Có nhiều cặp vợ chồng vô sinh đã “vái tứ phương” để cầu mong có con, trong đó có cả việc cúng lễ ở chùa chiền linh thiêng. Nhưng ít ai biết rằng, ngay tại những nghĩa trang hài nhi lạnh lẽo, thi thoảng lại bắt gặp những người phụ nữ len lén tìm đến thắp hương, rồi khóc lóc vật vã trên một ngôi mộ vô danh nào đó, như một cách để bày tỏ sự ân hận, dù muộn màng…
Khóc cả ngày trước nấm mồ vô danh
Giữa hàng nghìn ngôi mộ vô danh trong nghĩa trang hài nhi Anh Hài ở Thừa Thiên - Huế, một số người vẫn nhận ra được phần mộ của con mình, bởi vì sau khi tiếp nhận và tiến hành chôn cất, anh Trương Văn Năng và anh Tống Viết Hiếu (2 người trông coi nghĩa trang) đều ghi rõ thông tin ngày tháng, địa điểm nhặt xác, nguồn gốc nếu có.. vào trong những cuốn sổ...
Khóc cả ngày trước nấm mồ vô danh
Giữa hàng nghìn ngôi mộ vô danh trong nghĩa trang hài nhi Anh Hài ở Thừa Thiên - Huế, một số người vẫn nhận ra được phần mộ của con mình, bởi vì sau khi tiếp nhận và tiến hành chôn cất, anh Trương Văn Năng và anh Tống Viết Hiếu (2 người trông coi nghĩa trang) đều ghi rõ thông tin ngày tháng, địa điểm nhặt xác, nguồn gốc nếu có.. vào trong những cuốn sổ...
Có những người phụ nữ trẻ lặng lẽ tìm đến những ngôi mộ vô danh này và ngồi khóc cả ngày trời... |
Trong hơn 40 ngàn ngôi mộ bé xíu lọt thỏm giữa các quả đồi, có những ngôi mộ trở nên khác biệt khi được cắm hoa cúc vàng, có bát nhang trên đầu, đỡ lạnh lẽo hơn hẳn. Đấy là những ngôi mộ được cha mẹ của các thai nhi nhận ra...
Lật giở chồng sổ ghi chép thông tin về những hài nhi xấu số, hiếm hoi lắm chúng tôi mới thấy tên tuổi của những ông bố, bà mẹ. Những cuốn sổ tử này, quản trang đã đều đặn ghi chép hàng ngày suốt gần 19 năm qua và giữ gìn nó cẩn thận trên bàn thờ giá thánh ở nơi trang trọng nhất trong nhà.
Lật giở chồng sổ ghi chép thông tin về những hài nhi xấu số, hiếm hoi lắm chúng tôi mới thấy tên tuổi của những ông bố, bà mẹ. Những cuốn sổ tử này, quản trang đã đều đặn ghi chép hàng ngày suốt gần 19 năm qua và giữ gìn nó cẩn thận trên bàn thờ giá thánh ở nơi trang trọng nhất trong nhà.
Danh sách hài nhi được ghi vào trong sổ từ những năm đầu tiên. Các em không có tên tuổi, không có cha mẹ, chỉ có thông tin về nơi nhặt được và ngày về với đất… |
“Tôi từng chứng kiến người ta nạo phá thai. Đó là một loại thuốc được tiêm vào người phụ nữ để làm chết bào thai. Và một loại thuốc khác được tiêm vào làm cho cơ thể thai nhi nhỏ lại, dễ dàng ra khỏi người mẹ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nạo phá thai, bỏ con đi và nhiều bậc cha mẹ biện minh, lý giải cho hành động của mình, nhưng chung quy lại thì đó là việc tước đoạt quyền làm người của một kiếp người”, anh Năng nói.
"Ngày nào nơi đây cũng chứng kiến có những người phụ nữ trẻ lên nghĩa trang ngồi khóc cả ngày bên một ngôi mộ nào đó, đến khi thấy người lạ ra vào thì len lén ngoảnh mặt đi. Cũng có người không tìm thấy mộ con mình đành thắp nhang cho hàng trăm ngôi mộ rồi lầm lũi ra về."
Anh Tống Viết Hiếu
Theo anh Năng, việc làm này khiến họ ân hận, day dứt. Trong số những người từng rũ bỏ giọt máu của mình, anh tin là có không ít người đã âm thầm, lặng lẽ quay trở lại nghĩa trang này vào những lúc ít người biết nhất…
Trời nhá nhem tối, chúng tôi rời nghĩa trang ra về thì thấy một đôi nam nữ đang cầm bó nhang và mấy bông cúc vàng đến.
Anh Năng bảo, thỉnh thoảng vẫn có những bậc cha mẹ đến đây tạ lỗi, sám hối và chăm sóc con mình. Có những người chỉ đến xem để cho biết. Thậm chí, có nhiều sinh viên, thanh niên nam nữ đến đây để học “bảo vệ sự sống” từ những nấm mồ vô tội.
Đặc biệt, có một số người vô sinh, hiếm muộn đến để thắp hương, cầu nguyện cho các em và cho bản thân mình được may mắn.
“Một số người hiếm muộn sau khi lên nghĩa trang về đã có được con cái như mong muốn. Có thể do họ được điều trị sức khỏe, uống thuốc đúng cách nhưng họ nói cũng rất có niềm tin vào những linh hồn hài nhi bé bỏng” - anh Tống Viết Hiếu bật mí.
Anh Hiếu kể, hàng ngày vẫn có một số người đến gặp anh để hỏi về tung tích, nguồn gốc những ngôi mộ. Một số người đến xin xác hài nhi về chôn cất, thờ cúng nhưng các anh kiên quyết từ chối.
“Họ đã nhẫn tâm vứt bỏ đứa con thì giờ có đưa về cũng vô ích. Để cho các em cùng chung sống với nhau ở nghĩa trang thì tốt hơn” - anh Hiếu chia sẻ.
Anh Hiếu cho biết: khi những người cha, người mẹ tìm đến nghĩa trang hài nhi để thăm những đứa con vô danh mà một trong số đó là con của mình, các anh không oán trách hay 'buộc tội'…
“Nhiều lúc, tôi bắt gặp chỉ toàn nước mắt và sự im lặng. Cuộc đời ai cũng có lỗi lầm. Điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi, tránh lặp lại những lần sau. Khi đến nghĩa trang, họ thường có hai tâm trạng đó là thương con và lo sợ, vì nghĩ đến việc mình gieo nhân gì thì sẽ gặp quả nấy” – anh Hiếu nói…
Tình thương xoa dịu nỗi đau
Để có được nghĩa trang 'bề thế' như bây giờ, anh Trương Văn Năng, anh Tống Viết Hiếu, dân làng Ngọc Hồ, Hội Bác ái xã hội và những người thiện nguyện đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ để gom từng xác hài nhi đưa đi chôn cất.
Số phận những hài nhi bị từ chối quyền làm người giờ đây được những trái tim nhân hậu yêu thương, chăm sóc tận tình.
Đặc biệt, có một số người vô sinh, hiếm muộn đến để thắp hương, cầu nguyện cho các em và cho bản thân mình được may mắn.
“Một số người hiếm muộn sau khi lên nghĩa trang về đã có được con cái như mong muốn. Có thể do họ được điều trị sức khỏe, uống thuốc đúng cách nhưng họ nói cũng rất có niềm tin vào những linh hồn hài nhi bé bỏng” - anh Tống Viết Hiếu bật mí.
Anh Hiếu kể, hàng ngày vẫn có một số người đến gặp anh để hỏi về tung tích, nguồn gốc những ngôi mộ. Một số người đến xin xác hài nhi về chôn cất, thờ cúng nhưng các anh kiên quyết từ chối.
“Họ đã nhẫn tâm vứt bỏ đứa con thì giờ có đưa về cũng vô ích. Để cho các em cùng chung sống với nhau ở nghĩa trang thì tốt hơn” - anh Hiếu chia sẻ.
Anh Hiếu cho biết: khi những người cha, người mẹ tìm đến nghĩa trang hài nhi để thăm những đứa con vô danh mà một trong số đó là con của mình, các anh không oán trách hay 'buộc tội'…
“Nhiều lúc, tôi bắt gặp chỉ toàn nước mắt và sự im lặng. Cuộc đời ai cũng có lỗi lầm. Điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi, tránh lặp lại những lần sau. Khi đến nghĩa trang, họ thường có hai tâm trạng đó là thương con và lo sợ, vì nghĩ đến việc mình gieo nhân gì thì sẽ gặp quả nấy” – anh Hiếu nói…
Tình thương xoa dịu nỗi đau
Để có được nghĩa trang 'bề thế' như bây giờ, anh Trương Văn Năng, anh Tống Viết Hiếu, dân làng Ngọc Hồ, Hội Bác ái xã hội và những người thiện nguyện đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ để gom từng xác hài nhi đưa đi chôn cất.
Số phận những hài nhi bị từ chối quyền làm người giờ đây được những trái tim nhân hậu yêu thương, chăm sóc tận tình.
Công việc hàng ngày của anh Hiếu, anh Năng là chăm sóc những ngôi mộ vô danh tội nghiệp |
Anh Hiếu, anh Năng gắn bó cuộc đời mình với nghĩa trang từ ngày 2/2/1992 đến nay. Anh Năng cùng vợ con làm ruộng, chăm sóc 1,5ha rừng cây, đất vườn để mưu sinh. Công việc tất bật là vậy, nhưng khi có người mang xác hài nhi đến, anh gác lại hết và cùng anh Hiếu mang đi chôn.
Khi bào thai quá nhiều, đất nghĩa trang có hạn nên các anh đã phát hoang đồi núi, san lấp để nghĩa trang được rộng ra. Người vợ cùng 6 đứa con cũng phụ giúp cha chăm sóc nghĩa trang.
“Tôi nguyện gắn bó suốt đời với nghĩa trang và con cháu tôi sau này cũng vậy” – anh Năng tâm nguyện.
Những năm đầu tiên, công việc gặp rất nhiều khó khăn, trắc trở. Lúc đó, các anh chỉ biết đi đò và đi bộ xuống thành phố. Có những đêm khuya, không có đò, các anh phải bơi sang sông để đưa những hài nhi về kịp an táng trước lúc trời sáng.
“Lúc đó, chỉ nghĩ đến việc làm cách nào chôn xác các em càng sớm càng tốt kẻo xác bị ôi thiu và tâm hồn các em lạnh lẽo” – anh Hiếu chia sẻ.
Nguyên Bình
0 bình luận:
Đăng nhận xét