MỘT HỒNG ÂN, MỘT TRÁCH NHIỆM
Để kêu gọi toàn thể nhân loại tôn trọng Sự Sống, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II, ngày 30.3.1995, đã gửi cho thế giới một Thông Điệp được mệnh danh là "Tin Mừng vế Sự Sống". Nếu có dịp, em hãy cố tìm đọc Thông Điệp đó, để có thể hiểu được Sự Sống là thánh thiêng, cần phải được tôn trọng và bảo vệ bằng mọi giá.
I. CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ CHÍNH SỰ SỐNG
Nhưng chỉ là Sự Sống đón nhận, Thiên Chúa mới chính là Sự Sống, Sự Sống tràn đầy và viên mãn. Ngài là chủ của tất cả Sự Sống. Sự Sống này được thông truyền cho con người và cả vạn vật, như một hệ quả của tình yêu. Yêu là cho đi, càng cho nhiều, càng chứng tỏ yêu nhiêu. Thiên Chúa đã cho chính Sự Sống của Ngài. Cho điều đó chứng tỏ Ngài đã cho trọn vẹn, Có lẽ Thánh Gio-an đã hiểu hơn ai hết điều đó, nên ngài đã không ngần ngại khẳng định: "Thiên Chúa là tình yêu" (1 Ga 4, 8)
Sự Sống, như thế, quả là một hồng ân, là cách thể hiện tình yêu của Thiên Chúa với thụ tạo. Nó được trao ban cho con người như một gia tài quý báu. Tiếp nhận nó với niềm tri ân, với cung cách trân trọng, và với quyết tâm sinh lời... là điều cần có nơi em cũng như nơi mọi người.
Hội Thánh, trong tư cách là hiền thê của Chúa Ki-tô và trong sứ mệnh bảo vệ chân lý của mình, đã quyết liệt với lập trường: "Đứng về phía bảo vệ Sự Sống". Lập trường đó luôn luôn được tái khẳng định, mỗi khi có dịp thuận tiện, bất chấp mọi chống đối, thậm chí nhiều lúc phải chấp nhận cả những mất mát.
Khi đến chủ tọa lễ khai mạc Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ, tổ chức tại thành phố Denver, bang Colorado, Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-ô II đã được Tổng Thống Bill Clinton tiếp đón ngay tại phi trường. Trong diễn văn đáp từ Tổng Thống, Đức Thánh Cha đã ca tụng vẻ đẹp của đất nước Hoa Kỳ: "Hỡi quốc gia Hoa Kỳ, bạn quá đẹp đẽ và thận diễm phúc. Nhưng sự tốt đẹp và diễm phúc nhất, chính là từ con người mà ra, từ nam giới, từ phụ nữ, từ một em nhỏ, từ một di dân và từ những trẻ thơ đang được sinh ra ngay tại phần đất này. Sự thử thánh lớn lao nhất của quốc gia Hoa Kỳ bây giờ, là sự săn sóc đối xử của bạn đối với con người, nhất là đối với những con người yếu đuối, không có phương tiện để bảo vệ chính mình..."
Nhấn mạnh ở điểm cuối cùng này, Đức Thánh Cha đã muốn kín đáo đề cập tới đạo luật cho phép phá thai, mà Tổng Thống Bill Clinton mới ký ban hành.
II. HỘI THÁNH LÀ MẸ VÀ LÀ THẦY
Đã đi tiên phong trong mặt trận bảo vệ Sự Sống. Mọi thành viên trong Hội Thánh, đặc biệt là giới trẻ các em cũng cần nối bước Hội Thánh, đặc biệt là giới trẻ các em cũng cần nối bước Hội Thánh, dẫn thân vào trận tuyến đó. Mạnh dạn lên, đừng nhát đảm, em nhá ! Hãy vững tin, vì Thiên Chúa luôn luôn đồng hành với em. Đừng sợ khó, vì ở đâu khó, ở đó có thanh niên mà. Thể hiện quyết tâm trên, em hãy tôn trọng Sự Sống nơi chính mình.
A. TÔN TRỌNG SỰ SỐNG NƠI CHÍNH MÌNH
1. Trước tiên, tôi muốn cùng em nhìn vào con người một chút để thấy cái giá của nó.
Một bé gái vừa mới chào đời. Nhìn theo phạm vi khoa học, bé chỉ là một tập hợp hoá chất. 57% là nước, một ít mỡ, ít đường, ít protein. Tuy chỉ là thế, nhưng bé là một cái gì phức tạp nhất, kỳ diệu nhất. Bé phải mất gần 30 năm để ăn, sản xuất 40.000 lít nước tiểu và trải qua 6 tháng trong phòng tắm. Trước lúc thôi nôi, bé đã nhỏ ra tối đa 145 lít nước dãi. Trước khi hai tuổi, bé đã bò được một chiều dài tới 150 km. Khi 10 tuổi, tim bé đã đập được 360 triệu lần. Đời bé sẽ sản xuất ra 950 km tóc, 28 m móng tay và 2 m lông mũi.
Tới 21 tuổi, em đã làm việc được 8 năm, mỗi ngày cô sản xuất cả 200 tỉ tế bào hồng cầu máu. Trước sau, cô đã tróc cả 19 kg da chết. Mắt em chớp cả 415 triệu lần và đủ khả năng phân biệt được trên 1 triệu lần và đủ khả năng phân biệt được trên 1 triệu mầu sắc. Nguyên đi bộ mà thôi, tổng số đã tới 22.000 km.
Não của em là cơ quan phức tạp nhất. Nó có thể điều khiển nửa tá công việc rắc rối trong một lúc. Khi làm việc đó, nó phải xử lý cả một triệu chi tiết. Nó như một người có thể vừa lái máy bay, vừa lái xe hơi, xe điện, cỡi ngựa, lái tàu, điều khiển nhà máy... đủ thứ trong cùng một lúc. Em thấy kỳ diệu chưa ? Nó làm việc trong ngày và đêm, không bao giờ có chuyện nghỉ. Cả lúc em ngủ, não vẫn làm việc. Vì nếu nó nghỉ lúc nào, là em thành đất lúc đó.
Khi em ăn, chẳng phải đồ ăn tự nhiên qua cổ em được đâu. Não ra lệnh nuốt, cơ quan đó mới cho đồ ăn lọt qua. Tốc độ ăn đi xuống là 4 cm mỗi giây. Những đợt thắt cơ của ống Thức quản ép đồ ăn xuống dạ dầy. Tại đầy đồ ăn phải trở thành chất lỏng sinh học, cơ thể mới tiêu hoá nổi. Những nếp gấp của dạ dày giãn ra mỗi lần nuốt. Acide hydrocholin làm cho đồ ăn nát ra, 4 giờ sau, được trộn đều, sau đó được đẩy xuống tiểu tràng. Tại đây, não ra lệnh cho mật đổ vào đồ ăn một loại chất lỏng, có khả năng làm tan chất béo. Đồ ăn được giữ lại trong cơ thể em khoảng 24 giờ. Sau đó rời khỏi em, với cả một lô tế bào chết.
Tế bào trong em liên tục chết, nhưng cũng liên tục được tái tạo. Mỗi giờ có hàng tỷ tế bào được thay thế. Chỉ riêng tế bào tim là cố định. Vài triệu tế bào hoạt động làm thành nhịp tim, chính não đóng vai trò điều khiển nhịp tim đó. Não còn chăm sóc cả da cho em, trên da có hàng triệu ống mồ hôi, chỉ nguyên lòng bàn tay của em đã có 65.000 lỗ. Khi trời nóng, não sẽ khởi động tuyến mồ hôi để giải nhiệt cho em, hầu giữ cho nhiệt độ trong người của em đạt ở mức 370C. Ngay cả mụn trứng cá của em cũng đóng vai trò của nó. Nó giữ không khí ẩm trên da cho em và truyền sức nóng vào trong người em.
Đôi tai của em, ngoài màng nhĩ, còn một chiếc xương, chỉ bé bằng hạt gạo thôi. Nó là chiếc xương nhỏ nhất trong một chuỗi 3 xương trong cơ thể em, nhưng lại được thiết kế tối ưu. Nó có nhiệm vụ chuyển những rung động đến thần kinh trong ốc tai, nhờ đó, em mới có thể nghe được.
Ngay những hạt nước mắt của em cũng thật kỳ diệu. Lượng nước mắt đổ ra cả đời em khoảng 65 lít, tương đương 1,85 triệu giọt. Cứ 1.000 giọt cân được 35 g. Thành phần của nước mắt có 99% là nước, trong đó gồm tới 80 chất, có cả đường và chất diệt trùng. Nó mặn như nước sông Thames ở Greenwich. Khi em khóc, tuyến lệ sẽ co thắt đẩy nước mắt ra ngoài, bằng 6 ống nhỏ, chỉ cỡ sợi tóc. Mỗi lần em khóc, khoảng 28 giọt nước mắt chảy ra. Thật lạ lùng, chỉ con người mới biết khóc, lý do, nó không phải là một bộ máy sinh học, mà là một con người.
2. Nều đặt con người trên bàn cân kinh tế, giá trị của nó cũng không phải là nhỏ.
Cơ thể của con người bao gồm:
Một lượng nước đủ để giặt một chiếc áo sơ-mi. Một lượng sắt đủ để chế tạo một chiếc đinh 5 phân. Một lượng đường đủ để lạm một chiếc bành ga-tô. Một lượng vôi đủ để xây một chuông gà nhỏ. Một lượng mỡ đủ để nấu được motọ bánh xà phòng to. Một lượng phospho đủ để sản xuất 200 que diêm. Một lượng lưu huỳnh đủ để giết chết một con bọ chét.
Một người 55 ký, giá trị tất cả ở những thứ vừa kể, cộng thêm vài nguyên tố lượng khác, như magiê, đồng, kẽm, kali... có lẽ chỉ đáng 3 USD. Những theo giáo sư G. Maravich ở đại học Yale (Mỹ), thì hoá chất trong con người đều ở dạng hợp chất. và như vậy chỉ riêng Hemoglobin và Insulin đã đủ làm con người có giá trị lắm rồi. Còn cực đắt là các dạng Hormon như gr foliculin, giá 45.000 USD. 1 gr prolactin giá tới 1.700.000 USD. Như thế, để tổng hợp lên một cơ thể, phải có ít nhất 1 tỷ USD.
3. Nếu lại nhìn con người theo lãnh vực siêu nhiên, vì nó có linh hồn, thì chỉ có thể nói, không có một giá nào có thể mua được, ngoại trừ giá máu của Chúa Ki-tô.
Sự Sống, như thế, là một số vốn khổng lồ Chúa trao cho em và Ngài muốn, em phải dùng nó để sinh lời cho em, cũng như những người thân yêu của em và cả xã hội nữa
Thế mà, nhiều lúc, thay vì sinh lời, em đã phung phí nó không tiếc thương. Nếu em đang buông mình vào vòng xích của ma tuý, vào sức kìm kẹp của men nồng, vào sóng gió của sắc dục, vào đam mê của bài bạc... là em đang tự huỷ chính mình. Ma tuý nào chả là đi tới nấm mồ. Mãi dâm thời nào, chẳng là ở gieo rắc những vi trùng độc hại, ăn mòn Sự Sống, nhất là thời nay, với vi-rút HIV trong mình, án tử đã treo sẵn vào cổ em rồi, không đi đầu thoát được, vì nhân loại chưa tìm ra thuốc để có thể thoát khỏi lưỡi hái của nó. Men rượu cũng thế, nó đang dẫn em đi và tự địa, trong khi em cứ nghĩ rằng, đó là đường đi tới thiên đường.
Chai gan ra rồi, mà nhiều ông thượng đế vẫn ngâm nga: "Trời đất sinh ta rượu với thơ. Không thơ không rượu sống như thừa". Hoặc: "Nam vô tửu như kỳ vô phong"
Cờ mà thiếu gió thì thật là buồn thảm. Bởi đó, đã là nam nhi, thì phải có rượu vào mới ra nhẽ được chứ ! Chai gan đã ở giai đoạn cuối, mà vẫn nguỵ biện được. Sức quyến rũ của rượu, quả thật, không lường nổi.
“Cuộc sống trụy lạc nào cũng bắt đầu của tự tử cả”, ông Blắc-ky đã bảo thế. Mà tự tử, nói theo Jean Jacques Rousseau, là một hành vi đạo chích đối với nhân loại. Sự Sống là gia tài chung của nhân loại. Huỷ diệt một Sự Sống, chẳng là ăn trộm của nhân loại thì là gì ? Đã tôn trọng Sự Sống của mình, em sẽ không thể không tôn trọng Sự Sống người khác.
B. TÔN TRỌNG SỰ SỐNG CỦA NGƯỜI KHÁC
Người khác đây, có thể là một người nghèo đang cần giúp đỡ, một bệnh nhân đang cần tiền thuốc, một nạn nhân đang cần cấp cứu, một quả phụ đang cần an ủi, một cô nhi đang cần tấm lòng và một thai nhi đang cần bảo vệ.
Bản Niêm Giám Thống Kê, 1992, của cục Thống Kê thành phố Sài-gòn, có đưa ra một số liệu: “Năm 1992, thành phố có 75.000 phụ nữ sinh con. Trong đó, số lần nạo thai đã lên tới 139.000 nghĩa là, cứ 100 phụ nữ sinh nở, thì có tới 180 lần nạo thai”.
Một tai nạn, gây tử vong cho vài chục người, có thể làm cả thế giới xúc động. Thế mà, 139.000 thai nhi bị giết, giết một cách man rợ, với sự đồng tình nhẫn tâm của chính mẹ mình, trong chỉ một năm trời, mà chẳng thấy một giọt nước mắt nào đổ ra, một khó hiểu đến độ xót xa.
Con số 139.000 ca nạo thai, mới chỉ là con số của giấy tờ, căn cứ trên những ca người ta kiểm tra được. Còn con số thực tế, con số phải tìm ra ở những ổ phá thai lén lút, phá bằng kìm kẹp bóp nát sọ thai nhi, bằng kim que đâm nát hình hài em nhỏ, chỉ vì nạn nhân không muốn hoặc không dám công khai đến các bệnh viện, lý do, sợ dư luận... thì không thể lường nổi, điều chắc chắn là không phải con số 139.000.
Riêng những em gái vị thành niên, bản niêm giám cũng cho biết: “Trong năm 1992, chỉ riêng thành phố Sài-gòn, đã có 9.500 em dưới 20 tuổi đi nạo thai”. Và đó cũng chỉ là thống kê của vài bệnh viện. Thực tế, nhất định phải là con số khác, con số đáng sợ. Cầm súng bắn vào người khác hoặc cầm dao đâm chết một người... có lẽ em không dám. Nhưng giết chết một thai nhi để phi tang, để chạy tội, để trốn tránh trách nhiệm.. là điều rất có thể em dám làm và còn muốn làm nữa là khác. Để tránh tình trạng trên và để tôn trọng Sự Sống cho dù Sự Sống mới chỉ là một tế bào, phải dùng kính khuếch đại mới thấy được, em hãy trưởng thành trong phái tính...
C. TRƯỞNG THÀNH TRONG PHÁI TÍNH
1. Trước tiên, em cần có cái nhìn đúng đắn về nó
Bản năng tính dục là một món quà, Thiên Chúa tặng ban cho con người, như một chia sẻ quyền năng và tình yêu của Ngài cho họ. Nhìn đúng được điều đó, em sẽ dễ dàng có được tâm tình tri ân Ngài và kính trọng sâu xa món quà, Ngài trao tặng cho em.
Tâm tình kính trọng sẽ như con đê, ngăn cản nước lũ "lạm dụng", dìm em trong ước muốn hưởng trước, hưởng vội những gì, em chưa hội đủ điều kiện để hưởng. Thí dụ, khi một em trai lợi dụng sự đơn sơ của một bạn gái, để tìm những thú vui tình dịch ích kỷ, trái phép... là em đang huỷ hoại cái nhìn chân chính về dục tính, không những của em, mà của cả bán gái em nữa. Viễn tượng một đời sống hôn nhân lành mạnh và phong phú, những tình cảm thâm sau của đời sống phu thê, cũng vì những lạm dụng của em, bị phá sản trầm trọng.
Em đừng nghĩ, đã đính hôn với nhau rồi, trước sau gì cũng đi đến chỗ đó, làm trước tí đầu có hệ trọng gì ! Hệ trọng lắm chứ em. Bởi vì, khi em làm thế, là em đã bôi nhọ ý nghĩa thiêng liêng của hôn nhân, coi thường sự thánh thiện của nó, bỏ qua đức thờ phượng đối với thiên Chúa và đánh mất một phẩm tính cốt cán của hôn nhân là sự tự chủ.
Hơn nữa, khi em hưởng trước kinh nghiệm dục tính, mà chưa gắn bó trọn đời với nhau, là em đã liều mình kéo lê một đời sống tính dục trong hôn nhân, tầm thường và nhàm chán.
Những quan hệ nam nữ bất chánh, em phải hết sức xa tránh. Sống tính dục mà không cưới nhau, thì chỉ là một lời nói dối tàn nhẫn. Mọi hành vi tính dục đều biểu hiện một hệ quả, cả hai trở thành một xương một thịt với nhau. Chưa là vợ chồng, mà em đã thực hiện điều đó, thì chỉ là một gian lận. Em đã nhìn đúng, những còn phải hiểu đúng.
2. Mục đích của phái tính là truyền sinh trong hôn nhân
Trong hôn nhân, chứ không phải ngoài hôn nhân, em cần các tín rõ điều đó.
Xác tín đó sẽ giúp em phân biệt: sự thân mật tính dục giữa hai người đã kết hôn và chưa kết hôn là hai kinh nghiệm hoàn toàn khác nhau. Một bên thì chân thực, một bên chỉ giả tạo. Người đã kết hôn, phối hợp với nhau để trao hiến cho nhau. Con người chưa kết hôn, là thể chỉ để chiếm đoạt nhau và chiếm đoạt nhau cách bỉ ổi. Những ai chưa có cam kết gì, sẽ cảm thấy khoái lạc thể xác chỉ tạm bợ, không thể hưởng được niềm vui thơ ngây và sâu sắc như những người đã kết ước yêu thương nhau trong hôn nhân. Những ai chưa kết hôn với nhau, sẽ trở về với trống rỗng, trong khi những người đã kết hôn với nhau, vẫn ở bên nhau, để vui hưởng sự hoàn thành tình yêu của họ, một tình yêu sẽ triển nở không ngừng theo năm tháng. Cụ thể, để trưởng thành về phái tính,
3. Em cần phải làm gì ?
Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II, trong "Tông Huấn về Gia Đình" đã cho em biết rõ điều đó: "Vì có những liên hệ chặt chẽ giữa chiều kích tính dục của ngôi vị với các giá trị luân lý... nên người trẻ cần phải được hướng dẫn để hiểu biết và quý trọng các quy tắc luân lý, những bảo đảm cần thiết và quý giá cho một sự trưởng thành cá nhân có trách nhiệm, trong lãnh vực tình dục con người".
Hiểu biết, quý trọng và thực hành mọi quy tắc luân lý, theo Đức Thánh Cha, là biểu đồ cho việc trưởng thành tính dục. Muốn hiểu biết, phải học hỏi. Nhưng học ở đâu ? Ở Giáo Hội, ở những nhà giáo dục chân chính, ở những ngòi bút có lương tri. Muốn quý trọng việc truyền sinh, em phải thấy được vẻ đẹp và sự cao quý của nó, khi đã thấy điều đó, em sẽ chẳng con dám đùa cợt với tình yêu và liều lĩnh trong hành động của mình nữa.
Biết mà không làm, là cái biết chẳng ích lợi gì. Biết có lâu dài hạnh phúc, nhưng không lên đường đi tới, thì hạnh phúc mãi mãi vẫn là ảo vọng. Bởi đó, thức hiện những điều em đã học, đã hiểu, trong một tinh thần trách nhiệm cao độ, sẽ là đoạn đường quyết liệt nhất.
Trong thời điểm, mà tình trạng dân số được diễn tả bằng từ ngữ "bùng nổ", phải là "bom" mới nổ được, thì việc hạ giảm tỷ lệ sinh xuất là một ưu tư hàng đầu của nhiều quốc gia. Việt Nam mình, nó được đặt lên hành quốc sách. Tỷ lệ sinh xuất ở Nước ta, hiện nay, ở mức từ 3,1% tới 3,2%, trong khi tỷ lệ tử vong, nhờ những tiến bộ trong ngành Y, chỉ ở mức 0,8% đến 0,9%. Khấu trừ đi, ta sẽ thấy tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số 2,2 tới 2,4%. Với đà tăng này, vào năm 2000 vừa qua, nước ta đã có 85.000.000 người. Và tới năm 2020, dân số sẽ là 140.000.000 người.
Trước số dân to lớn này, gần bằng Hoa Kỳ và hơn hẳn Nhật Bản, trong khi mình thua xa Hoa Kỳ và Nhật Bản về mọi mặt... thì vấn đề nhà cửa, trường học, bệnh viện, lương thực và các sản phẩm tiêu dùng... trở thành vấn đề thật gai góc. Không giải quyết được, thì nghèo vẫn nghèo mãi, đói vẫn cứ đói hoài, chậm tiến không những giậm chân tại chỗ, mà còn có khuynh hướng trượt dốc.
Hơn ai hết, các em cần thấy rõ vấn đề đó. Phải tiếp tay để hạ giảm sinh xuất, trong những điều kiện và luân lý mà Hội Thánh cho phép. Tôi muốn nói tới việc điều hoà sinh sản theo phương pháp tự nhiên, một sự sinh sản có trách nhiệm.
Muốn thực hiện yêu cầm trên, vấn để học hỏi lại được đặt ra, đồng thời, nó còn đòi hỏi nơi chúng ta một tinh thần hy sinh và tự chế. "Không có nhân đức nào không hy sinh và không đạo lý nào không nỗ lực", ông Dơ-xác-xi đã bảo thế. Và ông Đi-đơ-rô cũng khẳng định: "Đạo đức, dù xét theo khía cạnh nào, cũng là sự tự hy sinh". Con việc học hỏi, em sẽ gặp được trong các lớp chuẩn bị hôn nhân. Khuôn khổ và thời gian của buổi hợp mặt chiều nay không thể cho phép chúng ta thảo luận kỹ càng.
Cuối cùng, để kết thúc, tôi muốn cùng em đưa ra một kết luận: "Phải tôn trọng và nâng niu Sự Sống". Đích điểm này, em hãy cố đi tới bằng học hỏi, bằng ý thức trách nhiệm và bằng cả nếp sống trưởng thành, trong sạch nữa. Xin Chúa hãy chúc lành cho nguyện ước đó của em.
Lm. HỒNG NGUYÊN.
Trích “Tâm tình gởi em, người bạn trẻ thân thương”.
[HẾT]
Theo trungtammucvudcct
0 bình luận:
Đăng nhận xét