Để tiếp nối loạt bài viết có chủ đề “Bảo Vệ Sự Sống” vốn được giới thiệu trong suốt Mùa Chay Thánh 2006 này, nay với bài viết này hy vọng sẽ giúp chúng ta biết cách phản hồi lại với những kiểu lý sự “cùn,” và “thiếu đạo đức” của những nhóm người pro-choice, tức những người ủng hộ sự tự do chọn lựa, tự do phá thai, tại Hoa Kỳ cũng như tại các xã hội tư bản, mà chúng ta gặp trong sở làm, trong cộng đồng, những nơi công cộng, vân vân.
Vì đây là bài viết rất dài nên tác giả chia thành 2 phần lớn, và toàn bộ bài viết được chia thành 7 phần nhỏ với các chủ đề nhỏ tương ứng.
PHẦN I: NHỮNG KIỂU LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ SỐNG
1. “Không thể chắc chắn là khi nào mạng sống con người được bắt đầu; vì rằng đó là một câu hỏi mang tính tôn giáo vốn không thể chứng minh được bằng khoa học”
Thưa, nếu chưa thể nào chắc chắn được là khi nào mạng sống được bắt đầu, thí ích lợi của sự nghi ngờ đó phải nên hướng tới việc bảo tồn sự sống.
Thưa, các sách vở về y khoa và các công trình nghiên cứu khoa học liên tục đồng ý rằng mạng sống con người được khởi đầu ngay từ lúc thụ thai.
Thưa, có một số khoa học gia và các bác sĩ lỗi lạc nhất thế giới đã từng ra điều trần trước Ủy Ban của Thượng Viện Hoa Kỳ rằng mạng sống của con người được bắt đầu từ lúc thụ thai.
Thưa, về khả năng nhân tính người (human cloning), thì việc đó chẳng thể làm gì được để phủ nhận về sự thật rằng tất cả các mạng sống của con người được thụ thai theo cách thông thường được bắt đầu ngay từ lúc thụ thai.
Thưa, các nhà khoa học thực hiện việc nhân tính người tại Nam Hàn, đã thành thực công khai là đưa ra các bằng chứng giả tạo, nhằm dối lừa khoa học thế giới, và trong cuộc họp báo gần đây nhất sau khi vụ việc đã bị đổ bể, chính họ phải công bố ra sự thật rằng: sự sống con người luôn được bắt đầu ngay từ lúc thu thai.
2. “Bào thai (fetus) chỉ là một phần thân thể của người phụ nữ mang thai mà thôi, cũng giống như cục a-mi-dan (tonsils) hay ruột thừa (appendix) của họ vậy. Bạn không thể nào nghiêm túc tin rằng một phôi thai đông cứng lại chính là một con người thật sự.”
Thưa, một bộ phận con người được định nghĩa bằng mã gien di truyền chung mà nó chia sẻ cùng với các bộ phận còn lại của cơ thể; bộ gien di truyền của trẻ thơ chưa được sinh ra hoàn toàn khác hẳn so với bộ gien di truyền của người mẹ.
Thưa, đứa trẻ có thể chết đi và người mẹ thì vẫn còn sống, hay ngược lại, đều đó chứng tỏ rằng cả hai đều là những cá nhân riêng lẻ.
Thưa, đứa trẻ chưa chào đời có vai trò tích cực trong sự phát triển của trẻ, trẻ điều khiển tiến trình mang thai và thời gian trẻ được sinh ra.
Thưa, việc ở trong một cái gì đó hoàn toàn khác với việc là một phần của cái gì đó.
Thưa, con người không nên bị kỳ thị vì chỗ cư trú hay ẩn náu của họ.
Thưa, có rất nhiều lý do cụ thể xét về mặt khoa học để tin rằng những bào thai đông đặc (đông lạnh) lại chính là những con người, và do đó cần phải được hưởng những quyền lợi tương tự như của những con người già cả, to lớn và yếu thế hơn.
3. “Trẻ thơ chưa được sinh ra chính là một phôi thai (embryo) hay một bào thai (fetus), chẳng khác nào một giọt nước của mô (blob of tissue), tức là một sản phẩm của sự thụ thai – chứ không phải là một đứa trẻ. Phá thai chính là việc chấm dứt đi một thai kỳ, chứ không phải giết chết đi một đứa trẻ.”
Thưa, cũng giống như đứa bé chỉ mới biết đi (toddler) và người thanh thiếu niên, các thuật ngữ như: bào thai và phôi thai không ám chỉ đến con vật, mà là con người tại những giai đoạn phát triển nhất định nào đó.
Thưa, xét về mặt ngữ nghĩa học, có những ảnh hưởng nào đó đến nhận thức, nhưng chúng không thể thay đổi đi hiện thực; một đứa trẻ chính là một đứa trẻ cho dẫu chúng ta có gọi là gì đi chăng nữa.
Thưa, kể từ lúc thụ thai, trẻ chưa được sinh ra không phải là một thi thể giản đơn, mà đó là một thi thể rất phức tạp.
Thưa, trước 3 tháng thai kỳ đầu tiên, trẻ chưa được sinh ra đã có các phần thân thể như là trẻ sẽ từng có.
Thưa, mỗi lần phá thai chính là việc chấm dứt đi một trái tim đang đập và làm chấm dứt luôn cả những làn sóng đo lường được của bộ não.
Thưa, thậm chí ngay trong giai đoạn phẫu thuật phá thai sớm nhất, trẻ chưa được sinh ra rõ ràng là có hình dạng của một con người rồi.
Thưa, thậm chí trước khi trẻ thơ chưa được sinh ra có hình dạng rõ ràng là một con người, thì trẻ vẫn là một con người.
Thưa, cho dẫu là việc lý luận có hay đến mấy, thì việc “chấm dứt đi một thai kỳ” cũng chính là việc làm chấm dứt đi một sự sống.
4. "Bào thai có thể sống, cũng giống như trứng và tinh trùng. Bào thai có thể là một con người chứ không hẳn là một con người thật sự; nó cũng giống như bản họa đồ của một căn nhà, một quả đấu (acorn – tức gốc quả của các cây sồi) hay một cây sồi (oak tree) mà thôi.”
Thưa, trứng và tinh trùng, tự bản thân của riêng nó, chính là một sản phẩm của một người khác, nó không giống như trứng đã được thụ tinh; và cũng chẳng phải là một thành phần độc lập được.
Thưa, thi hài thể lý sau khi phá thai cho thấy đó là sự chấm dứt, chứ không phải là một đời sống tiềm năng (potential life), của một đời sống thật sự.
Thưa, một thứ gì đó không phải là con người (nonhuman) không tự dưng lại có thể trở thành con người được bằng cách trở nên già nua và lớn lên; bất kỳ những gì là con người thì nó phải luôn là con người kể từ lúc ban đầu.
Thưa, việc so sánh những trẻ thơ chưa được sinh ra và những người lớn với những quả sồi và cây sồi chính là việc làm mất đi tính người, chính là cách so sánh vô nhân đạo và sai lạc.
Thưa, thậm chí nếu phép loại suy (analogy tức quá trình suy luận dựa trên sự giống nhau) có là đúng đi chăng nữa, thì xét về mặt khoa học mà nói, một quả sồi chỉ đơn giản là một cây sồi nhỏ; thì cũng tương tự như vậy, một phôi thai chính là một con người bé nhỏ.
5. “Trẻ chưa được sinh ra không phải là một con người, với cuộc sống đầy đủ và trọn vẹn. Kích thước của nó chỉ có vài inch, và thậm chí nó không thể suy nghĩ được; nó chỉ có tiến bộ chút ít so với một con vật mà thôi, và do đó, liệu có người nào đó dám nói rằng con người có nhiều quyền sống hơn là các con vật không ?”
Thưa, tính chất hay bản thể con người (personhood) nếu được định nghĩa theo cách đúng đắn nhất, chính là việc trở nên thành viên trong các chủng loại con người (human species), chứ không phải bằng tiến trình phát triển trong chủng loại đó.
Thưa, đặc tính hay bản thể con người không phải là vấn đề về kích thước, về kỹ xảo (skill), hay mức độ thông minh.
Thưa, địa vị của trẻ chưa được sinh ra (the unborn’s status) nên được quyết định dựa trên cơ sở khách quan (objective basis), chứ không phải theo những lối định nghĩa một cách chủ quan hay tự cố tình giải nghĩa theo ý của riêng mình về đặc tính hay bản thể con người.
Thưa, đó chính là một sự thật xét về mặt khoa học rằng có rất nhiều tiến trình suy nghĩ hoạt động diễn ra nơi các trẻ chưa được chào đời.
Thưa, nếu giá trị của trẻ chưa được chào đời có thể đem ra so sánh với giá trị của một con vật, thì không còn lý do nào mà không thể so sánh luôn giá trị của người đã được sinh ra rồi với các con vật luôn cho tiện thể !
Thưa, thậm chí nếu có ai đó tin rằng con người không thể nào tốt hơn các con vật, thì tại sao họ lại ghê tởm (abhor) việc giết đi các con vật còn sơ sinh, trong khi đó lại đi hô hào việc giết chết đi các trẻ thơ chưa được chào đời ?
Thưa, thật là nguy hiểm khi một người nào đó có quyền để tự do quyết định rằng mạng sống của những người này hay những người khác thì có ý nghĩa và mạnh mẽ hơn những người khác, hay tự mình có quyền sinh sát người khác.
Thưa, những lý luận chống lại đặc tính hay bản thể con người của trẻ thơ chưa được chào đời bị che khuất bởi lối giải thích duy lý và phủ nhận (rationalization anddenial) mà thôi.
6. “Một bào thai không phải là một con người mãi cho đến khi việc cấy ghép (implantation) hay mãi cho đến khi việc đẩy mạnh (quickening) hay mãi cho đến khi khả năng sống sót được (viability) hay mãi cho đến khi nó bắt đầu thở ra mà thôi.”
Thưa, việc cấy ghép chỉ là một tiêu chuẩn đánh giá (gauge) về bản thể con khi vị trí, dinh dưỡng, cùng giao tiếp với những thứ khác để biến chúng ta thành con người mà thôi.
Thưa, việc đẩy mạnh chỉ là một tiêu chuẩn đánh giá về bản thể con người nếu hiện thực và giá trị của một người nào đó phụ thuộc vào việc chú ý hay để ý của một người nào đó.
Thưa, khả năng sống sót được chính là một khái niệm độc đoán (arbitrary). Tại sao không liên hệ bản thể con người với nhịp tim đập, với làn sóng của bộ não, hayvới một thứ nào khác ?
Thưa, điểm sống sót (point of viability) thay đổi vì nó phụ thuộc vào kỹ thuật, chứ không phải vào chính bản thân của đứa trẻ chưa được chào đời. Rốt cuộc thì những trẻ thơ này đều có khả năng sống sót được ngay từ lúc được thụ thai.
Thưa, việc thở ra, thở vô của một đứa trẻ, việc lấy vào oxy, bắt đầu từ rất lâu trước khi trẻ được sinh ra.
Thưa, sự bất lực hay lệ thuộc của một người nào đó phải nên thôi thúc chúng ta phải bảo vệ người đó, chứ không phải để hủy diệt người đó.
7. “Rõ ràng là sự sống chỉ mới được bắt đầu ngay từ lúc chào đời. Đó là lý do tại sao mà chúng ta cử hành những ngày sinh nhật, chứ không phải là những ngày thụ thai, và tại sao chúng ta không tổ chức đám tang sau các vụ bị sẩy thai.”
Thưa, việc chúng ta nhìn nhận về các ngày sinh nhật chỉ là những khía cạnh về mặt văn hóa, chứ không phải khoa học.
Thưa, vẫn có một số người cử hành tang lễ sau khi họ bị sẩy thai.
Thưa, các đám tang chỉ là cách thể hiện một sự khắng khích chủ quan nào đó của chúng ta đối với những ai đã chết đi, chứ đó không phải là một sự đo lường vềgiá trị thật sự của người đã chết đi.
Thưa, chẳng có gì về việc chào đời khiến cho đứa trẻ hoàn toàn khác hẳn so với đứa trẻ khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ cả.
8. “Không ai có thể thật sự biết được khi nào cuộc sống con người được bắt đầu trước khi sinh ra”.
Thưa, các trẻ em biết rằng mạng sống con người được bắt đầu trước khi được sinh ra.
Thưa, những người phụ nữ mang thai biết được rằng mạng sống con người bắt đầu trước
Thưa, các bác sĩ biết rằng mạng sống con người bắt đầu trước khi sinh.
Thưa, những người phá thai biết được rằng mạng sống con người bắt đầu trước khi sinh.
Thưa, những người chủ trương thuyết nam nữ bình quyền biết được rằng mạng sống con người bắt đầu trước khi sinh.
Thưa, xã hội biết được rằng mạng sống con người bắt đầu trước khi sinh.
Thưa, giới truyền thông đại chúng biết được rằng mạng sống con người bắt đầu trước khi sinh.
Thưa, những người ủng hộ sự tự do chọn lựa biết được rằng mạng sống con người bắt đầu trước khi sinh.
Thưa, nếu chúng ta không thể nào biết được rằng mạng sống con người bắt đầu trước khi sinh, thì làm sao mà chúng ta có thể biết được liệu nó bắt đầu ngay khi vừa mới chào đời hay sau này ?
PHẦN II: NHỮNG KIỂU LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN QUYỀN VÀ SỰ CÔNG BẰNG
9. Cho dù đứa trẻ chưa chào đời có được coi là con người đi nữa, thì chúng vẫn có ít quyền hơn là người phụ nữ, vì thế người phụ nữ vẫn có quyền phá thai!
Một khi đã bảo đứa trẻ chưa chào đời chính là con người, thì không phải bàn luận gì thêm nữa, chỉ chừng đó thôi cũng đủ khẳng định chúng phải có quyền được sống như bất kỳ ai, và do vậy mẹ của chúng không có quyền phá thai, nghĩa là không có quyền giết con của mình!
Quyền được sống cũng không phụ thuộc vào tuổi tác, cân nặng hoặc kích thước của đứa trẻ. Bào thai không hề ít quyền được sống hơn bất kỳ một người lớn tuổi nào, kể cả trường hợp đó là người mẹ của nó.
Việc so sánh giữa quyền lợi của đứa trẻ và quyền lợi của người mẹ là một sự so sánh khập khiễng, mất cân bằng. Bản chất việc phá thai cho thấy chính người mẹ đã tìm mọi cách để chống lại sự sống của chính đứa trẻ là con của mình.
10. Mỗi người đều có quyền tự do để chọn lựa. Sẽ thật là bất công khi giới hạn sự tự do chọn lựa của người phụ nữ bằng việc cấm họ phá thai.”
Bất kỳ xã hội dân sự nào cũng đều ngăn cấm sự tự do cá nhân khi chọn lựa nếu chọn lựa đó sẽ làm nguy hại đến một người vô tội. Không thể nói tự do chọn lựa chung chung một cách mơ hồ nhưng cần phải hỏi rõ: tự do chọn lựa cái gì ?
Trong thực tế phũ phàng, hầu hết những vi phạm về nhân quyền đều được bảo vệ và che đậy trên cơ sở của quyền được tự do chọn lựa. Vì thế, phá thai là một vi phạm nhân quyền ở mức độ trầm trọng, nó được nguỵ trang dưới cái vỏ lý luận đòi phải được tự do chọn lựa.
11. Mỗi người phụ nữ có quyền kiểm soát chính thân thể của họ.
Trong thực tế, việc phá thai đã quả quyết rằng có tới 650.000 người phụ nữ mỗi năm ở Hoa Kỳ, hơn 2.000.000 người phụ nữ khác ở Việt Nam, và hàng chục triệu người phụ nữ trên toàn thế giới không hề có chút quyền kiểm soát nào trên chính thân thể của họ.
Ngược lại, sẽ là một điều làm tổn thương phẩm giá và lòng tự trọng của người phụ nữ nếu xem chuyện mang thai như là một điều gì đó bất bình thường, tiêu cực hay nằm ngoài vòng kiểm soát trên chính thân thể của họ.
12. Phá thai chính là một quyết định giữa bản thân người phụ nữ với vị bác sĩ của chị ta chứ đâu phải là chuyện của người khác. Mọi người đều có quyền giữ kín chuyện cá nhân ( privacy ) của mình.
Hiến Pháp không có quyền cũng chẳng liên quan gì đến sự kín đáo cá nhân chi cả. Sự kín đáo không bao giờ là một quyền trọn vẹn hay tối thượng cả, vì lẽ nó luôn bị chi phối bởi những quyền khác.
Ngoài người mẹ và vị bác sĩ, người cha của đứa trẻ cũng phải chịu trách nhiệm thay cho đứa trẻ và phải có quyền tham dự vào quyết định đó. Chính người cha cũng phải đối diện với nỗi sầu khổ sâu sắc và cảm thấy tội lỗi qua chuyện phá thai, cuộc sống của anh ta sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng...
13. Sẽ là bất công cho một người phụ nữ chưa cưới hỏi mà lại phải đối phó với việc mang thai một cách bẽ bàng. Vì thế phải chấp nhận cho họ được phá thai.
Việc mang thai không phải là tội lỗi. Xã hội không được quyền lên án hay làm áp lực đối với một người mẹ chưa cưới, và đẩy họ vào chuyện phá thai, ngược lại, phải cảm thông, nâng đỡ và hỗ trợ người phụnữ đó. Cái sai trái chính là lối sống buông thả, lối sống không được giáo dục tốt về mặt đạo đức, tình dục và tình cảm trai gái trước hôn nhân hoặc ngoài hôn nhân.
Việc đã trót có một chọn lựa sai trái là quan hệ tình dục trước hoặc ngoài hôn nhân không thể và không được phép là nguyên nhân đưa tới một chọn lựa sai trái khác kinh khủng hơn, trầm trọng hơn, một tội ác minh nhiên, đó là phá thai, là giết chết một trẻ thơ vô tội.
14. Quyền được phá thai là nền tảng cho sự tiến bộ của người phụ nữ. Đó là một trong những quyền chính yếu để có được sự bình đẳng với nam giới.
Những người ủng hộ thuyết nam-nữ bình quyền một cách chân chính lại chính là những người Bảo Vệ Sự Sống đích thực. Họ rất tích cực, mạnh mẽ và gay gắt chống lại việc phá thai. Mà quyền của người phụ nữ thì không bao giờ được liên kết với quyền phá thai cả.
Chính những lý lẽ căn bản của phong trào ủng hộ quyền phá thai đang làm giảm đi phẩm giá của người phụ nữ. Người ta đang cố đưa ra rất nhiều giải pháp hòng liên kết các phúc lợi của người phụ nữ với việc phá thai, như viên thuốc ngừa thai và việc tự do tình dục, nhưng thực tế chứng tỏ họ hoàn toàn sai lầm.
Một số đường lối sách lược của phe ủng hộ quyền phá thai đã thừa nhận sự bất lực đáng thương của người phụ nữ, và biến họ trở nên đối tượng của sự ngu dốt và bóc lột.
15. Hoàn cảnh của người phụ nữ khiến họ không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc phá thai!
Nhất thiết phải trình bày thấu đáo cho người phụ nữ tất cả những chọn lựa khác ngoài chuyện phá thai để họ quyết định nếu họ còn được sáng suốt để quyết định.
Lý do phá thai để tránh rơi vào sự nghèo khổ chỉ là một cách lập luận giả trá, nguỵ biện. Nó ngăn cản bản thân người phụ nữ và cả xã hội không nỗ lực hơn nữa để đạt tới những giải pháp tích cực khác thay vì tìm đến với giải pháp phá thai.
16. Cá nhân tôi chống lại chuyện phá thai, thế nhưng tôi vẫn ủng hộ sự ưu sinh (Pro-Choice). Đó là một sự thay thế hợp pháp và chúng ta không có quyền ngăn cản. Mỗi người được tự do tin vào những gì mà họ muốn, nhưng cũng không nên cố áp đặt điều đó trên những người khác.”
Thật ra, việc ủng hộ ưu sinh cũng chính là ủng hộ phá thai mà thôi. Cho dù chủ trương ưu sinh hiện nay được cho là hợp pháp tại một số quốc gia, thì cũng cần phải hiểu rằng những gì là được cho là hợp pháp thì không hẳn mọi lúc và mọi điều đều luôn luôn đúng về mặt luân lý.
PHẦN III: NHỮNG KIỂU LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
17. Mỗi một đứa trẻ đều là một đứa trẻ được mong muốn. Sẽ là bất công cho các trẻ em nếu đem các em vào một thế giới mà không có ai mong muốn các em cả. Vì thế có thể chấp nhận chuyện phá thai !
Mỗi một trẻ thơ đều được và luôn luôn được một ai đó mong muốn. Tuy nhiên có một sự khác biệt giữa việc mang thai ngoài ý muốn và một đứa trẻ không được mong muốn sinh ra đời. Chuyện “không được mong muốn” chính là thái độ về phía của những người lớn. Vì thế, phải nói: điều bất công nhất đối với một đứa trẻ “không được mong muốn” chính là việc giết chết em bằng cách phá thai, không cho em được làm người...
18. Việc có thêm nhiều những đứa trẻ không được mong muốn sinh ra trên đời này chỉ dẫn đến kết quả là các em sẽ bị lạm dụng và ngược đãi mà thôi !
Trong thực tế, hầu hết những trẻ em bị ngược đãi đều đã từng được cha mẹ các em mong muốn cho được chào đời. Việc lạm dụng và ngược đãi trẻ em trong xã hội đã không giảm đi kể từ khi việc phá thai được hợp pháp hóa, mà trái lại nó càng gia tăng thêm một cách kinh khủng.
19. Việc phá thai giúp giải quyết vấn nạn về tình trạng đông dân số và để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Riêng đối với nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới, tỉ lệ sinh đẻ hiện tại vẫn hãy còn rất thấp để cần thiết duy trì về mức độ gia tăng dân số. Ngược lại, sự giảm thiểu đáng kể trong tỉ lệ sinh đẻ lại sẽ có ảnh hưởng rất xấu đối với nền kinh tế của từng quốc gia ấy. Thật ra, tình trạng quá đông dân trong một nước là do những vấn nạn khác gây ra.
Mà giả như có một vấn nạn liên quan đến dân số có ảnh hưởng tai hại đến chất lượng cuộc sống chúng ta, thì giải pháp đúng đắn không phải là giết chết đi một phần dân số của quốc gia đó. Khái niệm về “chất lượng của cuộc sống” chỉ là một cách ngụy tạo mà thôi. Người ta nguỵ biện, viện dẫn đến tiêu chuẩn này để phá huỷ chính sự sống.
20. Trong thực tế, nếu có luật cấm phá thai đi nữa thì vẫn luôn có nhiều cuộc phá thai lén lút.
Có luật cấm phá thai thì vẫn hơn. Luật lệ có thể hướng dẫn và giáo dục con người chọn ra những giải pháp thay thế khác tốt đẹp hơn là giải pháp phá thai.
21. Tín ngưỡng và tôn giáo của phía thiểu số chủ trương chống phá thai không được phép áp đặt lên phía đa số muốn được tự do phá thai.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy rằng tín ngưỡng đó là của đa số, chứ không phải là của phía thiểu số, vì rằng đại đa số con người ta đều muốn rằng phải có những giới hạn chặt chẽ trong việc phá thai.
Thật ra, sự ưng thuận của nhiều người đối với luật cho phép phá thai chủ yếu là do sự kém hiểu biết, thiếu thông tin chính xác và thấu đáo về những tai hại của việc phá thai đối với cá nhân và với tập thể xã hội, đối với tâm lý và thể lý của chính người phá thai cũng như đối với lương tri con người nói chung.
22. Không nên lôi kéo chuyện phá thai vào với những vấn đề của tôn giáo!
Trong xã hội, không chỉ có những người có tín ngưỡng mới chống việc phá thai, mà luôn có rất nhiều người không tôn giáo khẳng định rằng việc phá thai chính là giết chết đi các trẻ thơ một cách vô luân.
Trong xã hội hiện nay, tôn giáo không còn những ảnh hưởng sâu đậm như trước đây nữa chính là do xã hội đã bị thoái hoá về mặt luân lý và đạo đức, ttrang này dẫn đến nguy cơ băng hoại trong tương lai của xã hội, của cả nhân loại, trong đó có thảm kịch nạo phá thai.
Phần IV: NHỮNG KIỂU LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE VÀ SỰ AN TOÀN
23. Nếu việc phá thai là bất hợp pháp, thì rất nhiều người phụ nữ sẽ bị nguy cơ tử vong vì phải lén lút phá thai. Do vậy, cần hợp pháp hoá chuyện phá thai!
Trong suốt nhiều thập niên trước khi việc phá thai được hợp pháp hóa, 90% những vụ phá thai được thực hiện bởi các bác sĩ ngay trong phòng mạch của họ, chứ không phải là lén lút ở đâu đó.
Hoàn toàn không đúng sự thật khi nói rằng hàng trăm ngàn người phụ nữ sẽ phải chịu tử vong khi buộc phải phá thai bất hợp pháp. Trong thực tế tại Mỹ và nhiều nơi trên thế giới, vẫn có rất nhiều phụ nữ chết khi phá thai hợp pháp và công khai tại các bệnh viện, huống chi là phá thai lén lút tại các phòng mạch bất hợp pháp của các bác sĩ, y sĩ và thầy lang hoạt động bất hợp pháp thì con tử vong còn phải cộng thêm vào rất nhiều!
24. Việc phá thai chính là một thủ tục y học an toàn, an toàn hơn việc mang thai trọn cả thai kỳ và việc sinh con.
Không thể nguỵ biện rằng phá thai thì an toàn cho người phụ nữ hơn là việc chị ấy phải mang thai trọn thai kỳ và sau đó là sinh cháu bé ra đời.
Ngày nay, cho dẫu việc phá thai đã bớt n tguy hiểm hơn trước đây, thì vẫn có biết bao người phụ nữ phá thai đã phải gánh chịu những nỗi đau kinh khủng và lâu dài trong thân xác và nhất là trong tâm hồn. Phá thai gây ra các biến chứng y học rất trầm trọng. Việc phá thai làm gia tăng đáng kể tỉ lệ ung thư vú nơi người phụ nữ. Mặt khác, những nguy hiểm thật sự của việc phá thai rất ít khi được phía các y sĩ thực hiện phá thai tiên báo và giải thích cặn kẽ cho người phụ nữ có ý định phá thai.
Cũng phải nhận định rằng: các thống kê về những biến chứng và nguy hiểm của sự phá thai thường được báo cáo không đúng sự thật. Người ta chỉ muốn chạy theo thành tích chỉ tiêu chứ không màng đến thân phận và sinh mạng của thai phụ và thai nhi.
25. Phá thai chính là một việc rất dễ dàng và không đau đớn cho lắm.
Nói như thế là lừa gạt người ta một cách tàn nhẫn. Phải nói ngược lại rằng: phá thai gây ra nỗi đau đớn tột cùng cho bản thân người phụ nữ và cả đối với gia đình của họ. Riêng đối với chính cháu bé bị giết bỏ, các tài liệu sống động quay trực tiếp việc phá thai cho thấy, bản thân cháu bé đáng thương đã phải trải qua những nỗi kinh hoàng và đau đớn trước khi chết.
Về phía các nhân viên phá thai, rất nhiều người thú nhận về một nỗi ám ảnh ghê rợn kéo dài trong suốt đời họ, thậm chí gây ra căn bệnh tâm thần điên loạn.
26. Việc phá thai giải thoát những người phụ nữ khỏi sự căng thẳng và trách nhiệm, và do đó cải thiện về sức khỏe tâm sinh lý của họ.
Những nghiên cứu đã cho thấy rằng việc phá thai có những ảnh hưởng tai hại ghê gớm về mặt tâm sinh lý nơi người phụ nữ. Ý thức của họ cứ mách bảo rằng họ đã phạm một tội ác không thể tha thứ. Khi tìm đến các cơ sở phá thai hợp pháp, người phụ nữ đã không được cảnh báo trước nguy cơ này. Họ cũng không hề được chuẩn bị trước những hậu quả khôn lường về tâm sinh lý của việc phá thai.
Một thực tế trong xã hội cho thấy: tỷ lệ tự tử gia tăng rất cao trong số những người phụ nữ đã phá thai, so với những người phụ nữ chưa bao giờ phá thai.
27. Những người thực hiện việc phá thai là những bác sĩ đáng kính trọng, họ làm mọi sự thật tốt đẹp cho người phụ nữ muốn phá thai!
Trong thực tế phũ phàng, các cơ sở phá thai không bao giờ duy trì đúng các tiểu chuẩn về an toàn, về vệ sinh, về sức khỏe, và về tính chuyên môn như là tại các bệnh viện phụ sản khi so sánh chuyện phá thai với việc hộ sinh. Người ta chỉ chạy theo lợi nhuận từ con số phá thai ngày một nhiều hơn đến mức làm không kịp thì lấy đâu mà làm cho chu đáo tận tình ?
Xét về lý thuyết, các bác sĩ nhúng tay vào việc phá thai đã xâm phạm đến đạo đức cơ bản nhất của người thầy thuốc (fundamental creeds of the medical profession).
Phần V: NHỮNG KIỂU LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG TRƯỜNG HỢP NAN GIẢI
28. Thế còn trong trường hợp mạng sống người phụ nữ đang bị đe dọa bởi chuyện mang thai hay chuyện sinh đẻ thì sao ?
Trong một số trường hợp hiếm hoi, đành phải chấp nhận phá thai là để cứu lấy mạng sống của người mẹ. Về nguyên tắc luân lý, khi hai mạng sống cùng bị đe dọa tử vong và chỉ có thể cứu một mạng sống mà thôi, thì các bác sĩ bắt buộc phải chọn lựa cứu ngay lấy một trong hai mạng sống đó.
Có những trường hợp bắt buộc phải cứu người mẹ, nhưng cũng có nhiều trường hợp có thể chọn lựa một trong hai, thì thường là người mẹ cao cả đã sẵn sàng hy sinh mạng sống mình cho chính đứa con.
30. Thế còn trong trường hợp đứa trẻ chưa được sinh ra đã được chẩn đoán là bị dị dạng hay tàn tật thì sao ?
Trong thực tế, các chẩn đoán của bác sĩ không phải lúc nào cũng chính xác. Tỷ lệ sai sót và chính xác có khi ngang ngửa nhau. Nếu phải dựa vào các kết quả của các loại thiết bị y khoa thì mức độ sai lầm còn cao hơn nữa. Điều này chính các y bác sĩ có lương tâm nghề nghiệp cũng phải công nhận.
Mặt khác, sự dị dạng của đứa trẻ từ trong bào thai thường là rất nhỏ. Và thực tế cho thấy những trẻ bị khuyết tật được sinh ra vẫn thường sống rất hạnh phúc, lạc quan, có nghị lực lạ lùng để vượt qua nghịch cảnh, và đến khi trưởng thành, họ đều bày tỏ niềm hạnh phúc và tự hào đã được chính cha mẹ chấp nhận cho chào đời.
Trong cuộc đời, các trẻ bị khuyết tật không phải là những gánh nặng về mặt xã hội, họ đã nỗ lực góp phần cống hiến rất nhiều giá trị quý báu cho gia đình họ và cho cộng đồng nhân loại.
31. Thế còn việc người phụ nữ mang thai vì hiếp dâm hay vì tội loạn luân (incest) thì sao?
Việc phải mang thai do hiếp dâm là trường hợp cực kỳ hiếm có, và với việc chữa trị đúng đắn chuyện đó có thể được ngăn ngừa. Tuy nhiên cần phải thấy rằng việc hiếp dâm không bao giờ là tội lỗi của đứa trẻ cả; bên có tội cần phải được trừng phạt chứ không phải là đứa trẻ hoàn toàn vô tội và đáng thương.
Một đứa trẻ vẫn luôn luôn là một đứa trẻ với đầy đủ phẩm giá làm người cho dù nó đã được thụ thai trong bất cứ tình huống nào, do bị hiếp dâm hay loạn luân.
Mặt khác tính cách bạo động của việc phá thai đối với bản thân người phụ nữ cũng tương đồng với tính cách bạo động và vô luân của việc hiếp dâm mà người ấy đã phải gánh chịu. Việc phá thai không thể nào giúp cho người phụ nữ bị hiếp dâm cảm thấy nguôi ngoai hay tìm lại được bình an trong tâm hồn.
Phần VI: NHỮNG KIỂU LÝ LUẬN CHỐNG LẠI PHÍA NHỮNG NGƯỜI BẢO VỆ SỰ SỐNG
32. Những người chống phá thai rất là tàn nhẫn, lúc nào họ cũng cứ đưa ra những hình ảnh ghê rợn của những trẻ em đã bị giết chết để hù doạ mọi người.
Thật ra, điều gớm ghiếc và ghê rợn không phải là chính những bức hình chụp hoặc tranh vẽ, mà chính là hiện thực mà những tấm ảnh hoặc bức tranh đó thể hiện. Và điều đó chỉ cốt để lay động chính lương tâm của những ai đang cố tình thúc đẩy ép buộc người ta phải phá thai.
Mặt khác, những người, những nhóm chống phá thai không chỉ khăng khăng một mực chỉ có mỗi một chuyện là chống phá thai, họ còn nỗ lực trong chiều hướng tích cực hơn, đó là kêu gọi bảo vệ và thăng tiến Sự Sống là món quà vô giá của Thiên Chúa đã trao ban cho con người.
33. Những người ủng hộ sự sống không quan tâm gì cả đến những người phụ nữ, và họ cũng chẳng quan tâm gì cả khi các đứa trẻ được sinh ra. Họ không có quyền gì để chống lại việc phá thai trừ phi họ sẵn sàng chăm sóc cho những đứa trẻ đó.
Nhận định như thế là sai lầm hoàn toàn, là vu khống trắng trợn. Chính những người Bảo Vệ Sự Sống lại tích cực năng động rất nhiều trong việc chăm sóc cho các chị em phụ nữ đã trót lỡ lầm chọn giải pháp phá thai hoặc đã được thuyết phục để từ bỏ ý định phá thai.
Sự nâng đỡ tinh thần và vật chất của họ đã giúp những người trót phá thai có thể được chữa trị chu đáo về tâm lý và thể lý sau khi phải chịu những hậu quả kinh khủng của việc phá thai.
Các nhóm Bảo Vệ Sự Sống còn mở ra những ngôi nhà tình thương, những mái ấm tiếp đón, ân cần chăm sóc các bà mẹ “bất đắc dĩ” cho đến khi họ sanh nở, giúp họ vui mừng và hãnh diện nhìn nhận cháu bé chính là đứa con yêu dấu vô giá của họ mà chút xíu nữa họ đã định giết đi.
Ngược lại, chính các nhân viên tại các cơ sở phá thai và cả những người chủ trương ban hành các chính sách đưa tới phá thai mới là những người thật sự vô trách nhiệm trên sinh mạng và đời sống tinh thần của chị em phụ nữ đã trót lỡ lầm chọn giải pháp phá thai. Họ chỉ cốt thu lợi nhuận và đạt thành tích chỉ tiêu đã được giao phó từ cấp trên mà thôi.
Trong thực tế, rất hiếm có các bác sĩ đã từng nhúng tay vào việc phá thai, nhưng sau đó đã nhận ra tính vô luân và hậu quả kinh khủng do việc nạo phá thai để lại, họ đã can đảm nói lên sự thật và một cách nào đó cho thấy một sự hối hận ăn năn trong lương tâm.
34. Những người chống phá thai chỉ là một phe đàn ông lên tiếng muốn cho phía phụ nữ phải làm phải sống thế này thế kia.
Không có khác biệt gì lắm giữa quan điểm về vấn đề phá thai của phía đàn ông so với phía đàn bà. Trong thực tế, tại các nước có bỏ phiếu trưng cầu ý kiến chống phá thai thì phía phụ nữ luôn đông hơn bên phía các ông. Với các nhóm Bảo Vệ Sự Sống, phụ nữ cũng chiếm đa số. Trong khi đó, số phụ nữ tham gia vào các nhóm chủ trương phá thai thì ít hơn nhiều.
Mặt khác, trong số những người phụ nữ đã từng phá thai, có rất nhiều người giờ đây đã trở thành những người hoạt động xã hội, ủng hộ việc bảo vệ sự sống, hơn là trở thành những người chủ trương phá thai.
35. Những người chống phá thai nói đến tính bất khả xâm phạm của sự sống con người, thế nhưng họ lại ủng hộ án tử hình.
Trên thế giới hiện nay đang tiến dần đến việc huỷ bỏ án tử hình. Trong thực tế, không phải hết tất cả những người chủ trương bảo vệ sự sống đều ủng hộ án tử hình.
Cần nhận định rằng, có một sự khác biệt rất lớn giữa việc trừng phạt một tên giết người đã bị kết án và việc giết chết đi một đứa trẻ vô tội trong hành vi phá thai. Và trong bản chất, án tử hình phát xuất từ việc tôn trọng sự sống của những người vô tội. Chính là để bảo vệ những người vô tội mà cho đến nay người ta vẫn đành phải chấp nhận tồn tại án tử hình.
Bản dịch của ANTHONY LÊ, VietCatholic, Ephata có biên tập lại
Home »
Lý luận và nhận định
,
tài liệu
,
Tài liệu truyền thông
» 35 kiểu lý luận của phe ủng hộ phá thai và cách phản bác lại
35 kiểu lý luận của phe ủng hộ phá thai và cách phản bác lại
Đăng bởi Katty Nguyen
Vào ngày
1/9/10
Góp nhặt bởi : Hà An - Vài lời tâm sự
Tôi chỉ là một thành viên vô dụng của nhóm Bảo Vệ Sự Sống Thái Hà, muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình chống lại thảm họa phá thai, chống lại nền văn hóa sự chết đồng thời vun đắp cho nền văn minh sự sống và tình yêu thương. Mượn lời của Mẹ Teresa thì những việc tôi làm chỉ như giọt nước giữa đại dương, nhưng nếu không có thì hẳn đại dương sẽ thiếu đi một giọt nước.
0 bình luận:
Đăng nhận xét