Suy tư Giáo huấn của Giáo hội về ngừa thai nhân tạo

Tự bản chất, đời sống hôn nhân gia đình nhằm để giúp đỡ lẫn nhau và lưu truyền sự sống, đây là sứ mạng cao cả mà Thiên Chúa trao phó cho các bậc làm cha làm mẹ. Thế nhưng, để hoàn thành sứ mạng cao cả này không phải là chuyện dễ, bởi nó xẩy ra những khó khăn và phức tạp trong đời sống hôn nhân cũng như lương tâm của họ phải đối diện. Bên cạnh đó, sự phát triển của xã hội cũng như công nghệ kỷ thuật y học đã làm thay đổi và đưa ra những vấn nạn mới cho đời sống hôn nhân và gia đình. Bởi vậy, đứng trước hoàn cảnh và tình trạng đó, Giáo hội không thể làm ngơ, nhưng phải xem là có bổn phận và trách nhiệm hơn, vì nó liên quan đến sự sống và hạnh phúc của con người. Trong tinh thần đó, người viết xin tìm hiểu và suy tư đôi điều liên quan đến “Giáo huấn của Giáo hội về ngừa thai nhân tạo”. Trong phạm vi đề tài này, người viết xin nêu lên: Lập trường của Giáo hội; đồng thời cũng giải thích vấn đề: Tại sao Giáo hội lại đưa ra lập trường như thế?



1. Lập trường của Giáo hội 

Qua thời gian học môn “Luân Lý Y – Sinh Học”, tôi có dịp tìm hiểu và đọc những văn kiện của Giáo hội liên quan đến sự sống con người. Bên cạnh đó, tôi được Sơ giáo sư giải thích những gì liên quan đến Giáo huấn của Giáo hội, cũng như đưa ra những vấn đề thực tiễn đang xẩy ra đối với con người, cách riêng đối với đời sống hôn nhân gia đình. Những điều đó giúp tôi có cái nhìn tổng quát hơn về môn học, và thấy được lập trường của Giáo hội đối với những vấn nạn liên quan đến việc ngừa thai nhân tạo.

Sau khi đọc và tìm hiểu những văn kiện của Giáo hội [1] liên quan đến việc ngừa thai nhân tạo, tôi nhìn thấy rằng: lập trường của Giáo hội không chấp nhận việc thụ thai nhân tạo bất kỳ dưới mọi hình thức nào. Vì nó trái với tự nhiên và đi ngược lại với bản chất của đời sống hôn nhân và gia đình.

2. Tại sao Giáo hội đưa ra lập trường như thế? 

Giáo hội là mẹ của chúng ta, bởi thế, Giáo hội luôn thao thức và quan tâm đến những gì con cái mình đang đối diện, đang gặp những khó khăn, đặc biệt liên quan đến đời sống hôn nhân. Do đó, vấn đề đời sống hôn nhân đã được Công đồng Vaticanô II quan tâm và có một chỗ đứng quan trọng trong Hiến chế Gaudium et Spes. Phần nói về hôn nhân, Hiến chế đưa ra và nhấn mạnh đến lập trường riêng của mình về vấn đề này. Hiến chế cho thấy căn tính đặc biệt của tình yêu hôn nhân là: tình yêu phu phụ. Đây là một tình yêu trao hiến cách trọn vẹn, duy chỉ có nơi đời sống hôn nhân. Nó khác biệt với mọi hình thức khác của tình bạn ở điểm nó được biểu lộ và được hoàn hảo bằng hành vi thể lý của vợ chồng, một hành vi vừa biểu tượng vừa phát huy việc vợ chồng hiến thân cho nhau.[2] Tình yêu phu phụ này phát xuất từ nguồn suối tình yêu Thiên Chúa, và được xây dựng theo gương mẫu tình yêu của Chúa Kitô dành cho Hội thánh. Hơn nữa, tình yêu phu phụ được nối kết với tình yêu Thiên Chúa và dẫn đưa họ tới Thiên Chúa. Đồng thời, tình yêu hôn nhân dẫn tới một mục đích là giúp đỡ, phục vụ lẫn nhau và sinh sản con cái.

Dù không tuyên bố liệu có được phép ngừa thai nhân tạo hay không, nhưng Hiến chế đã suy tư và thảo luận vấn đề này. Theo Hiến chế, cha mẹ phải sinh sản con cái một cách có trách nhiệm, lưu tâm tới chính phúc lợi của mình và phúc lợi của con cái. Cha mẹ nên xem xét hoàn cảnh vật chất và tâm linh của thời đại, quyền lợi của gia đình, của xã hội trần thế và của Giáo hội. Trong một số tình huống, còn có sự đối nghịch giữa các yếu tố khác nhau. Có thể có những lý do nghiêm chỉnh khiến người ta phải hạn chế số con cái. Đồng thời, việc hạn chế tính dục có thể tạo ra nhiều vấn đề. Thí dụ, nó có thể khiến cho việc duy trì lòng chung thủy trong tình yêu và sự thân mật vợ chồng trở thành khó khăn. Việc phán đoán nên có con hay không là việc của cha mẹ, nhưng họ không nên quyết định một cách võ đoán. Bổn phận luân lý không chỉ bao gồm động cơ mà thôi, mà còn đòi phải tuân giữ các tiêu chuẩn khách quan nữa. Trong phạm vi tác phong tính dục, các tiêu chuẩn này là các tiêu chuẩn biết dựa vào bản chất con người nhân bản và các hành vi của họ, để duy trì trọn vẹn ý hướng tự hiến cho nhau và sinh sản con cái trong khung cảnh một tình yêu chân chính. Cha mẹ có bổn phận phải khước từ phá thai. Họ phải có một lương tâm hiểu biết, một lương tâm phù hợp với thiên luật và vâng phục Giáo huấn của Giáo hội là người giải thích thiên luật ấy.

Tiếp sau Hiến chế Gaudium et Spes, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã ban bố Thông điệp Humanae Vitae, nhằm hướng dẫn cách thích nghi về bản chất hôn nhân, cũng như sử dụng chính đáng các quyền lợi của vợ chồng và trách nhiệm của họ. Thông điệp hướng dẫn rằng: “Nhờ việc tự hiến cho nhau, một sự tự hiến riêng biệt và có tính độc hữu đối với họ, hai vợ chồng cùng hướng về sự hiệp thông con người của họ nhằm để hoàn thiện nhau, cộng tác với Thiên Chúa để sinh sản và giáo dục sự sống mới”.[3] Tình yêu phu phụ hoàn toàn có tính nhân bản, vừa có tính giác quan vừa có tính tâm linh cùng một lúc. Không chỉ là một bản năng hay cảm xúc mà thôi, nhưng còn là một hành vi của ý chí nhằm sinh tồn và phát triển đến chỗ chồng và vợ trở nên một tâm hồn duy nhất. Tình yêu này không chỉ giới hạn trong sự hiệp thông giữa chồng và vợ, nó còn được sắp đặt để tiếp tục qua việc dưỡng dục các sự sống mới.

Đức Giáo hoàng Phaolô VI, sau đó tuyên bố lại việc không được phép ngừa thai nhân tạo, và nhắc lại giáo huấn truyền thống là giáo huấn vốn dạy rằng mỗi một và mọi hành vi vợ chồng phải sẵn sàng cho việc truyền sinh. Ngài viết tiếp: “Giáo huấn ấy, một giáo huấn đã được huấn quyền đưa ra, được xây dựng trên mối liên kết bất khả phân do Chúa ấn định và con người không thể dùng sáng kiến riêng để phá bỏ giữa hai mục đích (ý nghĩa) của hành vi vợ chồng: mục đích kết hợp và mục đích sinh sản. Quả thực, do cơ cấu thâm sâu của nó, hành vi vợ chồng, trong khi mật thiết kết hợp chồng và vợ nên một với nhau, đã giúp họ có khả năng sinh ra sự sống mới, phù hợp với các định luật được khắc ghi trong chính hữu thể của họ. Nhờ bảo vệ cả hai khía cạnh chủ yếu này, tức khía cạnh kết hợp và khía cạnh sinh sản, hành vi vợ chồng duy trì trọn vẹn được ý hướng của tình yêu hỗ tương chân thực và sự xếp đặt của nó hướng tới ơn gọi cao cả nhất của con người là làm cha mẹ. Chúng tôi tin rằng con người thời nay đặc biệt có khả năng nắm được đặc điểm hết sức hợp lý và đầy nhân bản của nguyên tắc nền tảng này”.[4]

Tóm lại, qua tìm hiểu Giáo huấn của Giáo hội, tôi nhận thấy rằng, Giáo hội luôn ý thức về sứ mệnh của mình là phải bênh vực con người và ý thức về bảo vệ toàn thể nhân loại trước những khó khăn và thách đố. Sứ mệnh đó là hầu để mang lại hạnh phúc cho con người và giúp con người sống bình an. Vì thế, với sứ mạng mình, Giáo hội tuyệt đối không chấp nhận bất cứ mọi hình thức ngừa thai nhân tạo nào. Tự bản chất, việc ngừa thai nhân tạo nó đã làm tách rời mục đích và ý nghĩa của tình yêu và đời sống hôn nhân. Chính các mục đích và ý nghĩa này đã được luật tự nhiên là luật vốn được khắc ghi trong trái tim con người nhận biết. Một số qui luật luân lý, trong đó, có các qui luật luân lý về tính dục, là các đòi hỏi bất di bất dịch của bản chất con người, chứ không phải chỉ là sản phẩm của văn hóa sẽ thay đổi khi văn hóa thay đổi. Chính vì thế, Giáo hội có đường hướng và lập trường riêng để hướng dẫn cho con cái của mình, hầu mọi người được sống hạnh phúc và hưởng trọn vẹn tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa trong ơn gọi sống đời sống hôn nhân của mình.

Peter Bang

[1] Guadium et Spes, các số 48,49,50,51; Humanae Vitae; Evangelium Vitae và Donum Vitae

[2] Gaudium et Spes, số 49

[3] Humanae Vitae, số 8 [4] Humanae Vitae, số 12


Nguồn: blog Sông Danh Ân Tình

Viết cho em, một người đồng tính


Em thân mến,

Cuộc đời là một dòng chảy nghiệt ngã mà có khi ta phải vật lộn với nó để tìm lối thoát cho mình. Cứ như một sự tình cờ, chúng ta được hiện diện trong dòng chảy ấy để rồi từ đó chúng ta tận hưởng mọi nỗi sướng khổ buồn vui.

Em nặng lòng khi chia sẻ với tôi rằng em là một người đồng tính và em đang vật lộn với dòng chảy của phận người vốn đã khắc nghiệt lại càng nan giải cho số phận của em. Em là một người Công giáo luôn thao thức và lắng nghe tiếng nói lương tâm để hành xử cho phải đạo. Tư cách là người Công Giáo ấy dường như càng làm cho em càng dằn vặt hơn. Em chia sẻ rằng em đang yêu một người cùng giới. Sức hút của tình yêu ấy có vẻ đang sôi sục trong em, chiến đấu với tiếng nói của luân thường đạo lý trong em. Tình yêu ấy cũng mang đến cho em nhiều nỗi sợ: em sợ kỳ thị của xã hội, em sợ xúc phạm tới Thiên Chúa. Tất cả những tâm tư ấy làm cho em đau khổ quá chừng.

Em thân mến,

Tôi cảm thông và tôn trọng em; dù trong hoàn cảnh nào đi nữa chúng ta luôn là những người bạn trong Chúa. Tôi là gì mà dám phán xét hay kỳ thị em? Tôi là ai mà có quyền cấm đoán em không được yêu hay được phép yêu một người nào đó? Tôi viết cho em lá thư này với tâm tình của một người bạn đang lắng nghe những nỗi niềm của em. Thế nhưng, trân trọng và yêu thương em là một chuyện đương nhiên; còn việc ủng hộ, tán thành cho lối sống đồng tính lại là chuyện khác. Chúng ta là người Công Giáo nên chúng ta tin rằng Chúa thể hiện ý của Người nơi những giáo huấn của Giáo Hội. Làm theo những gì Giáo Hội dạy, dù có khi làm chúng ta khó chịu, nhưng chắc chắn sẽ đưa chúng ta tới bến bờ hạnh phúc, vì Mẹ Giáo Hội chỉ luôn mong muốn cho con cái mình được sống bình an và triển nở trong tình yêu của Chúa mà thôi.

Em biết đấy, cả Giáo Hội và khoa học đều đã xác nhận rằng đồng tính không phải là một căn bệnh nên nó không có thuốc chữa trị. Hiểu nôm na, nó là những liên hệ giữa những người đồng phái, cảm thấy một sự hấp dẫn tính dục, độc chiếm hoặc vượt trội đối với nhau. Hiện tượng này đã có từ lâu trong lịch sử nhân loại chứ không phải là hậu quả của lối sống tục hóa ngày nay. Chẳng qua là khi con người sống cởi mở hơn thì những người trong cuộc mới dám khảng khái thừa nhận xu hướng tình dục của mình. Các nhà khoa học còn cho biết ngay cả ở động vật cũng có xu hướng này. Vì thế, em đừng nên mặc cảm vì có vẻ mình hơi “khác người bình thường” chỉ vì em bị rung động bởi một người cùng giới tính. Em vẫn là hình ảnh của Thiên Chúa, em vẫn là con cái của Người, vẫn được giá máu của Đức Kitô cứu chuộc, và vẫn được mời gọi để đồng thừa kế Vương Quốc vĩnh cửu của Đấng Tối Cao.

Nhưng em biết đấy, chẳng ai trong chúng ta là người hoàn hảo cả. Mỗi người sinh ra trong cuộc đời đều được trao cho một cây thập giá. Và để được thừa hưởng niềm hạnh phúc miên viễn của Thiên Chúa, chúng ta phải vác cây thập giá ấy lên tận đỉnh đồi cao như Giêsu đã làm. Đối với một số người, đó có thể là bệnh tật. Người khác có thể là bất hạnh trong gia đình. Người nọ có thể là nỗi cơ cực của kiếp mưu sinh… Hẳn là em cũng đồng ý với tôi rằng đâu phải ai yêu nhau cũng đến được với nhau, sống hạnh phúc với nhau trọn kiếp trọn đời, phải không? Đó cũng là một kiểu thánh giá dành cho họ. Chúng ta không có tự do tuyệt đối như Thiên Chúa, nên chúng ta phải chấp nhận những gì Tạo Hóa dành cho chúng ta. Gồng mình lên để kháng cự thì chỉ làm ta thêm đau khổ, còn xem nó là một “món quà”, thì ta sẽ dễ thở hơn rất nhiều, dù thật khó để có một thái độ như vậy. Vâng, thập giá là món quà em à, vì nó giúp chúng ta được nên giống Chúa. Xu hướng đồng giới của em đích thực là một thập giá, nhưng có bao giờ em nghĩ rằng đó cũng là một món quà chưa?

Mẹ Giáo Hội dạy chúng ta rằng quan hệ tình dục đồng tính xúc phạm đến điều răn thứ Sáu trong Mười điều răn, và đi ngược lại mục đích của hôn nhân Kitô giáo. Giáo Hội yêu mến và cưu mang em, Giáo Hội cũng không thể bắt con tim của em ngừng yêu một ai đó, nhưng Giáo Hội buộc phải từ chối một kiểu hôn nhân và quan hệ tình dục đồng giới bởi vì nó “tự bản chất là vô trật tự. Chúng nghịch với luật tự nhiên. Chúng khép kín hành vi tính dục khỏi việc ban tặng sự sống. Chúng không phát xuất từ tính bổ sung thật sự về tình cảm và tính dục.” (Giáo Lý Số 2357). Hành vi tình dục phải được diễn tả trong môi trường hôn nhân có tình yêu để hướng đến việc trao ban sự sống. Thế nên, ngay cả những người dị giới mà quan hệ tình dục vô lối và ngoài hôn nhân cũng là điều không nên rồi.

Giáo Hội luôn hiểu cho hoàn cảnh của những người giống như em nên không ngừng căn dặn con cái mình rằng: “Một số không nhỏ những người nam và người nữ có khuynh hướng đồng tính luyến ái thâm căn. Đối với đa số những người này, sự nghiêng chiều vô trật tự một cách khách quan đó, là một thử thách. Họ phải được đón nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Phải tránh bất cứ dấu hiệu phân biệt đối xử bất công nào đối với họ. Những người này được mời gọi thực thi ý Chúa trong đời sống của mình, và nếu là Kitô hữu, họ được kêu gọi kết hợp các khó khăn của họ có thể gặp phải do hoàn cảnh của mình, với hy lễ Thập giá của Chúa.”(Giáo Lý số 2358). Lại một lần nữa, Giáo Hội nhắc đến khó khăn mà em đang trải qua là một kiểu thập giá. Gọi là thập giá bởi vì nó đòi hỏi em phải đánh đổi, phải chịu đau khổ, phải hy sinh, phải từ bỏ. Nhưng sẽ là vô ích nếu như em gánh chịu những điều này mà chẳng để làm chi. Giáo Hội khẳng định với em rằng chỉ cần em kết hợp thập giá này của em với thập giá cứu chuộc của Chúa, em cũng sẽ được sống hạnh phúc với Người trong Nước Trời.

Em đã rất can đảm khi mạnh dạn đương đầu với dòng chảy cuộc đời trớ trêu này. Hy vọng em cũng dám đối diện để đứng trên đôi chân của mình và mở lòng để ân sủng của Thiên Chúa đến với em. Giáo Hội kêu gọi em hãy “sống khiết tịnh. Các nhân đức giúp tự chủ sẽ dạy cho em biết sự tự do nội tâm, và có khi nhờ sự nâng đỡ của tình bằng hữu vô vị lợi, nhờ việc cầu nguyện và ân sủng bí tích, chính em có thể và dần dần cương quyết tiến đến sự trọn hảo Kitô giáo”(x. Giáo Lý số 2359).

Em có thể gào lên vì những bức bối dày xéo con tim hay vì những kỳ thị bất công của bao người nhìn về chính em! Con người có thể đối xử tệ bạc với em nhưng Chúa thì không bao giờ như vậy. Giáo Hội của Chúa luôn đón nhận, yêu thương và chăm sóc em, giúp em có được niềm hạnh phúc đích thực. Mục đích của tôi và của em trong dòng chảy cuộc đời này là gì nếu không phải là mưu cầu hạnh phúc mà Đấng là Tình yêu, là Đường và Sự thật có thể ban cho? Đường lối – Luật lệ của Thiên Chúa chắc chắn sẽ cho em một lối thoát cho những ách tắc của em lúc này. Chẳng phải Thiên Chúa ngay từ đầu đã tạo nên chúng ta là một giống loài thánh thiêng đó sao? Đối với Người, em thật quý giá biết bao dù em có thế nào đi chăng nữa. Ngay lúc này đây, Thần Khí Chúa vẫn đang hoạt động trong em, cho em được sinh sống, hít thở và mời gọi em bước tiếp trên đường lành. Mỗi người chúng ta đều lãnh nhận từ nơi Chúa một lời mời gọi. Có người được Người trao cho khả năng sinh sản để cho mặt đất này thêm phần hương sắc. Có người được mời gọi để sống khiết tịnh suốt cuộc đời. Em hãy luôn biết tin tưởng phó thác trong tình yêu của Người để vươn lên và sống trong dòng chảy tuy nghiệt ngã những thú vị này, em nhé!

Chúc em bình an và can đảm.

Phạm Đình Ngọc, S.J

Nguồn: dongten.net

Kinh cầu xin thánh Giêrađô cho các bà mẹ đương thai


Lạy Thánh Giêrađô nhân lành "Vị Bổn Mạng của những Bà Mẹ Đương Thai" xin hãy giúp con biết cảm tạ Chúa vì được ban ơn làm mẹ. Trong thời kì thai nghén, con đã học biết kêu cầu cùng Thánh nhân, và đặt sự an toàn của mẹ con chúng con dưới sự chở che quyền năng của Ngài. Nơi Thánh nhân, con học được sự tin tưởng vào Chúa và châm ngôn sống "Chúa sẽ lo liệu" của Thánh nhân trở thành niềm hy vọng và sự an ủi con.

Con xin cảm tạ Thánh Giêrađô đã ban cho hai mẹ con chúng con được mạnh khỏe. Xin Ngài hãy giúp con biết trân trọng ân huệ làm mẹ, và ban cho con những cần thiết để nuôi dạy con cái thành người con của Chúa. Với tâm tình tạ ơn, con sẽ tiếp tục kêu cùng Thánh nhân, xin Ngài ban ơn cho chúng con và các bà mẹ đương thai trên thế giới, đang mong mỏi được thấy con mình mở mắt chào đời trong mạnh khỏe và bình an. Amen.

Tại Trung Quốc, phụ nữ là gia súc

Liên quan đến Trung Quốc, Le Nouvel Observateur bình luận về cuốn sách đề tựa: «Con đường tối mịt» (La route sombre) của tiểu thuyết gia Mã Kiến (Ma Jian), hiện đang sống lưu vong tại Luân Đôn. Ông đã vẽ lại cơn ác mộng của xã hội Trung Quốc dưới thời chính quyền Bắc Kinh thi hành chính sách một con và kiểm duyệt gay gắt việc sinh sản.

Một phụ nữ bị cưỡng bức phá thai bên cạnh đứa con đã chết

Trả lời phỏng vấn tạp chí Le Nouvel Observateur, ông công kích việc chính quyền trung ương cưỡng bức hàng nghìn phụ nữ phá thai và triệt sản khi thi hành luật kế hoạch hóa gia đình. Từ năm 1989 và sau sự kiện Thiên An Môn, chẳng có gì thay đổi tại Trung Quốc. Ông thuật lại, tại tỉnh Sơn Đông, 20000 phụ nữ bị buộc phá thai đến mức bệnh viện quá tải phải dựng lều ngoài đường để làm việc. Thai nhi bị vứt xuống giếng, đến nỗi mùi hôi thối kéo dài trong nhiều tháng. Người dân gọi giai đoạn này là cuộc thảm sát cừu non.

Các cuộc thảm sát như vậy diễn ra khắp nơi tại Trung Quốc nhưng chính quyền ém nhẹm đi. Ông xem hành vi cưỡng bức phá thai là một tội ác diệt chủng, chống nhân loại vẫn xảy ra thường ngày tại Trung Quốc. Theo ông, phương Tây đã không biết phê phán tội ác của Bắc Kinh mà còn tiếp đón các quan chức Trung Quốc với đầy sự tôn trọng trong khi Trung Quốc lại ức hiếp chính dân của mình một cách vô đạo đức như vậy.

Theo RFI

Mẹ Têrêsa Calcutta nói về phá thai

“Phá thai chính là giết người. Trẻ nhỏ là quà tặng của Thiên Chúa.
Nếu bạn không muốn có nó, hãy giao em bé cho tôi !”
“Sự phá hoại nền hoà bình kinh khủng nhất chính là việc phá thai,vì nếu người mẹ nhẫn tâm giết chính con mình thì bạn cũng có thể giết tôi và tôi có thể giết bạn, vì giữa chúng ta chẳng có mối liên hệ nào”.
“Chính thật là sự nghèo nàn khi quyết định đứa trẻ phải chết để bạn được sống theo ý bạn”

Đừng giết trẻ con vô tội ở Ấn Độ


Phá thai, nếu bây giờ mới nêu lên thì hơi muộn. Nhưng có còn hơn không, ít ra là để nhớ lại và để biết hầu có thể tránh, đặc biết người công giáo chúng ta, Giáo Hội đang cổ võ Pro Life, chống lại pro choice. Ở đây xin được chia sẻ một loại phá thai đặc biệt, gọi là phá thai chọn lựa theo phái tính.

Chúng ta thường nghe phá thai, nhưng ít thấy nói tới phá thai lựa theo phái tính. Ở đâu vậy? Thưa, ở Ấn Độ. Những bào thai nữ sẽ được ưu tiên phá bỏ. Do đó tỷ lệ giửa trẻ nữ và nam ở Ấn Độ -theo như LHQ đã báo động- hiện đang tiếp tục đi xuống.

Dựa theo bản báo cáo của Ủy Ban Tổ Chức Phụ Nữ LHQ đã được xuất bản dưới đầu đề “Tỷ lệ Phái Tính và Lựa Chọn Phái Tính Sai Lầm: Lịch sử, Tranh luận và Đường hướng tương lai”, chúng ta thấy:

Tỷ lệ tính trên 1000 con trai thì có 976 con gái vào năm 1961 giảm xuống còn 927 gái vào năm 2001, rồi xuống còn 918 vào năm 2011.

Dựa theo con số sai biệt lớn như vậy, bản báo cáo ước tính số trẻ chết do phá thai theo phái tính và do bất cẩn nuôi dưỡng sau khi sinh là 10 triệu trong khoảng những năm 1981-2005.

Theo bản kiểm tra năm 2011 với những con số gần đây nhất cho thấy, trong một số bang ở phía Bắc và Tây Ấn Độ là những bang có tỷ số phái tính tệ nhất thì nay đã khá hơn. Tuy nhiên ở những vùng khác, con số trẻ gái lại giảm so với trẻ trai, chứng tỏ số tử vong trẻ nữ trải rộng trên toàn Ấn Độ.


Trong phần Lịch Sử, bản báo cáo cắt nghĩa vào những năm của thập niên 1980, tại một số tình, người ta bắt đầu thử phái tính của bào thai qua kỹ thuật phân tích nước bào thai (amniocentesis testing). Sao đó dựa vào kết quả, những bào thai nữ sẽ bị ưu tiên phá.

Kỹ thuật tân tiến cho phép phá bỏ những bào thai trẻ gái đã làm cho tình trạng đang có từ lâu trở nên trầm trọng hơn. Bản báo cáo cho thấy nhà cầm quyền thuộc địa Anh đã rất xúc động trước tình trạng thiếu săn sóc trẻ em gái và, có những tài liệu cho biết việc giết trẻ con gái đã có từ năm 1789.

Người ta cũng thấy rõ ràng có hiện trạng giết trẻ nữ kéo dài cho tới thời gian gần đây bằng những thủ thuật phá thai. “Thật không có hình ảnh nào ghê gớm hơn - Bản báo cáo bình luận - là hình ảnh ở Ấn Độ người ta đã giết cả hàng triệu trẻ nữ , không cho chúng cất tiếng khóc chào đời”.

Tình trạng kỳ thị nữ giới hiện vẫn còn ở Ấn Độ, ngay cả ở những vùng vào những thời đại mà nền kinh tế xã hội đã phát triển khá. Một trong những yếu tố khiến người ta không thích, ghét có con gái trong gia đình là vì khi lấy chồng thì nhà gái phải trả một món nợ hồi môn đáng kể cho nhà trai.

Nếu cắt nghĩa tình trạng này chỉ dựa theo tập tục trọng nam thì không đúng hoàn toàn. Ở Ấn Độ còn có những phức tạp sai lầm khác liên quan tới sự kỳ thị phái tính hay tổ chức xã hội theo phụ hệ mà bản báo cáo đã nói tới.

Ở Ấn Độ, ngay trong gia đình cũng có sự phân biệt giữa con gái và con dâu và đàn ông, đặc biệt với những ai nghèo và không có việc làm thì lại phải đối diện với những gian nan khó khăn khác như những gia đình có con gái khi phải kiếm chồng cho con mình ở giai cấp xã hội cao hơn.

Thành kiến xấu đối với trẻ nữ không chỉ giới hạn ở việc phá thai lựa theo phái tính. Bình thường tỷ lệ tử vong của trẻ nữ thấp hơn trẻ nam, nhưng ở Ấn Độ cũng như nơi một ít nước trên thế giới, tỷ lệ tử vong trẻ nữ cao hơn nam. Điều đó đặt ra những nghi vấn tại sao?

Chính phủ cũng cấm không cho dùng siêu âm để định phái tính của thai nhi vì cho rằng siêu âm không cho kết quả hoàn toàn chính xác.

Trong một số bang, luật nhà nước cấm mỗi gia đình không được có quá 2 con. Nếu có hơn 2 con sẽ bị phạt và không được hưởng chương trình trợ cấp của chính phủ.

Đó là một vị phạm nhân quyền và khuyến khích phá thai chọn lựa trẻ nữ. “Thực vậy -bản báo cáo cắt nghĩa- trong số những bản xác định phá thai theo phái tính của các bác sĩ, họ đều tin rằng mục đích là để làm giảm thiểu dân số.”


Vi phạm Nhân quyền

Cũng nên đi vào chi tiết là có một số chương trình đưa ra để giúp những trẻ gái thì lại là cơ hội tạo ra tình trạng vi phạm nhân quyền. Chẳng hạn trong nhiều tiểu bang, chương trình giúp tài chánh cho những trẻ gái tiếp tục trả nợ để hoàn thành học vấn. Điều kiện của chương trình lại đòi hỏi là gia đình phải không có con trai và sau khi sinh ra con gái thì người mẹ phải triệt sản.

Sự bất cân xứng giữa số con trai và con gái ở Ấn Độ thì không giới hạn, cũng giống như ở những nước khác, đặc biệt là Tàu. Bản báo cáo cho biết tình trạng trọng nam khinh nữ đang ngày càng lên cao ở một số nước tại Á Châu và Đông Âu.

Kết thúc bản bào cáo, tác giả kêu gọi nên nghiên cứu tình trạng bất ổn này nhiều hơn nữa, đặc biệt về nhiệm vụ của giáo dục, một phần của các bệnh viện/dưỡng đường và bác sĩ nên kiếm ra những kỹ thuật mới, đồng thời giúp cho nữ giới có công ăn việc làm.

Bản báo cáo đã gây chú ý đến vấn đề nghiêm trọng này, nhưng lại đưa ra những vấn nại mà không có giải đáp là trách nhiệm của chính Liên Hiệp Quốc trong việc thúc đẩy kế hoạch hóa gia đình, giảm thiểu số con trong gia đình.

Nhìn vào Việt Nam hiện nay, dù chưa có một nghiên cứu khoa học, đặc biệt và đứng đắn, tình trạng trọng nam khinh nữ chưa thấy rõ nét cho lắm, nhưng hình như cũng bàng bạc giống như Ấn Độ, Tàu cộng và các nước Á Châu, nhất là tình trạng phá thai thì hầu như không còn dè đặt như cách đây nửa thế kỷ khi mà chế độ công sản chưa chính thức được áp đặt trên toàn cõi đất nước. Nhà nước csVN đã công khai cho phá thai là một vấn đề cần phải xem xét lại, khi mà giáo dục gia đình và tôn giáo bị lãng quên và coi thường, khi mà cuộc sống ăn chơi phóng đãng của người dân, nhất là giới trẻ, lại được khuyến khích như là trào lưu văn minh tân tiến thế giới không có đạo lý.


Fleming Island, Florida

Sept. 5, 2014

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

Báo động phá thai chui ở khu công nghiệp

Tại những khu công nghiệp (KCN) tập trung đông nữ, chuyện phá thai “chui” không phải là hiếm, lạ và chăm sóc sức khỏe sinh sản lại càng là xa xỉ.

Có một thực tế nhức nhối tại các KCN, phía sau sự thiếu cân bằng giữa nam và nữ và cuộc sống kiểu vợ chồng hờ là ngôi mộ của những đứa trẻ không được làm người.

Tiếp chuyện với các nữ công nhân của Samsung ở KCN Yên Phong, tôi hỏi: “Sống ở môi trường như vậy ai là người dạy các em về sức khỏe sinh sản?” – các em bảo: “Bố mẹ em dạy”. Rồi đùa: “Không được ngồi gần con trai đâu ạ”.

Cô công nhân tên Nữ - người Tĩnh Gia (Thanh Hóa) bẽn lẽn kể lại: “Lần trước em vào viện thăm chị bạn bị ốm. Thấy em ngơ ngác tìm phòng bệnh, các bác sĩ đã chỉ ngay khoa sản cho tụi em. Lúc đầu em còn giật mình nhưng giờ thì quen rồi, bởi con gái ở KCN này đi phá thai không còn là chuyện hiếm chị ạ”.

Nói về sự quan tâm của công ty với vấn đề này, một cô gái tên Lý kể, công ty cô có mời anh Đinh Đoàn (chương trình Cửa sổ tình yêu – Đài TNVN) về nói chuyện về sức khỏe sinh sản.

Thế nhưng, vì ngại không mấy người dám hỏi. Lý bảo: Có chị đã mạnh dạn đứng lên hỏi anh Đinh Đoàn việc chị đã sống thử như vợ chồng với người yêu được 5 năm rồi nhưng chưa có thai lần nào. Giờ muốn có thai để gia đình bạn trai chấp nhận mà không có được. Còn một chị khác thì nói đã mang thai một lần và đã bỏ đi. Giờ hai anh chị đã tổ chức đám cưới được gần 2 năm mà chưa có con”.

Cũng theo lời kể của các nữ công nhân này, nhiều đồng nghiệp của họ cũng lén đi phá thai nhưng không dám xin nghỉ vì sợ công ty sẽ đuổi việc.

Sống trong KTX thì việc ra - vào của công nhân được quản lý chặt chẽ. Còn thuê nhà trọ bên ngoài thì tự do, thoải mái và tùy thuộc vào “bản lĩnh” giữ gìn của từng người. Ngay trong thôn Ô Cách và Trần Xá, nhiều cặp đôi sống với nhau như vợ chồng và chuyện nạo, phá thai không phải là hiếm.

Trong vai một người đi khám thai, tôi vào Phòng khám Duy Vũ, ở ngã tư Ấp Đồn, Yên Trung, Yên Phong, Bắc Ninh. Sau khi khám xong, tôi đặt vấn đề muốn phá thai cho cô cháu đang làm công nhân ở KCN Yên Phong. Khi tôi đặt vấn đề cháu còn nhỏ, lại chưa có chồng con liệu có sợ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản. Cô y tá bảo: Chị đợi tối muộn đưa cháu ra đây chúng em giải quyết cho, không sợ ai biết đâu. Nhiều em ra đây làm lắm. Bên em sẽ tư vấn nên uống thuốc hay hút. Phá thai chỉ 500.000 đồng/ca.

Ngoài chuyện phá thai “chui” một cách vô tội vạ, việc phổ biến kiến thức, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các chị, em công nhân cũng là vấn đề còn bỏ ngỏ ở các KCN hiện nay. Làm ca, kíp choán hết thời gian, không thể chăm sóc bản thân. Chỉ đến khi “có chuyện” họ mới tìm đến bác sĩ. Nhiều chị em tâm sự, tiền ăn còn chả đủ thì lấy đâu ra để đi khám bệnh định kỳ, huống hồ là “cái ấy” có viêm nhiễm một tí cũng chẳng chết ai.

Thực tế, các nhà máy, xí nghiệp chỉ quản lý giờ giấc làm việc. Ra khỏi KCN họ phải tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Như lời ông Trương Văn Vượng – Phó Chủ tịch xã Đông Tiến (Yên Phong, Bắc Ninh): Chúng tôi vẫn tuyên truyền từ trạm y tế về tác hại của việc nạo phá thai. Chúng tôi cũng đã đi kiểm tra các phòng khám, hiệu thuốc. Đa số họ bán thuốc bình thường.

“Còn việc người ta nạo, phá thai tại địa điểm phòng khám đó thì phải có chuyên môn về kiểm tra. Khi thanh tra y tế bắt được thì mới rõ mười mươi, chứ chỉ nghe thế thôi thì không thể khẳng định” – ông Vượng nói.

Nghĩa trang của hài nhi…

Khi bày tỏ mong muốn tìm hiểu về cuộc sống của các nữ công nhân ở đây, đặc biệt là chuyện nạo, phá thai của công nhân nữ, người dân nơi đây chỉ cho chúng tôi tới nghĩa trang xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Sau một buổi sáng lặn lội đi tìm ông quản trang và chờ đợi, cuối cùng chúng tôi cũng gặp được ông Trần Văn Thế, người dân thôn Tây Bầu làm quản trang tại nghĩa trang xã Kim Chung đã được hơn 4 năm. Trong vai một người mở phòng khám sản phụ khoa, chúng tôi đến để tìm người và tìm nơi để lo việc hậu sự cho các thai nhi như các phòng khám thai bình thường khác vẫn làm.

Sau một hồi trò chuyện, ông Thế cho biết, ở đây có đến 4-5 phòng khám thai, trước kia có 2 nơi để giải quyết "lỡ làng" của công nhân, đó là phòng khám Đa Khoa và phòng khám của bác sĩ Nghĩa. Sau một đợt kiểm tra, đến nay phòng khám của bác sĩ Nghĩa đã đi vào hoạt động "bí mật" hơn và có vẻ các cô gái ra - vào phòng khám này cũng kín đáo hơn xưa rất nhiều.


Chôn cất các hài nhi không được chào đời là nỗi ám ảnh với ông Thế.

Các phòng khám ở đây cũng đều làm việc với quản trang về việc chôn cất các thai nhi. Vì vậy nếu cứ có vụ việc là gọi điện cho ông Thế 24/24, bất kể giờ nào cũng đều có một đội đến làm nhanh gọn và chuyên nghiệp.

Theo chân ông Thế ra nghĩa trang xã Kim Chung, chúng tôi được dẫn vào góc trong cùng của nghĩa trang (nơi an táng thai nhi), nằm phía bên ngoài của góc này có khoảng vài chục nấm mồ được xây, chát sơ sài, tất cả đều có bia ghi tên và ngày mất.

Nằm sâu nữa bên trong, qua một đường đi cỏ mọc lút đầu người là la liệt những nấm đất chỉ lùm lùm, thâm thấp chồi lên khỏi mặt đất một chút, đó là những nấm mồ không một dòng chữ, không một bia mộ... Những nấm mồ này là do phòng khám làm việc với quản trang và không có ai thừa nhận.

Theo ông Thế, các nấm mồ thai nhi này phần nhiều là 5-6 tháng tuổi, có những thai nhi to thì 7 tháng tuổi. Nhưng do các nữ công nhân đều có hoàn cảnh khó khăn, người thì bạn trai bỏ, người thì bị lừa, người thì do bạn trai không đồng ý cho sinh con… Cũng có những thai nhi do dị tật bẩm sinh, do chết lưu trong bụng mẹ, nhưng số đó cực kì ít.

Làm quản trang là nghề tiếp xúc với nỗi thương tâm, sự chết chóc, nhưng theo ông Thế, có lẽ việc tiếp xúc và chôn cất thai nhi là điều buồn và khó khăn đối với ông.


Công nhân thiếu nhiều nhất là đời sống tinh thần. Họ làm tối mắt, không biết đến báo chí hoặc nơi nào có khu vui chơi giải trí, chiếu phim, ca nhạc. Họ cho rằng, đi ngang qua đường nhìn thấy ca nhạc, họ rẽ vào xem đó là đời sống tinh thần.

Có những khu công nhân thuê nhà ở Bình Dương, khi tôi vào thăm thì trong phòng họ có tờ báo Nhân dân xuất bản năm 1990, họ đóng lại, ép lại và treo lên, coi đó là đời sống văn hóa. Cả bài dài như thế mà họ đọc thuộc bởi ngày nào họ cũng chỉ đọc 1 trang báo đó.

Tình trạng công nhân cùng làm một DN hoặc cùng làm một KCN, vợ chồng hàng tuần không nhìn thấy mặt nhau đã xảy ra rất nhiều vì việc làm ca - kip. Nhiều khi còn bị xích mích vì vợ chồng hiểu lầm nhau. Họ không có lúc nào trao đổi thông tin vắn với nhau chứ đừng nói đến tình cảm.

DN kéo dài thời gian làm việc của công nhân khiến họ không có thời gian để nghĩ cho mình, khiến họ lãng quyên cả ý chí, tình cảm…

Chúng ta phải nghĩ đến thời hậu các KCN, công nhân ở độ tuổi 36-40, họ sẽ làm gì? Họ về quê cầm cái cuốc cũng lóng ngóng. Đó là hậu quả bi ai nhất của nền công nghiệp Việt Nam.

PGS. TS Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân-Công đoàn


Theo VOV

Ám ảnh nghĩa trang của 4 vạn thai nhi bị vứt bỏ

Làng Ngọc Hồ (thị xã Hương Trà, Huế) cách chùa Thiên Mụ khoảng 5km ít ai nghĩ rằng đây lại là nơi an táng của 4 vạn thai nhi bị vứt bỏ.

Nghĩa trang thai nhi hay còn gọi là nghĩa trang Anh Hài nằm tại làng Ngọc Hồ (Huế) được xây dựng năm 1992 với mục đích ban đầu chỉ là tạo nên một nơi an táng cho các thai nhi xấu số qua đời vì bệnh tật, nhưng trải qua thời gian đây lại là nơi an táng của hơn... 4 vạn thai nhi mà đa phần là bị vứt bỏ.

Toàn bộ khu nghĩa trang được bao phủ bởi một màu trắng xóa đến lạnh người, màu trắng của các nấm mồ, màu trắng của các tượng thiên thần, màu trắng của các hũ đang đợi để… đựng hài cốt hài nhi.

Phần trung tâm của nghĩa trang Anh Hài

Theo ông Trương Văn Năng, hiện là người đang trong coi khu nghĩa trang Anh Hài, thì toàn bộ khu nghĩa trang có diện tích khoảng 5 ha với 46 nghìn ngôi mộ, phần lớn các ngôi mộ ở đây đều vô danh chỉ có ngày tháng năm chôn cất. Bên cạnh những ngôi mộ đã cũ còn có những ngôi mộ được làm sẵn như đang đợi để an táng các hài nhi vô tội.

“Ở đây có 46 nghìn ngôi mộ của các em, và thật lòng tôi không muốn chôn cất thêm một hài nhi nào nữa cả. Con thú khi sinh con mình ra cũng còn thương con huống gì con người lại nỡ lòng vứt đi giọt máu mà mình cưu mang suốt hơn 9 tháng trời", ông Năng nói nhưng mắt vẫn không rời khỏi ngôi mộ của một hài nhi mới được chôn cất ngày 24/7.

Bức tượng thiên thần ôm đầu gục xuống cũng là lời than oán của các hài nhi.

Cũng theo ông Năng, do diện tích của khu nghĩa trang quá lớn và có quá nhiều hài nhi nên việc hương khói cho các em cũng rất khó khăn. Ông Năng cùng với bạn của mình cũng là người trông coi nghĩa trang là ông Tống Viết Hiếu chỉ “thắp được chừng nào đó thì gắng thắp".

Theo cha xứ Trần Văn Quý, mỗi ngày nghĩa trang thu nhận từ 5 đến 7 hài nhi và cá biệt có ngày lên đến 10 hài nhi, và cứ khoảng 3 ngày thì các hài nhi được chôn cất một lần, mỗi năm nghĩa trang chôn cất cho khoảng 2 nghìn hài nhi.

Cha Quý nói: “Có những hôm những thành viên trong nhóm Bảo vệ sự sống nhặt được những hài nhi còn trong bọc và được gói lại trong các tờ báo nhỏ. Có những trường hợp hài nhi không được gói ghém và chúng tôi phải nối lại từng phần thi thể cho các em bởi lẽ khi nạo phá thai thì các em đã chết từ trong bụng mẹ rồi".

Một khu mộ của các hài nhi vừa mới được xây dựng.

Cha cho biết thêm có những hôm nhặt các em về lúc đó các em chỉ mới khoảng 2 tháng, hình hài con người chưa hiện rõ nhưng lại bị cha mẹ đem đi phá bỏ, cũng có những trường hợp có người gọi điện từ bệnh viện và các trung tâm nạo phá thai trái phép để cha đến mang các em về chôn cất.

“Những ngày đầu khi làm công việc này chúng tôi bị ám ảnh bởi vì các em đều là những hài nhi vô tội chỉ vì một phút nông nổi của các bậc làm cha mẹ mà các em mất ngay từ khi chưa chào đời", cha Quý nói.

Bài thơ ai oán được khắc trên một bức tượng thiên thần


Điều ám ảnh nhất đối với những ai từng một lần lên nơi này có lẽ là bài thơ khuyết danh và cũng là những lời ai oán não nề nhất mà nhà thơ này nói hộ cho các em:

“Tôi không biết em là trai hay gái
Tiếng kinh buồn cất tiếng gọi thai nhi
Có ngày tử, khi ngày sinh chưa đến
Buộc cuộc đời bằng cái chết oan khiêm
Tôi muốn biết những điều em muốn
Tội lỗi nào tạo tác tử sinh
Những lời kinh, rời đôi môi tắc nghẹn
Ngọn nến hồng chưa kịp sáng lung linh"


Duy Trương 

Theo báo Đất Việt

Dùng thuốc tránh thai và phá thai làm tăng nguy cơ ung thư vú


Các nhà khoa học Mỹ và Sri Lanka, trong 2 nghiên cứu độc lập, đã chỉ ra rằng những phụ nữ dùng thuốc tránh thai và đã từng phá thai có nguy cơ ung thư vú cao hơn các phụ nữ khác.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, Mỹ, phụ nữ dùng thuốc tránh thai có nguy cơ ung thư vú cao hơn 50% so với người không dùng thuốc.

Tiến sĩ Elisabeth Beaber của Trung tâm cho biết, việc liên tục dùng thuốc tránh thai có liên quan mật thiết đến tăng nguy cơ ung thư vú, trong đó những phụ nữ uống thuốc tránh thai liên tục sẽ có nguy cơ cao hơn so với những người thỉnh thoảng mới uống hoặc chưa bao giờ uống thuốc này. Mức độ nguy cơ cũng tùy thuộc dạng thuốc tránh thai. Những thuốc chứa liều lượng hormone thấp sẽ có nguy cơ thấp hơn.

Sau khi các nhà khoa học thuộc Đại học Colombo (Sri Lanka) nghiên cứu đối với 300 phụ nữ, họ đã đã chỉ ra yếu tố lớn nhất dẫn đến bệnh này là phá thai, các yếu tố khác được kể đến như tuổi tác, hút thuốc...

Ung thư vú là do chỉ số Estradiol - một nội tiết tố thuộc nhóm Estrogen trong cơ thể ở mức cao. Estradiol thúc đẩy phát triển tuyến vú và đối với phụ nữ từng phá thai, lượng Estradiol tồn tại ở mức rất cao, từ đó gây nguy hại cho sức khỏe. 


Tổng hợp từ An Ninh Thủ Đô

Chuyện tình Facebook

Mấy năm gần đây, Facebook trở thành người bạn không thể thiếu đối với giới trẻ. Facebook tốt hay xấu, điều đó tùy vào mục đích sử dụng của mỗi người.

Một trong những tiện ích đầu tiên của facebook mà đa số người sử dụng công nhận đó là góp phần kết nối và đưa mọi người đến gần nhau hơn. Facebook là nơi chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, kết thêm nhiều bè bạn, biết thêm nhiều thông tin và kiến thức… Tuy nhiên, bê cạnh những lợi ích, ta cũng không thể lường được những tai hại của facebook như thế nào. Nhẹ thì tổn thương về tinh thần nhưng nặng hơn thì cả về thể xác, thậm chí bị lừa đảo, lợi dụng. Lang thang trên mạng Internet, có lẽ các bạn đã bắt gặp nhiều trang facebook: Hội những người ngu ngốc bị lừa tình, Hội lừa tình, Hội những kẻ chuyên lừa tình,... Chắc hẳn các bạn đã từng nghe ca khúc: “Chuyện tình trên Facebook” - ca sĩ Hồ Việt Trung hát:

“Nhưng cớ sao trước mặt anh là 1 người không hề quen.
Em nói em là người ấy nhưng sao không giống trong hình.
Nhưng tôi thầm nghĩ có lẽ do ông trời ban.
Biết đâu người này sẽ tốt với tôi, sẽ giúp cho tôi được vui.”


Vâng, lời bài hát - đó không chỉ là tâm tình của một chàng trai đang mong tìm kiếm một nửa hạnh phúc của mình, mà còn là tâm tình của nhiều bạn gái đang sử dụng facebook với mục đích kết bạn và tìm kiếm một người đàn ông tốt để trao thân gửi phận.

Mai Nhi cũng như nhiều bạn gái khác bị lừa tình trên facebook. Tôi gặp em vào một buổi chiều nọ. Ngoài trời nắng gay gắt nhưng trong mái ấm Nhà Tình Thương rất mát mẻ và mọi thứ đều ngăn nắp. Em còn rất trẻ, 16 tuổi – cái tuổi mà đáng lẽ em được đến trường, được vui vẻ cười đùa với bạn bè mà giờ đây, em đang đối mặt với nỗi đau đớn vì trót dại và những khó khăn trong cuộc sống khi trở thành một “single mom” trẻ tuổi.

Mối tình đầu của Mai Nhi nảy nở từ cách làm quen đầy quan tâm lãng mạn trên facebook của một chàng trai chưa từng gặp mặt, ở cách xa em gần 200 km.



Tình ảo thành tình thật

Ấn tượng đầu tiên khi tôi gặp em là một cô gái với nụ cười hiền lành, ánh mắt ngây thơ non nớt đến tội nghiệp. Em lớn lên trong một gia đình khó khăn ở miền quê nghèo, mẹ em hay đau ốm, ba em bỏ hai mẹ con em khi em còn nhỏ. 15 tuổi, em đành phải bỏ học lên Hà Nội làm thuê kiếm tiền. Những ngày đầu ở nơi đất khách quê người, em nhớ nhà, nhớ mẹ, em đã khóc rất nhiều.

Facebook lúc này càng trở thành người bạn hữu ích giúp em chia sẻ những nỗi buồn, vơi đi nỗi nhớ nhà và xua tan đi sự cô đơn đáng sợ. Những lời tán tỉnh, chat chit trên facebook với em lúc đầu chỉ là niềm vui thoáng qua, nhưng rồi ngày qua ngày bỗng dưng chúng trở thành thói quen không thể thiếu. Ngày nào không vào facebook em lại cảm thấy buồn chán và thiếu thốn cái gì đó. Cứ như vậy, cho đến một ngày em nhận được lời mời kết bạn của H, không thấy có bạn chung, em kiểm tra thông tin thì biết H quê ở Thái Nguyên, đang làm kĩ sư cho một công ty xây dựng tại Hà Nội. Bằng những tin nhắn quan tâm, những lời bình luận hóm hỉnh, kết hợp với cách xây dựng hình ảnh bản thân khá tinh vi, H nhanh chóng chiếm được tình cảm của em, em dành nhiều thời gian để trò chuyện tâm sự với H trên facebook.

Ba tháng kể từ ngày H làm quen với em, H chủ động mời em đi uống café. Gặp nhau, em càng ngưỡng mộ và tin tưởng H chính là “người trong mộng” mà bấy lâu em tìm kiếm. Cũng từ đó, mỗi lần hẹn hò, H luôn tỏ ra là người đàn ông lịch lãm, thành đạt và yêu chiều em hết mực. Và rồi cái ngày đó cũng đến – ngày mà em không thể nào cưỡng lại được những cảm xúc của mình khi H chủ động đòi hỏi chuyện đó với em. Em ngả vào vòng tay yêu thương của H lòng tràn ngập hạnh phúc, không chút đắn đo.


“Đói” kiến thức và kỹ năng sống

Những ngày sau đó, em gọi cho H rất nhiều nhưng đều không liên lạc được. Em đau đớn, tuyệt vọng, em dằn vặt mình sao quá nông nổi dại khờ, người còn lại duy nhất có thể giúp em lúc này là mẹ em. Mẹ em thấy em trở về nhà với cái bụng to và bộ dạng phờ phạc, bà cũng đoán được sự việc gì đã xảy ra với con gái mình, trong lòng bà vừa thương con vừa đau đớn xót xa cho hoàn cảnh nghèo nàn của hai mẹ con. Và rồi, bà đã đưa ra một quyết định - đưa em đến bệnh viện để phá thai. Còn em lúc đó, em theo mẹ đến bệnh viện vì em chỉ muốn phá bỏ đi giọt máu của người đàn ông hèn hạ kiaCảm thấy bụng mình ngày một lớn dần, lúc đầu em chỉ nghĩ mình béo lên, em ghét cái cảm giác bị béo bụng. Rất lâu sau, em mới phát hiện thấy bụng mình ngày một to và căng tròn hơn, không giống như người béo mập bình thường khác. Em bắt đầu lo sợ, mình có thai chăng? Không, đó không phải điều em muốn lúc này, em còn trẻ tuổi, còn phải đi làm nuôi bản thân không đủ, sao có thể chứ,... Em càng lo sợ hơn khi em cảm nhận được những cựa quậy và chuyển động ngay bên trong bụng mình. Em gọi điện cho H thì nhận được tín hiệu không thể kết nối. Linh cảm mách bảo em điều chẳng lành, em chạy đến công ty, những người ở đó cho em biết H đã về Thái Nguyên khá lâu, không còn làm việc ở đó nữa.

Khi em và mẹ vừa đến bệnh viện, một bạn trẻ trong nhóm BVSS Thái Hà đã đến ngay bên em, lắng nghe những tâm sự của hai mẹ con em về hoàn cảnh gia đình cũng như những sự việc đau lòng đã xảy ra với em. Bằng sự đồng cảm, lời khuyên chân thành của bạn trẻ ấy, em đã dần cảm nhận được tình mẫu tử với đứa con, mẹ em cũng nhận thấy việc làm của mình là sai. Em quyết định về Nhà Tình Thương để sinh nở, ở nơi đây, em được làm bạn với nhiều mẹ đơn thân khác, họ đều là những người mẹ mạnh mẽ vì dám lãnh nhận trách nhiệm về mình và can đảm đứng lên làm lại cuộc đời.

Các bạn nghe xong câu chuyện của Mai Nhi, có lẽ các bạn không nén nổi tiếng thở dài chua xót cho một tình yêu vụng dại. Sự ngây thơ, khờ dại của em đã khiến kẻ xấu lợi dụng xâm hại, chiếm đoạt núp dưới danh nghĩa tình yêu. Nhưng tất cả những nỗi đau đó đã qua, sai lầm đó chỉ thuộc về quá khứ, điều quan trọng em đã can đảm đứng lên bảo vệ đứa con của mình, con em dù chưa chào đời nhưng cũng là con người có quyền được sống. Mai này, dù cuộc sống có khó khăn vất vả thế nào, em vẫn ngẩng cao đầu mỉm cười hạnh phúc vì em đã làm tròn bổn phận là một người mẹ tốt.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, chính sự thiếu hiểu biết, thiếu sự quan tâm của gia đình và quan niệm yêu vội sống gấp của em cũng như một bộ phận giới trẻ hiện nay đã khiến các em tự biến mình thành nạn nhân của vụ lừa tình trên facebook.

Đây chính là thông điệp cảnh tỉnh gửi đến các bậc làm cha mẹ và giới trẻ về việc cần phải trang bị những kiến thức giới tính, kỹ năng sống tối thiểu để yêu và sống đúng đắn, chừng mực, có đủ bản lĩnh và can đảm lãnh nhận trách nhiệm thuộc về mình.


Khánh Hòa
Nhóm BVSS Hà Nội.

Theo bvss.org

Em là cánh hoa dại ven đường

Loạt bài chia sẻ của một linh mục 
làm công việc mục vụ BVSS (p10)

Chúng tôi gặp em tại trung tâm bảo vệ Bà Mẹ và Trẻ em, em đến đó để xin phá thai đã 6 tháng tuổi. Thấy em nhỏ bé và có vẻ rất lo lắng. Trấn an em và thuyết phục em để lại với những trợ giúp cần thiết cho em. Em đồng ý và theo về Mái Ấm Tạm Lánh Mai Tiến chúng tôi và tâm sự


Ba má đã chết cả để lại 3 người con và một gánh nợ ngân hàng 5,000,000 đồng. Anh hai sống không có trách nhiệm, đua đòi nên bị dính vào vòng lao lý; em gái của em 15 tuổi nhưng lại ham chơi, chẳng học hành chi, phụ được chúc nào thì phụ; còn em sinh năm 1996, 18 tuổi, đang mang thai tháng thứ 6. Người em nhỏ bé khoảng 1,5m lại là người dân tộc, em họ Nông, không học hành, không nghề nghiệp, chị em làm những việc thật đơn giản để sống. Em rất hiền và có khi khù khờ nữa.

Em nói "con muốn sinh con ra và cho con của con đi, con về nhà lo hương khói cho bố mẹ, trả nợ ngân hàng, nuôi em gái và lấy chồng". Chắc em đã suy nghĩ kỹ và quyết tâm nên mới đi phá thai, nếu có sinh ra cũng cho đi. Cuộc sống với em đã đi vào ngõ cụt, bế tắc. Em chỉ còn mỗi hy vọng giải quyết xong bào thai thì em có thể về lấy chồng vì bây giờ chưa ai biết chuyện của em.

Tôi muốn tìm hiểu khuôn mặt ẩn danh của em, em trả lời em không biết vì đang đêm trên đường đi sinh nhật về em bị những bàn tay lôi lại thế rồi chuyện đồi bại đó đã làm em trở thành người phụ nữ?! Tôi cũng nghi ngờ nhưng không dám hỏi thêm, thời gian còn dài để chia sẻ, vì thường trong lúc hoảng loạn và bế tắc dễ làm cho người ta trở nên dối trá và lọc lừa cho được chuyện.

Em căm ghét bào thai của mình, uống đủ mọi sự nhưng thai nhi không sao! Leo lên cây khế ngồi vất vưởng trên đó như thể muốn cho bào thai ra ngoài vậy mà cái thai đó vẫn cứ bám lấy em! Có lần em vỗ bồm bộp vào bụng mình để cho bụng em trở thành nấm mộ chôn con, thế mà thai nhi vẫn cứ lớn lên. Chúng tôi trấn an em rất nhiều rằng "con của con đâu có tội gì mà con hành hạ nó, nó đâu có làm gì con mà con đánh cháu vậy, để cho cháu lớn lên và bình an đi con"!

Thời gian trôi qua, chúng tôi được biết em có người yêu, đây là kết quả của tình yêu, em yêu thương và tin tưởng tất cả, nhưng khi báo tin có thai thì em bị từ chối, hắt hủi và còn bị nghi ngờ rằng hắn ta không phải là tác giả. Để chứng minh điều đó hắn còn cho luôn số điện thoại của xã để hỏi tình trạng của em. Hắn đã phủi tay và nói rõ hắn sẽ không lấy em. Em đau khổ khi nhận những lời lẽ ấy, em thấy mình quá ngố trong tình yêu, nhưng sao em vẫn còn hy vọng hắn sẽ đón nhận em là vợ khi em cho con của mình đi và về với hắn.

Các bạn Mái Ấm thuyết phục em quên người đó đi và giữ lại con sau nảy còn mẹ có nữa, em cũng không thuận. Tôi gặp em nhiều hơn và cầu nguyện nhiều cho em hiểu biết, quyết định đúng đắn. Lần cuối trước khi sinh mấy ngày tôi bảo "Cha vẫn luôn tôn trọng ý kiến con về việc cho đi hay giữ lại. Nhưng cha nghĩ người con nhỏ bé thế này, cưu mang một em bé đã quá khó khăn, biết đâu sau này con không có con nữa thì sao? Họ đã đổ lỗi cho con như thế thì đâu hy vọng gì nữa con. Để con ở lại sau này có mẹ và con vẫn hơn, lấy chồng không ra gì và vô trách nhiệm như thế thì thà không còn hơn có. Ở đởi không có người đàn ông đàng hoàng nào mà lại chấp nhận lấy một người đã bỏ đi con của mình. Quyết định cho con vào cô nhi viện là quyết định không rút lại được và con sẽ áy náy lương tâm suốt đời, vì đâu có lòng dạ mẹ nào yên được khi biến con mình thành mồ côi khi mình còn sống. Còn nếu con để lại, cha tiếp tục cưu mang và sẽ kêu gọi mọi người giúp con trả số nợ ngân hàng cho con".

Bụng em đã vượt mặt, cuộc vượt cạn của em không theo tự nhiên được, em phải mổ vì em thì nhỏ mà thai lại to. Họ còn phát hiện em bị u nang buồng trứng, họ cũng phẫu thuật cho em. Cuộc phẫu thuật kép này tiêu tốn hết 5,700,000. Người quản lý của tôi bảo tốn nhiều quá, nhưng trái lại tôi lại có niềm vui lớn khi em đã phẫu thuật thành công và quyết định giữ lại đứa con của mình, có thể đây là cơ hội duy nhất cho đời em, em về lại mái ấm. Tôi tạ ơn Chúa cho em.

Đường đời dễ dàng với nhiều người, nhưng với em sao gian truân đến thế. Em như cánh hoa dại bên đường, người ta hái, ngửi chúc rồi lại quăng em đi không thương tiếc. Phận cánh hoa dại là vậy, em cũng không trách móc ai, chẳng đổ lỗi cho đời, mà chỉ xót xa cho bản thân mình lận đận không cho em nhiều lựa chọn. Cánh hoa phai sắc khi mới 18 tuổi, đường phía trước của em còn dài, sẽ có nhiều nước mắt và hạnh phúc. Nhưng tôi vẫn nghĩ em không sai lầm khi giữ lại con của mình. Cuộc sống cũng công bằng, có ăn sẽ có trả, có nghĩa vụ cũng sẽ có hưởng và nhất là "năng đức thắng số". Tôi không hứa sẽ giúp em giải quyết được mọi vấn đề, nhưng tôi sẽ đồng hành với vui buồn của em. Em không cùng niềm tin với tôi, nhưng em vẫn tin Trời Cao sẽ chiếu cố đến phận em và em sẽ sống cho những tư tưởng cao thượng, cho những điều tốt đẹp hơn, có trách nhiệm hơn và chắc chắn có ý nghĩa hơn.

Viết cho em những lời này để như bài học cho cuộc sống và khích lệ em đứng lên sau lần sa ngã "Con ah, can đảm lên, Ơn Chúa đủ cho con, đừng sợ".

Xin các bạn cầu nguyện cho em và cho em lời khích lệ để em "được sống và sống dồi dào". Chúng ta cùng nâng đỡ phận người này, một cánh hoa dại ven đường.


Lm Giuse Nguyễn Văn Tịch
Chính xứ Tây Hải - Hạt Hố Nai - Giáo phận Xuân Lộc

Theo chia sẻ trên facebook của ngài

Các linh mục Công giáo phản đối UBND huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An “phạt hành chính sinh con thứ ba trở lên” và “không cho trẻ em khai sinh”

Ngày 25/8/2014 vừa qua, 8 Linh mục Công giáo thuộc Hạt Nhân Hoà, Giáo phận Vinh, đại diện cho gần 18.000 giáo dân trong Hạt ký văn bản phản đối nhà cầm quyền huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An về việc “phạt hành chính sinh con thứ ba trở lên” và “không cho trẻ em khai sinh”.

Nhiều gia đình cư trú trong huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An khi sinh con thứ ba trở lên bị nhà cầm quyền phân biệt đối xử, bị ép đóng tiền phạt lên đến 1.500.000 đồng, thậm chí từ chối cấp Giấy khai sinh cho con em của họ, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người và đặc biệt là Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989 của Liên Hiệp quốc mà Việt Nam tham gia ký kết.

Các Linh mục đã nhiều lần nhắc nhở cán bộ địa phương về hành vi này nhưng các cán bộ vẫn ngoan cố cho rằng làm đúng pháp luật.

8 Linh mục đã ký tên phản đối là:

1. Nguyễn Đình Thăng, Chính xứ Mỹ Yên

2. Nguyễn Xuân Phương, Chính xứ Nhân Hoà

3. Trần Minh Hồng, Chính xứ Xuân Kiều

4. Hoàng Đức Nhân, Chính xứ La Nham

5. Nguyễn Ngọc Nam, Chính xứ Xuân Mỹ

6. Đặng Hữu Nam, Chính xứ Bình Thuận

7. Nguyễn Văn Hà, Chính xứ Mẫu Lâm

8. Đặng Đình Sỹ, Phụ trách Đền Thánh Antôn, Trại Gáo




Theo VRNs

Nạo phá thai tuổi vị thành niên: Hậu quả của lối sống buông thả

Sau khi Chuyên đề ANTG đăng bài "Nạo phá thai tuổi vị thành niên: Kết cục buồn", chúng tôi nhận được nhiều email, điện thoại của bạn đọc, đề nghị nói thêm những hậu quả về tâm lý, sinh lý của việc nạo phá thai nhằm góp phần cảnh báo lối sống tình dục buông thả của một bộ phận giới trẻ hiện nay, cũng như để các nhà làm luật nghiên cứu những biện pháp, giúp hạn chế những chuyện đau lòng…


1. Như chúng tôi đã nói trong bài trước, hiện tượng trẻ vị thành niên nạo phá thai đang có chiều hướng gia tăng mà trong đó, có người phá thai đến 2, thậm chí 3 lần. Khi lấy tư liệu để thực hiện bài viết này, một số bác sĩ, điều dưỡng ở Bệnh viện (BV) Từ Dũ, Hùng Vương, ở khoa Sản của các BV quận, huyện, do nguyên tắc giữ bí mật thông tin cá nhân của bệnh nhân nên họ chỉ cung cấp cho chúng tôi nội dung vụ việc chứ không cụ thể họ tên, địa chỉ.

Bác sĩ Nguyễn Giang Hồng, nguyên Trưởng khoa Sản BV quận 3, TP HCM kể: "Trong cuộc đời làm nghề sản phụ khoa, tôi đã chứng kiến nhiều việc đau lòng. Có cô gái vào nạo thai lần đầu lúc 15 tuổi. 6 tháng sau, cô đến xin nạo lần thứ 2. Khi tôi hỏi sao không áp dụng những biện pháp ngừa thai, thì cô cười hồn nhiên: "Dạ có chứ, nhưng tại bữa đó bạn trai con… quên mất!".

Tưởng thế là xong, là đã có kinh nghiệm. Ai dè gần 1 năm sau, cô lại vào xin nạo lần thứ ba. Kết quả siêu âm cho thấy cái thai đã được 16 tuần tuổi nhưng điều khiến bác sĩ Hồng rùng mình là "nhau cài răng lược". Hình ảnh siêu âm hiển thị những mạch máu như những đám rễ cây chạy từ nhau thai trong lòng tử cung ra tới tận cổ tử cung. Bác sĩ Hồng giải thích: "Do đã 2 lần nạo phá thai nên lớp niêm mạc ở thành tử cung mỏng đi, dẫn đến hiện tượng máu không đủ để nuôi dưỡng thai nhi khiến gai nhau mọc sâu xuống lớp cơ tử cung".

Để cứu tính mạng cô gái, bác sĩ Hồng cho chuyển cô lên BV tuyến trên. Tại đây, các bác sĩ đã phải mất gần 5 tiếng làm phẫu thuật cho cô nhưng với cái tử cung mỏng manh sau phẫu thuật, chẳng biết thiên chức làm mẹ của cô mai này sẽ như thế nào.

Vẫn theo bác sĩ Hồng, có cô gái 17 tuổi, thai 29 tuần - nghĩa là đã hơn 7 tháng được bà mẹ đưa đến xin hủy thai. Mặc dù đã hết lời giải thích về những tai biến có thể xảy ra, cũng như về mặt tâm linh khi mà bào thai đã có đủ hình hài nhưng cả bà mẹ lẫn cô con gái đều cam kết xin hủy. Bác sĩ Hồng nói: "Áp dụng phương pháp "Kô vắc" - nghĩa là tạo ra cơn co tử cung để giục đẻ theo ý muốn - sau vài tiếng cô gái hạ sinh một bé trai, còn sống" nhưng chỉ ít phút thì cháu chết.

Giao cái bào thai này cho bà mẹ đem về chôn cất thì đến trưa, một điều dưỡng hộ sinh gọi bác sĩ Hồng: "Bác ơi, cả hai mẹ con trốn viện rồi, còn cái thai họ bỏ lại trên giường". Báo hại bác sĩ Hồng cùng các cô điều dưỡng hộ sinh trong khoa phải góp tiền mua một cái hòm rồi nhờ anh em y công ở BV chôn cất.

2. "Nạo phá thai dù ở tuổi nào cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người phụ nữ. Nhưng ở trẻ vị thành niên, chưa đủ trưởng thành về thể chất, lý trí, tình cảm để sẵn sàng làm mẹ thì hậu quả của nạo phá thai sẽ nặng nề hơn, nguy cơ tai biến sản khoa cũng cao hơn…", Phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Thị Nhung, nguyên Giám đốc BV Phụ sản Hùng Vương cho biết: "Qua theo dõi, tôi thấy phần lớn trẻ vị thành niên khi lỡ mang bầu đều luôn tìm cách giấu giếm. Có trẻ nịt bụng thật chặt, có trẻ ăn mặc quần áo rộng thùng thình để ngụy trang nên lúc người nhà phát hiện thì cái thai đã tương đối to. Phá thai to cũng cực khổ như sinh con vậy, chưa kể nó còn để lại tâm lý nặng nề cho trẻ".

Ở khoa Sản BV Đa khoa quận 6, tôi đã nghe một nữ hộ sinh kể lại câu chuyện vừa bi vừa hài: Có bà mẹ, khi con gái mang bầu đến tháng thứ 5 thì bà mới biết. Đưa con vào BV để xin hủy thai, bà than thở: "Mấy lần tôi bắt gặp nó lấy băng thun nịt bụng, hỏi thì nó trả lời là nó đang tập thể dục thẩm mỹ nên phải nịt để giữ cho bụng thon (?!). Lúc đầu tôi cũng tin nhưng sau để ý thấy 3 tháng liền mà nó không có kinh, chừng gặng hỏi, nó mới thú nhận".

Rồi bà quay sang đứa con gái: "Người ta tập thể dục càng ngày càng thon, còn mày thể dục thì càng ngày càng to, mà to… cái bụng! Trời ơi là trời, nhục ơi là nhục".

Giao tính mạng cho những bà mụ vườn phá thai thì coi như... chết chắc.

Đi nạo phá thai, nhiều trẻ vị thành niên còn không biết mình mang bệnh phụ khoa. Một bác sĩ ở BV Hùng Vương kể, có bà mẹ dẫn đứa con gái 15 tuổi đến xin phá thai. Trong đơn, bà viết: "Hoang thai nên bảo lãnh cho con được phá thai to. Có gì xảy ra tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm". Kết quả xét nghiệm cho thấy ngoài thai nhi 19,5 tuần tuổi, cô gái còn nhiễm nấm Candida.

Vị bác sĩ này nói: "Lúc thăm khám, tôi sờ, đụng chân em bé. Mặc dù mỗi lần đỡ đẻ, chuyện đụng chạm thai nhi là chuyện bình thường nhưng lần đó, một cảm giác rất lạ khiến tôi ớn lạnh, suốt đời khó có thể quên được".

Sau khi điều trị nấm, cô được đặt túi ối giả để phá thai. Mấy tiếng sau, "sản phụ" “sinh” ra được một em bé nặng 400g, chết bầm tím. Một bà mẹ khác cũng ký đơn bảo lãnh cho con gái 15 tuổi, phá thai 21 tuần tuổi. Vì đang có bệnh phụ khoa - viêm nhiễm âm đạo do tạp khuẩn nên sau khi điều trị, cô gái mới được làm thủ thuật. Kết quả cô sinh được một bé gái nặng 1.000g, không dị tật, nhưng đã chết sau sinh 10 phút.

Có trường hợp còn đau lòng hơn: Cha đưa con gái đi nạo phá thai.Trong đơn, người cha khốn khổ này viết: "Tôi là cha ruột của YYY, xin cam đoan bảo lãnh cho con tôi được phá thai to...".

Cũng như hai trường hợp vừa nêu, cô gái bị nhiễm trùng sinh dục nên lúc điều trị xong, cô được đặt túi ối giả để phá. Ba tiếng sau, bác sĩ phải rút túi ối giả rồi truyền dịch để điều chỉnh cơn co tử cung. Mãi gần nửa đêm, chịu đựng những cơn đau bụng quằn quại, cổ tử cung mới mở hết, "sản phụ" “sinh” ra được một bé gái nặng 300g.

Phá thai tuổi vị thành niên, hầu như ai cũng gặp phải những hậu quả, cả về tâm lý lẫn sinh lý. Về sinh lý, hậu quả gần là băng huyết nếu thai to, sốc, thủng tử cung - nếu nạo bằng dụng cụ - sót nhau, nhiễm trùng - mà nếu nhiễm trùng nặng thì có thể phải cắt bỏ tử cung. Hậu quả xa là viêm nhiễm mãn tính ở cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, dính buồng tử cung, nghẹt ống dẫn trứng, dẫn đến hiện tượng thai ngoài tử cung trong lần có thai sau này, vô sinh thứ phát, nhau cài răng lược, vỡ tử cung, nhau tiền đạo, chưa kể nạo thai nhiều lần sẽ làm mỏng thành tử cung khiến lần mang thai tiếp theo, thai thường khó giữ được..

Phân tích trên 300 ca điều trị vô sinh tại TP HCM thì 10% có tiền sử nạo và sảy thai trước đó. Nhiều phụ nữ mới 25, 27 tuổi đã phải đi chữa vô sinh vì từng nạo phá thai. Tại các BV, thủ tục nạo phá thai rất đơn giản nhằm giúp cho những người có "nhu cầu" không phải tìm đến những điểm phá thai "chui" nhưng ngược lại, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ vị thành niên trút bỏ cái thai một cách… "nhẹ nhàng"!

Bên cạnh đó, trẻ vị thành niên nếu sinh con ngoài ý muốn, có thể gặp phải các tai biến như đẻ non, chết mẹ, chết con hoặc đứa trẻ chào đời bị dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí não, chưa kể do không có kiến thức làm mẹ, và nếu không được sự hỗ trợ từ gia đình thì những bà mẹ bất đắc dĩ này khó mà chăm sóc con chu đáo.

Bao giờ cô gái này mới tìm lại được sự thăng bằng trong cuộc sống?

Về tâm lý, nhiều trường hợp nạo phá thai xong - nhất là những trường hợp bị lừa dối tình cảm thì người phụ nữ rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, bởi không thể chia sẻ được với ai. Bác sĩ Ngọc, có thâm niên 32 năm trong ngành sản phụ kể tôi nghe câu chuyện về một thiếu nữ 16 tuổi, do quá tin tưởng vào những lời đường mật của người yêu nên đã 2 lần nạo phá thai. Tuy nhiên, sau lần thứ 2, cô mới nhận ra chân tướng của con người mà cô đã từng yêu say đắm. Anh ta chỉ lợi dụng cô để thỏa mãn nhục dục.

Bác sĩ Ngọc nói: "Do ngày nào cũng giải quyết cho hàng chục bệnh nhân nên đối với tôi, cô gái ấy cũng như tất cả những cô gái khác mà tôi gặp trong phòng kế hoạch hóa gia đình". Bẵng đi vài năm, vừa rồi đến viếng một ngôi chùa ở Tây Ninh nhân dịp Lễ Vu Lan, bác sĩ Ngọc nhìn thấy trong một gia đình cũng đi viếng chùa, có cô gái mặc quần áo màu lam, đầu bịt khăn lam như người đi tu, gương mặt quen quen!

Lục lọi lại trí nhớ, bác sĩ Ngọc biết cô gái này đã từng được chị làm thủ thuật nạo phá thai và cô gái kia cũng nhận ra chị: "Chúng tôi chào hỏi nhau, cầu chúc cho nhau gặp nhiều điều tốt đẹp, nhưng tuyệt nhiên cả hai chẳng ai nhắc lại chuyện cũ, coi như nó chưa từng xảy ra".

Bác sĩ Ngọc nói: "Cô ấy vẫn còn rất đẹp. Cuộc đời của cô ấy có lẽ sẽ đổi khác, sẽ có một gia đình tử tế, có những đứa con ngoan, có một người chồng tốt nếu như trước kia cô ấy không mắc phải sai lầm. Do cắn rứt vì những việc mà mình đã làm, cô ấy chọn con đường tu tại gia để sám hối…".

3. Theo y học, độ tuổi sinh đẻ lý tưởng nhất của phụ nữ là từ 21 đến 35 tuổi vì cơ thể đã phát triển hoàn thiện, tâm lý ổn định, sẵn sàng cho thiên chức làm mẹ nhưng trong thực tế, ngày càng nhiều trường hợp mang thai ở tuổi vị thành niên. Ở độ tuổi ấy, trẻ chuyển tiếp từ thiếu niên thành người lớn, hình thành nhân cách thông qua hiện tượng dậy thì.

Theo bác sĩ Nguyễn Giang Hồng, hiện tại độ tuổi dậy thì của trẻ em gái ở Việt Nam diễn ra sớm hơn. Có trẻ mới 13, 14 tuổi nhưng thân thể đã phát triển như thiếu nữ, thay vì phải 16, 17 tuổi.

Bước vào tuổi dậy thì, trẻ có những chuyển biến về tâm lý, tò mò về thể xác, muốn tìm tòi, khám phá về giới tính của mình và của người khác giới nên dễ bị ảnh hưởng của phim ảnh, sách báo, bạn bè hoặc người lớn về các vấn đề tình dục. Một số - nhất là ở những vùng nông thôn, trẻ thiếu hẳn sự hiểu biết về thụ thai và không có một nhận thức gì về sinh sản cũng như việc tránh thai. Các khảo sát cho thấy những trẻ vị thành niên có quan hệ tình dục trước tuổi thường xuất thân từ những gia đình có nhiều xáo trộn, giáo dục thiếu sót, nên trẻ dễ nghe theo lời dụ dỗ của người khác để "thử cho biết".

Bác sĩ Ngọc nói rằng: "Có những bậc cha mẹ khi nghe con gái mình xin cho "đến nhà bạn ở qua đêm để học bài, ôn bài", hoặc đi du lịch chung với nhau dài ngày thì gật đầu ngay mà không cần kiểm tra xem nó nói thật hay nói dối, con đi với bạn là những ai. Chỉ đến khi hay tin con gái… mang bầu thì họ mới té ngửa!". Lúc đó, thay vì nhẹ nhàng tìm cách giải quyết, tạo điều kiện cho trẻ nhận biết sự sai lầm thì nhiều bậc cha mẹ lại trút tất cả tức giận lên đầu đứa con, cứ y như mọi sự đều do nó gây ra mà không hề nghĩ rằng sự thiếu quan tâm, giáo dục đã vô tình giúp trẻ có điều kiện thuận lợi về sự chung đụng, dẫn đến trẻ bị kích thích nhu cầu tình dục bản năng.

Về phía học đường, giáo dục giới tính thường chỉ hướng đến "hiểu biết" chứ chưa chú trọng đến "sự sống con người", dẫn đến hiện tượng nhiều trẻ không hiểu hết về "giá trị cuộc sống". Bác sĩ Ngọc nói: "Nạo phá thai là công việc tôi phải làm vì nghề nghiệp của tôi là như vậy. Nhưng mỗi đêm về nhà, trước khi đi ngủ, tôi thường dành 1 tiếng đồng hồ để tĩnh tâm, để nghĩ về những sinh linh bé bỏng không bao giờ được nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Nếu trẻ vị thành niên được giáo dục chu đáo về "giá trị cuộc sống" thì có lẽ, vấn nạn trẻ mới 14, 15 tuổi mà đã mang thai hy vọng sẽ phần nào giảm bớt".

Về pháp lý, luật sư Trương Xuân Tám, Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: Theo Điều 115 Bộ luật Hình sự, người đã thành niên mà giao cấu với trẻ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi - cho dù được sự ưng thuận của trẻ - cũng phạm vào tội giao cấu với trẻ em. Nhưng nếu cả hai đều nằm trong độ tuổi 13 đến dưới 16 thì lại không phạm vào tội này!

Vì thế, nếu không có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, học đường và xã hội thì chuyện "chồng" tuổi 15, dẫn "vợ" mới 15 tuổi, hoặc mẹ dẫn con gái 13, 14 tuổi đi nạo phá thai chắc khó mà chấm dứt được.

Theo CAND

Nạo phá thai tuổi vị thành niên: Kết cục buồn

Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, mỗi năm cả nước có từ 1,2 đến 1,6 triệu ca nạo phá thai, trong đó khoảng 300.000 ca ở tuổi vị thành niên, còn những ca nạo phá thai tại các cơ sở y tế tư nhân thì không thể kiểm soát, thống kê được.

Có người đến bệnh viện hoặc phòng khám tư để phá thai khi mới chỉ 12, 13 tuổi và cũng không thiếu những người nạo phá thai 2, 3 lần. Bên cạnh đó, một cuộc điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam cho thấy 7,6% số người ở độ tuổi này có quan hệ tình dục trước hôn nhân…

1. Ngồi ở chiếc ghế cạnh tôi bên ngoài phòng thủ thuật, Khoa Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP HCM là một phụ nữ khoảng hơn 40 tuổi. Nhìn cách ăn mặc lam lũ của chị, tôi đoán hoàn cảnh kinh tế của chị chắc cũng chẳng khá giả gì. Thấy chị thỉnh thoảng lại đưa tay lên chùi nước mắt, tôi vừa đưa cho chị chai nước khoáng, vừa nói như tự thán với chính mình: "Chị uống đi. Ráng giữ bình tĩnh. Gì chăng nữa thì cũng là chuyện đã rồi".

Tôi vào Khoa Kế hoạch hóa gia đình - BV Từ Dũ để lấy tư liệu viết bài về nạn nạo phá thai tuổi vị thành niên. Thật lòng mà nói, tôi chẳng sung sướng gì khi phải đóng vai một ông bố, có đứa con gái mới 16 tuổi nhưng lỡ dính bầu bởi một đứa bạn cùng lớp. Nhưng nếu không ở cái vị trí "đồng cảnh ngộ" như thế thì làm sao có thể hiểu được hoàn cảnh đau lòng của các ông bố bà mẹ khi phải cắn răng đưa con gái đi nạo thai!

Hồi bác sĩ Lập còn là phó giám đốc, trong một lần vào gặp anh và khi biết anh đang ở bên Khoa Kế hoạch hóa gia đình để giải quyết một chuyện gì đó, tôi sang. Khi ấy, tôi đã chứng kiến một phóng viên trẻ của một tờ báo hỏi một phụ nữ mà như tra vấn: "Hàng ngày ở nhà chị có quan tâm đến con chị không?”, "Sao chị biết nó có bầu". "Sao không để nó sinh mà dẫn nó đi phá?", "Sao không bắt bên kia phải chịu trách nhiệm?". Chao ôi, vết thương tinh thần đang há miệng, lại bị mũi dao của cậu "phóng viên" thọc sâu vào tận rễ thần kinh thì 1 năm, 2 năm, thậm chí 3 năm nữa, chưa chắc cõi lòng của người mẹ ấy đã quân bình lại được.

Nhìn chai nước, người phụ nữ khẽ lắc đầu và những giọt nước mắt lại tiếp tục trào ra. Tôi đưa cho chị chiếc khăn giấy: "Thôi chị đừng khóc nữa…" thì đột nhiên như một con đập bằng đất không ngăn nổi dòng nước lũ từ đầu nguồn đổ về, chị nấc lên: "Hoàn cảnh nhà anh thế nào tui không rõ nhưng tui khổ lắm anh ơi. Ba nó bỏ theo người khác từ hồi nó mới 3 tuổi. Tui ráng chịu cực làm ăn nuôi nó, chỉ mong nó nên người. Nào ngờ…".

Rồi chị lại khóc. Xen lẫn giữa những tiếng nức nở là câu chuyện về đứa con gái 16 tuổi của chị. Vì chỉ có mỗi mình nó nên chị dồn hết tình thương cho nó: "Tui là công nhân thuộc tổ vệ sinh dân lập. Cứ 6 giờ chiều là tui theo xe đến từng nhà trong khu vực, lấy rác. Sau đó đưa rác về nơi tập kết, phân loại đến 11 giờ, thậm chí có bữa 12 giờ khuya mới xong". Lương tháng hơn 3 triệu, cộng với tiền thu gom, bán phế liệu, chị được chia thêm - có tháng 300 nghìn, có tháng chỉ 100 - 200 nghìn. Bên cạnh đó, ban ngày chị còn nhận dán bao bì giấy cho một tổ hợp nên cũng kiếm thêm chút ít. Chị nói: "Vì mình nghèo nên tui ráng cho con ăn học tử tế. Cứ mỗi chiều, chuẩn bị cơm nước cho nó xong, tui dặn nó coi nhà, học bài rồi mới đi làm. Năm lên lớp 9, con xin tui mua chiếc điện thoại di động, tui cũng chiều".

Thế nhưng, người mẹ khốn khổ không hề biết rằng ngay giữa năm lớp 9, đứa con gái của chị đã vướng vào chuyện yêu đương. Mỗi chiều, đợi chị ra khỏi nhà là chừng một tiếng sau, nó cũng đóng cửa, đến chỗ hẹn với người yêu: "Khuya nào đi làm về tui cũng thấy nó đã ngủ nên tui chẳng nghi ngờ gì". Vậy mà vừa rồi, bữa cơm hôm đó chị nấu canh cá. Vừa bưng tô canh đặt lên bàn và khi đứa con gái của chị nhìn thấy, ngửi thấy mùi tanh của cá, nó nôn ọe không ngừng.

Với kinh nghiệm của một người mẹ đã từng mang nặng đẻ đau, nhất là khoảng một tuần lễ trước, chị thấy nó hay ăn vặt và ngủ vật vờ thì chị đã có linh cảm xấu: "Tui gặng hỏi nó. Thoạt đầu nó chối nhưng tui nói nếu không khai thiệt thì tui đưa nó đi bác sĩ. Lúc ấy nó mới thú nhận là nó quen thằng kia và hai đứa đã từng gần gũi nhau nhiều lần. Tới hồi đi khám, cái thai trong bụng nó đã được 6 tuần tuổi…".


Cô gái trẻ này nghĩ gì sau một lần… lỡ dại?

Câu chuyện giữa tôi và chị bị ngắt quãng vì cánh cửa Phòng Kế hoạch hóa gia đình khẽ mở rồi một cô gái gầy gò, da xanh tái, mặt cúi gằm, nặng nề bước ra. Nhìn thấy cô gái, chị bật dậy, đi như chạy đến bên nó. Tay chị quàng qua bên người, xốc nách nó, miệng chị ghé sát tai nó thì thầm câu gì đó rồi hai mẹ con lặng lẽ bước ngang qua tôi, ngang qua những bà mẹ khác mắt vẫn đăm đăm nhìn về cánh cửa Phòng Kế hoạch hóa gia đình.

2. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 ngàn ca nạo hút thai ở độ tuổi từ 15 đến 19, cá biệt có em mới chỉ 12 - 13, trong đó 60 - 70% là học sinh, sinh viên. Một báo cáo của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho thấy mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm gần đây đã giảm, nhưng tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng, chiếm hơn 20% các trường hợp nạo phá thai. Với con số như trên, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới.

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở Việt Nam ngày càng sớm, có trẻ 13 - 14 tuổi đã quan hệ tình dục nhưng kiến thức về phòng tránh thai, phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn rất hạn chế - chỉ khoảng 20,7% biết cách sử dụng các biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên.

Lý giải về tình trạng này, các chuyên gia dân số nhận định nguyên nhân là do tục tảo hôn, do giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục còn chưa được phổ biến rộng rãi, đặc biệt với trẻ sống ở nông thôn, miền núi. Bên cạnh đó với cuộc sống hiện đại, khá nhiều trẻ vị thành niên có điều kiện tiếp cận với những tiến bộ khoa học như điện thoại di động, máy tính, iPad, mạng Internet, trong đó hằng hà sa số những trang web "đen" với những thước phim, những hình ảnh, những câu chuyện "đực, cái", tạo cho trẻ sự kích thích, tò mò, bắt chước làm thử!

Chưa kể các loại thuốc phá thai khẩn cấp được quảng cáo tràn lan trên mạng, kèm theo hướng dẫn rất cụ thể nên khi hậu quả xảy ra, cách giải quyết duy nhất là uống thuốc hoặc đến bệnh viện, đến các cơ sở y tế tư nhân để nạo phá thai! Ở Khoa Kế hoạch hóa gia đình BV Hùng Vương, tôi đã thấy một đôi trai gái mặt mũi non choẹt ngồi dựa sát vào nhau. Và trong khi cô gái biểu lộ thái độ bồn chồn, nhấp nhổm không yên thì cậu con trai vẫn thản nhiên chơi game trên chiếc điện thoại di động.

Chừng như quá lo lắng, cô hỏi: "Chồng à, có đau không?". Ôi trời, vắt mũi chưa sạch, lấy nhau hồi nào mà đã gọi nhau là chồng, là vợ nhưng ác thay, nó lại là cách xưng hô phổ biến của nhiều cặp trai gái tuổi "teen" bây giờ!

Đáp lại câu hỏi ấy, cậu trai vẫn dán mắt vào màn hình điện thoại: "Chắc không đâu. Một chút là xong liền. Bộ vợ không để ý mấy người vừa đi ra đó sao, họ đi bình thường mà". Cô gái vùng vằng: "Chồng có làm đâu mà biết là không đau". Ngay lúc ấy, nhìn thấy một phụ nữ vừa bước vào, cậu trai như gặp phao cứu sinh: "Thôi, để chồng nhường chỗ cho họ ngồi. Chồng ra ngoài đợi vợ nhé".

Rồi cậu đứng dậy, mặc cho cô gái với tay ra như muốn níu giữ. Bác sĩ Nguyễn Giang Hồng, nguyên Trưởng Khoa Sản, BV quận 3 nói: "Hơn 30 năm làm nghề này, tôi vẫn thấy phát hoảng về kiến thức phòng tránh thai của giới trẻ tuổi "teen". Theo bác sĩ Hồng, có những cặp khi đến làm thủ tục nạo phá thai, vẫn cãi nhau chí chóe vì "không hiểu sao mà dính được". Có cô gái lặng lẽ đến một mình, thai 21 tuần tuổi. "Kế hoạch" xong, cô về nhưng 2 ngày sau, bộ phận y tế của nhà trường nơi cô đang theo học đưa cô vào bệnh viện trong tình trạng tụt huyết áp, trụy tim mạch do mất máu. Qua tìm hiểu mới hay khi biết mình có bầu, cô báo cho người yêu thì anh ta đánh bài "lờ".

Cực chẳng đã, cô lặng lẽ đi giải quyết rồi hôm sau, cô đi học bình thường. Tới hồi học môn thể dục, phải nhảy, phải chạy bộ, cô cắn răng chịu đựng những cơn đau bụng cho đến khi té xỉu vì mất máu. Bác sĩ Hồng nói tiếp: "Mặc dù trong chương trình, các em đều được học về giáo dục giới tính nhưng không ít em bỏ ngoài tai những lời khuyên, những cảnh báo, dẫn đến nhiều em mất quyền làm mẹ suốt đời".



Nạo phá thai luôn để lại nỗi đau thể xác, tinh thần.

Thạc sĩ, bác sĩ Đào Trần Thái, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược TP HCM cho biết: "Nhiều người phá thai xong, lương tâm cắn rứt vì nghĩ rằng mình đã làm một việc tội lỗi. Do phải giấu giếm, không thể tìm được sự cảm thông, an ủi của ai nên về lâu về dài, họ bị trầm cảm".

Theo bác sĩ Thái, ông đã từng điều trị một bệnh nhân gặp phải trường hợp này. Người nhà bệnh nhân cho biết con gái họ đang học lớp 12 thì bỏ ngang, cả ngày đóng cửa nằm trong phòng, ăn uống thất thường, khóc lóc vô cớ. Nhiều lần, họ thấy con họ vừa thắp nhang lên bàn thờ, vừa lâm râm khấn vái. Nghĩ con mình bị bùa bị ngải, cha mẹ cô đưa cô đến "thầy" này, "bà" kia nhưng kết quả chỉ là con số không.

Bác sĩ Thái cho biết tiếp: "Khi gia đình dẫn cô ấy đến gặp tôi, thoạt đầu cô ấy không chịu hợp tác, hỏi gì cũng không nói còn nếu có thì cũng chỉ là gật hoặc lắc đầu. Phải sau nhiều lần áp dụng liệu pháp tâm lý, cô gái mới kể ra sự thật".

Theo lời cô, ngay từ năm lớp 11, cô đã yêu một anh chàng học trên cô một lớp. Lúc cô lên lớp 12 thì cũng là lúc anh chàng kia tốt nghiệp phổ thông trung học, đồng thời cũng là lúc cô biết mình… có bầu! Báo tin cho người yêu biết thì người yêu xúi cô đi phá thai. Mặc dù đã hết lời năn nỉ, đề nghị anh ta làm đám cưới nhưng anh ta vẫn nhất quyết không chịu vì "chưa có tương lai". Cuối cùng, cô lặng lẽ đến một cơ sở y tế tư nhân để "giải quyết".

Bác sĩ Thái nói: "Suốt những lần điều trị cho cô ấy, cô luôn cho rằng mình đã phạm tội giết người". Phải mất gần 6 tháng áp dụng liệu pháp tâm lý, cô gái mới rũ bỏ được mặc cảm tội lỗi nhưng trong tiềm thức cô, cái mặc cảm ấy không thể một sớm một chiều mà phai nhạt được: "Với những người như vậy, trong tương lai họ rất khó tìm được tình yêu vì họ luôn sợ rằng biết đâu bi kịch lại đến với họ thêm một lần nữa".

3. Có thể nói mấy năm gần đây, vấn đề nạo phá thai ở tuổi vị thành niên đang trở nên nhức nhối. Những cuộc khảo sát cho thấy giới trẻ - nhất là giới trẻ thành thị quan niệm rất "thoáng" về tình dục trước hôn nhân. Bác sĩ Hồng cho biết có những cặp khi vào bệnh viện làm thủ tục nạo phá thai, đã trả lời câu hỏi tại sao mới 15 tuổi mà đã quan hệ tình dục thì họ trả lời vì yêu nhau nên… "tự nguyện dâng hiến", hoặc "có "gần" nhau thì mới chứng tỏ được tình yêu".

Cũng có một số cho rằng mình không làm chủ được bản thân, bị đánh lừa, bị rơi vào hoàn cảnh bất khả kháng hoặc vì mục đích giữ chân người tình: "Tôi đã từng làm thủ thuật cho một cô chỉ mới 16 tuổi. Theo lời cô ấy thì suốt một năm yêu nhau, cô không cho người yêu quan hệ mặc dù anh ta nhiều lần đòi hỏi. Thế nhưng khi biết người yêu đang ngấp nghé một cô gái khác, cô chủ động "biếu không" cho người tình với niềm tin là qua "quan hệ", cô sẽ giữ được tình yêu".

Bác sĩ Hồng lắc đầu: "Chao ơi, sao lại có niềm tin ngây thơ đến thế!". Tới lúc cô báo tin có bầu, anh chàng người yêu cô quay ngoắt 180 độ: "Trước kia em khó khăn chẳng qua là em "làm giá" thôi. Bây giờ em dễ dàng cho anh thì biết đâu mai mốt em lại chẳng dễ dàng cho những thằng khác…"?


Theo CAND