Mẹ Teresa Calcutta và hoạt động Bảo Vệ Sự Sống

Nói về đề tài Bảo Vệ Sự Sống mà không đề cập đến Mẹ Chân Phước Tê-rê-sa Thành Calculta sẽ là một thiếu sót lớn, vì hơn ai hết, Mẹ và Đức Cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, là hai vị lãnh đạo tôn giáo luôn cổ vũ và cương quyết hành động để mang sứ điệp của Phúc Âm Sự Sống vào trong nền văn hóa của sự chết thời nay.

Dưới đây là bài diễn văn của Mẹ Chân Phước Tê-rê-sa đọc tại Washington DC vào ngày 3 tháng 2 năm 1994. Qua đó, Mẹ mạnh mẽ đưa ra những ngôn từ chống lại việc phá thai, cho một đám đông khán giả, nhất là cho những con người cực lực ủng hộ việc phá thai đang hiện diện lúc đó là cựu tổng thống Clinton và bà vợ của ông, tức đương kim thượng nghị sĩ Hillary Clinton.

Phải nói không ngoa và không mấy ngượng ngùng rằng, nếu Đức Cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II là “cha đẻ” của nền Văn Hóa Sự Sống, thì ông cựu tổng thống Bill Clinton lại là “cha đẻ” của việc diệt chủng, của nền Văn Hóa Sự Chết, vì dưới thời lãnh đạo của ông, chưa bao giờ nền đạo đức và luân lý của Hoa Kỳ xuống thấp tới tận bùn đen với không biết bao nhiêu là biến loạn, là sự sói mòn kinh khủng về đạo đức luân lý mà giờ đây hệ quả của nó chính là việc phá thai tràn lan, việc đồng tính luyến ái, việc coi thường phẩm giá của người làm cha trong gia đình, việc giữ gìn tiết trinh nơi giới trẻ, vân vân... Biết bao nhiều đồng tiền xương máu của người dân Hoa Kỳ, được vị cựu tổng thống này tài trợ cho các tổ chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình trên khắp thế giới, và đặc biệt là tại Liên Hiệp Quốc để khuyến khích các nữ nhi cứ việc buông thả lối sống, rồi sau đó tìm đến với họ, để có một giải pháp riêng: chính là việc phá bỏ đi bào thai, giết chết hàng loạt thế hệ các trẻ em vô tội...

Và sau đây là bài diễn văn của Mẹ Chân Phước Tê-rê-sa thành Calcutta:




“NHỮNG GÌ MÀ CÁC NGƯƠI LÀM CHO NHỮNG KẺ NHỎ BÉ NHẤT NÀY,
CHÍNH LÀ CÁC NGƯƠI ĐÃ LÀM CHO TA”


Vào ngày cánh chung, Chúa Giê-su sẽ nói với những người ở bên hữu của Ngài rằng, “Hãy đến và vào Nước Thiên Đàng. Vì Ta đói, các con cho ăn, Ta khát các con cho uống, Ta ốm đau các con đến viếng thăm.” Rồi Chúa Giê-su quay về phía bên tả của Ngài mà nói: “Hãy tránh xa Ta vì khi Ta đói, các ngươi không cho Ta ăn; Ta khát các ngươi không cho Ta uống; Ta ốm đau các ngươi không đến viếng thăm.” Thì những người đó mới hỏi lại Chúa Giê-su rằng: “Thưa Thầy, có bao giờ chúng con thấy Ngài đói, khát và ốm đau, mà chúng con không ra tay giúp Ngài đâu ?” Và Chúa Giê-su trả lời với họ rằng: “Bất kỳ những gì mà chúng con thờ ơ không làm cho những người bé mọn, nhỏ nhất này, tức là các con thờ ơ và xa lánh Ta !”

Chúng ta giờ đây đang quy tụ để cùng nhau cầu nguyện, tôi nghĩ thật là hay nếu như chúng ta bắt đầu buổi cầu nguyện này bằng cách diễn tả hết ra tất cả những gì mà Chúa Giê-su muốn chúng ta làm cho những người bé nhỏ nhất của Ngài. Thánh Phan-xi-cô thành Assisi đã thấu hiểu những ngôn từ này của Chúa Giê-su và cuộc sống cầu nguyện của Thánh Nhân chính là việc hiện thể ra một cách trọn vẹn nhất về những gì mà Chúa Giê-su kỳ cọng nơi Ngài.

Và lời cầu nguyện này, mà chúng ta vẫn hằng ngày đọc lên sau khi Rước Lễ, luôn lúc nào cũng gây cho tôi không ít nhiều sự ngạc nhiên và ngỡ ngàng, vì lẽ nó rất thích hợp với mỗi người trong chúng ta. Và tôi vẫn luôn tự hỏi không biết trong suốt hơn 800 năm qua, tức vào thời mà Thánh Phan-xi-cô còn sống, mọi người có phải diện đối với những vấn nạn mà chúng ta ngày nay đang gặp phải hay không ? Tôi nghĩ là một số người trong quý vị đã từng đọc lên lời Kinh Hòa Bình này, chính vì thế giờ đây chúng ta cùng nhau ca nguyện lên.

Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì Ngài đã mang chúng ta đến cùng với nhau trong dịp này để tất cả chúng ta cùng nhau cầu nguyện. Chúng ta đến đây ngày hôm nay, là để cầu nguyện một cách đặc biệt cho hòa bình, cho niềm vui và cho tình yêu. Chúng ta luôn được nhắc nhở rằng Chúa Giê-su đến là để mang tin vui đến cho tất cả mọi người nghèo khổ. Ngài đã chỉ cho chúng ta biết thế nào là một Tin Vui khi Ngài nói rằng: “Thầy để lại bình an cho anh em, bình an của Thầy, Thầy ban trao lại cho anh em.” Ngài đến không phải là để mang một kiểu hòa bình cho thế giới hòng chúng ta không còn quấy rầy nhau nữa. Mà Ngài đến là để đem sự bình an đến trong con tim của chúng ta, một sự bình an xuất phát từ tình yêu, xuất phát từ việc làm những điều tốt đẹp cho nhau, và cho đồng loại.

Và Thiên Chúa đã yêu thương thế giới này quá đỗi đến độ thí mạng Người Con Một của Ngài xuống cho chúng ta, để cứu rỗi chúng ta, và để cho chúng ta được sống, và sống một cách dồi dào. Đó chính là một sự tận hiến, một sự sinh hy cao cả. Thiên Chúa đã trao Con Một của Ngài xuống trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, và Mẹ đã làm gì với Người Con đó ?

Ngay khi Chúa Giê-su bước vào cuộc sống của Mẹ, thì Mẹ lập tức vội vã chạy đi để loan báo Tin Mừng đó. Và Mẹ đã đến nhà của người chị họ là bà Ê-li-sa-bét, mà Thánh Kinh nói cho chúng ta biết được rằng: đứa trẻ chưa được chào đời – đứa trẻ trong cung lòng của Bà Ê-li-sa-bét – cũng vui mừng sung sướng. Mặc dầu vẫn còn trong cung lòng của Đức Ma-ri-a, thế nhưng Chúa Giê-su đã mang sự bình yên đến cho Gio-an Làm Phép Rửa, người đã mừng vui trong cung lòng của Bà Ê-li-sa-bét.

Trông có vẻ như nhiêu đó thôi vẫn chưa đủ, trông có vẻ như việc Người Con Một của Thiên Chúa đã trở nên như một trong chúng ta và mang bình an và niềm vui sướng khi hãy còn trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a vẫn chưa đủ, nên Chúa Giê-su đã phải chết trên cây Thập Tự Giá để cho nhân loại nhận thấy được một tình yêu cao cả, tuyệt vời, và huyền nhiệm nhất của Ngài. Ngài đã chết đi cho tất cả quý vị và cho cả riêng tôi, cũng như những người phong cùi, những người đang phải chết dần chết mòn đi vì thiếu ăn, vì mình trần, đang nằm trơ trụi trên đường phố; những người thấp cổ bé miệng đang còn nằm trong cung lòng người mẹ, không những tại Calcutta, tại Phi Châu, mà còn trên khắp cả lục địa.

Các chị em Nữ Tu của chúng tôi hiện đang phục vụ cho những người nghèo khổ này tại hơn 105 quốc gia trên toàn cõi thế giới. Chúa Giê-su vẫn luôn nói với chúng ta là hãy yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương từng người trong chúng ta. Chúa Giê-su đã hiến mạng sống của Ngài để yêu thương chúng ta và Ngài nói với chúng ta rằng chúng ta cũng phải biết yêu thương nhau, biết gởi trao cho nhau những gì là tốt đẹp nhất, là thiện hảo và tinh tuyền nhất. Và trong Sách Phúc Âm, Chúa Giê-su đã nói rất rõ rằng: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con.”

Chúa Giê-su đã chết trên cây Thập Tự Giá vì đó chính là cái giá cao cả mà Ngài đã làm để cứu rỗi chúng ta khỏi sự ích kỷ của tội lỗi. Ngài đã từ bỏ tất cả để làm theo Thánh Ý của Thiên Chúa Cha, nhằm cho chúng ta thấy rằng, chúng ta cũng vậy, chúng ta phải sẵn sàng để từ bỏ tất cả hòng làm theo ý chỉ của Thiên Chúa – là hãy yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương chúng ta. Nếu chúng ta không biết sẵn sàng để cho đi bất cứ điều gì là tốt đẹp nhất dành cho nhau, thì chúng ta vẫn còn đắm chìm trong tội lỗi, và tội lỗi đã che lấp chúng ta rồi. Đó là lý do tại sao mà chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng phải trao cho nhau tất cả, dẫu việc cho đi đó có làm thương tổn, và có gây cho chúng ta sự đau đớn, khốn cùng.

Vẫn chưa đủ khi chúng ta mở miệng nói rằng: “Lạy Chúa, con yêu Ngài,” mà chúng ta còn phải yêu thương những người hàng xóm, láng giềng của chúng ta nữa. Như Thánh Gio-an đã từng nói rằng, chúng ta là những con lừa nếu chúng ta nói là chúng ta yêu mến Thiên Chúa, mà lại chẳng bao giờ yêu mến đồng loại của chúng ta. Làm sao mà chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta không hề nhìn thấy bằng mắt thuờng, nếu như chúng ta không biết yêu thương đồng loại, yêu thương những người hàng xóm láng giềng mà chúng ta có thể nhìn thấy được, và có thể sờ mó được, mà lại không làm nên điều tốt cho họ ? Điều này đòi hỏi chúng ta phải biết cho đi, và cho đi mãi dẫu sự cho đi đó có đớn đau, có khoắc khoải. Bằng không thì, sẽ không bao giờ có được một tình yêu thật trong chính bản thân tôi, và những gì mà tôi có thể mang lại cho đồng loại của tôi, chính là sự bất công, sự buồn phiền, não nề, ray rứt, chứ không phải là sự bình an, sự hòa bình tĩnh lặng nơi tâm hồn.

Chúa Giê-su đã phải chịu tổn thương và đau đớn để yêu thương chúng ta. Chúng ta đã được tạo dựng nên giống với hình ảnh của Ngài là vì những lý do cao cả hơn đó là để yêu và được yêu. Chúng ta “phải nên và dám hành động giống với Chúa Ki-tô” như là Thánh Kinh đã nói với chúng ta. Chúng ta được tạo dựng là để yêu thương như Ngài yêu thương chúng ta. Chúa Giê-su biến mình trở thành một người nghèo đói, mình trần, vô gia cư, bị người đời xua đuổi và xa lánh, và Ngài nói: “Những gì anh em làm cho những người như thế đó, chính là làm cho chính Thầy.”

Vào ngày cánh chung, Ngài sẽ nói với những người ở bên hữu của Ngài rằng, “bất cứ những gì mà anh em làm cho một trong những kẻ bé mọn này, tức anh em làm cho Ta.” Và Ngài sẽ nói với những người bên tả của Ngài rằng, “Bất cứ những gì anh em ơ thờ, bỏ mặc và không làm cho một trong những người bé mọn nhất này, tức là anh em đã mặc bỏ và ơ thờ với chính Ta.”

Khi Chúa Giê-su đang hấp hối trên cây Thập Giá, Ngài nói: “Ta khát.” Chúa Giê-su đang khát về tình yêu thương của chúng ta, và cái khát này là dành cho tất cả mọi người, giàu cũng như nghèo. Tất cả chúng ta khát về tình yêu thương của những người khác dành cho chúng ta, rằng họ sẽ tránh xa chúng ta và đừng gây nguy hại cho chúng ta, để họ làm điều tốt đẹp cho chúng ta. Thì đây mới đúng là ý nghĩa của một tình yêu thật, biết cho đi dẫu có phải gặt hái hay gánh chịu lấy thương đau đến cho riêng bản thân mình.

Tôi không bao giờ có thể quên được cái cảm giác mà tôi gặp phải khi đến thăm một gia đình mà những đứa con trai và con gái đã nhốt cha mẹ già của chúng vào trong đó, và rồi dường như lại quên bẵng họ đi. Tôi nhìn thấy trong căn nhà đó, hai cha mẹ già có đủ tất cả mọi thức như: thức ăn ngon, chỗ ở thoải mái, có truyền hình, nói chung là có tất cả mọi thứ, thế nhưng cả hai người này, ai nấy cũng đều lúc nào cũng hướng nhìn về cửa sổ cả. Và không ai trong họ nở một nụ cười trên môi. Tôi mới quay lại hỏi một vị Nữ Tu đi cùng: “Con có biết tại sao hai người này có một chổ ăn ở rất thoải mái, và có tất cả, thế nhưng tại sao họ cứ mãi hướng nhìn về cửa sổ không ? Tại sao họ không vui cười nhỉ ?”

Tôi vẫn thường thấy mọi người cười, thậm chí ngay cả người sắp chết cũng mỉm cười. Và vị Nữ Tu đi cùng mới nói lại với tôi rằng: “Mẹ ạ, dường như ngày nào họ cũng như vậy cả. Họ đang mong đợi, và hy vọng rằng người con trai hay con gái của họ sẽ đến viếng thăm họ. Họ bị tổn thương bởi vì các con của họ không còn nhớ đến họ nữa.” Và như quý vị thấy đó, sự hờ hững trong tình yêu thương này mang đến cho hai cụ già một sự nghèo đói về mặt tâm linh. Có lẽ, trong gia đình riêng của chúng ta, hình như vẫn còn có một ai đó đang cảm thấy cô đơn, cô độc một mình, đang cảm thấy mình đang phải ốm đau, hay đang cảm thấy lo lắng về một điều gì đó.

Liệu chúng ta sẽ có mặt tại đó với người thân của chúng ta chăng ? Liệu chúng ta có sẵn sàng để cho đi tất cả, để chấp nhận lấy thương đau đểcó mặt cùng với gia đình của chúng ta, hay là chúng ta chỉ lo đặt những ưu tiên của riêng chúng ta trên hết ? Thì đó chính là những câu hỏi mà chúng ta phải tự hỏi chính bản thân của chúng ta, đặc biệt là khi chúng ta bắt đầu Năm Thánh về Gia Đình. Chúng ta cần phải nhớ rằng Tình Yêu được bắt đầu từ ngay tổ ấm của chúng ta, và chúng ta cũng phải nhớ rằng: “Tương lai của nhân loại là được truyền qua từ gia đình.”

Tôi rất là ngạc nhiên khi nhìn thấy tại Phương Tây có quá nhiều thanh thiếu niên dùng ma túy, và tôi đã cố gắng tìm hiểu lý do tại sao. Tại sao lại phải rơi vào nông nỗi này, trong khi ở Phương Tây lại có quá nhiều thứ hơn hẳn ở Phương Đông ? Và câu trả lời chính là: “Bởi vì không có ai trong gia đình để đón nhận các em.” Con cái của chúng ta phụ thuộc vào chúng ta về tất cả mọi mặt: về sức khỏe, về sự dinh dưỡng, về sự an toàn, về việc biết và yêu mến Thiên Chúa. Vì tất cả những điều này, mà chúng hướng về chúng ta với sự tin tưởng, phó thác, hy vọng và mong đợi. Nhưng vẫn thường khi cả cha lẫn mẹ lại quá bận rộn và không có đủ thời gian để ngó ngàng đến con cái của mình, hay thậm chí họ vẫn chưa cưới nhau, hay đã từ bỏ nhau trong hôn nhân rồi. Chính vì thế con cái của họ phải lang thang ngoài đường phố, để rồi bị dính vào ma tuý cùng những thứ tội lỗi khác. Không có tình thương yêu dành cho chúng, tức thì mọi sự sẽ tan vỡ, và sự bình an cũng vì thế mà tan vỡ theo !

Thế nhưng, tôi lại nghĩ đến yếu tố có sức hủy diệt lớn lao nhất đến sự bình an của ngày hôm nay chính là việc phá thai, bởi vì đó là một cuộc chiến chống lại đứa trẻ, một hình thức trực tiếp để giết chết đi một đứa trẻ vô tội, chính người mẹ là kẻ sát thủ chính đứa con của mình. Và nếu chúng ta chấp nhận rằng một người mẹ có thể thậm chí giết chết đi đứa con của chính mình, thì làm sao mà chúng ta có thể nói cho những người khác là đừng giết hại lẫn nhau cho được ? Làm sao mà chúng ta có thể thuyết phục một người phụ nữ không nên phá thai ? Lúc nào cũng vậy, một nguyên tắc chung hết là chúng ta phải thuyết phục những người phụ nữ này bằng chính tình yêu thương của chúng ta, và chúng ta tự nhắc nhở cho nhau rằng yêu có nghĩa là sẵn sàng để cho đi, để chấp nhận lấy thương đau.

Chúa Giê-su đã hiến trọn mạng sống của Ngài để yêu thương chúng ta. Chính vì thế, nếu một người mẹ nào đang nghĩ đến chuyện phá thai, thì người mẹ ấy nên nhận được sự giúp đỡ để biết yêu thương, có nghĩa là, dám nói thẳng với người làm cha của đứa bé rằng anh ta không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào cả vì đứa trẻ mà anh ta đã mang lại cho thế gian. Thì người làm cha kiểu đó không chóng thì chày, cũng đặt những người phụ nữ khác vào trong vấn đề rắc rối tương tự. Từ đó một việc phá thai dẫn đến nhiều sự phá thai hơn. Bất cứ quốc gia nào dám chấp nhận chuyện phá thai, thì có nghĩa là quốc gia đó không còn có thể dạy cho người dân của mình biết yêu thương được, mà trái lại dạy cho những người dân của họ là hãy dùng bất kỳ sự bạo động nào để đạt được những gì mà họ muốn. Đó là lý do tại sao việc phá thai lại trở thành kẻ hủy diệt về tình yêu và hòa bình lớn lao nhất.

Có rất nhiều người quan tâm đến các đứa trẻ tại Ấn Độ, tại Phi Châu vốn là nơi các trẻ em chết đi vì thiếu ăn, vân vân. Cũng có rất nhiều người khác, thì lại quan tâm đến tất cả mọi hình thức bạo lực mà đất nước vĩ đại Hoa Kỳ này đã mang đến cho họ. Những quan ngại này là rất đúng, và rất là chính đáng. Thế nhưng, hầu như mọi người chẳng mấy quan tâm gì cả đến hàng triệu, hàng triệu các trẻ em vô tội đang ngày đêm bị giết chết đi bằng những quyết định chủ quan của người làm mẹ. Và đó chính là lý do tại sao việc phá thai đã trở thành một kẻ hủy diệt tàn bạo nhất của nền hòa bình và văn minh đương đại thời nay, và việc phá thai cũng mang lại cho con người sự mù lòa, và ngu muội.

Vì lý này mà tôi khẩn thiết kêu gọi thay cho Ấn Độ cũng như khắp mọi nơi rằng: “Hãy mang đứa trẻ đó đến với chúng tôi,” vì chưng đứa trẻ chính là Món Quà của Thiên Chúa dành cho mỗi gia đình. Mỗi một đứa trẻ được tạo dựng nên theo đúng với hình ảnh đặc biệt nhất của Ngài vì những lý do cao cả hơn, đó là để yêu và được yêu. Trong Năm Thánh Gia Đình này (năm 1994), chúng ta phải mang đứa trẻ đó lại để cho chúng ta chăm sóc. Thì đây chính là cách duy nhất mà thế giới của chúng ta có thể tồn tại vì lẽ những đứa con của chúng ta chính là nguồn hy vọng duy nhất cho tương lai. Khi những người già được Chúa gọi về, thì khi đó chỉ có những đứa con của họ mới có thể thay thế vị trí của họ mà thôi.

Riêng về điều này thì Thiên Chúa đã nói gì cho chúng ta biết ? Thưa, Ngài nói với chúng ta rằng: “Thậm chí ngay cả khi người mẹ quên đi đứa con của riêng mình, thì Thiên Chúa sẽ không bao giờ quên được người đó. Ta khắc con trong chính lòng bàn tay của Ta”. Chúng ta được khắc trong đôi bàn tay của Thiên Chúa; và rằng đứa trẻ chưa chào đời cũng đã được khắc sâu trong cánh tay của Ngài ngay từ lúc thụ thai, và nó cũng được Thiên Chúa kêu gọi để yêu và được yêu, không những trong cuộc sống thời nay, mà là bất diệt, và mãi mãi. Thiên Chúa không thể nào quên bẵng chúng ta cho được, Ngài nỡ lòng nào mà làm như thế !

Tôi muốn kể cho quý vị biết về một điều rất hay rằng: chúng tôi đang tranh đấu chống lại việc phá thai bằng cách nhận làm con nuôi, bằng chính sự chăm sóc của người mẹ và việc người mẹ cho đi đứa con của mình để cho những người mẹ khác nhận làm con nuôi. Tính cho đến hôm nay là chúng tôi đã cứu được hàng ngàn mạng sống của trẻ thơ. Chúng tôi gởi một thông điệp đến cho các cơ sở, các bệnh viện phá thai, và các trạm cảnh sát rằng: “Xin làm ơn, đừng giết chết đi đứa trẻ vô tội; hãy giao đứa trẻ đó cho chúng tôi.” Chính vì thế mà lúc nào chúng tôi cũng có người nói cho những bà mẹ đang gặp khó khăn rằng: “Hãy đến với các Nữ Tu Dòng Bác Ái, các Nữ Tu sẽ chăm sóc cho bạn, cũng như tìm nơi nương tựa cho đứa trẻ của bạn”.

Và chúng tôi cũng nhận được rất nhiều lời yêu cầu từ các cặp vợ chồng hiếm muộn nào muốn có con, và chúng tôi chỉ giao đứa trẻ cho những cặp vợ chồng nào hiếm muộn thật sự, chứ không phải cố tình tránh không mang thai. Như Chúa Giê-su đã nói: “Bất cứ ai đón nhận đứa trẻ này vì danh Thầy, tức là đón nhận Thầy”. Bằng việc nhận đứa trẻ làm con nuôi, những cặp vợ chồng này đón nhận lấy Chúa Giê-su, và bằng việc phá thai, một cặp vợ chồng từ thẳng thừng từ chối việc đón nhận Ngài.


Hãy làm ơn, xin đừng giết hại các trẻ thơ ! Tôi muốn nhận đứa trẻ đó. Làm ơn, hãy trao cho tôi đứa trẻ đó ! Tôi sẵn sàng đón nhận bất kỳ đứa trẻ nào mà ai đó muốn phá bỏ đi, và tôi sẽ trao đứa trẻ đó cho một cặp vợ chồng nào yêu mến đứa trẻ và được đứa trẻ yêu mến họ. Từ ngôi nhà dành riêng cho các trẻ em tại Calcutta không thôi, chúng tôi đã cứu được trên 3.000 đứa trẻ khỏi bị phá bỏ đi. Những đứa trẻ này đã mang lại thật nhiều tình yêu và sự vui sướng cho các cha mẹ nuôi của chúng, và chúng đã lớn khôn trong tình yêu và sự vui sướng khôn tả.

Tôi biết rằng các cặp vợ chồng phải lên kế hoạch cho gia đình riêng của họ, và vì lý đó mà có việc hoạch định gia đình theo phương pháp tự nhiên, chứ không phải theo cách ngừa thai đời thường. Việc hủy diệt đi uy quyền ban trao Sự Sống mà Thiên Chúa đã trao phó lại, qua việc ngừa thai, cũng chính là việc người vợ và người chồng đang làm một điều gì đó chống lại chính bản thân của họ. Họ quy hướng sự chú ý vào chính bản thân của riêng họ, để hủy diệt đi Món Quà Sự Sống và Món Quà của Tình Yêu nơi bản thân người chồng và người vợ. Trong tình yêu thương, cả hai vợ chồng phải dành sự chú ý cho nhau khi cả hai cùng hoạch định gia đình theo phương cách tự nhiên, chứ không phải hành động theo cách đơn lẻ, của người chồng, hay của người vợ mà thôi, như đã xảy ra trong chuyện ngừa thai. Một khi Tình Yêu của Sự Sống đã bị hủy diệt đi qua việc ngừa thai, thì không chóng thì chày, việc phá thai rồi cũng sẽ phải diễn ra thôi, theo đúng với quy luật giết người của nó.

Tôi cũng biết được rằng ngày hôm nay trên thế giới vẫn còn có nhiều vấn nạn lớn, qua đó những cặp vợ chồng yêu nhau chưa đủ để cùng nhau thực hiện việc hoạch định gia đình theo phương cách tự nhiên và đã lên tiếng nói rằng: “Các người, những người đã sống bằng đời sống khiết tịnh, các người chính là những người tốt nhất để dạy cho chúng tôi biết được cách thức hoạch định gia đình bằng phương pháp tự nhiên vì lẽ chẳng có gì xứng đáng hơn là việc tự kiềm chế mình vì tình yêu thương dành cho nhau”. Và những gì mà người nghèo này nói lên cho quý vị là hoàn toàn đúng với sự thật. Những người nghèo này có thể là không có cái gì để mà ăn, cũng chẳng có nơi để nương tựa, thế nhưng họ vẫn là những con người vĩ đại vì họ có một đời sống tâm linh rất dồi dào.

Khi tôi đón nhặt một người nào đó ngoài đường phố, vì đói khát, tôi trao cho người đó một dĩa cơm, một miếng bánh mì. Thế nhưng, đối với một người bị bỏ rơi, một người cảm thấy mình chính là cặn bã của xã hội, không được mong muốn, và không được yêu thương, luôn cảm thấy hãi hùng, thì sự nghèo đói về tinh thần của người đó rất khó để có thể khắc phục cho dược. Và chuyện phá thai, vốn dĩ sẽ dẫn đến chuyện ngừa thai, khiến cho người đó càng trở nên nghèo nàn hơn về mặt tâm linh, và đó chính là một sự nghèo nàn tệ nhất và khó nhất hòng có thể khắc phục được.

Những ai nghèo nàn về của cải có thể trở thành những người rất ư là tuyệt vời. Một buổi chiều nọ, chúng tôi ra ngoài đường và đón nhặt bốn người đang lang thang trên hè phố, và một người trong số họ, đang ở trong điều kiện rất tồi tệ. Tôi mới nói với các Nữ Tu: “Các con chăm sóc cho ba người kia, còn mẹ chăm sóc người trông có vẻ tồi tệ nhất này”. Và thế là, tôi làm tất cả cho người phụ nữ ấy với hết thảy tình yêu thương của tôi. Tôi đặt người phụ nữ đó trên giường, và bỗng dưng trên mặt cô ta nở một nụ cười rất đôn hậu. Cô cầm lấy tay tôi như thể muốn nói lên lời cảm ơn, và rồi cô ta chết đi ngay tức khắc.

Tôi chẳng có thể làm được điều gì cả ngoại trừ việc rà soát và kiểm điểm lại lương tâm của tôi trước người phụ nữ đã vội lìa đời đó. Và tôi đã hỏi chính mình rằng: “Tôi sẽ nói ra điều gì nếu như tôi chính là cô ta ?” Và câu trả lời của tôi rất là đơn giản. Đúng lý ra, tôi chẳng cần phải chú ý gì đến riêng tôi cả. Chắc có lẽ lúc đó tôi sẽ nói rằng: “Con đang đói, con sắp chết, con lạnh quá, con đang đau đớn”, hay một điều gì đó. Thế nhưng, người phụ nữ vô tình đó đã cho tôi quá nhiều – cô ta đã cho tôi một tình yêu đầy lòng biết ơn của cô ấy. Và cô ta chết đi với nụ cười còn mãi tươi nở trên khuôn mặt.

Rồi trong một trường hợp khác khi chúng tôi đón nhặt một người đàn ông từ ống cống, phân nửa bị sâu bọ cắn, và sau khi chúng tôi mang ông ta về nhà của chúng tôi, ông chỉ nói rằng: “Con đã sống như một con thú trên đường phố, thế nhưng con sắp sửa chết như là một vị thiên thần, được yêu thương và được sự chăm sóc”. Và rồi, sau khi chúng tôi bắt hết sâu bọ ra khỏi người của ông, những gì mà ông ta có thể nói lúc đó với một nụ cười lớn chính là: “Các Nữ Tu ơi, con sắp sửa về Nhà Chúa,” và rồi ông chết đi. Thật là tuyệt vời khi thấy được sự vĩ đại và cao cả nơi người đàn ông này, một người không hề lên tiếng nguyền rủa bất kỳ ai, không hề so sánh mình với bất kỳ cái gì cả. Giống như một thiên thần, thì đây chính là sự cao cả nơi những con người có đời sống tâm linh, đời sống tinh thần rất đậm đà và sâu sắc thậm chí họ rất nghèo về mặt của cải, vật chất của đời thường.

Chúng tôi không phải là những người làm việc xã hội. Trong mắt của một số người, chúng tôi có thể đang làm các công việc xã hội, thế nhưng thực chất là chúng tôi phải sống trầm tư, suy niệm ngay giữa đời thường này. Vì chúng tôi phải đem sự hiện diện của Thiên Chúa vào trong gia đình của quý vị, vì nếu gia đình cùng nhau cầu nguyện, thì sẽ cùng nhau khắng khít. Có quá nhiều thù hận, quá nhiều nỗi thống khổ, và chúng ta, bằng chính lời cầu nguyện của chúng ta, và bằng chính sự hy sinh của chúng ta, chúng ta nên bắt đầu ngay từ gia đình của chúng ta. Tình yêu thương bắt đầu từ chính gia đình, và đó không phải là việc chúng ta làm nhiều bao nhiêu, mà là có bao nhiêu tình yêu thương mà chúng ta đặt vào những gì mà chúng ta làm cho nhau.

Nếu chúng ta sống trầm tư, niệm suy ngay chính giữa đời thường này cùng với biết bao nhiêu vấn nạn của nó, thì những vấn nạn này không thể nào làm cho ta trùn bước. Chúng ta phải luônnhớ những gì mà Thiên Chúa đã nói với chúng ta qua Thánh Kinh rằng: “Thậm chí ngay cả khi một người mẹ có thể quên đi đứa trẻ trong cung lòng của mình”, một điều vốn dĩ không thể xảy ra được, thế nhưng thậm chí nếu người phụ nữ đó có thật sự quên đi đứa con của mình, thì “Ta sẽ không bao giờ quên con”.

Và giờ đây tôi đang nói chuyện cùng với quý vị. Tôi muốn quý vị hãy tìm kiếm người nghèo ngay tại nơi đây, trước hết là tại gia đình của quý vị, và từ nơi đó, hãy để cho tình yêu thương được triển nở. Hãy mang tin vui đến cho những người thân của quý vị trước đã, rồi tìm đến những người nơi hàng xóm của quý vị. Thế quý vị có biết họ là những ai không ?

Tôi đã có một cảm nghiệm rất phi thường về tình yêu thương dành cho người hàng xóm láng giềng với một gia đình theo đạo Hindu. Người đàn ông đến nhà của chúng tôi và nói: “Mẹ Tê-rê-sa, có một gia đình đã từ rất lâu rồi, họ chưa có cái gì để mà ăn cả. Vậy Mẹ hãy làm điều gì đi chứ ?” Thế là tôi mang một ít gạo và đến gia đình đó ngay tức khắc. Và tôi nhìn thấy các trẻ em, đôi mắt của chúng sáng rực lên vì đói. Tôi không biết là quý vị đã từng nhìn thấy một người đói nào bao giờ chưa. Thế nhưng, tôi vẫn nhìn thấy họ thường xuyên.

Do đó, cũng có những đứa trẻ, tỏa chiếu ra niềm sung sướng, để sẻ chia sự vui mừng và bình yên với những người mẹ của chúng vì mẹ của chúng đã trao cho chúng tất cả mọi tình yêu thương dẫu có phải đau thương đến đâu đi chăng nữa. Và như quý vị thấy đó, căn nhà, tổ ấm gia đình, đó là nơi xuất phát ra tình yêu thương.

Và như ví dụ điển hình về gia đình này cho chúng ta thấy được rằng Thiên Chúa không bao giờ quên chúng ta, và đó là điều mà quý vị cùng tôi đều có thể làm được bất kỳ lúc nào. Chúng ta có thể giữ cho niềm vui về tình yêu thương của Chúa Giê-su trong trái tim của chúng ta, và sẽ chia niềm vui đó với tất cả những ai mà chúng ta tiếp xúc với. Chúng ta hãy cùng nhau tâm quyết một điều rằng, không có đứa trẻ nào là đứa trẻ không được mong muốn, không được yêu thương, không được chăm sóc, không bị giết chết và vứt bỏ đi cả, và chúng ta phải biết cho đi tất cả dẫu có phải gánh lấy đau thương, cùng sự mất mát, với một nụ cười tươi mở.

Có lẽ vì tôi hay mãi nói nhiều về việc cho đi với nụ cười, với niềm vui mà có một lần, một vị giáo sư nọ đến từ Hoa Kỳ đã hỏi tôi rằng: “Mẹ đã có gia đình chưa ?” Và tôi trả lời: “Vâng, tôi đã có gia đình rồi, và đôi lúc tôi cảm thấy rất khó khăn để cười với vị phối ngẫu của tôi là Chúa Giê-su, bởi vì có lúc, Ngài cũng đòi hỏi tôi nhiều lắm”. Đây là một điều hoàn toàn đúng, Quý vị ạ ! Và đây chính là nơi mà Tình Yêu được xuất phát, được lan tỏa, khi nó được đòi hỏi, và do đó, chúng ta phải cho đi tình yêu thương đó bằng trọn cả niềm vui sướng.

Một trong những điều đòi hỏi nhất đối với tôi khi tôi di chuyển đó đây, cùng với sự quảng cáo rầm rộ. Lúc đó tôi vẫn thường nói với Chúa Giê-su rằng nếu tôi không đến Nước Thiên Đàng vì bất cứ điều gì, thì tôi sẽ đến Nước Thiên Đàng vì tất cả những chuyến công du của tôi với sự quảng cáo rầm rộ, vì lẽ nó đã giúp tôi nên thanh khiết, đã khiến tôi hy sinh và khiến cho tôi sẵn sàng để đến Nước Thiên Đàng.

Nếu chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, và chúng ta có thể yêu thương nhau như Ngài đã và vẫn yêu thương chúng ta, thì nước Mỹ này có thể trở thành một dấu hiệu hòa bình cho cả thế giới. Và từ đó, một dấu hiệu về sự chăm sóc cho những người yếu thế nhất trong số người yếu thế, đó là các trẻ thơ chưa được chào đời, để cho các trẻ được thế giới đón nhận. Nếu quý vị trở thành ánh sáng soi chiếu của công lý và hòa bình trên thế giới, thì quý vị mới thật sự đúng với những gì mà tổ tiên của quốc gia này đã đại diện cho. Cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả quý vị !


Bài diễn văn của Mẹ TERESA CALCUTTA,
Washington 3.2.1994,

bản dịch của ANTHONY LÊ

Theo Ephata số 274, năm 2006

Một mùa chay phò sự sống


“Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng !”



Tin Mừng theo Thánh Gio-an, chương 9

Lời kêu gọi khẩn thiết hãy sám hối là lời kêu gọi mở màn cho Mùa Chay, và cũng là mùa đánh dấu sứ vụ rao giảng của Thánh Gio-an Làm Phép Rửa (như được trình thuật trong Mt 3, 2); của Chúa Giê-su (như trong Mt 4, 17), của Phê-rô và các Tông Đồ (như trong Cv 2, 37 – 38). Đó là lời kêu gọi để đưa ra một sự lựa chọn theo lương tâm, và theo sự tự do không bị ràng buộc của mỗi người trong chúng ta, để xa tránh lỗi tội, vốn dẫn đến cái chết, để biết tin vào Tin Mừng, vốn là cách để dẫn đến sự sống.

Đúng thế, như lời kêu gọi của Mô-sê được trích trong sách Đnl 30,19 rằng: “Hôm nay, tôi lấy trời đất làm chứng cáo tội anh em: tội đã đưa ra cho anh em chọn được sống hay phải chết, được chúc phúc hay bị nguyền rủa. Anh em hãy chọn sống để anh em và dòng dõi anh em được sống”.

Một trong những đoạn Tin Mừng Mùa Chay mà tôi thích nhất chính là chương 9, Tin Mừng theo Thánh Gio-an có liên quan đến việc Chúa Giê-su chữa lành cho một người mù từ thưở mới sinh. Tại đây, chúng ta thấy được bi kịch của ý chí qua việc chấp nhận hay chối từ lời kêu gọi của Chúa Ki-tô. Anh thanh niên bẩm sinh đã bị mù lòa, và anh ta đã được nhìn thấy như trình thuật trong phần đầu của câu chuyện, thế nhưng phần còn lại của bi kịch chính là sự mù lòa về mặt tâm linh mà anh ta phải gánh chịu.

Thoạt đầu, anh gọi Chúa Giê-su là một con người (như trong đoạn 11); rồi lại gọi Ngài là một Ngôn Sứ (như trong đoạn 17); kế đó là Đấng đến từ “Thiên Chúa” (như trong đoạn 33); và sau cùng, anh gọi Ngài là chính “Thiên Chúa” (như trong đoạn 38).

Anh đến để nhìn thấy Chúa Giê-su là ai, bởi vì anh sẵn sàng tin vào Ngài. “Người hỏi: Anh có tin vào Con Người không ? Anh đáp: Thưa Ngài, Đấng ấy là ai để tôi tin ?” (đoạn 35 – 36).

Thái độ sẳn sàng này tượng trưng cho một sự tương phản bình dị so với sự cứng đầu và ý định đen tối của những người Pha-ri-sêu giả hình. Dẫu phải diện đối với bằng chứng được chữa lành một cách hiển nhiên về thể xác, họ đã cố giải thích một cách sai lạc, hòng cố tình xua đuổi và chấp nhận bằng chứng đó, thông qua những lần hạch hỏi anh thanh niên và cha mẹ của ông ta, và rồi phác họa ra Chúa Giê-su như là một kẻ phạm tội, để cuối cùng chủ tâm xóa bỏ bằng chứng hiển nhiên ra ngoài cửa sổ, để chối từ việc anh thanh niên đã được chữa lành ngay giữa thời đại của họ (như trình thuật qua đoạn 34).

Bi kịch đó, ngày nay, được lặp đi, lặp lại rất nhiều lần khi xã hội tục trần của chúng ta đang mãi vật lộn với “Nền Văn Hóa Sự Chết,” vốn xét về thực chất căn cơ, nguồn cội chính là bi kịch của việc phá thai liên tục không ngớt.

Bằng chứng đó quá là hiển nhiên và sờ sờ ra đó cho tất cả chúng ta, ai cũng đều thấy được,và nó đã được làm cho rõ ràng hơn bao giờ hết về mặt di truyền học và sinh sản học, rằng phá thai chính là việc giết chết đi một mạng sống con người. Một số người đón nhận được bằng chứng đó, và với tâm lòng chấp nhận, họ đã quyết định chọn Sự Sống. Còn số khác thì lại cho thấy sự bướng bỉnh, cứng đầu, ngang ngạnh của những người Pha-ri-sêu, để cố gắng bám lấy cái mà họ cho là ý thức hệ, hay cái lý tưởng hóa của riêng họ.

Đối với tôi ví dụ rõ ràng và bình dị nhất của những gì đã nêu trên chính là ngày mà nhóm ủng hộ Sự Sống Tiến hành buổi cầu nguyện canh thức cho một trẻ thơ đã bị phá bỏ đi, ngay trước cổng một bệnh viện hoặc cơ sở phá thai. Trẻ thơ, với kích thước chỉ bằng bàn tay, được nhìn thấy rất rõ trong một cỗ áo quan trắng nhỏ.

Một vài người phe ủng hộ phá thai nhìn thấy đứa trẻ này, và một người Phò Sự Sống lên tiếng thách đố họ: “Này bạn hỡi, hãy nhìn vào bằng chứng này ngay trước cặp mắt của bạn. Đây chính là một trẻ thơ, bạn ạ !” Bạn có biết lời đáp trả nhận được là gì không ?: “Đó chỉ là ý kiến của bạn mà thôi !” Thật khó mà có thể tin nổi một sự cứng đầu và ngu muội này.

Việc không biết một đứa trẻ trong bụng mẹ không phải là một tội, thế nhưng việc chối từ để biết được sự thật đó, mới chính là tội. Như Chúa Giê-su đã tuyên bố cho những người Pha-ri-sêu vào phần cuối của bi kịch trong chương 9, Tin Mừng theo Thánh Gio-an là: “Đức Giê-su bảo họ: Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: Chúng tôi thấy, nên tội các ông vẫn còn !" (đoạn 41).

“Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng !” Thì đâu là tin mừng ? Thưa, Tin Mừng, theo ngôn ngữ của “Tin Mừng Sự Sống – Evangelium Vitae” thì đó chính là: “cuộc sống luôn luôn là một sự biểu lộ tốt đẹp về Thiên Chúa ngay giữa lòng thế giới, cuộc sống chính là một dấu chỉ về sự hiện diện của Ngài, và cuộc sống chính là một dấu tích về Vinh Quang của Ngài.”

Vậy trong Mùa Chay Thánh này, một lần nữa, chúng ta hãy cùng nhau chọn Sự Sống nhé, các bạn !

Những cách thức để “chọn Sự Sống” trong Mùa Chay Thánh này

Như là một phần trong việc thực hành Mùa Chay của chúng ta, xin mời bạn hãy ít nhất nghĩ đến những anh chị em của chúng ta, để dành thật nhiều thời gian, sự chú ý và năng lực của chúng ta để tranh đấu hòng bảo toàn công lý cho những trẻ thơ chưa được chào đời. Sau đây là một vài điều mà chúng ta có thể cùng nhau làm:

  1. Đọc lời “Cầu Nguyện Chấm Dứt Phá Thai” mỗi ngày.
  2. Kêu gọi mọi người trong Giáo Xứ, trong cộng đoàn, trong các hội đoàn, các nhóm nhỏ gia đình, vân vân hãy cùng nhau đọc lời cầu nguyện này mỗi ngày.
  3. Xin Lễ và hiệp thông cầu nguyện cho những trẻ thơ chưa được chào đời.
  4. Nguyện cầu trước Phép Thánh Thể để cầu nguyện cho các trẻ thơ vô tội.
  5. Hy sinh một điều gì đó rất cụ thể mà bạn vẫn thường hay mua cho riêng bản thân mình, để dùng số tiền đó gởi đến cho các trung tâm hỗ trợ cho các người phụ nữ mang thai hay nhóm mục vụ ủng hộ Sự Sống.
  6. Dành thời gian hay tham dự vào một nhóm nhỏ nào đó tại địa phương, để cùng nhau cầu nguyện bên ngoài các bệnh viện hay các trung tâm phá thai.

Lời nguyện cầu chấm dứt phá thai (Prayer to end abortion)

Lạy Chúa, ngày hôm nay con cảm tạ Ngài về món quà Sự Sống của con,
Và về những mạng sống của tất cả các anh chị em của con.
Con biết rằng không có gì hủy diệt Sự Sống nhiều hơn là việc phá thai,
Tuy nhiên con lại mừng vui vì Ngài đã chinh phục sự chết bằng sự Phục Sinh của Con Ngài.
Con giờ đây sẵn sàng làm phần mình để chấm dứt việc phá thai.
Ngày hôm nay con tự cam kết với chính mình rằng:
Sẽ không bao giờ còn im lặng nữa,
Sẽ không bao giờ thụ động,
Sẽ không bao giờ bỏ rơi vào sự im lặng lãng quên tất cả các trẻ thơ chưa được chào đời,
Con tự cam kết với chính mình phải năng động,
phải tích cực trong phong trào Phò Sự Sống,
Và sẽ không bao giờ ngừng việc Bảo Vệ Sự Sống
Mãi cho đến khi tất cả những anh chị em của con được bảo vệ,
Và cho quốc gia của con một lần nữa trở nên một đất nước có tự do và công lý
Không chỉ cho một số người mà thôi,
mà là cho hết thảy tất cả mọi người,
Thông qua Chúa Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.


Lm. FRANK PAVONE,
Hội các Linh Mục Phò Sự Sống,
www.priestsforlife.org


Theo Ephata 262, năm 2006

Cậu bé có một nửa trái tim nằm ngoài lồng ngực

Theo tờ Daily Mail (Anh), khi Ryan Marquiss chào đời, các bác sĩ đều nhận định cậu bé không thể sống sót, bởi tim của cậu bé nằm ở ngoài cơ thể. Nhưng 3 năm trôi qua, Ryan Marquiss vẫn lớn lên bình thường và trở thành người có trái tim bên ngoài sống sót đầu tiên trên thế giới.

Thông thường, trẻ sơ sinh có tim ở ngoài cơ thể đều chết ngay sau khi sinh hoặc nhiều nhất cũng chỉ sống được trong 3 ngày.


Khi mẹ của Ryan Marquiss mang thai tuần thứ 12, các bác sĩ đã phát hiện thai nhi mắc bệnh khuyết tật tim bẩm binh rất kỳ lạ. Trường hợp này rất hiếm gặp với tỷ lệ 8/1000.000 bệnh nhân.

Ngoài ra, Ryan Marquiss còn mắc hội chúng suy giảm bên phải tim, chỉ có bên trái tim phát triển bình thường. Điều đó có nghĩa là cậu bé chỉ sống với một nửa trái tim và nửa trái tim này lại nằm bên ngoài cơ thể.

Do đó, các bác sĩ đã khuyên mẹ của Ryan Marquiss phá thai nhưng bà từ chối.

Ryan Marquiss trước và sau khi phẫu thuật

Tháng 2/2009, Ryan Marquiss chào đời tại Trung tâm y tế nhi đồng quốc gia tại thủ đô Washington dưới sự giúp đỡ của hơn 30 bác sĩ.

Khi đó, bác sĩ Mary Donofrio cho biết: "Cho dù có thể sống sót cậu bé cũng sẽ chết vì tim bị nhiễm trùng do ở môi trường bên ngoài. Nếu may mắn không bị nhiễm trùng thì cậu bé có thể trải qua ca phẫu thuật tim để lưu thông máu do chỉ có 1 nửa quả tim hoạt động bình thường".

"Ngay từ đầu tôi đã nói với bố mẹ Ryan rằng việc cậu bé sống sót đã là một điều kỳ diệu", ông nói thêm.



Ryan Marquiss và gia đình

Bellenews đưa tin từ khi mới hai tuần tuổi đến nay, Ryan đã phải chiến đấu với hơn 10 cuộc phẫu thuật để kéo dài sự sống cũng như để chữa trị bệnh tim phát triển không đều. Theo các bác sĩ, sự sống sót kỳ diệu của Ryan Marquiss tạo hi vọng cho các trẻ em mắc bệnh khuyết tật tim bẩm sinh nghiêm trọng trên toàn thế giới.

Mẹ cậu bé xúc động nói: "Thằng bé đã chiến đấu rất kiên cường. Trong tương lai, nó sẽ phải tiến hành một số cuộc phẫu thuật vùng ngực nữa. Nhưng tôi tin nó sẽ vượt qua. Có thể thằng bé sẽ không trở thành một vận động viên, nhưng tôi hy vọng nó có thể thoải mái chạy quanh khu vui chơi và trèo cây như những đứa trẻ khác".

"Mỗi khi nhìn thằng bé chạy và nô đùa trong sân, tôi lại cảm tạ Chúa. Mỗi ngày với Ryan là một ngày vô cùng quý giá. Vì vậy chúng tôi luôn trân trọng từng phút từng giây", bà Leighann Marquiss chia sẻ.



Tổng hợp từ congannghean & vnexpress

Tâm tình gửi em, người bạn trẻ thân thương (p2)

MỘT HỒNG ÂN, MỘT TRÁCH NHIỆM

Để kêu gọi toàn thể nhân loại tôn trọng Sự Sống, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II, ngày 30.3.1995, đã gửi cho thế giới một Thông Điệp được mệnh danh là "Tin Mừng vế Sự Sống". Nếu có dịp, em hãy cố tìm đọc Thông Điệp đó, để có thể hiểu được Sự Sống là thánh thiêng, cần phải được tôn trọng và bảo vệ bằng mọi giá.



I. CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ CHÍNH SỰ SỐNG


Nhưng chỉ là Sự Sống đón nhận, Thiên Chúa mới chính là Sự Sống, Sự Sống tràn đầy và viên mãn. Ngài là chủ của tất cả Sự Sống. Sự Sống này được thông truyền cho con người và cả vạn vật, như một hệ quả của tình yêu. Yêu là cho đi, càng cho nhiều, càng chứng tỏ yêu nhiêu. Thiên Chúa đã cho chính Sự Sống của Ngài. Cho điều đó chứng tỏ Ngài đã cho trọn vẹn, Có lẽ Thánh Gio-an đã hiểu hơn ai hết điều đó, nên ngài đã không ngần ngại khẳng định: "Thiên Chúa là tình yêu" (1 Ga 4, 8)

Sự Sống, như thế, quả là một hồng ân, là cách thể hiện tình yêu của Thiên Chúa với thụ tạo. Nó được trao ban cho con người như một gia tài quý báu. Tiếp nhận nó với niềm tri ân, với cung cách trân trọng, và với quyết tâm sinh lời... là điều cần có nơi em cũng như nơi mọi người.

Hội Thánh, trong tư cách là hiền thê của Chúa Ki-tô và trong sứ mệnh bảo vệ chân lý của mình, đã quyết liệt với lập trường: "Đứng về phía bảo vệ Sự Sống". Lập trường đó luôn luôn được tái khẳng định, mỗi khi có dịp thuận tiện, bất chấp mọi chống đối, thậm chí nhiều lúc phải chấp nhận cả những mất mát.

Khi đến chủ tọa lễ khai mạc Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ, tổ chức tại thành phố Denver, bang Colorado, Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-ô II đã được Tổng Thống Bill Clinton tiếp đón ngay tại phi trường. Trong diễn văn đáp từ Tổng Thống, Đức Thánh Cha đã ca tụng vẻ đẹp của đất nước Hoa Kỳ: "Hỡi quốc gia Hoa Kỳ, bạn quá đẹp đẽ và thận diễm phúc. Nhưng sự tốt đẹp và diễm phúc nhất, chính là từ con người mà ra, từ nam giới, từ phụ nữ, từ một em nhỏ, từ một di dân và từ những trẻ thơ đang được sinh ra ngay tại phần đất này. Sự thử thánh lớn lao nhất của quốc gia Hoa Kỳ bây giờ, là sự săn sóc đối xử của bạn đối với con người, nhất là đối với những con người yếu đuối, không có phương tiện để bảo vệ chính mình..."

Nhấn mạnh ở điểm cuối cùng này, Đức Thánh Cha đã muốn kín đáo đề cập tới đạo luật cho phép phá thai, mà Tổng Thống Bill Clinton mới ký ban hành.


II. HỘI THÁNH LÀ MẸ VÀ LÀ THẦY

Đã đi tiên phong trong mặt trận bảo vệ Sự Sống. Mọi thành viên trong Hội Thánh, đặc biệt là giới trẻ các em cũng cần nối bước Hội Thánh, đặc biệt là giới trẻ các em cũng cần nối bước Hội Thánh, dẫn thân vào trận tuyến đó. Mạnh dạn lên, đừng nhát đảm, em nhá ! Hãy vững tin, vì Thiên Chúa luôn luôn đồng hành với em. Đừng sợ khó, vì ở đâu khó, ở đó có thanh niên mà. Thể hiện quyết tâm trên, em hãy tôn trọng Sự Sống nơi chính mình.


A. TÔN TRỌNG SỰ SỐNG NƠI CHÍNH MÌNH


1. Trước tiên, tôi muốn cùng em nhìn vào con người một chút để thấy cái giá của nó.

Một bé gái vừa mới chào đời. Nhìn theo phạm vi khoa học, bé chỉ là một tập hợp hoá chất. 57% là nước, một ít mỡ, ít đường, ít protein. Tuy chỉ là thế, nhưng bé là một cái gì phức tạp nhất, kỳ diệu nhất. Bé phải mất gần 30 năm để ăn, sản xuất 40.000 lít nước tiểu và trải qua 6 tháng trong phòng tắm. Trước lúc thôi nôi, bé đã nhỏ ra tối đa 145 lít nước dãi. Trước khi hai tuổi, bé đã bò được một chiều dài tới 150 km. Khi 10 tuổi, tim bé đã đập được 360 triệu lần. Đời bé sẽ sản xuất ra 950 km tóc, 28 m móng tay và 2 m lông mũi.

Tới 21 tuổi, em đã làm việc được 8 năm, mỗi ngày cô sản xuất cả 200 tỉ tế bào hồng cầu máu. Trước sau, cô đã tróc cả 19 kg da chết. Mắt em chớp cả 415 triệu lần và đủ khả năng phân biệt được trên 1 triệu lần và đủ khả năng phân biệt được trên 1 triệu mầu sắc. Nguyên đi bộ mà thôi, tổng số đã tới 22.000 km.

Não của em là cơ quan phức tạp nhất. Nó có thể điều khiển nửa tá công việc rắc rối trong một lúc. Khi làm việc đó, nó phải xử lý cả một triệu chi tiết. Nó như một người có thể vừa lái máy bay, vừa lái xe hơi, xe điện, cỡi ngựa, lái tàu, điều khiển nhà máy... đủ thứ trong cùng một lúc. Em thấy kỳ diệu chưa ? Nó làm việc trong ngày và đêm, không bao giờ có chuyện nghỉ. Cả lúc em ngủ, não vẫn làm việc. Vì nếu nó nghỉ lúc nào, là em thành đất lúc đó.

Khi em ăn, chẳng phải đồ ăn tự nhiên qua cổ em được đâu. Não ra lệnh nuốt, cơ quan đó mới cho đồ ăn lọt qua. Tốc độ ăn đi xuống là 4 cm mỗi giây. Những đợt thắt cơ của ống Thức quản ép đồ ăn xuống dạ dầy. Tại đầy đồ ăn phải trở thành chất lỏng sinh học, cơ thể mới tiêu hoá nổi. Những nếp gấp của dạ dày giãn ra mỗi lần nuốt. Acide hydrocholin làm cho đồ ăn nát ra, 4 giờ sau, được trộn đều, sau đó được đẩy xuống tiểu tràng. Tại đây, não ra lệnh cho mật đổ vào đồ ăn một loại chất lỏng, có khả năng làm tan chất béo. Đồ ăn được giữ lại trong cơ thể em khoảng 24 giờ. Sau đó rời khỏi em, với cả một lô tế bào chết.

Tế bào trong em liên tục chết, nhưng cũng liên tục được tái tạo. Mỗi giờ có hàng tỷ tế bào được thay thế. Chỉ riêng tế bào tim là cố định. Vài triệu tế bào hoạt động làm thành nhịp tim, chính não đóng vai trò điều khiển nhịp tim đó. Não còn chăm sóc cả da cho em, trên da có hàng triệu ống mồ hôi, chỉ nguyên lòng bàn tay của em đã có 65.000 lỗ. Khi trời nóng, não sẽ khởi động tuyến mồ hôi để giải nhiệt cho em, hầu giữ cho nhiệt độ trong người của em đạt ở mức 370C. Ngay cả mụn trứng cá của em cũng đóng vai trò của nó. Nó giữ không khí ẩm trên da cho em và truyền sức nóng vào trong người em.

Đôi tai của em, ngoài màng nhĩ, còn một chiếc xương, chỉ bé bằng hạt gạo thôi. Nó là chiếc xương nhỏ nhất trong một chuỗi 3 xương trong cơ thể em, nhưng lại được thiết kế tối ưu. Nó có nhiệm vụ chuyển những rung động đến thần kinh trong ốc tai, nhờ đó, em mới có thể nghe được.

Ngay những hạt nước mắt của em cũng thật kỳ diệu. Lượng nước mắt đổ ra cả đời em khoảng 65 lít, tương đương 1,85 triệu giọt. Cứ 1.000 giọt cân được 35 g. Thành phần của nước mắt có 99% là nước, trong đó gồm tới 80 chất, có cả đường và chất diệt trùng. Nó mặn như nước sông Thames ở Greenwich. Khi em khóc, tuyến lệ sẽ co thắt đẩy nước mắt ra ngoài, bằng 6 ống nhỏ, chỉ cỡ sợi tóc. Mỗi lần em khóc, khoảng 28 giọt nước mắt chảy ra. Thật lạ lùng, chỉ con người mới biết khóc, lý do, nó không phải là một bộ máy sinh học, mà là một con người.

2. Nều đặt con người trên bàn cân kinh tế, giá trị của nó cũng không phải là nhỏ.

Cơ thể của con người bao gồm:

Một lượng nước đủ để giặt một chiếc áo sơ-mi. Một lượng sắt đủ để chế tạo một chiếc đinh 5 phân. Một lượng đường đủ để lạm một chiếc bành ga-tô. Một lượng vôi đủ để xây một chuông gà nhỏ. Một lượng mỡ đủ để nấu được motọ bánh xà phòng to. Một lượng phospho đủ để sản xuất 200 que diêm. Một lượng lưu huỳnh đủ để giết chết một con bọ chét.

Một người 55 ký, giá trị tất cả ở những thứ vừa kể, cộng thêm vài nguyên tố lượng khác, như magiê, đồng, kẽm, kali... có lẽ chỉ đáng 3 USD. Những theo giáo sư G. Maravich ở đại học Yale (Mỹ), thì hoá chất trong con người đều ở dạng hợp chất. và như vậy chỉ riêng Hemoglobin và Insulin đã đủ làm con người có giá trị lắm rồi. Còn cực đắt là các dạng Hormon như gr foliculin, giá 45.000 USD. 1 gr prolactin giá tới 1.700.000 USD. Như thế, để tổng hợp lên một cơ thể, phải có ít nhất 1 tỷ USD.

3. Nếu lại nhìn con người theo lãnh vực siêu nhiên, vì nó có linh hồn, thì chỉ có thể nói, không có một giá nào có thể mua được, ngoại trừ giá máu của Chúa Ki-tô.


Sự Sống, như thế, là một số vốn khổng lồ Chúa trao cho em và Ngài muốn, em phải dùng nó để sinh lời cho em, cũng như những người thân yêu của em và cả xã hội nữa

Thế mà, nhiều lúc, thay vì sinh lời, em đã phung phí nó không tiếc thương. Nếu em đang buông mình vào vòng xích của ma tuý, vào sức kìm kẹp của men nồng, vào sóng gió của sắc dục, vào đam mê của bài bạc... là em đang tự huỷ chính mình. Ma tuý nào chả là đi tới nấm mồ. Mãi dâm thời nào, chẳng là ở gieo rắc những vi trùng độc hại, ăn mòn Sự Sống, nhất là thời nay, với vi-rút HIV trong mình, án tử đã treo sẵn vào cổ em rồi, không đi đầu thoát được, vì nhân loại chưa tìm ra thuốc để có thể thoát khỏi lưỡi hái của nó. Men rượu cũng thế, nó đang dẫn em đi và tự địa, trong khi em cứ nghĩ rằng, đó là đường đi tới thiên đường.
Chai gan ra rồi, mà nhiều ông thượng đế vẫn ngâm nga: "Trời đất sinh ta rượu với thơ. Không thơ không rượu sống như thừa". Hoặc: "Nam vô tửu như kỳ vô phong"

Cờ mà thiếu gió thì thật là buồn thảm. Bởi đó, đã là nam nhi, thì phải có rượu vào mới ra nhẽ được chứ ! Chai gan đã ở giai đoạn cuối, mà vẫn nguỵ biện được. Sức quyến rũ của rượu, quả thật, không lường nổi.

“Cuộc sống trụy lạc nào cũng bắt đầu của tự tử cả”, ông Blắc-ky đã bảo thế. Mà tự tử, nói theo Jean Jacques Rousseau, là một hành vi đạo chích đối với nhân loại. Sự Sống là gia tài chung của nhân loại. Huỷ diệt một Sự Sống, chẳng là ăn trộm của nhân loại thì là gì ? Đã tôn trọng Sự Sống của mình, em sẽ không thể không tôn trọng Sự Sống người khác.


B. TÔN TRỌNG SỰ SỐNG CỦA NGƯỜI KHÁC

Người khác đây, có thể là một người nghèo đang cần giúp đỡ, một bệnh nhân đang cần tiền thuốc, một nạn nhân đang cần cấp cứu, một quả phụ đang cần an ủi, một cô nhi đang cần tấm lòng và một thai nhi đang cần bảo vệ.

Bản Niêm Giám Thống Kê, 1992, của cục Thống Kê thành phố Sài-gòn, có đưa ra một số liệu: “Năm 1992, thành phố có 75.000 phụ nữ sinh con. Trong đó, số lần nạo thai đã lên tới 139.000 nghĩa là, cứ 100 phụ nữ sinh nở, thì có tới 180 lần nạo thai”.

Một tai nạn, gây tử vong cho vài chục người, có thể làm cả thế giới xúc động. Thế mà, 139.000 thai nhi bị giết, giết một cách man rợ, với sự đồng tình nhẫn tâm của chính mẹ mình, trong chỉ một năm trời, mà chẳng thấy một giọt nước mắt nào đổ ra, một khó hiểu đến độ xót xa.

Con số 139.000 ca nạo thai, mới chỉ là con số của giấy tờ, căn cứ trên những ca người ta kiểm tra được. Còn con số thực tế, con số phải tìm ra ở những ổ phá thai lén lút, phá bằng kìm kẹp bóp nát sọ thai nhi, bằng kim que đâm nát hình hài em nhỏ, chỉ vì nạn nhân không muốn hoặc không dám công khai đến các bệnh viện, lý do, sợ dư luận... thì không thể lường nổi, điều chắc chắn là không phải con số 139.000.

Riêng những em gái vị thành niên, bản niêm giám cũng cho biết: “Trong năm 1992, chỉ riêng thành phố Sài-gòn, đã có 9.500 em dưới 20 tuổi đi nạo thai”. Và đó cũng chỉ là thống kê của vài bệnh viện. Thực tế, nhất định phải là con số khác, con số đáng sợ. Cầm súng bắn vào người khác hoặc cầm dao đâm chết một người... có lẽ em không dám. Nhưng giết chết một thai nhi để phi tang, để chạy tội, để trốn tránh trách nhiệm.. là điều rất có thể em dám làm và còn muốn làm nữa là khác. Để tránh tình trạng trên và để tôn trọng Sự Sống cho dù Sự Sống mới chỉ là một tế bào, phải dùng kính khuếch đại mới thấy được, em hãy trưởng thành trong phái tính...


C. TRƯỞNG THÀNH TRONG PHÁI TÍNH
1. Trước tiên, em cần có cái nhìn đúng đắn về nó

Bản năng tính dục là một món quà, Thiên Chúa tặng ban cho con người, như một chia sẻ quyền năng và tình yêu của Ngài cho họ. Nhìn đúng được điều đó, em sẽ dễ dàng có được tâm tình tri ân Ngài và kính trọng sâu xa món quà, Ngài trao tặng cho em.

Tâm tình kính trọng sẽ như con đê, ngăn cản nước lũ "lạm dụng", dìm em trong ước muốn hưởng trước, hưởng vội những gì, em chưa hội đủ điều kiện để hưởng. Thí dụ, khi một em trai lợi dụng sự đơn sơ của một bạn gái, để tìm những thú vui tình dịch ích kỷ, trái phép... là em đang huỷ hoại cái nhìn chân chính về dục tính, không những của em, mà của cả bán gái em nữa. Viễn tượng một đời sống hôn nhân lành mạnh và phong phú, những tình cảm thâm sau của đời sống phu thê, cũng vì những lạm dụng của em, bị phá sản trầm trọng.

Em đừng nghĩ, đã đính hôn với nhau rồi, trước sau gì cũng đi đến chỗ đó, làm trước tí đầu có hệ trọng gì ! Hệ trọng lắm chứ em. Bởi vì, khi em làm thế, là em đã bôi nhọ ý nghĩa thiêng liêng của hôn nhân, coi thường sự thánh thiện của nó, bỏ qua đức thờ phượng đối với thiên Chúa và đánh mất một phẩm tính cốt cán của hôn nhân là sự tự chủ.

Hơn nữa, khi em hưởng trước kinh nghiệm dục tính, mà chưa gắn bó trọn đời với nhau, là em đã liều mình kéo lê một đời sống tính dục trong hôn nhân, tầm thường và nhàm chán.

Những quan hệ nam nữ bất chánh, em phải hết sức xa tránh. Sống tính dục mà không cưới nhau, thì chỉ là một lời nói dối tàn nhẫn. Mọi hành vi tính dục đều biểu hiện một hệ quả, cả hai trở thành một xương một thịt với nhau. Chưa là vợ chồng, mà em đã thực hiện điều đó, thì chỉ là một gian lận. Em đã nhìn đúng, những còn phải hiểu đúng.

2. Mục đích của phái tính là truyền sinh trong hôn nhân

Trong hôn nhân, chứ không phải ngoài hôn nhân, em cần các tín rõ điều đó.
Xác tín đó sẽ giúp em phân biệt: sự thân mật tính dục giữa hai người đã kết hôn và chưa kết hôn là hai kinh nghiệm hoàn toàn khác nhau. Một bên thì chân thực, một bên chỉ giả tạo. Người đã kết hôn, phối hợp với nhau để trao hiến cho nhau. Con người chưa kết hôn, là thể chỉ để chiếm đoạt nhau và chiếm đoạt nhau cách bỉ ổi. Những ai chưa có cam kết gì, sẽ cảm thấy khoái lạc thể xác chỉ tạm bợ, không thể hưởng được niềm vui thơ ngây và sâu sắc như những người đã kết ước yêu thương nhau trong hôn nhân. Những ai chưa kết hôn với nhau, sẽ trở về với trống rỗng, trong khi những người đã kết hôn với nhau, vẫn ở bên nhau, để vui hưởng sự hoàn thành tình yêu của họ, một tình yêu sẽ triển nở không ngừng theo năm tháng. Cụ thể, để trưởng thành về phái tính,

3. Em cần phải làm gì ?

Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II, trong "Tông Huấn về Gia Đình" đã cho em biết rõ điều đó: "Vì có những liên hệ chặt chẽ giữa chiều kích tính dục của ngôi vị với các giá trị luân lý... nên người trẻ cần phải được hướng dẫn để hiểu biết và quý trọng các quy tắc luân lý, những bảo đảm cần thiết và quý giá cho một sự trưởng thành cá nhân có trách nhiệm, trong lãnh vực tình dục con người".

Hiểu biết, quý trọng và thực hành mọi quy tắc luân lý, theo Đức Thánh Cha, là biểu đồ cho việc trưởng thành tính dục. Muốn hiểu biết, phải học hỏi. Nhưng học ở đâu ? Ở Giáo Hội, ở những nhà giáo dục chân chính, ở những ngòi bút có lương tri. Muốn quý trọng việc truyền sinh, em phải thấy được vẻ đẹp và sự cao quý của nó, khi đã thấy điều đó, em sẽ chẳng con dám đùa cợt với tình yêu và liều lĩnh trong hành động của mình nữa.

Biết mà không làm, là cái biết chẳng ích lợi gì. Biết có lâu dài hạnh phúc, nhưng không lên đường đi tới, thì hạnh phúc mãi mãi vẫn là ảo vọng. Bởi đó, thức hiện những điều em đã học, đã hiểu, trong một tinh thần trách nhiệm cao độ, sẽ là đoạn đường quyết liệt nhất.

Trong thời điểm, mà tình trạng dân số được diễn tả bằng từ ngữ "bùng nổ", phải là "bom" mới nổ được, thì việc hạ giảm tỷ lệ sinh xuất là một ưu tư hàng đầu của nhiều quốc gia. Việt Nam mình, nó được đặt lên hành quốc sách. Tỷ lệ sinh xuất ở Nước ta, hiện nay, ở mức từ 3,1% tới 3,2%, trong khi tỷ lệ tử vong, nhờ những tiến bộ trong ngành Y, chỉ ở mức 0,8% đến 0,9%. Khấu trừ đi, ta sẽ thấy tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số 2,2 tới 2,4%. Với đà tăng này, vào năm 2000 vừa qua, nước ta đã có 85.000.000 người. Và tới năm 2020, dân số sẽ là 140.000.000 người.

Trước số dân to lớn này, gần bằng Hoa Kỳ và hơn hẳn Nhật Bản, trong khi mình thua xa Hoa Kỳ và Nhật Bản về mọi mặt... thì vấn đề nhà cửa, trường học, bệnh viện, lương thực và các sản phẩm tiêu dùng... trở thành vấn đề thật gai góc. Không giải quyết được, thì nghèo vẫn nghèo mãi, đói vẫn cứ đói hoài, chậm tiến không những giậm chân tại chỗ, mà còn có khuynh hướng trượt dốc.

Hơn ai hết, các em cần thấy rõ vấn đề đó. Phải tiếp tay để hạ giảm sinh xuất, trong những điều kiện và luân lý mà Hội Thánh cho phép. Tôi muốn nói tới việc điều hoà sinh sản theo phương pháp tự nhiên, một sự sinh sản có trách nhiệm.

Muốn thực hiện yêu cầm trên, vấn để học hỏi lại được đặt ra, đồng thời, nó còn đòi hỏi nơi chúng ta một tinh thần hy sinh và tự chế. "Không có nhân đức nào không hy sinh và không đạo lý nào không nỗ lực", ông Dơ-xác-xi đã bảo thế. Và ông Đi-đơ-rô cũng khẳng định: "Đạo đức, dù xét theo khía cạnh nào, cũng là sự tự hy sinh". Con việc học hỏi, em sẽ gặp được trong các lớp chuẩn bị hôn nhân. Khuôn khổ và thời gian của buổi hợp mặt chiều nay không thể cho phép chúng ta thảo luận kỹ càng.

Cuối cùng, để kết thúc, tôi muốn cùng em đưa ra một kết luận: "Phải tôn trọng và nâng niu Sự Sống". Đích điểm này, em hãy cố đi tới bằng học hỏi, bằng ý thức trách nhiệm và bằng cả nếp sống trưởng thành, trong sạch nữa. Xin Chúa hãy chúc lành cho nguyện ước đó của em.

Lm. HỒNG NGUYÊN.


Trích “Tâm tình gởi em, người bạn trẻ thân thương”. 


[HẾT]

Theo trungtammucvudcct

Tâm tình gửi em, người bạn trẻ thân thương (p1)

TÔN TRỌNG SỰ SỐNG

Một thanh niên giàu có đến hỏi Chúa Giê-su: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được Sự Sống đời đời ?” Chúa trả lời: “Anh hãy giữ các giới răn”. Anh chàng hỏi lại: “Điều răn nào ?” Chúa liền trưng dẫn cho anh: “Ngươi không được giết người. Ngươi không được ngoại tình. Ngươi không được trộm cắp. Ngươi không được làm chứng gian. Ngươi phải thờ cha kính mẹ và ngươi phải yêu đồng loại như chính mình” (x. Mt 19, 16 – 22).



Trong sáu điều Chúa nêu ra, tôi muốn cùng em tập chú ý vào điều thứ nhất: “Ngươi không được giết người”. Việc giết người ở đây, tôi lại muốn cùng các bạn giới hạn trong một lĩnh vực rất nổi cộm là: “Tôn trọng Sự Sống”. Để có thể tôn trọng Sự Sống, em cần phải biết Sự Sống là một ân huệ thật kỳ diệu của Thiên Chúa. Tiến trình đi đến Sự Sống không dễ dàng tí nào cả. Nó, quả thực, là một cuộc chiến.




NHỮNG CUỘC CHIẾN SINH TỬ


I. CUỘC CHIẾN ĐỂ TRỞ THÀNH NHỮNG TẾ BÀO SINH DỤC

Nếu em là con gái, ngay từ khi mới chào đời, Đấng Tạo Hoá đã tặng em hai buồng trứng, với khoảng 500.000 trái. Gọi là trái, nhưng em đừng nghĩ là nó to như hột gà, hột vịt đâu nha ! Ngược lại, nó nhỏ hơn cả dấu chấm trên chữ “i” rất nhiều. Suốt đời em, em chẳng thể sản xuất được thêm quả trứng nào. Phần lớn số trứng của em, hầu như, chết ngay lập tức. Tuy vậy, em vẫn thừa trứng để sử dụng cho tuổi sinh nở của em. Suốt đời em chỉ có khoảng 400 trái có thể chín và rụng xuống, kể từ ngày em thấy kinh nguyệt xuất hiện lần đầu, cho tới ngày tắt kinh.

Khi em bước vào tuổi dạy thì, trong não bộ của em có một tuyến Hormon nhỏ xíu, nhỏ nhưng rất quan trọng. Nó ra lệnh cho buồng trứng của em hoạt động, sau cả chục năm ngủ yên.

Do lệnh của não, buồng trứng cho phép một trái trưởng thành và chuẩn bị xuất xưởng. Đầu tiên, mặt buồng trứng có một chỗ nứt ra. Ống dẫn trứng (fallop) của em loe ra như cái phễu, hướng thẳng tới buồng trứng. Vòi Fallop này, theo nhịp tim của em, liên tục cọ xát vào vết nứt trên buồng trứng, làm nó tiếp tục nứt rộng ra. Cuối cùng, một lỗ bé tí trên buồng trứng xuất hiện và một sợi nhầy những tế bào trong suốt chảy ra, trứng của em nằm sâu trong lớp nhầy đó, để có thể sống và di chuyển. Vòi Fallop lập tức hứng lấy nó. Trứng của em, theo tác dụng co bóp của vòi Fallop, đi vào trong đó, nằm im một chỗ, chờ đợi tinh trùng. Nó không thể chờ lầy. 24 giờ không gặp được ý trung nhân, là nó sẽ chết và em sẽ thấy kinh nguyệt xuất hiện.

Cơ may thụ thai, như vậy, mỗi năm chi vỏn vẹn khoảng 30 ngày. 30 ngày đó, chắc gì đã có một ngày Ngưu Lang Chức Nữ hội ngộ. Khó khăn như thế, mà em ngăn chặn hoặc huỷ diệt nó, thì quả là tàn bạo.

Ngược lại, nếu em là con trai, thì công việc em nhiều khê hơn nhiều. Trong khi con gái, vừa sinh ra đã có toàn bộ số trứng cho suốt cả đời, thì con trai lại chẳng có gì. Em phải tự sản xuất lấy toàn bộ những tinh trùng em cần và thậm chí không cần. Mệt quá phải không em ? Để tại được một đợt tế bào tinh trùng mới, em phải mất từ 64 đến 72 ngày. Trong cơ thể của em, tinh trùng chỉ thọ được khoảng vài tuần. Còn nếu ở trong cơ thể bạn gái em, thì nó chỉ có thể sống được 72 giờ. Bộ máy sản xuất tinh trùng của em phải làm việc suốt cả ngày đêm, thứ bảy và chúa nhật cũng không được nghỉ. Việc sản xuất bắt đầu từ tinh hoàn. Muốn cho ra lò tinh trùng khoẻ mạnh, chúng phải ở nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt, khoảng 33oC. Tạo Hoá đã cho cơ năng đặc biệt này một sự phản xạ lên xuống, hầu như tự động, để duy trì nhiệt độ cần thiết cho nó. Sản xuất xong, tinh trùng được lưu trữ trong một phần của tinh hoàn, gọi là mào tinh, cho đến khi chúng được "Múc" lên, trộn với tinh dịch và chất nhờn của tuyến tiền liệt, để được phóng ra ngoài. Đường đi của nó chẳng xa xôi gì, chỉ khoảng 1 m, nhưng thật nhiều cam go.

Vất vả như thế, nhưng nhiều em chẳng trân trọng bảo trì, ngược lại phung phí với độ vô nhân. Trứng của con gái và tinh trùng của con trai, quả trực, phải trải qua một cuộc chiến rất khắc nghiệt để tự hình thành mình. Bầy giờ, nó phải lao mình vào cuộc chiến thứ hai, đó là một cuộc chiến để được tồn tại...


II. CUỘC CHIẾN ĐỂ ĐƯỢC TỒN TẠI

Trứng của em gái đã nằm sản trong vòi Fallop để chờ sự hội ngộ của tinh trùng bạn trai. Thời gian chỉ vỏn vẹn 24 giờ. Quá thời hạn đó, cuộc hội ngộ buộc phải rời lại tháng sau. Nếu em đã lập gia đình, sự phối hợp thân xác, với niềm xúc động tột đỉnh, là điều kiện cần yếu để trứng có thể gặp được tinh trùng.

Mỗi lần phóng tinh, người ta đếm được khoảng 400 tới 500 triệu con tinh trùng. Nếu một con có thể làm thụ tinh một trứng, thì số lượng 500 triệu con, đủ để làm tất cả phụ nữ Tây Âu thụ thai. Nhưng sự việc, không dễ dàng như thế đâu. 500 triệu con chưa chắc đã làm cho một trứng thụ tinh. Phải mật cả một đội quan đông đảo như thế, để có được cơ may một lần thụ tinh đấy.

Chỉ vài phút, sau khi được bơm vào âm đạo, với tốc độ 16 km/giờ, hàng triệu con tinh trùng đã theo nhau tử trận, do chất acit ở vách âm đạo tiết ra, để tiêu diệt những kẻ ngoại xâm, bảo vệ an toàn cho nó.

Qua được cửa ải trên, chưa phải là đã thênh thang đâu. Chất nhầy ở cổ tử cung là cửa ải thứ hai. Nó là một hàng kẽm gai dầy đặc và chỉ những tay bơi cự phách mới có thể lọt qua. Thiên nhiên cũng đã yểm trợ nhịp nhàng nhúng xuống vũng nhầy tinh trùng ở phía dưới, rồi lại co lên, tạo điều kiện cho tinh trùng lọt qua chất nhầy ở cổ tử cung dễ dàng. Chính tử cung cũng tự co bóp để giúp vào việc trên.

Lọt được vào tử cung, những chiến binh con sống sót cũng chưa thể hát khác khải hoàn. Vẫn còn cả đoạn đường dài ở phái trước. Chúng phải vượt qua một đoạn đường, từ cổ tử cung qua tử cung để tớp ống Fallop. Con đường chỉ 17 cm, nhưng nhiêu chiến binh đành phải chôn mình trên đó.

Những chiến binh còn lại, thiện chiến nhất cũng phải mất 15 phút mới tiến được 2,5 cm. Những tay đua nhanh nhất cũng chỉ có thể tìm thấy trứng sau ít nhất 45 phút. Còn hội chậm chân phải mất cả 12 giờ. Nếu tinh trùng không tìm thấy trứng, nó chỉ có thể chờ ở phòng chờ khoảng 72 giờ, nghĩa là 3 ngày, rồi chết.

Tinh trùng, phải nói, chết như ngả rạ, Cả 4, 5 trăm triệu con, mà chi còn trụ lại khoảng vài tá để chờ trứng. Những con khác hoặc mắc bẫy ở đâu đó, hoặc lạc đường, vào nhầm ống dẫn trứng không có trứng hoặc chết dọc đường. Với một vài chiến binh, may mắn được gần trứng, tỷ lệ còn hiếm hoi hơn. Chúng phải làm việc cật lực để xuyên qua lớp vỏ ngoài của trứng, hầu lọt được vào trong, trước các chiến hữu khác. Khi một con đã lọt được vào trong, một bức tường bảo vệ lập tức bao lấy trứng. Và chẳng còn cơ hội nào cho những kẻ chậm chân.

Tiếp theo sẽ là cuộc chiến để được thụ tinh !


III. CUỘC CHIẾN ĐỂ ĐƯỢC THỤ TINH

Khi một số tinh trùng băng qua được tử cung vào vòi Fallop. Nếu có trứng nằm sẵn ở đây, nó sẽ phóng ra một tín hiệu hoá học để hấp dẫn tinh trùng đến với nó. Khi những chiến binh may mắn này giáp mặt với trứng, nó phải gồng mình lên để thủ thắng trong trận chiến cuối cùng. Nó sẽ tiết ra chất enzyme, một loại xúc tác sinh học, có thể làm tăng phản ứng của nó lên cả hàng triệu, hàng tỷ lần, để có thể thành công trong việc chọc thủng phòng tuyến là lớp tế bào bảo vệ trứng.

Khoảng 2 giờ sau, lớp vỏ bảo vệ của trứng mềm ra và một tinh trùng vào được... khải hoàn môn. Lập tức, hợp chất hoá học của trứng biến đổi, làm thành lớp tường bảo vệ phủ kín chung quanh. Mọi chàng chậm chân khác đều phải gục chết vô vọng ở ngoài.

Mỗi tinh trùng đều mong sản hai nhiễm sắc thể (chromosome), một X, một Y. Còn trứng cũng mang hai nhiễm sắc thể, nhưng cùng loại XX. Nếu nhiễm sắc thể X của tinh trùng kết hợp với trứng, đứa trẻ sẽ là con gái. Ngược lại nếu là nhiễm sắc thể Y của tinh trùng kết hợp với trứng, đứa trẻ sẽ là con trai. 20 giờ sau, tinh trùng gặp gỡ tâm của trứng. Sợi dây di truyền, từ người cha người mẹ sang bào thai, sẽ thành hình khi tinh trùng và trứng hợp thành một.

Vài giờ sau, trứng thụ tinh tự tách làm 2 và từ từ di chuyển vào tử cung, lúc đó, đã có một màng dầy, đầy máu, chuẩn bị tiếp nhận nó đến cư ngụ. Từ lúc o1i, cứ mỗi 12 giờ hoặc 15 giờ, nó lại tự nhân đôi, dần dần tạo nên con số 100.000 tỷ tế bào. Tất cả được kiểm soát rất chặt chẽ, bởi một chương trình được cài đặt trước. Chương trình này được cha mẹ cài lại trong tế bào trứng đầu tiên. Từ đó, các đồ án, sẽ được lựa chọn theo một quy trình định trước, để trứng thụ tinh trở thành một con người, chứ không phải một con linh dương.

Trunng tâm mỗi tế bào có một sợi dây rất nhỏ, chỉ bằng vài phần của một phần tỷ milimét, đó là sợi ADN (acide désoribo nucléique). ADN có một bản thông tin dưới dạng mã hoá học, đó là các gene, bắt nguồn từ ADN của cha mẹ. Hệ gene (génome) là tổng thể các gene của một sinh vật. Ở con người, hệ gene này gồm 100.000 gene. Số lượng gene này chứa đựng tới 3,5 tỷ thông tin, em thấy kinh khủng chưa ? Nó tương đương với 2.000 cuốn sách, một cuốn dày 500 trang. 100.000 gene này sẽ quyết định màu tóc, màu mắt và hình dáng chiếc mũi của em...

Sơi ADN được chi ra thành nhiều "cây sậy" khác nhau, gọi là các nhiễm sắc thể. Số lượng nhiễm sắc thể tuỳ theo mỗi loài. Ở con người, mỗi tế bào có 46 nhiễm sắc thể, nhưng con Hắc tinh có 48, nhái 26, bò cái 6, cá voi 48, ngựa 64, mèo 38, sâu bọ 2, cà chua 24, khoai tây 48...

Như trên tôi đã cho em biết, kích thước của một cái trứng, nhỏ hơn cả dầu chấm chữ "i" nhiều lần. Thế mà dây ADN lại của nó lại dài gần 2 m. Các gene được xếp đặt trên sợi dây cực mỏng đó. Có 46 cập nhiễm sắc thể, xếp từng đội trên đó. Chính ông bố và bà mẹ đã cung cấp 46 cập này. Trứng mang 23 cặp, tinh trùng 23 cặp. Tất cả tế bào của con người đều có 46 cặp, nhưng tế bào sinh dục là trứng và tinh trùng chỉ có 23 cặp. Điều này cho thấy, đứa bé được "lên chương trình từ trước, để một đời sống bắt đầu, khi hai cuộc đời hoà hợp vào nhau.

Mỗi nét của cơ thể đều do hai gene của cha mẹ tạo thành. Vì thế, nếu gene của bố trội hơn, đứa bé sẽ có một nét nào đó giống bố. Ngược lại, nếu gene của mẹ trội hơn, nó sẽ giống mẹ. Tuy nhiên, sự giống nhau đó không bao giờ rõ ràng. Đứa trẻ có thể có cái mũi của bố, nhưng cái miệng thì giống y mẹ y hệt.

Bước tiếp theo là cuộc chiến để bảo vệ bào thai.


IV. CUỘC CHIẾN ĐỂ BẢO VỆ BÀO THAI:

Sau khi trứng đã thụ tinh, các gene của cha mẹ có cả hàng tỷ cách liên hợp với nhau. Vì thế, "Mỗi con người là một cuộc phiêu lưu duy nhất, không bao giờ xảy ra trước đó và cũng sẽ không bao giờ sẩy ra sau này" (Giáo sư Jacques Ruffie ).

Tuy nhiên, con người vẫn là con người, chứ không phải con cọp, con heo... Bởi vì, "lịch sử loài người là lịch sử của một gia đình duy nhất, một gia đình bao la, phân bố trên mọi lục địa" (Nhà di truyền học André Langaney). Thực vậy dù liên tục phân hoá trên 100.000 năm qua, con người hiện đại vẫn là con cháu của một nhóm người đầu tiên, sống bằng nghề săn bắn và hái lượm trước đây. Trên 5,7 tỷ con người hiện nay đều có "dây mơ rễ má" với nhau. Mầu da và hình dạng con người, sở dĩ khác nhau, là vì, trong quá trình di dân, tổ tiên con người phải thích nghi với điều kiện khí hậu và địa lý của một nơi nào đó. Nhân loại mãi mãi vẫn là... nhân loại, vì các gene di truyền vẫn kết hợp với nhau theo những cách thức sẵn có từ bao đời nay.

8 ngày, sau khi trứng đã thụ tinh, nó không còn lơ lửng trong vòi Fallop nữa, nhưng đã bám chặt vào thành tử cung. Các rãnh của tử cung, lúc đó, đã dầy và phồng lên, chứa đầy máu. Và trứng sẽ tìm trên khối lượng máu đó, chất liệu để lớn lên. Nó phát triển liên tục và mau lẹ, như một cuộc chiến xâm lược, trong vùng đất tử cung.

Có một điều rất kỳ lạ là: nếu có một vật nào khác cơ thể, xâm nhập vào cơ thể, thì hoặc vật đó sẽ bị cơ thể tiêu diệt hoặc nó sẽ tiêu diệt cơ thể. Trường hợp của một phôi thai lại thì lại khác hẳn, không những nó không bị tiêu diệt hoặc thải hồi ra ngoài, mà lại cộng sinh với nhau. Sự kiện lạ lùng này đã được giáo sư S. Lenemberg đưa ra một giải thuyết: Phôi thai đã tiết ra một enzyme có tác dụng hạ thấp sức phòng chống của hệ miễn dịch trong tử cung của người mẹ.

Từ tuần lễ thứ ba sau khi thụ tinh, trứng đã thấy có hai rãnh dài: rãnh phía dưới sẽ trở thành tuỷ sống, rãnh phía trên thành não bộ, nơi có đến 15 tỷ tế bào. Trong giai đoạn này, mỗi giây có đến hàng ngàn tế bào được thành hình. Tuần thứ 6, cột sống bắt đầu phát triển. Khoảng 6 tuần rưỡi, đầu của thai nhi lộ ra. Mỗi bước tiến của nó đều có thể xảy ra những lỗi lầm quan trọng. Một tế bào, nếu phát triển nữ đúng hướng, sẽ thành con mắt, nếu trục trặc thì quả là một đại hoạ. Bào thai đã phải cật lực làm việc để bảo vệ hướng đi của mình.

Cứ thế liên tục, hàng triệu tế bào dần dần biến thành xương, phổi và các cơ quan khác. Tuần lễ thứ 8, bào thai đã trở thành một thai nhi, mọi cấu trúc đã được hoàn thành. Nó đã có hình dáng cụ thể, rõ nét của một đứa bé. Tháng thứ 4, thai nhi đã dài gấp đôi, từ 5 cm thành 10 cm và nặng khoảng 20 gr. Vào tháng thứ 5, nó được bọc trong vỏ bào thai và đã có thể tự chống lại bệnh sởi. Từ tháng thứ 6, thai nhi đã biết ngậm bú đầu ngón tay.

Cuộc chiến tới đây đã kết thúc chưa ? Thưa chưa. Tương lai vẫn chưa bảo đảm 100%, cuộc chiến vẫn phải tiếp diễn. Đó là một cuộc chiến bảo vệ thai nhi.


V. CUỘC CHIẾN BẢO VỆ THAI NHI

Một sợi dây nhau nối kết thai nhi với người mẹ. Chính nhờ nó, mà cả mẹ cả con mới có thể cộng sinh với nhau.

Cuộc chiến tự sinh tồn của thai nhi buộc cơ thể người mẹ phải thích ứng. Từ tháng thứ ba, một đợt sóng hormon tràn khắp thành phố cơ thể người mẹ. Ngực bà bắt đầu tăng thể tích, các tuyến sữa đi vào hoạt động để chuẩn bị nuôi sống đứa trẻ. Sự thay đổi đột ngột ở một mức độ khác bình thường, làm người mẹ sây sẩm mặt mày như bị say sóng, do tác dụng của những hoá chất đang phát triển ồ ạt trong mình. Phần bụng của bà càng ngày càng phồng to. Tử cung tăng 20 lần lớn hơn.

Thai nhi nằm sâu trong cơ thể người mẹ cũng chẳng êm ả gì. Trên đó, trái tim của người mẹ đập liên hồi như sấm nổ, hai hầm phổi như hai nhà máy ầm ĩ suốt ngày đêm. Dạ dày và ruột non, như một xa lộ, inh ỏi những âm thanh di chuyển cửa hàng khối đồ ăn mỗi ngày, nó còn bị vướng vít bởi hàng ngàn những động mạch, tĩnh mạch chằng chịt chung quanh. Nhiều lúc chịu không được, nó phải cựa quậy, có khí đá lung tung. ó phải nuốt 120 cc dung dịch ammoniac mỗi ngày.

Mọi giác quan của thai nhi, ở khoảng giữa thai kỳ, chưa có sự phân biệt rõ ràng. Tai, mũi, mắt... chỉ là những cảm biến. Quan trọng nhất là não bộ, nó phải phát triển từ rỗng không tới mức tối đa.

Thai nhi càng phát triển, cơ thể người mẹ càng phải thích ứng. Cột sống của bà buộc phải cong đi, trước sự lấn ép càng ngày càng lớn của thai nhi. Mọi cơ quan của bà đều bị dồn về phía trên. Đại tràng, lúc này, nằm gần xương sườn, khác hẳn với bình thường. Tim phải làm việc nhiều hơn và lệch hẳn về phía trái. Buồng phổi cũng bị ép lên.

Cuộc chiến cuối cùng của thai nhi là cuộc chiến để ra khỏi lòng mẹ...


VI. CUỘC CHIẾN ĐỂ RA KHỎI LÒNG MẸ

Sinh sản không phải là công việc dễ dàng. Nó đầy khó khăn và lao nhọc. Nó đau đớn như một cuộc lột xác. Người ta gọi là vượt cạn. Hành vi “vượt”, tự nó đã bao hàm một cố gắng, thí dụ vượt sông, vượt thác. Nhưng vượt, ở đây, lại là vượt cạn. Cái tréo cẳng ngỗng này minh hoạ rất rõ những hiểm nguy của các sản phụ.

Thai nhi đã hình thành đầy đủ, nhưng lại chưa sẵn sàng cho cuộc sống, vì não bộ chưa phát triển đủ. Tuy nhiên, nếu chờ tới lúc não phát triển đầy đủ, thì nó sẽ không còn đường nào để ra khỏi lòng mẹ được.

Xương chậu của người nữ, tuy lớn hơn người nam, nhưng cũng không phải là quá lớn,thế mà các em gái, tới tuổi phát triển, đã cảm thấy khó khăn khi đi lại. Vậy, nếu nó lớn quá khổ, em sẽ không thể bước đi được. Nó đã được Tạo Hoá thiết định ở một mức độ lớn quy ước. Thai nhi, vì thế, buộc phải ra khỏi lòng mẹ, khi kích cỡ cái đầu của nó, đủ để lọt qua xương chậu của người mẹ.

Tử cung người mẹ cũng không chỗ nào chứa cho thai nhi, nếu nó tiếp tục lớn. Vì thế, buộc phải đẩy nó ra ngoài. Để thực hiện việc này, thành tử cung sẽ co bóp với tất cả sức mạnh dẻo dai của mình, để đẩy thai nhi đi xuống. Cổ tử cung mở rộng tới 10 cm. Đầu thai nhi phải đối mặt với cột sống của người mẹ, thẳng góc 90­­0, rồi đi qua âm đạo, ra ngoài, và cất lên tiếng khóc đầu đời của mình.

Sự Sống, như vậy, quả thật là kỳ diệu, phải không em ? Đã biết nó kỳ diệu, thái độ tiếp theo, là em phải tôn trọng nó. Làm sao ta có thể đang tay huỷ diệt đi một công trình tuyệt vời đó.

Ông Lennart Nilsson, một nhà báo, nhưng đã thực hiện được một công trình, đầy tính khoa học, rất đáng kính phục. Đó là, ông đã chụp được hình Sự Sống con người, ngay từ khi nó bắt đầu có, tức là lúc một tinh trùng của người nam gặp được trứng của người nữ.

Những bức ảnh có một không hai đó, được chụp bằng một máy ảnh hiển vi điện tử duy nhất trên thế giới, được chế tạo riêng cho ông, bởi một công-ty Nhật Bản, Jéol Company. Nó có thể phóng to một vật điểm lên tới 400.000 lần. Cách thức thực hiện của ông, thì rất công phu. Những hình ảnh của tinh trùng xâm nhập vào trứng được thực hiện trong phòng thí nghiệm, vì nếu chụp từ sản phụ, thì chắc chắn sẽ gây sẩy thai. Những giai đoạn kế tiếp của sự thụ tinh, thì được thực hiện với sự cộng tác của một phụ nữ trẻ ở Prague, Tiệp Khắc.

Bốn năm trời làm việc miệt mài, bất kể ngày đêm, để có thể mô tả được Sự Sống ngay từ lúc đầu. Các tế bào con người quá mỏng manh, dễ hư, nên chỉ với các giai đoạn chụp ảnh các tinh trùng vào được đến trứng, cũng đã phải làm đi làm lại cả hơn trăm lần.

Những bức ảnh trên, được đăng trên tờ tạp chí Life và Parents. Chúng còn được in thành sách ảnh, kèm theo lời chú thích tường tận, trong cuốn “sinh nở”, phát hành cùng lúc ở 10 nước trên thế giới. Khi xem được những bức ảnh trên, nhiều phụ nữ đã viết thư cảm ơn ông. Phần đông trong số họ, trước đó, đã có ý định nạo phá thai, nhưng khi nhìn được hình ảnh của mầm sống đang lớn dần trong bụng, họ đã xúc động và bỏ ngay ý định đó.

Hy vọng, hôm nay, qua buổi tâm sự này, em cũng hiểu được sự kỳ diệu đó, để trong tương lai, em sẽ không bao giờ nhẫn tâm giết bỏ hoặc ngăn chặn Sự Sống không bao giờ nhẫn tâm giết bỏ hoặc ngăn chặn Sự Sống đang diễn tiến trong con người của em.


Lm. HỒNG NGUYÊN.

Trích “Tâm tình gởi em, người bạn trẻ thân thương”

[Còn tiếp phần 2]


Theo trungtammucvudcct.com