“Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng !”
Tin Mừng theo Thánh Gio-an, chương 9
Lời kêu gọi khẩn thiết hãy sám hối là lời kêu gọi mở màn cho Mùa Chay, và cũng là mùa đánh dấu sứ vụ rao giảng của Thánh Gio-an Làm Phép Rửa (như được trình thuật trong Mt 3, 2); của Chúa Giê-su (như trong Mt 4, 17), của Phê-rô và các Tông Đồ (như trong Cv 2, 37 – 38). Đó là lời kêu gọi để đưa ra một sự lựa chọn theo lương tâm, và theo sự tự do không bị ràng buộc của mỗi người trong chúng ta, để xa tránh lỗi tội, vốn dẫn đến cái chết, để biết tin vào Tin Mừng, vốn là cách để dẫn đến sự sống.
Đúng thế, như lời kêu gọi của Mô-sê được trích trong sách Đnl 30,19 rằng: “Hôm nay, tôi lấy trời đất làm chứng cáo tội anh em: tội đã đưa ra cho anh em chọn được sống hay phải chết, được chúc phúc hay bị nguyền rủa. Anh em hãy chọn sống để anh em và dòng dõi anh em được sống”.
Một trong những đoạn Tin Mừng Mùa Chay mà tôi thích nhất chính là chương 9, Tin Mừng theo Thánh Gio-an có liên quan đến việc Chúa Giê-su chữa lành cho một người mù từ thưở mới sinh. Tại đây, chúng ta thấy được bi kịch của ý chí qua việc chấp nhận hay chối từ lời kêu gọi của Chúa Ki-tô. Anh thanh niên bẩm sinh đã bị mù lòa, và anh ta đã được nhìn thấy như trình thuật trong phần đầu của câu chuyện, thế nhưng phần còn lại của bi kịch chính là sự mù lòa về mặt tâm linh mà anh ta phải gánh chịu.
Thoạt đầu, anh gọi Chúa Giê-su là một con người (như trong đoạn 11); rồi lại gọi Ngài là một Ngôn Sứ (như trong đoạn 17); kế đó là Đấng đến từ “Thiên Chúa” (như trong đoạn 33); và sau cùng, anh gọi Ngài là chính “Thiên Chúa” (như trong đoạn 38).
Anh đến để nhìn thấy Chúa Giê-su là ai, bởi vì anh sẵn sàng tin vào Ngài. “Người hỏi: Anh có tin vào Con Người không ? Anh đáp: Thưa Ngài, Đấng ấy là ai để tôi tin ?” (đoạn 35 – 36).
Thái độ sẳn sàng này tượng trưng cho một sự tương phản bình dị so với sự cứng đầu và ý định đen tối của những người Pha-ri-sêu giả hình. Dẫu phải diện đối với bằng chứng được chữa lành một cách hiển nhiên về thể xác, họ đã cố giải thích một cách sai lạc, hòng cố tình xua đuổi và chấp nhận bằng chứng đó, thông qua những lần hạch hỏi anh thanh niên và cha mẹ của ông ta, và rồi phác họa ra Chúa Giê-su như là một kẻ phạm tội, để cuối cùng chủ tâm xóa bỏ bằng chứng hiển nhiên ra ngoài cửa sổ, để chối từ việc anh thanh niên đã được chữa lành ngay giữa thời đại của họ (như trình thuật qua đoạn 34).
Bi kịch đó, ngày nay, được lặp đi, lặp lại rất nhiều lần khi xã hội tục trần của chúng ta đang mãi vật lộn với “Nền Văn Hóa Sự Chết,” vốn xét về thực chất căn cơ, nguồn cội chính là bi kịch của việc phá thai liên tục không ngớt.
Bằng chứng đó quá là hiển nhiên và sờ sờ ra đó cho tất cả chúng ta, ai cũng đều thấy được,và nó đã được làm cho rõ ràng hơn bao giờ hết về mặt di truyền học và sinh sản học, rằng phá thai chính là việc giết chết đi một mạng sống con người. Một số người đón nhận được bằng chứng đó, và với tâm lòng chấp nhận, họ đã quyết định chọn Sự Sống. Còn số khác thì lại cho thấy sự bướng bỉnh, cứng đầu, ngang ngạnh của những người Pha-ri-sêu, để cố gắng bám lấy cái mà họ cho là ý thức hệ, hay cái lý tưởng hóa của riêng họ.
Đối với tôi ví dụ rõ ràng và bình dị nhất của những gì đã nêu trên chính là ngày mà nhóm ủng hộ Sự Sống Tiến hành buổi cầu nguyện canh thức cho một trẻ thơ đã bị phá bỏ đi, ngay trước cổng một bệnh viện hoặc cơ sở phá thai. Trẻ thơ, với kích thước chỉ bằng bàn tay, được nhìn thấy rất rõ trong một cỗ áo quan trắng nhỏ.
Một vài người phe ủng hộ phá thai nhìn thấy đứa trẻ này, và một người Phò Sự Sống lên tiếng thách đố họ: “Này bạn hỡi, hãy nhìn vào bằng chứng này ngay trước cặp mắt của bạn. Đây chính là một trẻ thơ, bạn ạ !” Bạn có biết lời đáp trả nhận được là gì không ?: “Đó chỉ là ý kiến của bạn mà thôi !” Thật khó mà có thể tin nổi một sự cứng đầu và ngu muội này.
Việc không biết một đứa trẻ trong bụng mẹ không phải là một tội, thế nhưng việc chối từ để biết được sự thật đó, mới chính là tội. Như Chúa Giê-su đã tuyên bố cho những người Pha-ri-sêu vào phần cuối của bi kịch trong chương 9, Tin Mừng theo Thánh Gio-an là: “Đức Giê-su bảo họ: Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: Chúng tôi thấy, nên tội các ông vẫn còn !" (đoạn 41).
“Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng !” Thì đâu là tin mừng ? Thưa, Tin Mừng, theo ngôn ngữ của “Tin Mừng Sự Sống – Evangelium Vitae” thì đó chính là: “cuộc sống luôn luôn là một sự biểu lộ tốt đẹp về Thiên Chúa ngay giữa lòng thế giới, cuộc sống chính là một dấu chỉ về sự hiện diện của Ngài, và cuộc sống chính là một dấu tích về Vinh Quang của Ngài.”
Vậy trong Mùa Chay Thánh này, một lần nữa, chúng ta hãy cùng nhau chọn Sự Sống nhé, các bạn !
Những cách thức để “chọn Sự Sống” trong Mùa Chay Thánh này
Như là một phần trong việc thực hành Mùa Chay của chúng ta, xin mời bạn hãy ít nhất nghĩ đến những anh chị em của chúng ta, để dành thật nhiều thời gian, sự chú ý và năng lực của chúng ta để tranh đấu hòng bảo toàn công lý cho những trẻ thơ chưa được chào đời. Sau đây là một vài điều mà chúng ta có thể cùng nhau làm:
- Đọc lời “Cầu Nguyện Chấm Dứt Phá Thai” mỗi ngày.
- Kêu gọi mọi người trong Giáo Xứ, trong cộng đoàn, trong các hội đoàn, các nhóm nhỏ gia đình, vân vân hãy cùng nhau đọc lời cầu nguyện này mỗi ngày.
- Xin Lễ và hiệp thông cầu nguyện cho những trẻ thơ chưa được chào đời.
- Nguyện cầu trước Phép Thánh Thể để cầu nguyện cho các trẻ thơ vô tội.
- Hy sinh một điều gì đó rất cụ thể mà bạn vẫn thường hay mua cho riêng bản thân mình, để dùng số tiền đó gởi đến cho các trung tâm hỗ trợ cho các người phụ nữ mang thai hay nhóm mục vụ ủng hộ Sự Sống.
- Dành thời gian hay tham dự vào một nhóm nhỏ nào đó tại địa phương, để cùng nhau cầu nguyện bên ngoài các bệnh viện hay các trung tâm phá thai.
Lời nguyện cầu chấm dứt phá thai (Prayer to end abortion)
Lạy Chúa, ngày hôm nay con cảm tạ Ngài về món quà Sự Sống của con,
Và về những mạng sống của tất cả các anh chị em của con.
Con biết rằng không có gì hủy diệt Sự Sống nhiều hơn là việc phá thai,
Tuy nhiên con lại mừng vui vì Ngài đã chinh phục sự chết bằng sự Phục Sinh của Con Ngài.
Con giờ đây sẵn sàng làm phần mình để chấm dứt việc phá thai.
Ngày hôm nay con tự cam kết với chính mình rằng:
Sẽ không bao giờ còn im lặng nữa,
Sẽ không bao giờ thụ động,
Sẽ không bao giờ bỏ rơi vào sự im lặng lãng quên tất cả các trẻ thơ chưa được chào đời,
Con tự cam kết với chính mình phải năng động,
phải tích cực trong phong trào Phò Sự Sống,
Và sẽ không bao giờ ngừng việc Bảo Vệ Sự Sống
Mãi cho đến khi tất cả những anh chị em của con được bảo vệ,
Và cho quốc gia của con một lần nữa trở nên một đất nước có tự do và công lý
Không chỉ cho một số người mà thôi,
mà là cho hết thảy tất cả mọi người,
Thông qua Chúa Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.
Lm. FRANK PAVONE,
Hội các Linh Mục Phò Sự Sống,
www.priestsforlife.org
Theo Ephata 262, năm 2006
0 bình luận:
Đăng nhận xét