụ thai, nhưng không được dùng nó để tránh có một gia đình. “Cho nên chúng ta không thể nói đến tiết dục như một nhân đức khi mà các vợ chồng chỉ lợi dụng những thời kỳ có thể thụ thai tự nhiên hoàn toàn để tránh việc làm cha mẹ” (t. 242).
Thứ nhì, ĐTC vạch ra rằng ích lợi của gia đình phải được thận trọng cân nhắc trước khi thực thi việc tiết dục định kỳ. Ngài ghi nhận rằng việc cho con cái có anh chị em có thể góp phần quan trọng vào việc giáo dục đứa trẻ, vì anh chị em tạo thành một cộng đồng tự nhiên giúp cho việc hình thành đứa bé. Thực ra, trong một câu nói thú vị, ĐTC Gioan Phaolô II xem ra muốn ám chỉ rằng số con lý tưởng trong một gia đình phải ít nhất là ba.
Điều rất quan trọng là con người này (đứa bé) không thể sống một mình, mà phải được một cộng đồng tự nhiên bao bọc. Người ta đôi khi bảo chúng ta rằng dạy dỗ vài đứa con chung với nhau thì dễ hơn là chỉ dạy một đứa con, và hai đứa bé không phải là một cộng đoàn mà chỉ là hai đứa bé. Định hướng việc giáo dục con cái là vai trò của cha mẹ, nhưng dưới sự hướng dẫn của cha mẹ, các em phải tự giáo dục mình, vì các em phát triển trong khung cảnh của một cộng đồng trẻ em, một tập thể anh chị em. (t. 242–243).
ĐTC chắc chắn không nói rằng những cha mẹ chỉ có một hoặc hai đứa con không thể nuôi nấng dạy dỗ con cái cách hoàn chỉnh được. Nhưng ngài dường như đề ra rằng có ít ra là ba đứa con tạo thành một môi trường lý tưởng hơn để nuôi nấng và dạy dỗ con cái trong một gia đình. Tại sao ngài lại nói như thế?
Thoáng nhìn, con số có vẻ độc đoán, và ngài không giải thích nhiều về điểm này. Tuy nhiên, theo những gì ngài đã nói ở những nơi khác về tình yêu, ngài có thể một phần nào dựa trên đề tài về “mối dây liên hệ giữa công ích” làm sao để cho tình yêu có nghĩa là liên kết hai người chung quanh một mục đích có ích chung mà họ cùng nhau cố gắng đạt tới [để đưa ra con số này] (x tt. 28–9). Đây rõ ràng là trường hợp trong hôn nhân, ở đó hai vợ chồng được liên kết chung quanh một lợi ích chung là đào sâu sự kết hợp và phục vụ con cái mà họ có thể có. Nhưng nó cũng là trường hợp của chính con cái khi các em có dịp cùng nhau cố gắng hướng về công ích bằng cách phục vụ những anh chị em khác trong gia đình.
Thí dụ, khi vợ tôi và tôi có cháu thứ hai, chúng tôi say mê ngắm nhìn cháu đầu lòng, Mai Liên, lớn lên trong tình yêu đứa em trai nhỏ của cháu là Phúc. Cháu muốn làm cho em cười. Cháu muốn cho em ăn. Cháu muốn phục vụ em. Và khi Phúc lớn hơn, thật là niềm vui cho chúng tôi khi chứng kiến tình yêu của cháu dành cho Mai Liên phát triển và ngắm hai cháu chơi với nhau. Trong khi giống như hầu hết các trẻ em khác, các cháu chắc chắn rằng có nhiều “giây phút không được tốt lắm” trong liên hệ với nhau, tuy vậy, Phúc và Mai Liên lớn lên cách đều đặn trong liên hệ yêu thương cá nhân giữa chị em.
Tuy nhiên, có một điều gì thay đổi quan trọng trong liên hệ của hai cháu khi chúng tôi có cháu thứ ba. Đột nhiên, ngày tháng của Mai Liên và Phúc không còn chỉ là thích thú chơi với nhau. Giờ đây các cháu cùng nhau mê mẩn với em bé mới trong nhà. Như chị và anh, Mai Liên và Phúc bắt đầu không còn chú ý đến mình nữa, nhưng hai cháu cùng nhau chú ý đến em các cháu là Trinh. Các cháu cùng nhau hát cho em. Các cháu cùng nhau cho em ăn. Các cháu cùng nhau làm cho em cười. Mai Liên và Phúc không những học để thành bạn chơi và vui vẻ với nhau mà còn cộng tác trong việc phục vụ đời sống mới ngoài hai cháu – đó là đứa em gái mới của các cháu. Đó có thể là lý do tại sao ĐTC Gioan Phaolô II nói rằng ba đứa con là số con tối thiểu lý tưởng trong một gia đình: Với ít nhất là ba đứacon, hai em có thể cùng làm việc với nhau để phục vụ người khác, và do đó đào sâu hơn những dịp cho các em lớn lên trong tình yêu, tình bằng hữu, và nhân đức như một cộng đoàn.
Tóm lại, ĐTC nhắc nhở chúng ta rằng nếu chúng ta nghĩ đến việc sử dụng phương pháp tiết dục định kỳ, chúng ta phải đắn đo, không nên chỉ lấy việc bảo đảm tài chánh hay sự thoải mái và cách sống mà chúng ta làm tiêu chuẩn khi muốn điều hòa sinh sản. Chúng ta phải thận trọng cân nhắc những ân phúc mà việc có thêm anh chị em mang đến cho hạnh phúc của chính con cái chúng ta, cho đời sống gia đình chúng ta nói riêng, và ngay cả cho toàn thể xã hội nói chung. ĐTC cảnh cáo những cha mẹ quyết định giới hạn số con trong gia đình, mà không đếm xỉa gì đến những lợi ích rộng rãi hơn ngoài chính mình, rằng quyết định của họ có thể sẽ gây ra những thiệt hại trầm trọng cho gia đình và xã hội.
Chính cha mẹ phải thận trọng khi họ giới hạn việc thụ thai, làm sao để đừng phương hại đến gia đình của mình hoặc xã hội nói chung, là những cơ cấu được ích lợi nhờ việc gia đình có một số con hữu hiệu nhất. Một quyết định có càng ít con càng tốt của người chồng hay ngưởi vợ, để làm cho đời sống của mình được dễ dàng, chắc chắn sẽ làm tổn thương về luân lý đến gia đình nói riêng và xã hội nói chung (t. 243).
Một lần nữa, chắc chắn có thể có những hoàn cảnh khi cách điều hòa sinh sản qua việc tiết dục định kỳ là điều cần thiết và là nhiệm vụ của cha mẹ (t. 243). Nhưng trong khi giới hạn số con, vợ chồng không bao giờ được có ý định chối từ chính nhiệm vụ làm cha mẹ. “Tiết dục định kỳ như một phương pháp điểu hoà sinh sản chỉ được phép bao lâu nó không chống lại một khuynh hướng chân thành về việc sinh sản con cái" (t. 243).
Cho nên, trong việc tiết dục định kỳ, các vợ chồng không được tìm cách “tránh có thai bằng mọi giá” (t. 243). Chúng ta cần phải nhớ hai điều. Một đàng, những cặp vợ chồng chỉ có ăn nằm trong thời gian mà ngưởi phụ nữ không thể thụ thai vẫn có thể hành động với lòng sẵn sàng chấp nhận việc có thể trở thành một người cha hay một người mẹ, ngay cả khi họ không muốn có thai và thực hành việc tiết dục để tránh có thai. Đằng khác, thêm vào việc giữ cho những hành vi phái tính của họ cởi mở đối với sự sống, họ phải có “một đầu óc sẵn sàng chấp nhận” đối với việc trở thành cha mẹ trong phạm vi lớn hơn của hôn nhân của họ nói chung, vì anh chị em có lợi cho trẻ em, cho gia đình, và cho toàn thể xã hội (t. 243).
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Viết theo How Contraception Destroys Love by Edward P. Sri, từ số báo Jul/Aug 2006 của Lay Witness Magazine.
Theo ubmvgiadinh.org
0 bình luận:
Đăng nhận xét