TÔN TRỌNG SỰ SỐNG
Một thanh niên giàu có đến hỏi Chúa Giê-su: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được Sự Sống đời đời ?” Chúa trả lời: “Anh hãy giữ các giới răn”. Anh chàng hỏi lại: “Điều răn nào ?” Chúa liền trưng dẫn cho anh: “Ngươi không được giết người. Ngươi không được ngoại tình. Ngươi không được trộm cắp. Ngươi không được làm chứng gian. Ngươi phải thờ cha kính mẹ và ngươi phải yêu đồng loại như chính mình” (x. Mt 19, 16 – 22).
Trong sáu điều Chúa nêu ra, tôi muốn cùng em tập chú ý vào điều thứ nhất: “Ngươi không được giết người”. Việc giết người ở đây, tôi lại muốn cùng các bạn giới hạn trong một lĩnh vực rất nổi cộm là: “Tôn trọng Sự Sống”. Để có thể tôn trọng Sự Sống, em cần phải biết Sự Sống là một ân huệ thật kỳ diệu của Thiên Chúa. Tiến trình đi đến Sự Sống không dễ dàng tí nào cả. Nó, quả thực, là một cuộc chiến.
NHỮNG CUỘC CHIẾN SINH TỬ
I. CUỘC CHIẾN ĐỂ TRỞ THÀNH NHỮNG TẾ BÀO SINH DỤC
Nếu em là con gái, ngay từ khi mới chào đời, Đấng Tạo Hoá đã tặng em hai buồng trứng, với khoảng 500.000 trái. Gọi là trái, nhưng em đừng nghĩ là nó to như hột gà, hột vịt đâu nha ! Ngược lại, nó nhỏ hơn cả dấu chấm trên chữ “i” rất nhiều. Suốt đời em, em chẳng thể sản xuất được thêm quả trứng nào. Phần lớn số trứng của em, hầu như, chết ngay lập tức. Tuy vậy, em vẫn thừa trứng để sử dụng cho tuổi sinh nở của em. Suốt đời em chỉ có khoảng 400 trái có thể chín và rụng xuống, kể từ ngày em thấy kinh nguyệt xuất hiện lần đầu, cho tới ngày tắt kinh.
Khi em bước vào tuổi dạy thì, trong não bộ của em có một tuyến Hormon nhỏ xíu, nhỏ nhưng rất quan trọng. Nó ra lệnh cho buồng trứng của em hoạt động, sau cả chục năm ngủ yên.
Do lệnh của não, buồng trứng cho phép một trái trưởng thành và chuẩn bị xuất xưởng. Đầu tiên, mặt buồng trứng có một chỗ nứt ra. Ống dẫn trứng (fallop) của em loe ra như cái phễu, hướng thẳng tới buồng trứng. Vòi Fallop này, theo nhịp tim của em, liên tục cọ xát vào vết nứt trên buồng trứng, làm nó tiếp tục nứt rộng ra. Cuối cùng, một lỗ bé tí trên buồng trứng xuất hiện và một sợi nhầy những tế bào trong suốt chảy ra, trứng của em nằm sâu trong lớp nhầy đó, để có thể sống và di chuyển. Vòi Fallop lập tức hứng lấy nó. Trứng của em, theo tác dụng co bóp của vòi Fallop, đi vào trong đó, nằm im một chỗ, chờ đợi tinh trùng. Nó không thể chờ lầy. 24 giờ không gặp được ý trung nhân, là nó sẽ chết và em sẽ thấy kinh nguyệt xuất hiện.
Cơ may thụ thai, như vậy, mỗi năm chi vỏn vẹn khoảng 30 ngày. 30 ngày đó, chắc gì đã có một ngày Ngưu Lang Chức Nữ hội ngộ. Khó khăn như thế, mà em ngăn chặn hoặc huỷ diệt nó, thì quả là tàn bạo.
Ngược lại, nếu em là con trai, thì công việc em nhiều khê hơn nhiều. Trong khi con gái, vừa sinh ra đã có toàn bộ số trứng cho suốt cả đời, thì con trai lại chẳng có gì. Em phải tự sản xuất lấy toàn bộ những tinh trùng em cần và thậm chí không cần. Mệt quá phải không em ? Để tại được một đợt tế bào tinh trùng mới, em phải mất từ 64 đến 72 ngày. Trong cơ thể của em, tinh trùng chỉ thọ được khoảng vài tuần. Còn nếu ở trong cơ thể bạn gái em, thì nó chỉ có thể sống được 72 giờ. Bộ máy sản xuất tinh trùng của em phải làm việc suốt cả ngày đêm, thứ bảy và chúa nhật cũng không được nghỉ. Việc sản xuất bắt đầu từ tinh hoàn. Muốn cho ra lò tinh trùng khoẻ mạnh, chúng phải ở nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt, khoảng 33oC. Tạo Hoá đã cho cơ năng đặc biệt này một sự phản xạ lên xuống, hầu như tự động, để duy trì nhiệt độ cần thiết cho nó. Sản xuất xong, tinh trùng được lưu trữ trong một phần của tinh hoàn, gọi là mào tinh, cho đến khi chúng được "Múc" lên, trộn với tinh dịch và chất nhờn của tuyến tiền liệt, để được phóng ra ngoài. Đường đi của nó chẳng xa xôi gì, chỉ khoảng 1 m, nhưng thật nhiều cam go.
Vất vả như thế, nhưng nhiều em chẳng trân trọng bảo trì, ngược lại phung phí với độ vô nhân. Trứng của con gái và tinh trùng của con trai, quả trực, phải trải qua một cuộc chiến rất khắc nghiệt để tự hình thành mình. Bầy giờ, nó phải lao mình vào cuộc chiến thứ hai, đó là một cuộc chiến để được tồn tại...
II. CUỘC CHIẾN ĐỂ ĐƯỢC TỒN TẠI
Trứng của em gái đã nằm sản trong vòi Fallop để chờ sự hội ngộ của tinh trùng bạn trai. Thời gian chỉ vỏn vẹn 24 giờ. Quá thời hạn đó, cuộc hội ngộ buộc phải rời lại tháng sau. Nếu em đã lập gia đình, sự phối hợp thân xác, với niềm xúc động tột đỉnh, là điều kiện cần yếu để trứng có thể gặp được tinh trùng.
Mỗi lần phóng tinh, người ta đếm được khoảng 400 tới 500 triệu con tinh trùng. Nếu một con có thể làm thụ tinh một trứng, thì số lượng 500 triệu con, đủ để làm tất cả phụ nữ Tây Âu thụ thai. Nhưng sự việc, không dễ dàng như thế đâu. 500 triệu con chưa chắc đã làm cho một trứng thụ tinh. Phải mật cả một đội quan đông đảo như thế, để có được cơ may một lần thụ tinh đấy.
Chỉ vài phút, sau khi được bơm vào âm đạo, với tốc độ 16 km/giờ, hàng triệu con tinh trùng đã theo nhau tử trận, do chất acit ở vách âm đạo tiết ra, để tiêu diệt những kẻ ngoại xâm, bảo vệ an toàn cho nó.
Qua được cửa ải trên, chưa phải là đã thênh thang đâu. Chất nhầy ở cổ tử cung là cửa ải thứ hai. Nó là một hàng kẽm gai dầy đặc và chỉ những tay bơi cự phách mới có thể lọt qua. Thiên nhiên cũng đã yểm trợ nhịp nhàng nhúng xuống vũng nhầy tinh trùng ở phía dưới, rồi lại co lên, tạo điều kiện cho tinh trùng lọt qua chất nhầy ở cổ tử cung dễ dàng. Chính tử cung cũng tự co bóp để giúp vào việc trên.
Lọt được vào tử cung, những chiến binh con sống sót cũng chưa thể hát khác khải hoàn. Vẫn còn cả đoạn đường dài ở phái trước. Chúng phải vượt qua một đoạn đường, từ cổ tử cung qua tử cung để tớp ống Fallop. Con đường chỉ 17 cm, nhưng nhiêu chiến binh đành phải chôn mình trên đó.
Những chiến binh còn lại, thiện chiến nhất cũng phải mất 15 phút mới tiến được 2,5 cm. Những tay đua nhanh nhất cũng chỉ có thể tìm thấy trứng sau ít nhất 45 phút. Còn hội chậm chân phải mất cả 12 giờ. Nếu tinh trùng không tìm thấy trứng, nó chỉ có thể chờ ở phòng chờ khoảng 72 giờ, nghĩa là 3 ngày, rồi chết.
Tinh trùng, phải nói, chết như ngả rạ, Cả 4, 5 trăm triệu con, mà chi còn trụ lại khoảng vài tá để chờ trứng. Những con khác hoặc mắc bẫy ở đâu đó, hoặc lạc đường, vào nhầm ống dẫn trứng không có trứng hoặc chết dọc đường. Với một vài chiến binh, may mắn được gần trứng, tỷ lệ còn hiếm hoi hơn. Chúng phải làm việc cật lực để xuyên qua lớp vỏ ngoài của trứng, hầu lọt được vào trong, trước các chiến hữu khác. Khi một con đã lọt được vào trong, một bức tường bảo vệ lập tức bao lấy trứng. Và chẳng còn cơ hội nào cho những kẻ chậm chân.
Tiếp theo sẽ là cuộc chiến để được thụ tinh !
III. CUỘC CHIẾN ĐỂ ĐƯỢC THỤ TINH
Khi một số tinh trùng băng qua được tử cung vào vòi Fallop. Nếu có trứng nằm sẵn ở đây, nó sẽ phóng ra một tín hiệu hoá học để hấp dẫn tinh trùng đến với nó. Khi những chiến binh may mắn này giáp mặt với trứng, nó phải gồng mình lên để thủ thắng trong trận chiến cuối cùng. Nó sẽ tiết ra chất enzyme, một loại xúc tác sinh học, có thể làm tăng phản ứng của nó lên cả hàng triệu, hàng tỷ lần, để có thể thành công trong việc chọc thủng phòng tuyến là lớp tế bào bảo vệ trứng.
Khoảng 2 giờ sau, lớp vỏ bảo vệ của trứng mềm ra và một tinh trùng vào được... khải hoàn môn. Lập tức, hợp chất hoá học của trứng biến đổi, làm thành lớp tường bảo vệ phủ kín chung quanh. Mọi chàng chậm chân khác đều phải gục chết vô vọng ở ngoài.
Mỗi tinh trùng đều mong sản hai nhiễm sắc thể (chromosome), một X, một Y. Còn trứng cũng mang hai nhiễm sắc thể, nhưng cùng loại XX. Nếu nhiễm sắc thể X của tinh trùng kết hợp với trứng, đứa trẻ sẽ là con gái. Ngược lại nếu là nhiễm sắc thể Y của tinh trùng kết hợp với trứng, đứa trẻ sẽ là con trai. 20 giờ sau, tinh trùng gặp gỡ tâm của trứng. Sợi dây di truyền, từ người cha người mẹ sang bào thai, sẽ thành hình khi tinh trùng và trứng hợp thành một.
Vài giờ sau, trứng thụ tinh tự tách làm 2 và từ từ di chuyển vào tử cung, lúc đó, đã có một màng dầy, đầy máu, chuẩn bị tiếp nhận nó đến cư ngụ. Từ lúc o1i, cứ mỗi 12 giờ hoặc 15 giờ, nó lại tự nhân đôi, dần dần tạo nên con số 100.000 tỷ tế bào. Tất cả được kiểm soát rất chặt chẽ, bởi một chương trình được cài đặt trước. Chương trình này được cha mẹ cài lại trong tế bào trứng đầu tiên. Từ đó, các đồ án, sẽ được lựa chọn theo một quy trình định trước, để trứng thụ tinh trở thành một con người, chứ không phải một con linh dương.
Trunng tâm mỗi tế bào có một sợi dây rất nhỏ, chỉ bằng vài phần của một phần tỷ milimét, đó là sợi ADN (acide désoribo nucléique). ADN có một bản thông tin dưới dạng mã hoá học, đó là các gene, bắt nguồn từ ADN của cha mẹ. Hệ gene (génome) là tổng thể các gene của một sinh vật. Ở con người, hệ gene này gồm 100.000 gene. Số lượng gene này chứa đựng tới 3,5 tỷ thông tin, em thấy kinh khủng chưa ? Nó tương đương với 2.000 cuốn sách, một cuốn dày 500 trang. 100.000 gene này sẽ quyết định màu tóc, màu mắt và hình dáng chiếc mũi của em...
Sơi ADN được chi ra thành nhiều "cây sậy" khác nhau, gọi là các nhiễm sắc thể. Số lượng nhiễm sắc thể tuỳ theo mỗi loài. Ở con người, mỗi tế bào có 46 nhiễm sắc thể, nhưng con Hắc tinh có 48, nhái 26, bò cái 6, cá voi 48, ngựa 64, mèo 38, sâu bọ 2, cà chua 24, khoai tây 48...
Như trên tôi đã cho em biết, kích thước của một cái trứng, nhỏ hơn cả dầu chấm chữ "i" nhiều lần. Thế mà dây ADN lại của nó lại dài gần 2 m. Các gene được xếp đặt trên sợi dây cực mỏng đó. Có 46 cập nhiễm sắc thể, xếp từng đội trên đó. Chính ông bố và bà mẹ đã cung cấp 46 cập này. Trứng mang 23 cặp, tinh trùng 23 cặp. Tất cả tế bào của con người đều có 46 cặp, nhưng tế bào sinh dục là trứng và tinh trùng chỉ có 23 cặp. Điều này cho thấy, đứa bé được "lên chương trình từ trước, để một đời sống bắt đầu, khi hai cuộc đời hoà hợp vào nhau.
Mỗi nét của cơ thể đều do hai gene của cha mẹ tạo thành. Vì thế, nếu gene của bố trội hơn, đứa bé sẽ có một nét nào đó giống bố. Ngược lại, nếu gene của mẹ trội hơn, nó sẽ giống mẹ. Tuy nhiên, sự giống nhau đó không bao giờ rõ ràng. Đứa trẻ có thể có cái mũi của bố, nhưng cái miệng thì giống y mẹ y hệt.
Bước tiếp theo là cuộc chiến để bảo vệ bào thai.
IV. CUỘC CHIẾN ĐỂ BẢO VỆ BÀO THAI:
Sau khi trứng đã thụ tinh, các gene của cha mẹ có cả hàng tỷ cách liên hợp với nhau. Vì thế, "Mỗi con người là một cuộc phiêu lưu duy nhất, không bao giờ xảy ra trước đó và cũng sẽ không bao giờ sẩy ra sau này" (Giáo sư Jacques Ruffie ).
Tuy nhiên, con người vẫn là con người, chứ không phải con cọp, con heo... Bởi vì, "lịch sử loài người là lịch sử của một gia đình duy nhất, một gia đình bao la, phân bố trên mọi lục địa" (Nhà di truyền học André Langaney). Thực vậy dù liên tục phân hoá trên 100.000 năm qua, con người hiện đại vẫn là con cháu của một nhóm người đầu tiên, sống bằng nghề săn bắn và hái lượm trước đây. Trên 5,7 tỷ con người hiện nay đều có "dây mơ rễ má" với nhau. Mầu da và hình dạng con người, sở dĩ khác nhau, là vì, trong quá trình di dân, tổ tiên con người phải thích nghi với điều kiện khí hậu và địa lý của một nơi nào đó. Nhân loại mãi mãi vẫn là... nhân loại, vì các gene di truyền vẫn kết hợp với nhau theo những cách thức sẵn có từ bao đời nay.
8 ngày, sau khi trứng đã thụ tinh, nó không còn lơ lửng trong vòi Fallop nữa, nhưng đã bám chặt vào thành tử cung. Các rãnh của tử cung, lúc đó, đã dầy và phồng lên, chứa đầy máu. Và trứng sẽ tìm trên khối lượng máu đó, chất liệu để lớn lên. Nó phát triển liên tục và mau lẹ, như một cuộc chiến xâm lược, trong vùng đất tử cung.
Có một điều rất kỳ lạ là: nếu có một vật nào khác cơ thể, xâm nhập vào cơ thể, thì hoặc vật đó sẽ bị cơ thể tiêu diệt hoặc nó sẽ tiêu diệt cơ thể. Trường hợp của một phôi thai lại thì lại khác hẳn, không những nó không bị tiêu diệt hoặc thải hồi ra ngoài, mà lại cộng sinh với nhau. Sự kiện lạ lùng này đã được giáo sư S. Lenemberg đưa ra một giải thuyết: Phôi thai đã tiết ra một enzyme có tác dụng hạ thấp sức phòng chống của hệ miễn dịch trong tử cung của người mẹ.
Từ tuần lễ thứ ba sau khi thụ tinh, trứng đã thấy có hai rãnh dài: rãnh phía dưới sẽ trở thành tuỷ sống, rãnh phía trên thành não bộ, nơi có đến 15 tỷ tế bào. Trong giai đoạn này, mỗi giây có đến hàng ngàn tế bào được thành hình. Tuần thứ 6, cột sống bắt đầu phát triển. Khoảng 6 tuần rưỡi, đầu của thai nhi lộ ra. Mỗi bước tiến của nó đều có thể xảy ra những lỗi lầm quan trọng. Một tế bào, nếu phát triển nữ đúng hướng, sẽ thành con mắt, nếu trục trặc thì quả là một đại hoạ. Bào thai đã phải cật lực làm việc để bảo vệ hướng đi của mình.
Cứ thế liên tục, hàng triệu tế bào dần dần biến thành xương, phổi và các cơ quan khác. Tuần lễ thứ 8, bào thai đã trở thành một thai nhi, mọi cấu trúc đã được hoàn thành. Nó đã có hình dáng cụ thể, rõ nét của một đứa bé. Tháng thứ 4, thai nhi đã dài gấp đôi, từ 5 cm thành 10 cm và nặng khoảng 20 gr. Vào tháng thứ 5, nó được bọc trong vỏ bào thai và đã có thể tự chống lại bệnh sởi. Từ tháng thứ 6, thai nhi đã biết ngậm bú đầu ngón tay.
Cuộc chiến tới đây đã kết thúc chưa ? Thưa chưa. Tương lai vẫn chưa bảo đảm 100%, cuộc chiến vẫn phải tiếp diễn. Đó là một cuộc chiến bảo vệ thai nhi.
V. CUỘC CHIẾN BẢO VỆ THAI NHI
Một sợi dây nhau nối kết thai nhi với người mẹ. Chính nhờ nó, mà cả mẹ cả con mới có thể cộng sinh với nhau.
Cuộc chiến tự sinh tồn của thai nhi buộc cơ thể người mẹ phải thích ứng. Từ tháng thứ ba, một đợt sóng hormon tràn khắp thành phố cơ thể người mẹ. Ngực bà bắt đầu tăng thể tích, các tuyến sữa đi vào hoạt động để chuẩn bị nuôi sống đứa trẻ. Sự thay đổi đột ngột ở một mức độ khác bình thường, làm người mẹ sây sẩm mặt mày như bị say sóng, do tác dụng của những hoá chất đang phát triển ồ ạt trong mình. Phần bụng của bà càng ngày càng phồng to. Tử cung tăng 20 lần lớn hơn.
Thai nhi nằm sâu trong cơ thể người mẹ cũng chẳng êm ả gì. Trên đó, trái tim của người mẹ đập liên hồi như sấm nổ, hai hầm phổi như hai nhà máy ầm ĩ suốt ngày đêm. Dạ dày và ruột non, như một xa lộ, inh ỏi những âm thanh di chuyển cửa hàng khối đồ ăn mỗi ngày, nó còn bị vướng vít bởi hàng ngàn những động mạch, tĩnh mạch chằng chịt chung quanh. Nhiều lúc chịu không được, nó phải cựa quậy, có khí đá lung tung. ó phải nuốt 120 cc dung dịch ammoniac mỗi ngày.
Mọi giác quan của thai nhi, ở khoảng giữa thai kỳ, chưa có sự phân biệt rõ ràng. Tai, mũi, mắt... chỉ là những cảm biến. Quan trọng nhất là não bộ, nó phải phát triển từ rỗng không tới mức tối đa.
Thai nhi càng phát triển, cơ thể người mẹ càng phải thích ứng. Cột sống của bà buộc phải cong đi, trước sự lấn ép càng ngày càng lớn của thai nhi. Mọi cơ quan của bà đều bị dồn về phía trên. Đại tràng, lúc này, nằm gần xương sườn, khác hẳn với bình thường. Tim phải làm việc nhiều hơn và lệch hẳn về phía trái. Buồng phổi cũng bị ép lên.
Cuộc chiến cuối cùng của thai nhi là cuộc chiến để ra khỏi lòng mẹ...
VI. CUỘC CHIẾN ĐỂ RA KHỎI LÒNG MẸ
Sinh sản không phải là công việc dễ dàng. Nó đầy khó khăn và lao nhọc. Nó đau đớn như một cuộc lột xác. Người ta gọi là vượt cạn. Hành vi “vượt”, tự nó đã bao hàm một cố gắng, thí dụ vượt sông, vượt thác. Nhưng vượt, ở đây, lại là vượt cạn. Cái tréo cẳng ngỗng này minh hoạ rất rõ những hiểm nguy của các sản phụ.
Thai nhi đã hình thành đầy đủ, nhưng lại chưa sẵn sàng cho cuộc sống, vì não bộ chưa phát triển đủ. Tuy nhiên, nếu chờ tới lúc não phát triển đầy đủ, thì nó sẽ không còn đường nào để ra khỏi lòng mẹ được.
Xương chậu của người nữ, tuy lớn hơn người nam, nhưng cũng không phải là quá lớn,thế mà các em gái, tới tuổi phát triển, đã cảm thấy khó khăn khi đi lại. Vậy, nếu nó lớn quá khổ, em sẽ không thể bước đi được. Nó đã được Tạo Hoá thiết định ở một mức độ lớn quy ước. Thai nhi, vì thế, buộc phải ra khỏi lòng mẹ, khi kích cỡ cái đầu của nó, đủ để lọt qua xương chậu của người mẹ.
Tử cung người mẹ cũng không chỗ nào chứa cho thai nhi, nếu nó tiếp tục lớn. Vì thế, buộc phải đẩy nó ra ngoài. Để thực hiện việc này, thành tử cung sẽ co bóp với tất cả sức mạnh dẻo dai của mình, để đẩy thai nhi đi xuống. Cổ tử cung mở rộng tới 10 cm. Đầu thai nhi phải đối mặt với cột sống của người mẹ, thẳng góc 900, rồi đi qua âm đạo, ra ngoài, và cất lên tiếng khóc đầu đời của mình.
Sự Sống, như vậy, quả thật là kỳ diệu, phải không em ? Đã biết nó kỳ diệu, thái độ tiếp theo, là em phải tôn trọng nó. Làm sao ta có thể đang tay huỷ diệt đi một công trình tuyệt vời đó.
Ông Lennart Nilsson, một nhà báo, nhưng đã thực hiện được một công trình, đầy tính khoa học, rất đáng kính phục. Đó là, ông đã chụp được hình Sự Sống con người, ngay từ khi nó bắt đầu có, tức là lúc một tinh trùng của người nam gặp được trứng của người nữ.
Những bức ảnh có một không hai đó, được chụp bằng một máy ảnh hiển vi điện tử duy nhất trên thế giới, được chế tạo riêng cho ông, bởi một công-ty Nhật Bản, Jéol Company. Nó có thể phóng to một vật điểm lên tới 400.000 lần. Cách thức thực hiện của ông, thì rất công phu. Những hình ảnh của tinh trùng xâm nhập vào trứng được thực hiện trong phòng thí nghiệm, vì nếu chụp từ sản phụ, thì chắc chắn sẽ gây sẩy thai. Những giai đoạn kế tiếp của sự thụ tinh, thì được thực hiện với sự cộng tác của một phụ nữ trẻ ở Prague, Tiệp Khắc.
Bốn năm trời làm việc miệt mài, bất kể ngày đêm, để có thể mô tả được Sự Sống ngay từ lúc đầu. Các tế bào con người quá mỏng manh, dễ hư, nên chỉ với các giai đoạn chụp ảnh các tinh trùng vào được đến trứng, cũng đã phải làm đi làm lại cả hơn trăm lần.
Những bức ảnh trên, được đăng trên tờ tạp chí Life và Parents. Chúng còn được in thành sách ảnh, kèm theo lời chú thích tường tận, trong cuốn “sinh nở”, phát hành cùng lúc ở 10 nước trên thế giới. Khi xem được những bức ảnh trên, nhiều phụ nữ đã viết thư cảm ơn ông. Phần đông trong số họ, trước đó, đã có ý định nạo phá thai, nhưng khi nhìn được hình ảnh của mầm sống đang lớn dần trong bụng, họ đã xúc động và bỏ ngay ý định đó.
Hy vọng, hôm nay, qua buổi tâm sự này, em cũng hiểu được sự kỳ diệu đó, để trong tương lai, em sẽ không bao giờ nhẫn tâm giết bỏ hoặc ngăn chặn Sự Sống không bao giờ nhẫn tâm giết bỏ hoặc ngăn chặn Sự Sống đang diễn tiến trong con người của em.
Lm. HỒNG NGUYÊN.
Trích “Tâm tình gởi em, người bạn trẻ thân thương”
[Còn tiếp phần 2]
Theo trungtammucvudcct.com
0 bình luận:
Đăng nhận xét