Trọng tội

Rỗi rãi ngồi "buôn" rôm rả đến đề tài sinh con thứ ba, tôi hào hứng góp chuyện, năm 1985 mẹ sinh tôi cũng bị phạt lên phạt xuống, thì bất chợt một chị quay sang hỏi: "Nhà đủ trai đủ gái cả rồi, mẹ sinh em bị "vỡ kế hoạch" à?

Về bỗng bùi ngùi suy nghĩ, tôi vẫn nhớ các cô chú làm cùng mẹ vẫn thường đến và trêu chọc tôi: "Con bé này tên là trót nhỡ".
Khi sinh tôi, bố công tác trong quân ngũ đã bị bêu gương, kỷ luật toàn đơn vị, mẹ phải làm kiểm điểm, khiển trách, mất một năm không được lên lương. Trong thời buổi bao cấp ấy, đó là hình phạt ghê ghớm lắm, đánh cả vào kinh tế lẫn danh dự. Tôi thậm chí đã làm liên luỵ đến bữa ăn của anh, chị mình.


Khi biết tôi đang hình hài được hai tháng, mẹ đã bấn loạn, lo lắng và hoàn toàn có quyền từ bỏ quyền sống của tôi vì tương lai của bố mẹ và cả gia đình khi hai con còn nheo nhóc, nhưng mẹ đã không nhẫn tâm thế, mẹ gọi bố về bàn bạc. Bố trấn an mẹ và nhất quyết không cho mẹ làm điều trái với đạo lý làm người, cho dù biết sẽ khá phiền hà về sau.

Tôi vẫn được ra đời theo đúng thời gian ấy, khi luật cấm sinh con thứ ba đã đi vào cuộc sống giữa thời bao cấp đói khổ... Tôi lớn dần lên trong sự yêu thương của bố mẹ và đùm bọc của anh chị. Vẫn tính con trẻ bướng bỉnh, hiếu thắng nhưng tôi tin, chưa một lần bố mẹ phải ân hận về quyết định ngày nào. Nhiều lần bố mẹ đã nói, họ tự hào về tôi.

Mỗi khi nghe kể vui về lần băn khoăn, trăn trở của mẹ, tôi lại rùng mình nghĩ cảnh mình không có cơ hội nhìn ánh mặt trời, không được sống trên cõi đời đẹp đẽ này. Mẹ tâm sự, lúc đó mẹ nghĩ, con đã là một con người, con có quyền sống, từ bỏ con cũng là mẹ phạm tội giết người, cũng như toà án lương tâm sẽ lên tiếng: "Nhà ngươi đã giết chết chính giọt máu của mình". Đến hổ dữ còn không ăn thịt con. Tôi nghe mà lòng tự nhủ: "Khiến bố mẹ phải buồn thôi cũng là một điều không bao giờ có thể tha thứ!"

Một ngày giáp tết, hai vợ chồng tôi về quê chồng, đi tảo mộ. Hôm đó trời mưa lất phất hơi ren rét. Anh dẫn tôi đi thăm, thắp hương khắp lượt mộ của cụ và ông nội, đến từng mộ anh đều có giới thiệu cụ thể về từng người. Rồi anh chỉ cho tôi một ngôi mộ nhỏ hơn nằm kế bên những ngôi to khác và chú thích: "Đây là mộ con của bác cả, do đẻ non quá mà mất luôn"...

Tôi cứ suy nghĩ mãi về hình ảnh ngôi mộ nhỏ. Dẫu sao đó cũng là nghĩa tử, nghĩa tận với người đã chết dẫu đứa bé còn chưa một lần được thở bầu không khí trên trái đất. Tôi lại liên tưởng đến tình trạng nạo phá thai của thanh niên nước ta hiện nay đã lên đến con số báo động kinh hãi.

Những lời cần phải dạy, phải bàn đã được nhiều chuyên gia, nhiều người có kiến thức uyên thâm nêu ra cả. Tôi chỉ xin gạch chân một dòng nho nhỏ thuộc phạm trù lương tâm.

Xin ai đó đừng làm những việc chưa nên làm, và khi đã dám làm thì hãy dám chịu, đừng để những sinh linh vô tội phải gánh những oan ức mà mình mang đến cho chúng. Những người đàn ông tàn tệ sau khi "con ong tỏ đường đi lối về" hiện nguyên hình là một gã họ Sở mà "quất ngựa truy phong" để lại cô gái với giọt máu đang tượng hình. Vậy mà cô gái ấy cũng táng tận lương tâm không kém người đàn ông đốn mạt kia, cô đã tiếp tay cho người khác giết chết con mình. Đứa bé cũng là một con người, giờ xác nó vất vưởng nơi đâu mẹ nó cũng chẳng hề biết và dù biện minh bằng bất cứ lý do nào thì đó cũng là một tội ác.

Nhớ lại ngôi mộ bé nhỏ, tôi chợt thấy chạnh lòng... Lý ra những cái thai vô thừa nhận không được thành người, không được sống thì ít nhất cũng phải có một chốn nương xác tử tế chứ không phải là tại các bãi rác bệnh viện.

TSL
Theo Dân Trí

Rác y tế

  
Lê Văn Xiếng (danlambao) - Năm 1990 ảnh hưởng từ cách mạng Đông Âu, văn nghệ Việt Nam bỗng dưng khởi sắc trong thời gian ngắn. Người ta biết đến các tác phẩm như "Cái đêm hôm ấy - đêm gì?" của Phùng Gia Lộc, "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, "Tướng về hưu" của Nguyễn Huy Thiệp. Trong kịch nghệ thì có Lưu Quang Vũ xuất sắc với các kịch bản: "Tôi và chúng ta", "Hồn trương ba, da hàng thịt"... Sự rạng rỡ dù thoáng chốc nhưng dấu ấn hiện thực đậm nét trong tâm trí người thưởng ngoạn. Nhà văn Nguyên Ngọc có công đầu trong thời kỳ bừng sáng nầy. Sau khi báo Văn Nghệ bị thay Tổng biên tập vì đi "chệch hướng", văn chương nói chung lại trở lại con đường cũ. Kịch nghệ cũng cùng chung số phận.

Văn chương không nhất thiết hư cấu hay bóng bẫy mới làm phong phú cuộc sống, mà đi vào hiện thực để ghi lại những bi kịch của đời người. Nếu không có Ngô Tất Tố, chúng ta không biết thân phận bi đát của người nông dân dưới thời thực dân và phong kiến. Chị Dậu đã bán khoai, bán bầy chó và bán cả con của mình để nộp sưu thuế cho chồng. Nếu không có Phùng Gia Lộc, chúng ta cũng không biết cảnh bắt sưu thuế tàn bạo thời bao cấp dưới "chính quyền nhân dân" và bọn cường hào mới ác ôn không thua bọn thực dân phong kiến.

Trong truyện "Tướng về hưu" (*), chi tiết gây ấn tượng với tôi nhất là chuyện dùng thai nhi chết nuôi đàn chó berger. Cô dâu là bác sĩ phụ khoa ở một bệnh viện sản, hàng ngày nạo phá thai cho hàng chục bệnh nhân. Những thai nhi nhiều tháng có hình hài con người thì càng giá trị về nguồn đạm để nuôi đàn chó mau lớn. Thứ thực phẩm đầy chất bổ ấy hẳn không cần chế biến, cứ để nguyên xi vào phích đá cho khỏi thối rữa, chiều mang về nhà là xong. Sự sung túc của gia đình không hẳn nhờ sáng kiến kinh doanh chó quí trong thời bao cấp, mà là tận dụng nguồn "thịt" không tốn tiền để nuôi lớn loại chó kén ăn. Cô con dâu nhà tướng Thuần mặc nhiên xem xác thai nhi là một loại thịt. Ông tướng về hưu dù quen với chết chóc vẫn thấy ghê tởm việc làm thiếu nhân tính bằng câu nói: "Khốn nạn, tao không cần sự giàu có nầy."

Nhưng có điều ông tướng không nghĩ ra, xã hội sau lưng ông đã trở thành khốn nạn không phải vì kiệt quệ "hạt gạo cắn đôi" giải phóng miền Nam, cũng không phải vì thời đại tân tiến con dâu ông đang sống, mà chính lý tưởng vô thần ông đang phục vụ gây ra. Nhân danh lý tưởng ấy, người ta đã đày đọa con người trong xã hội thiếu vắng mọi thứ kể cả đạo đức. Đành rằng không nhất thiết thánh hóa những vong linh sinh non chết yểu như nhiều người đã làm, nhưng việc vứt bỏ không thương tiếc những sinh mạng kém may mắn ấy đã làm lương tâm chúng ta nhức nhối. Đạo đức ở đâu khi con người coi xác đồng loại mình như một loại thịt?

Chuyện không chỉ xảy ra trong quá khứ, chuyện đang xảy ra mỗi ngày chung quanh chúng ta. Ngày 24/01/2012 trên báo RFA có bài viết "Không có Tết cho nhóm bảo vệ sự sống" (**) của Tường An nói về công việc thầm lặng của nhóm thanh niên công giáo Nghệ An. Trưởng nhóm J.B Nguyễn Hữu Chắc kể lại như sau:

"Tháng 6 năm 2007 chúng tôi về Vinh để chơi cùng với 1 số anh em bạn, trong đó có anh Frăng-xi-cô Phạm Xuân Diệu mà hiện giờ đang bị cầm tù. Trong lúc anh em đi chơi, thì đi ngang qua một bãi rác của thành phố Vinh, tôi thấy có mấy con chó nó lằng nhằng, lằng nhằng nó tha… Nhìn từ xa thì mình thấy nó giống hình một đứa trẻ thì anh em chúng tôi chạy tới, dừng lại.

Thì quả đúng đó là một đứa trẻ sơ sinh mà người ta đẻ hay người ta phá thai gì đó mà người ta vất ở bãi rác... Thế thì khi thấy thảm cảnh đó thì anh em chúng tôi tìm cách chôn đứa bé đó và sau đó chúng tôi đi hỏi thăm thì biết được đó là vấn đề phá thai. Và anh em chúng tôi bàn với nhau là phải làm một cái gì đó"

Công việc của anh chị em làm là lén lấy các thai nhi chết trong các đống rác y tế đem về chôn cất. Việc làm nhân ái như thế đã gặp sự khó khăn từ chính quyền và cả những người không phải chính quyền như thày cô giáo, nhân viên y tế, bác sĩ các bệnh viện. Người ta gắn cho các anh chị là "phản động", là "thù địch". Phía chính quyền sợ những việc làm phơi bày mặt trái của xã hội mà họ đang trách nhiệm là điều hiểu được, nhưng những người không dính dáng gì tới chính quyền cũng a dua nói theo thì thật đáng trách. Cái hiệu ứng áp bức - sợ hãi của chế độ toàn trị nầy đã lên tới đỉnh điểm. Nó không chỉ chủ động tàn nhẫn mà còn bắt người khác cũng hành động tàn nhẫn như mình.

Trong thủ thuật phá thai bằng sinh non (Kovac's), có khi em bé vẫn còn sống khi bị vứt ra đống rác y tế. Vẫn theo lời của JB Nguyễn Hữu Chắc: "Có những bào thai vẫn còn thoi thóp sống nhiều giờ sau khi đưa về, được họ rửa ráy, khâm liệm rồi mới chôn cất."

Bào thai nhiều tháng tuổi không thể nạo nên phải dùng thủ thuật sinh non. Sinh non bình thường em bé được chăm sóc trong lồng kính, còn "sinh non" kiểu phá thai là phải vất đi, dù nó đã chết hay còn thở. Hành động vất đứa trẻ như thế thật tàn nhẫn. Người mẹ, vì nhiều lý do, có thể không hiểu hết mọi chuyện, nhưng bác sĩ y tá là những người chuyên môn lẽ nào không ý thức được những tình huống gần như giết người nầy. Nhưng nếu buộc phải làm, bệnh viện không có cách nào khác thay vì vứt những bào thai như thế vào rác y tế?

Cá nhân tôi không suy nghĩ cực đoan trong vấn đề phá thai và quyền phá thai hợp pháp, vì cho rằng người phụ nữ có quyền chọn lựa phá thai nếu họ không muốn nuôi con bất đắc dĩ. Về mặt kinh tế toàn dân, hạn chế sinh đẻ để giữ dân số ở mức ổn định là cần thiết và đúng đắn. Nhưng sự thật đang xảy ra trên đất nước ta hẳn làm nhức nhối mọi người về đạo đức và trách nhiệm. Phá thai được công nhận hợp pháp ở hầu hết các nước trên thế giới, nhưng vứt bỏ thai nhi còn thoi thóp thở có lẽ chỉ có ở Việt Nam.

Những nỗ lực của anh chị em công giáo trẻ thật đáng trân trọng. Vai trò của tôn giáo và những đoàn thể xã hội thiết tưởng không thể thiếu nếu muốn phát triễn một xã hội hài hòa bền vững. Tôn giáo giúp con người hướng thiện và xa lánh điều ác, tổ chức xã hội điều chỉnh sự phát triển theo khuynh hướng lành mạnh. Triệt tiêu hoặc vô hiệu hóa những hoạt động xã hội độc lập với chính quyền là một việc làm nguy hiểm. Xã hội nào cũng cần có những hoạt động của các nhóm thiện nguyện, không ăn lương chính quyền, không bị chính quyền khống chế và hoạt động theo lương tâm. Họ là cái thắng để sự vận động của xã hội không quá đà, lệch hướng.

Chủ nghĩa vô thần khiến con người xa rời những giá trị căn bản về đạo đức. Cách coi xác hài nhi là "rác y tế" của các bệnh viện có nạo phá thai hiện nay là sự thể hiện vô trách nhiệm nhất. Một trong những sai lầm phản động của chủ thuyết Mác là coi tôn giáo như thuốc phiện, để từ đó những tên đồ đệ vô thần mặc sức tạo ra những xã hội vô thần, mất nhân tính. Xin mượn lời của trưởng nhóm Bảo Vệ Sự Sống thay lời kết cho bài viết ngắn nầy:

"Tôi nghe kể lại là đã có một thời là con cái tự hào, hãnh diện vì giết được cha mẹ, gọi cha mẹ bằng thằng, bằng con, rồi đem ra đấu tố rồi giết. Rồi bây giờ cha mẹ mang con cái ra giết, tự hào hãnh diện vì chuyện mình làm. Nó nguy hiểm quá, nó ghê gớm quá. Tôi chỉ gửi đến bà con cái tâm huyết thật sự từ đáy lòng tôi như vậy." 



Theo Danlambao

18 tuổi và 2 lần đi phá thai!

Gần 18 tuổi, tôi gặp và yêu Hoàng. Thật xấu hổ khi phải tự nhận bản thân mình là đứa ham chơi, dễ bị vẻ bề ngoài thuyết phục, còn Hoàng lại là một công tử chịu chơi và chiều người yêu kinh khủng. Mới quen tôi được 2 ngày qua buổi sinh nhật chị bạn, Hoàng đã lái xe đến tận trường đưa đón. Nhìn bạn bè soi mói ghen tỵ, trong lòng tôi càng tự hào và hãnh diện. 

Sinh nhật tôi, Hoàng tặng một chiếc điện thoại đắt tiền và tổ chức cho tôi một sinh nhật hoành tráng trên khách sạn Horison. Đêm ấy, lẽ dĩ nhiên, tôi ở lại cùng Hoàng sau lời nói dối bố mẹ. Tôi đã đủ lớn để tin khi “ngủ” với nhau, tình yêu sẽ bền chặt hơn (!!!)


Rồi tôi bị chậm kinh. Không nghĩ mình “dính” nhanh như thế bởi sau mỗi lần quan hệ, tôi đều uống thuốc tránh thai. Nhưng sự thật là như thế và tôi sẽ phải đi phá thai, chắc chắn ai cũng sẽ làm như thế...

Hoàng biết nhưng tất cả những gì anh ấy làm chỉ là bảo tôi đi phá đi.
Tôi đi khám thai một mình ở một trung tâm thai sản. Ngồi chờ tới lượt mình, mặt tôi trắng bệch, ran lập cập, mắt thảng thốt, len lét nhìn xung quanh.
Tôi sợ người ta hỏi tên tuổi của tôi, tôi sẽ rất xấu hổ, tôi sẽ phải nói dối. Rồi tôi tưởng tượng ra đủ kiểu khám bệnh, không hiểu người ta sẽ làm gì mình, sẽ lấy “nó” ra bằng cách nào...

“Thai 8 tuần rưỡi rồi em ạ. Sao để lâu thế ?” Trong tờ khai tôi tăng mình thêm 3 tuổi cho đỡ bị hỏi. Nhưng nhìn gương mặt chị bác sĩ lúc siêu âm, tôi nghĩ chị ấy biết thừa tôi “chạy làng”.

“Thai khỏe lắm mà cũng to rồi nên phá luôn ở đây em nhé!” Lúc ấy, tôi chỉ biết gật đầu thật nhanh. Qua vài công đoạn khám, được uống 1 viên thuốc gì đó, tôi được đưa vào một căn phòng.

Căn phòng đơn giản chỉ có cái giường như chiếc băng ca bằng kim loại nhưng có chỗ để chân gác lên trên. Tôi rùng mình ngửi thấy mùi sát trùng, mùi tanh tanh, hay là mùi gì nữa mà tôi không dám hình dung hết.

Tôi nằm lên cái ghế kỳ quặc ấy. “Có đau không bác ơi ?” “Gì, nhanh lắm, tí là xong.” Câu nói ít ỏi của bà bác sĩ làm tôi hy vọng mọi việc sẽ trôi qua thật nhanh, thật nhẹ nhàng. Thế nhưng khi thấy cái kim tiêm trên tay bà, tôi đã sợ đến phát khóc. Đau, tôi rụt chân lại, bà ấy quát “Nằm im, rụt lại tí nữa hỏng đừng trách!”

Vì thai to nên bà ấy phải nạo bằng một cái thìa, lờ mờ tôi nhìn thấy như thế. Tôi dường như cảm thấy rất rõ ràng cái thai đang bị giằng mạnh và đứt phựt khỏi những sợi dây nối với cơ thể của tôi - người muốn rũ bỏ nó. Cơn đau thốc vào bụng bởi bà ấy ngày càng nạo mạnh, rào rạo trong bụng tôi.

Tôi rên lên trong nước mắt, cắn đến nát bàn tay. Giọng lạnh lùng lại vang lên “Cố mà chịu đi, lúc sướng thì ai sướng cho. Mặt thế này mà đã đi rồi…” Tôi lại quằn người, vừa vì đau vừa vì thấy tủi thân ghê gớm.

Khi tôi đã sắp lả đi vì đau thì bà ấy mới phát hiện hết thuốc tê. Lại thêm 1 mũi tiêm và tiếp tục. Mỗi lần cái “thìa” kinh tởm chọc vào rồi nghe tiếng ồng ộc hút ra là tôi lại quằn quại, cảm giác buồn nôn đẩy lên họng khi mùi máu xộc khắp phòng. Trời ạ, người ta đang rút từ bụng tôi một hài nhi gần như biết rõ được giới tính…

Cuối cùng thì mọi việc cũng kết thúc. Tôi ôm bụng co ro trên chiếc giường chờ, bên cạnh là cốc nước đường để tôi hồi sức. Không còn thiết bất cứ chuyện gì trên đời. Bất chợt chiếc điện thoại chợt rung bần bật dòng tin của Hoàng “E ah, a vừa đi đánh bi-a với bạn, e đang ở đâu ? Hôm nay e đi giải quyết à? Như nào nhắn a nhé!”.

Tôi kiên quyết không gần Hoàng được tầm 1 tuần thì anh đến tận nhà tìm. Những lời ngọt ngào, những cái hôn lại kéo tôi về với anh và trong phút giây được ở bên Hoàng, tôi quên đi căn phòng tanh tưởi với cái gì tôi vứt lại ở sau đó. Như một lần qua đò thôi.

Nhưng Hoàng ngày càng có vẻ hết kiên nhẫn, anh hay cáu kỉnh, hay trễ hẹn cùng những lần tắt máy bởi “mất sóng”. Và điều khủng khiếp hơn, tôi lại để mình có thai lần nữa.

Hoảng loạn thật sự, tôi cầu cứu Hoàng nhưng đáp trả tôi chỉ là “Mệt em quá, có mỗi cái việc uống thuốc mà cũng không xong. Bây giờ tùy em thế nào cũng được.” Hận người nhưng giận mình hơn, tôi lặng lẽ đi khám thai lần hai trong trạng thái trống rỗng.

Tròn 18 tuổi, tôi mang trong mình ám ảnh tội lỗi và đầy hoảng sợ về hai lần đi phá thai.

Tôi đến một trung tâm thai sản phố Phủ Doãn. Cái thai được 4 tuần. Có run rẩy hay hoảng sợ thì sự thật cũng vẫn thế thôi, tôi bình tĩnh hỏi người ta có cách nào tránh phải nằm lên cái giường kinh khủng kia không. Người ta khuyên tôi mua thuốc cho ra thai.

Đó là một hộp thuốc có 2 viên. Tôi sẽ uống nó trong 3 ngày, ngày đầu tiên và cách ngày hôm sau nữa. Chỉ cần ngậm dưới lưỡi cho nó tan ra là “rắc rối” của tôi sẽ trôi đi như những lần “bẩn người” bình thường. Đơn giản quá, tôi thở phào nhẹ nhõm khi “thoát” được căn phòng lần trước.

Thế nhưng, tôi đã nhầm. Không sự phá bỏ nào không mang lại đau đớn và tồi tệ hơn, tôi lâm vào trạng thái khủng hoảng bởi suốt những ngày sau đó tôi đau bụng kinh khủng.

Sau khi ngậm viên thuốc “tử thần” thứ 2, tôi bắt đầu đau, ra máu và choáng. Gọi ngay cô bạn thân mang ra khách sạn nằm, tôi như ngất đi bởi cơn đau cũng thốc lên dưới bụng.

Tuy không trực tiếp lấy “nó” ra, nhưng tôi vẫn cảm thấy những “cục máu” chảy ra ồ ạt. Nếu như trực tiếp phá, bên cạnh tôi còn có bác sĩ để tạm an tâm cho tính mạng của mình, thì ở đây chỉ có tôi cùng con bạn cũng đang run lên vì lo…
Cơn đau không hết, nó kéo dài ngày này qua ngày khác gần một tuần. Bụng tôi cứ quặn lên, máu ra nhiều và gương mặt tái dại không còn sức sống. Tôi đã kiệt sức hoàn toàn. Tôi tránh tất cả mọi người, nằm bẹp trong phòng khóc một mình. Tôi khóc để làm gì đây khi mọi việc đến thế này là do quá dễ dãi với bản thân??

Lần trước, tôi còn Hoàng tìm đến an ủi, và dù sao đau đớn cũng chỉ đến có 20 phút. Nhưng bây giờ có lẽ anh đang vui chơi ở nơi nào quá xa rồi. Một mình tôi quằn mình trong chăn, máu vẫn chảy dù đã uống bao nhiêu kháng sinh.

Tôi sợ lắm, có người nói uống thuốc như vậy không an toàn chút nào.. Đêm ngủ, tôi lại mơ đến cái phòng tanh tưởi và những cơn thắt ruột liên miên quái gở…

Tôi mới tròn 18 tuổi, những ngày sau tôi sẽ sống thế nào đây để trả giá cho lỗi lầm của mình? Để quên đi những ám ảnh đầy tội lỗi và dằn vặt về hai lần đi phá bỏ cái thai trong bụng? Và một nỗi lo sợ mơ hồ, tôi còn đủ khả năng để làm mẹ?


Theo Xaluan.com

Nạo phá thai – Nguy cơ tiềm ẩn gây vô sinh

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, mỗi năm ở nước ta có tới 60% phụ nữ bị viêm, tắc vòi trứng; 40% những cặp vợ chồng đã có con muốn có con lần nữa phải đi điều trị vô sinh.

Điều đáng nói là hầu hết trong số họ đều có nguyên nhân – dù trực tiếp hay gián tiếp – đều liên quan đến nạo hút thai.


Mỗi phụ nữ Việt Nam nạo phá thai 2,5 lần trong đời

Theo TS. Nguyễn Thiện Trưởng, Phó Chủ tịch thường trực Hội Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) Việt Nam: “Nước ta có tỷ lệ nạo phá thai là 32%, cao nhất ở Đông Nam Á, đồng thời cũng thuộc hàng cao nhất thế giới. Trung bình mỗi phụ nữ Việt Nam nạo phá thai 2,5 lần trong đời. Tình trạng nạo phá thai ở thanh thiếu niên đang là thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản”.

Điều này tỷ lệ thuận với tình trạng vô sinh thứ phát đang gia tăng một cách nghiêm trọng hiện nay: Nếu như trước đây, vô sinh thứ phát chỉ chiếm khoảng 40% các trường hợp vô sinh, thì hiện nay con số này đã lên đến gần 60% - nhiều hơn cả vô sinh tiên phát.

Chúng ta cần hiểu rằng hậu quả của việc nạo phá thai ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Chỉ một lần nạo hút thai, nguy cơ vô sinh của bạn sẽ tăng 5,2 lần. Nếu nơi bạn tìm đến cậy nhờ “giải quyết” là một cơ sở không phải bệnh viện uy tín, nguy cơ vô sinh sẽ cao thêm gấp 3,7 lần nữa. Biến chứng được coi là phổ biến nhất của tình trạng nạo phá thai bừa bãi chính là tắc vòi trứng. Mà triệu chứng tắc vòi trứng lại chiếm tới 58% nguyên nhân gây nên các ca vô sinh thứ phát.


Nguy cơ viêm nhiễm

Trong quá trình nạo phá thai, nếu không cẩn trọng bạn sẽ rất dễ bị viêm nhiễm, tổn thương vòi trứng và điều này sẽ khiến bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với chứng chửa ngoài dạ con gấp 6-10 lần so với bình thường.


Hệ lụy sau này

Cũng như vô sinh tiên phát, vô sinh thứ phát là căn bệnh rất khó điều trị, và nhiều người đã phải bó tay. Dù chưa có những thống kê mới nhất, nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, ngày càng nhiều phụ nữ sau khi có một đứa con, đã không còn khả năng sinh nở nữa.

Bên cạnh đó, cũng theo thống kê mới nhất, mỗi tuần ở nước ta có 1 phụ nữ tử vong vì nạo phá thai không an toàn và còn rất nhiều chị em mắc các bệnh viêm nhiễm do nạo phá thai chui lủi ở những nơi kém chất lượng. Mà viêm nhiễm là một trong những thủ phạm nguy hiểm nhất gây vô sinh (viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục sẽ khiến đường sinh dục bị tắc nghẽn, trong đó có vòi trứng bị tắc).


Theo Eva

Các thánh anh hài của ngày hôm nay

Người ta dẫn ra trường hợp gia đình của nhạc sĩ thiên tài Ludwig Van Beethoven, tác giả của 9 bản symphonie bất hủ của mọi thời đại. Ông bố mắc bệnh giang mai. Bà mẹ bị lao phổi. Đứa con đầu lòng bị mù. Đứa thứ hai mới sinh ra đã chết. Dứa thứ ba bị điếc và câm. Đứa thứ tư sớm bị lao phổi. Vậy mà bây giờ bà mẹ lại mang thai thêm một đứa nữa. Nếu đi tìm bất cứ một Phòng Tư Vấn Kế Hoạch Hóa Gia Đình nào trong xã hội ngày nay, chắc chắn các chuyên viên sẽ đều có cùng một lời khuyên: phá thai ngay chứ còn chần chừ gì nữa ? Vậy mà, thai nhi ấy đã không bị giết đi. Em đã được sinh ra, và sau này chính là Beethoven, người con thứ năm của gia đình.


Người ta làm sao có thể biết được nhân loại đã chịu thiệt thòi như thế nào khi giết chết một đứa trẻ mà không thể lấy bất cứ một đứa trẻ nào khác trên thế giới để thay thế được. Biết đâu, đó sẽ là một nhà bác học, một vị thiên tài, một bậc thánh nhân ? Mà cho dẫu đứa trẻ ấy sẽ chỉ là một con người bình dị như bao con người bình dị trên thế gian này, thì phá thai vẫn là một tội ác.

Nhà bác học Jean Rostand nói: “Bạn cho rằng phá thai là một tội nhẹ chăng ? một tội ác nho nhỏ sao ? Không, đúng hơn, phải nhìn nhận là: tội ác sát hại một thai nhi, trả qua mọi thời đại, luôn luôn bị coi là một tội ác gớm ghiếc và khủng khiếp !”

Vậy mà, hiện nay, trên toàn thế giới đang diễn ra cả một cuộc thảm sát đẫm máu. Nhiều người và nhiều nước muốn giấu giếm đi, không cho ai biết sự thật. Nhưng một cuộc đáp trả mới đây của Liên Hiệp Quốc đã tiết lộ rằng: đã có từ 45 đến 55 triệu sinh mạng con người bị thủ tiêu mỗi năm trước khi chào đời. Chỉ trong có 5 năm, con số phá thai đã tăng gấp đôi, buổi chính luật pháp nhiều quốc gia đã chính thức cho phép phá thai.

Tại nước Pháp, trong những năm 80, hàng năm có 350.000 trẻ em nam và nữ đã bị các bà mẹ kết án tử, bất chấp điều 3 bản Công Ước Quyền Con Người ghi rõ: “Mọi cá nhân đều có quyền sống !” Cũng chính điều 3 này đòi hỏi bãi bỏ án tử hình. Và người ta đã chấp thuận như vậy ngay cả đối với những tên trọng phạm đã từng cố ý giết người hàng loạt. Trong khi đó lẽ nào lại không đòi cho được cũng một quyền sống ấy đối với một kẻ vô tội nhất trong nhân loại là một thai nhi ? Mà em nào có được một ai làm luật sư bào chữa, tệ hơn nữa, là không được chính người mẹ của mình biện hộ trắng án cho mình !

Ở các nước phát triển phương Tây, đặc biệt ở Pháp, người ta đã mở những chiến dịch vận động để bảo vệ các chú hải cẩu con, các chú cá voi con. Người ta cũng không nỡ giết chết một con chó dữ đã cắn chết và xé tan thây một thằng bé. Người ta còn biểu tình để kêu gào hãy thương lấy, hãy cứu lấy những con ngựa đang chết giữa đầm lầy... Cũng chính trong lúc ấy, ở một nước được mệnh danh là “quốc gia tiêu biểu cho Quyền của con người” (Le pays des Droits de l’homme), thì người ta lại cấp giấy phép cho 1.122 trung tâm phá thai để tự do phá thai, sát hại mạng sống đồng loại, theo mức độ trung bình từ 1.000 đến 1.500 vụ mỗi ngày !
Hơn 1.000 vị Thánh Anh Hài mới (nouveaux Saints Innocents) không hề có được một tấm bia, một đài kỷ niệm. Hơn 1.000 vị Thánh Anh Hài mới biến mất vĩnh viễn trong các ống cống hay trong lò thiêu kiểu mới được dựng lên trên toàn nước Pháp để chỉ chuyên giải quyết chuyện này. 350.000 thai nhi mỗi năm, sau khi đã có được cái may mắn để hiện hữu (la chance d’exister) trên cõi đời này, lại không được phúc để được sinh ra như một đứa trẻ, để được đón ánh sáng một ngày mới...

Bạn thân mến, khi bạn nghĩ tới cái cơ duyên bạn được làm hoa trái của tình yêu từ sự phối ngẫu (le Fruit d’Amour de l’Union) giữa một tinh trùng duy nhất trong số khoảng 300 triệu mỗi lần xuất tinh của cha bạn với một trong số khoảng 400.000 trứng mà mẹ bạn đã tích trữ sẵn đó ngay từ khi mẹ bạn mới chào đời làm một em bé gái, và bạn biết rõ rằng đấy chính là cơ duyên duy nhất để bạn được hiện hữu... thì bạn có muốn dấn thân vào một cuộc chiến để cứu vớt cho số phận quá khủng khiếp của các trẻ em vô tội ấy không ?

Trích “On assassine Beethoven”.
Lm. BÙI QUANG DIỆM, DCCT lược dịch
Theo Ephata 15

Chúng con tha thứ cho cha mẹ

"Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo,
dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.
Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì,
khi con được thành hình trong nơi bí ẩn,
được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu." (Tv 139: 13, 15)


Theo bài viết của Lệ Hà đăng trên Baomoi.com, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Theo thống kê của hội Kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ phá thai Việt Nam là 1,2 – 1,6 triệu ca mỗi năm, trong đó 20% thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên. Trong năm 2009, chỉ riêng tại trung tâm của BS. Nguyễn Thị Hồng Minh có hơn 5.000 ca phá thai. BS Hồng Minh, giám đốc trung tâm cũng cho biết: trong số những ca đến nạo phá thai đối tượng là học sinh, sinh viên chiếm tới 25%. Trung bình mỗi phụ nữ Việt Nam nạo phá thai 2,5 lần trong đời. Tại Việt Nam, cứ 6 giây là một thai nhi bị giết và cứ 1 giây, trên toàn thế giới có 40 em sinh linh nhỏ bé không được chào đời.


Hội thánh Công giáo luôn trung thành với giáo huấn bảo vệ sự sống. Trong các văn kiện bảo vệ sự sống, Giáo hội tha thiết kêu gọi lương tâm những người Công giáo và ngoài Công giáo, các nhà chức trách xã hội và tất cả những ai thành tâm thiện chí hãy tôn trọng sự sống và quyền được sống con người từ lúc thụ thai cho đến khi kết thúc cuộc sống một cách tự nhiên.

Trong Tuyên Ngôn về Phá Thai, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã khẳng định: “Không một người nào, kể cả cha hoặc mẹ của đứa bé, có quyền thay thế đứa bé, ngay cả khi nó chỉ là một bào thai, để chọn, để nhân danh nó, cái quyết định không để cho nó được sống”. Chúng ta xác tín rằng, sự sống là ân ban nhưng không, cao quý và bất khả xâm phạm. Chúng ta chỉ là người quản lý sự sống của chính mình chứ không phải toàn quyền quyết định sự sống chết của mình và của người khác. Xét theo lẽ công bằng, chúng ta không thể quyết định cái gì không thuộc sở hữu của mình. Vậy, định đoạt sự sống chết của mình và người khác là chúng ta đang cướp quyền của Thiên Chúa. Không những thế, chúng ta phải có nghĩa vụ loan báo Tin Mừng Sự Sống, cổ võ và phục vụ sự sống bằng tất cả khả năng và chức trách của mình trong xã hội.


Ngay từ thế kỷ đầu tiên, Giáo hội đã xác định phá thai là một tội ác. Giáo huấn ấy bất biến, không hề thay đổi. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2271 dạy rằng: Trực tiếp phá thai, dù là mục đích hay phương tiện, đều vi phạm nghiêm trọng luật luân lý. Theo Giáo Luật, số 1398: “Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả, thì mắc vạ tuyệt thông tiền kết”

Dân gian thường nói: “Hổ dữ không ăn thịt con”. Vậy mà chính cha mẹ chỉ vì ích kỷ, chỉ vì ham hố địa vị mà đánh mất nhân phẩm, mờ mắt lương tri, giết chết chính con cái mình, thua loài lang sói. Đó một hành động vô đạo, bất nhân. Hơn nữa, giết một đứa trẻ không có khả năng tự vệ là một hành động bỉ ổi, hèn nhát. Luật pháp của bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều cho phép được tự vệ chính đáng. Nhưng ở đây, những thai nhi trong bụng mẹ không thể lên tiếng, không thể tự vệ, nên họ không được hưởng những quyền chính đáng mà luật pháp dành cho họ. Theo Đức Cha Micae, Giám Mục Giáo Phận Kon Tum, kẻ nào phá thai thì còn dã man tàn bạo hơn cả vua Hêrôđê. Hêrôđê chỉ giết một lần, còn ngày nay người ta kéo dài hành động tàn ác đó khắp nơi. Mỗi ngày có nhiều em nhỏ vô tội bị giết chung quanh chúng ta và giữa chúng ta. Chỉ một góc trời Pleiku, có tới 30 ngàn nấm mộ hài nhi. Với hệ thống phá thai tinh vi hiện đại, một Bác sỹ có thể giết được 350-400 thai nhi một ngày. Người ta có thể chi phí hai tỷ để giỗ cha, người ta bỏ ra nhiều tiền sắm sửa máy móc công nghệ và ăn nhậu chẳng tiếc tiền, nhưng lại giết những đứa trẻ vô tội vì sợ nuôi tốn kém. Thật là mỉa mai.

Trong khi nhiều người đang say máu giết chóc một cách điên cuồng, lại có những tấm lòng cao cả đã lo cho các em được chết như một con người. Trong muôn vàn tâm hồn cao thượng đó, Cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Vân Đông được biết đến như một ân nhân của các thai nhi đã bị cướp quyền sống và một người cha suốt một đời đau đáu với nỗi đau của các thai nhi đã bị giết hại. Chính cha đã lập ra ba Nghĩa Trang Đồng Nhi làm nơi chôn cất các thai nhi bị vứt bỏ trong các thùng rác của các bệnh viện, các trung tâm phá thai. Nhân ngày lễ các Thánh Anh Hài 28/12/2011, cha đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho công cuộc bảo vệ sự sống tại Nhà Thờ Thăng Thiên, Giáo Hạt Pleiku, Gp. Kon Tum. Trong bài giảng Thánh lễ, cha đã nhắc nhở những ai đang nỗ lực bảo vệ sự sống, những ai đang hằng ngày “chôn xác kẻ chết” hãy ý thức rằng: việc họ đang làm không chỉ là vấn đề xã hội hay bác ái, nhân đạo, nhưng là một việc làm cao cả liên quan tới đức tin. Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài. Do đó, con người là kiệt tác của Tạo Hóa. Sự sống thuộc về Ngài, không một luật pháp nào, cường quyền nào có quyền tước đi sinh mạng của con người. Thân xác con người cũng là Đền Thờ của Thiên Chúa và thân xác ấy sẽ phục sinh trong ngày sau hết. Hãy ý thức rằng, con người không làm ra sự sống, chỉ mình Thiên Chúa có quyền làm chủ sự sống và sự chết. Nghèo đói không thể biện minh cho hành động động giết người tàn bạo. Cha cũng đã dùng lời cổ nhân để cảnh tỉnh những kẻ sát nhân: “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo: điều lành điều dữ đến lúc cuối cùng sau rốt thì có quả báo”.


Cộng tác với ngài, có nhiều người thiện nguyện cả lương lẫn giáo như anh Lễ, Bà Năm và đặc biệt là Anh Nguyễn Phước Phụng, trú tại tổ 11, phường Diên Hồng, Tp. Pleiku. Bàn tay nhân ái của anh đã thâu lượm và chôn cất cả chục ngàn thai nhi bị tước mất quyền sống. Và hôm nay, dù đời sống gia đình khó khăn, anh vẫn âm thầm đi nhặt các thai nhi bị vứt bỏ do những ông bố bà mẹ sát nhân để lại, mỗi ngày có đến chục hài nhi được anh chôn cất. Hầu hết các thai nhi anh lượm về không còn nguyên vẹn hình hài. Có những em đã bị chó cắn mất phân nửa, có em bị mất đầu, mất chân. May mắn thay, anh đã cứu sống được 6 em nhỏ mà anh yêu thương như con. Anh tâm sự: “Tôi làm chỉ vì đạo đức con người. Tôi chỉ mong nạn phá thai sớm được chấm dứt. Các bậc cha mẹ vô lương tâm hãy nghĩ đến hậu quả của việc phá thai. Nếu họ cũng đã bị lòng ích kỷ của cha mẹ họ giết chết trong lòng mẹ thì liệu họ có cơ may được làm người không?”

Giáo Hội luôn trung thành với giáo huấn ngàn đời và kiên định bảo vệ sự sống. Ngày 12/05/2008, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã mạnh mẽ lên án đạo luật phá thai ở Ý, ngài nói: “… đã không những không giải quyết được những khó khăn của người phụ nữ và gia đình, mà còn mở ra một vết thương khác trong lòng xã hội của chúng ta vốn đã phải đang gánh chịu nhiều điều đau khổ ”. Và sáng thứ Bảy 26/02/2011 vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tuyên bố trước Hội Nghị của Hàn Lâm Viện Tòa Thánh vì Sự Sống rằng: “Phá thai không giải quyết được gì, nhưng giết đứa bé, hủy hoại người nữ và làm mù quáng lương tâm của cha đứa bé, thường tàn phá đời sống gia đình của họ”. Đó là những hậu quả tai hại đã được kiểm định và cũng là những trải nghiệm đau đớn của những bà mẹ lầm lỡ. Thiên Chúa luôn rộng lòng từ bi đối với hết thảy những ai thành tâm quay trở về với ngài. Các em nhỏ vô tội đã bị giết, cho dù chưa rửa tội chúng ta cũng tin tưởng các em sẽ được hưởng ơn cứu độ. Các em cũng sẵn lòng tha thứ cho cha mẹ theo gương Chúa Giêsu: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ lầm chẳng biết”.
“Con không có lời ru, đưa con vào cuộc đời, để con được làm người,
cất tiếng khóc chào đời và làm người như bao người.
Con nằm đây hai tay chắp, khẩn cầu
Lạy mẹ… trăm ngàn lạy nữa : "Hãy để con - cho con được sinh ra". 
(Thơ: Xuân Vũ Trần Đình Ngọc)


Ban Truyền Thông Gp. Kon Tum

giaophankontum.com

Giật mình với tỉ lệ nạo, phá thai của học sinh, sinh viên

Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo phá thai ở đội tuổi vị thành niên từ 15 -19 tuổi, trong đó 60 -70 % là học sinh, sinh viên.

Theo thống kê mới nhất của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam: Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên.


Riêng tại Hà Nội, tỉ lệ thanh thiếu niên chiếm khoảng 30% dân số trong khi đó, tỉ lệ nạo phá thai chiếm trên 22%.


Với con số kỷ lục này, Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới.


Báo động đỏ, học sinh, sinh viên đua nhau đi phá thai


Suy nghĩ, quan niệm thoáng hơn về tình yêu và tình dục, thiếu hiểu biết về giới tính, sức khỏe sinh sản, một bộ phận học sinh, sinh viên đã phải ngậm đắng nuốt cay đi "giải quyết hậu quả".
(Ảnh mang tính minh họa - Thu Hòe)
Giới trẻ hiện nay đang ngày càng có suy nghĩ và quan niệm thoáng hơn trong tình yêu và tình dục. Một bộ phận không nhỏ giới trẻ có quan niệm tình yêu đi liền với tình dục, sẵn sàng trao thân và chấp nhận “giải quyết” khi để lại “hậu quả” ngoài ý muốn.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trong những ngày qua tại một số bệnh viện như: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện phụ sản Trung ương, khoa sản Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện E, Bệnh viện Xây Dựng, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa… tỷ lệ giới trẻ (từ 16 -24 tuổi) đến làm các thủ tục nạo phá thai chiếm tỷ lệ cao.


Các cặp đôi còn rất trẻ lũ lượt dẫn nhau đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
(Ảnh mang tính minh họa - Thu Hòe)

Rất nhiều những “cặp đôi” đưa nhau đến bệnh viện vẫn còn mặc áo đồng phục học sinh, là sinh viên năm thứ nhất, thứ hai… ở các trường ĐH, CĐ.

Một bác sỹ (đề nghị được dấu tên) của Bệnh viện Phụ sàn Hà Nội cho biết: Chuyện học sinh, sinh viên đến bệnh viện phá thai không phải là hiện tượng gì xa lạ. Chúng tôi vẫn hằng ngày tiếp nhận và hằng ngày phải “giải quyết hậu quả” cho các em. Mỗi ngày Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận hàng chục ca nạo hút thai. Chưa có con số thống kê cụ thể nhưng ước tính số ca nạo phá thai là học sinh, sinh viên chiếm khoảng 20% các ca nạo phá thai nói chung của bệnh viện.

Theo con số thống kê mới nhất của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong hơn 5.000 ca nạo, phá thai mỗi năm có tới 30% thai phụ dưới 24 tuổi. Còn tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, số phụ nữ dưới 20 tuổi nạo phá thai chiếm khoảng 20%.
Theo thông tin chúng tôi ghi nhận được từ nghiên cứu mới nhất của Thạc sỹ Nguyễn Mỹ Hương, Ủy ban quốc gia Dân số kế hoạch hóa gia đình về “Những yếu tố ảnh hưởng đến mang thai vị thành niên”, mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, chiếm khoảng 40% các ca nạo hút thai nói chúng.

Cũng trong nghiên cứu mới nhất này, Thạc sỹ Nguyễn Mỹ Hường đã chỉ ra một thực trạng đáng báo động: Số người ở độ tuổi vị thành viên phải “giải quyết hậu quả” nhiều lần chiếm tỷ lệ cao. Rất nhiều người trong số đó đã bị vô sinh do nạo hút thai quá nhiều lần.



Mỗi ngày Bệnh viện Phụ sản Trung ương tiếp nhận hàng chục ca nạo phá thai của học sinh, sinh viên.
(Ảnh mang tính minh họa - Thu Hòe)

Trả lời báo chí, BS Hồng Minh - Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn sức khoẻ sinh sản và KHHGĐ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: “Những năm gần đây, số học sinh, sinh viên đến Trung tâm phá thai ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước, chiếm khoảng 30-40% các ca phá hoặc phá thai. Nhiều đôi "uyên ương" còn mang cặp sách, mặc quần áo đồng phục học sinh đến bệnh viện "giải quyết"…”
Bác sỹ Minh cho biết thêm: “Các trường hợp đến bệnh viện nạo phá thai là học sinh, sinh viên rất đa dạng, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Có những trường hợp mới 12 tuổi đang là học sinh lớp 6 đã phải đến bệnh viện giải quyết hậu quả do thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản. Các ca nạo hút thai trong độ tuổi từ 18 -24 là sinh viên thì nhan nhản không kể xuể”.


Vẫn chưa phản ánh hết được thực tế



Nạo phá thai ngày càng gia tăng báo động ở học sinh, sinh viên.
(Ảnh mang tính minh họa - Thu Hòe)

Theo thông tin từ Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, những số liệu nêu trên vẫn chưa phản ánh được hết thực trạng nạo hút thai ở lứa tuổi vị thành niên, học sinh, sinh viên hiện nay mà mới chỉ phản ánh được phần nào thực trạng này.

Các chuyên gia y tế nhận định: Số liệu thống kê chủ yếu được lấy từ các bệnh viện, trung tâm y tế nhà nước trong khi con số các ca nạo hút thai ở các cơ sở y tế, phòng khám tư nhân, làm tại gia… còn cao hơn rất nhiều và không thể kiểm soát.


Những ẩn họa khôn lường


Nạo phá thai dù 1 lần hay nhiều lần đều để lại những hậu quả khôn lường như: chảy máu, viêm nhiễm, thủng tử cung ..., các tai biến có thể dẫn đến vô sinh ở lứa tuổi có khả năng sinh sản cao.

Vô sinh đối với phụ nữ chưa có con và nhất là đối với tuổi vị thành niên là một nỗi đau cả về thể chất và tâm hồn, gây nỗi ám ảnh bất hạnh suốt cuộc đời.
Chưa kể đến sự thiếu hiểu biết về quan hệ tình dục an toàn còn là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lây truyền qua tình dục như: Viêm nhiễm, nấm ngứa, Lậu, Giang mai,… đặc biệt là căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.


Một cảnh chờ khám ở Bệnh viện phụ sản Hà Nội.
(Ảnh mang tính minh họa - Thu Hòe)

Mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết nhất định về giới tính, sức khỏe sinh sản để biết cách tự bảo vệ bản thân. Mỗi người cần xây dựng cho mình một môi trường sống lành mạnh, khoa học,…nhằm giảm thiểu tình trạng nạo phá thai ngoài ý muốn và tránh những tai biến xấu cho sức khỏe.

Thu Hòe


Theo giaoduc.net

Phá thai có còn là tội ác?

Phá thai có phải là một hành động phạm pháp hay không, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào luật pháp của mỗi quốc gia qui định, có quốc gia cấm và có quốc gia cho phép. Việt Nam là một trong những quốc gia cho phép phá thai. Tuy vậy, việc cho phép này phải được hiểu là việc phá thai phải được thực hiện ở những cơ sở y tế hợp lệ và có giấy phép của nhà nước, chứ không phải là có quyền phá thai ở bất cứ nơi nào và bằng bất kỳ cách gì.

Câu hỏi tựa đề của bài viết này: "Phá thai có còn là tội ác?" không nhằm nhắm vào khía cạnh pháp lý của vấn nạn phá thai, mà là khía cạnh luân lý, đạo đức. Pháp luật có thể cho hay không cho phép phá thai, nhưng lương tâm và đạo lý của con người luôn cho rằng phá bỏ một bào thai là một hành động hủy diệt sự sống, là một hành động giết người.


Một bào thai khi được tượng hình trong lòng người mẹ đã là một con người và có sự gắn kết chặt chẽ với người mẹ, mà bản thân người mẹ có thể cảm nhận được rất rõ ràng. Do đó, xét về khía cạnh đạo lý và lương tâm, phá thai luôn là một tội ác, cho dù là ngày xưa, ngày nay hay ngày sau cũng vậy. Với cách nhìn mặc định đó, cách nhìn đã tồn tại qua hàng bao thế kỷ của con người, câu hỏi "Phá thai có còn là tội ác?" là một câu hỏi... đau lòng.




Sở dĩ nó làm đau lòng là vì tại sao một điều hiển nhiên như thế mà giờ đây người ta phải băn khoăn tự hỏi, như không còn tin tưởng vào tính tất nhiên của nó nữa. Điều gì đã xảy ra? Đã có nhiều điều xảy ra khiến người ta hoang mang. Nếu nó là tội ác thì sao có những người mẹ lại nỡ đang tâm sinh con rồi thản nhiên đem bào thai còn sống bỏ mặc ở công viên hay bãi rác, đến nỗi bị kiến cắn đến chết hay bị chó cắn xé đến nát bấy? Nếu nó là tội ác thì sao cũng cùng một con người đó lại có thể thản nhiên hủy diệt hết sinh mạng này đến sinh mạng khác của chính những đứa con của mình?

Sự thản nhiên giết con rồi quăng bỏ xác một cách lạnh lùng đó đã làm những người vô tình chứng kiến phải choáng váng. Con số của những trường hợp như thế cứ ngày càng gia tăng không ngừng, làm cho không ít người không khỏi băn khoăn về sự suy đồi của đạo đức xã hội. "Hổ dữ không nỡ ăn thịt con" là câu nói đạo lý đã bao đời được truyền tụng trong nhân gian để nói về tấm lòng của người mẹ. Hình ảnh con gà mái xòe cánh quyết liệt chống trả lại diều hâu để bảo vệ đàn gà con nhỏ dại là một hình ảnh đẹp và thiêng liêng về lòng mẹ thương con, đã đi vào lòng người qua bao thế hệ. Thế mà, giờ đây chúng dường như đã bị khá nhiều người quên lãng khi họ hành xử còn thua xa cả loài vật.

Có một điều nghịch lý là xã hội càng văn minh, khoa học càng tiến bộ, đời sống càng được nâng cao thì con người càng thản nhiên hơn trong việc hủy bỏ mạng sống của những thai nhi. Luôn có vô vàn lý do được viện ra để biện minh cho mỗi tội ác được sản sinh trên trái đất này, nhưng với việc giết chết thai nhi, có một điều những kẻ thủ ác không thể chối cãi: Họ đã không xem những thai nhi kia là con người. Lối suy nghĩ phi nhân bản và chống lại sự sống đó rõ ràng là kết quả của sự tha hóa về nhân cách sống và sự xói mòn của lương tâm con người. Làm sao có thể chấp nhận được việc nâng cao chất lượng đời sống cá nhân bằng cách diệt trừ sự sống của một con người khác!



Thai nhi có phải là con người? Hẳn nhiên là những kẻ vô tâm hủy diệt thai nhi đã không bao giờ nghĩ như vậy. Thực tế cho thấy là về mặt sinh học, kể từ tháng thứ năm trở đi thai nhi hầu như đã phát triển đầy đủ mọi bộ phận cơ thể. Về mặt tâm linh, người ta tin rằng mỗi thai nhi đều đã có một linh hồn kể từ lúc phôi thai được tượng hình. Nhiều tranh cãi trái chiều đã từng nảy sinh trên khắp thế giới nhưng kết luận sau cùng được công nhận chính là: Mỗi thai nhi là một con người. Mà đã cùng là con người thì không ai quan trọng hơn ai, không ai có quyền giết chết ai.


Sự bình đẳng giữa con người với nhau ngay cả đến một em bé cũng có thể hiểu được. Điều này đã được chứng minh qua câu chuyện có thật sau đây. Trong một cuộc hội thảo về việc phụ huynh hay người giám hộ có trách nhiệm nói với các trẻ em về vấn đề phá thai, một vị linh mục đã hỏi một em bé 6 tuổi tên Sharon và được em trả lời như sau:

- Sharon, con có thấy những người dưới kia lớn hơn con không?

- Dạ có.

- Con có thấy họ nhiều tuổi hơn con không?

- Dạ có.

- Con có nghĩ rằng họ khỏe mạnh hơn con không?

- Dạ có.

- Vậy con có nghĩ rằng họ quan trọng hơn con không?

- Dạ không.

Câu trả lời của em bé đã khiến ngài linh mục rất ngạc nhiên và lấy làm thú vị, và nhân đó, ngài khẳng định thêm rằng mọi người đều quan trọng và có giá trị như nhau vì đều là những con người, dù đó mới chỉ là một phôi thai. Và vì thế, không ai được quyền giết chết ai.



Không ai được quyền giết chết ai! Đó là một mệnh lệnh vĩnh hằng của lương tâm và lý trí con người. Thế nhưng, đáng tiếc thay, cái mệnh lệnh tối cao ấy lại bị chối bỏ một cách vô tội vạ trong cái xã hội văn minh và hiện đại mà chúng ta đang sống. Trong cái xã hội ấy giờ đây, tội ác phá thai, giết người đang diễn ra ngày càng "hoành tráng" hơn và đang dần được xem như một điều... bình thường. Chúng ta có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi những tờ rơi, những biển hiệu quảng cáo cho việc giết người này. Cứ mỗi ngày trôi qua, lại có không biết bao nhiêu thai nhi vô tội bị giết chết; chúng chẳng bao giờ có cơ hội được cất tiếng khóc chào đời; chúng chết trong oan khiên, bơ vơ và tức tưởi vì chẳng ai lên tiếng bảo vệ chúng cả.

Liệu có phải chúng ta đang sống trong một xã hội phi nhân bản? Liệu xã hội đang có một lối mòn tội lỗi, mà chúng ta, những cá thể đang sống trong nó, đang nhắm mắt lại để trượt dài, trượt mãi theo lối mòn ấy, không còn có điểm dừng? Liệu với thực trạng "người giết người" công khai và bình thản này, đạo đức xã hội rồi sẽ về đâu? Xã hội liệu rồi còn có thể tồn tại được không khi con người thoải mái giết hại lẫn nhau, một điều tất yếu sẽ xảy ra khi ngay chính đến giọt máu của mình họ cũng giết đi không thương tiếc? Cuối cùng, tương lai đất nước rồi sẽ về đâu, khi các mầm non cứ tiếp tục bị hủy diệt vô tội vạ?

Đấy là những câu hỏi mà đã đến lúc chúng ta phải trực diện chính mình và hỏi lấy chúng ta, nếu chúng ta còn thực lòng nghĩ đến sự tồn vinh của xã hội, của đất nước. Chúng ta không thể thoái thác được nữa. Chúng ta cũng không thể lẩn tránh chúng. Chúng, như những linh hồn thai nhi bị giết chết oan uổng, sẽ đeo bám chúng ta suốt đời để hỏi chúng ta câu hỏi: "Mẹ ơi, con có tội gì mà mẹ nỡ giết con?".



Điều cuối cùng tôi muốn nói là con người vốn được sinh ra và có quyền chết đi theo cái lẽ tự nhiên mà tạo hóa đã sắp đặt cho mình. Không ai có quyền nhân danh bất cứ điều gì để can thiệp vào sự sống và cái chết của con người một cách thô bạo, kiêu hãnh và tàn ác như họ đã và đang làm. Để kết thúc bài viết, xin được giới thiệu những lời tâm sự của một thai nhi đã chết oan khuất và do đó, linh hồn đã không thể siêu sinh. Những dòng tâm sự này, dĩ nhiên là tôi đã viết thay em.



---000---

Mẹ yêu của con!

Con là con của mẹ đây - đứa con 24 tuần tuổi mà mẹ đã nhờ người ta tống khứ ra khỏi cơ thể của mẹ, để mẹ không còn phải bận tâm về nó nữa. Khi con được lôi kéo ra khỏi cơ thể mẹ, con chỉ còn là một mớ thịt bầy nhầy không còn nguyên vẹn hình hài nữa. Mẹ đã nhanh chóng bỏ con vào trong một cái túi đen rồi liệng đi cạnh một bãi rác. Ở đó, có một con chó đã cào rách cái túi ấy và bắt đầu xé nát cơ thể con ra thành nhiều mảnh. Thực ra, lúc ấy, con chưa chết hẳn đâu. Con vẫn còn sống thoi thóp đấy, nên khi con chó nó ngoạm mồm vào cái xác con, con thấy đau quá, mẹ ơi. Nó cắn, xé rồi nhai tấm thân nhỏ bé của con cho đến khi còn lại trong túi chỉ là một đống xương con đẫm máu.


Cái xác ấy bây giờ không còn nữa. Nhưng linh hồn con thì vẫn còn, mẹ ạ! Vì con chết oan ức, tức tưởi quá nên linh hồn con không thể siêu thoát được. Con ngày đêm cứ lảng vãng quanh mẹ, nhưng không cách nào hiện hình cho mẹ thấy được. Mẹ ơi, có khi nào mẹ nhớ về con không, đứa con bất hạnh mà mẹ đã không cho nó có cơ hội được sống, dẫu chỉ một ngày thôi trên cõi trần gian này. Mà mẹ ơi, sao mẹ lại nỡ giết con, hở mẹ? Để con chưa được một ngày làm người đã vội thành ma trọn kiếp. Để đêm đêm hồn con cứ bãng lãng, la đà trên những ngôi mộ âm u, nhiều ám chướng. Lạnh lẽo và cô đơn lắm, mẹ ơi!




Biên tập lại từ Yume.vn

Những ngôi mộ biết đi

Vào khoảng đầu tháng 11 thì tôi được dịp đi viếng mộ ở nghĩa trang theo truyền thống đền ơn đáp nghĩa của người Công Giáo. Đi cúng mộ thì tôi đã được đi nhiều lần, nhưng chỉ đi vì tính cách cá nhân của từng gia đình một, nên cảm giác cũng không có được như lúc đi cùng một cộng đoàn, mà điều quan trọng và thú vị là vẫn có những người không hề có người thân nằm nơi đây nhưng mọi người vẫn sốt sắng tham dự và cầu nguyện.

Đối với tôi là một tân tòng nên cảm giác của tôi lúc này rất lạ, và quá mới mẻ. Cầu cho các linh hồn thì mình cũng hay cầu trong Nhà Thờ hay cầu mỗi lần cầu nguyện. Còn đi ra tận nghĩa trang thì quả thật tôi thấy vừa dễ thương vừa ngộ ngộ làm sao đó. Thấy ai cũng nhiệt tình. Tôi phát hiện ra người Công Giáo cũng nhiều cách thức để tưởng nhớ tổ tiên ông bà, chứ đâu phải là hễ vào đạo thì bỏ hết ông bà như những người thuộc đạo khác nói. Trái lại, cách thể hiện rất sâu sắc, vì người Công Giáo còn sẵn lòng cầu nguyện luôn cho những người mình chưa một lần quen biết.

Hay lắm, tôi chợt nghĩ rằng nếu quý vị nào chưa phải là người Công Giáo thì hãy thử một lần cùng với một cộng đoàn thuộc Giáo Xứ nào đó đi viếng nghĩa trang một lần, chắc chắn quý vị sẽ thay đổi cách nhìn về việc người Công Giáo đền đáp ơn nghĩa, hiếu để đối với những bậc tiền nhân, những người đã khuất.
Mộ thì ai cũng hiểu là dùng để chôn người đã chết. Nói về mộ thì tôi đã được nghe rất nhiều giai thoại. Lúc thì được nghe là mình nên sống như những ngôi mộ, chỉ mình mới biết mình là ai. Không vui vì được khen ngợi, không buồn khi bị xem thường, bị chê bai, xỉ vả... Tôi thấy cũng hay hay và có lý, vì tôi thấy người Công Giáo mình luôn được Chúa nhắc nhở là phải nhận biết mình chỉ là đầy tớ kém tài, nhận biết mình là một đứa con yếu đuối…

Nhưng hôm nay, ngoài việc tôi thuật lại việc đền đáp ơn nghĩa của những người Công Giáo còn sống với người đã mất, tôi cũng xin chia sẻ một vấn đề mà tôi thấy rất đau lòng và cũng là vấn đề rất đáng quan tâm của những ai còn có lòng nhân. Và đây cũng là trọng tâm của bài chia sẻ này. Đó là tình trạng phá thai.

Tối nay, một buối tối cuối tuần. Sau một lúc nằm mãi mà không ngủ được, mặc dù tôi đã có ngồi trò chuyện với Chúa, thì má tôi bỗng dưng kể cho nghe một hoàn cảnh. Bà kể rằng hôm nay bà đi chùa đọc kinh (gia đình tôi theo đạo Phật), có trò chuyện với một người phụ nữ. Bà ta tự nhiên lại tâm sự với má tôi rằng, bà ta có một người cháu gái ở Thủ Đức. Cô ấy là một nhân viên, cô ấy đã có gia đình và một cháu được gần 10 tuổi. Cách đây gần 5 tháng thì có thai bé thứ hai, trong giai đoạn thai nghén thì cô cũng khám thai. Mãi tới gần tháng thứ 5 thì cô được bác sĩ ở Bệnh Viện Từ Dũ phán kết quả là thai của cô bị thiếu não, rồi thai của cô là dị thai. Người bác sĩ phụ khoa kia có ý muốn cô nên bỏ cái thai đó đi. Cô đã rất hoang mang, để cái thai thì bị cái kết quả ám ảnh là con mình sẽ khổ sở vì dị tật mà mình cũng sẽ không đủ khả năng để nuôi con. Phá thai thì cô cũng thấy sợ sợ. Tôi nghe xong thì lo rằng cô ấy sẽ có quyết định thiếu sáng suốt, nên vội vàng dâng liền cho Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (vì tôi đã được nghe cha Uy ở DCCT Saigon nói rằng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là Mẹ bổn mạng của những bà bầu).

Tạ ơn Chúa, ngay giữa đêm hôm tôi cũng xin các cha và những anh chị em mà tôi quen biết cầu nguyện cho chúng tôi, để rồi sau hai ngày cô ấy đã quyết định giữ đứa bé lại, dưỡng cho tới khi sinh nở. Nhưng trước đó một ngày, tôi cũng nhận được một tin rất hồi hộp, là cô ấy có đi gặp một sư cô nào đó để xin tư vấn, thì sư cô kia (người luôn khuyên răn mọi người không nên giết bất cứ một con gì, cho dù chỉ là một con muỗi hay con kiến) lại cho ý kiến là nên giết đứa nhỏ đi, vì nếu nó dị tật như vậy thì nó sẽ khổ sở vì cái nghiệp, mình giết nó là để giải thoát cho nó (?). Tôi nói lên một sự thật này cũng rất mong quý vị thật công bằng mà nhận xét giúp tôi suy nghĩ về lời khuyên của vị sư cô kia.

Bệnh viện Từ Dũ là một nơi mà tôi thường hay nói với những người quen biết là một cái lò sát sinh. Cách đây hơn một năm, cũng vì cái kết quả nhảm nhí của họ mà một người chị em của tôi bị bệnh trầm cảm để rồi phải bị sự dữ xâm chiếm cả tâm hồn lẫn thể xác. (cô bé đó thì ở Hố Nai – Gia Kiệm). Khi ấy họ cũng nói cô ấy mang thai song sinh và dị tật, nhưng thật sự thì hai em bé đó vô cùng xinh xắn và mạnh khỏe.

Bao nhiêu lần tôi gặp những bà mẹ mạnh dạn nuôi dưỡng những cai thai mà các vị bác sĩ đáng kính mà không có nhân tâm đã phán (đó là trường hợp đứa em dâu con của người bác ruột của tôi), là dị thai hay quái thai nhưng họ đã sinh ra những em bé rất khôn ngoan và thông minh. Tôi tha thiết cầu xin những vị bác sĩ đáng kính, hãy thật nhân tâm, hãy đặt mình là những thai nhi trong bụng mẹ để ra một kết quả cho xứng đáng là một “con người có trách nhiệm thiêng liêng với sự sống của những đứa trẻ vô tội yếu đuối”. Nhất là khi chúng không hề có sức kháng cự với những manh tâm của những người hiểu biết.

Giờ tôi lại xin phép nói đến việc những người được dịp làm mẹ. Các chị được một hồng phúc rất đặc biệt là mang thai và làm mẹ. Các chị có biết là rất rất nhiều phụ nữ mơ ước được làm mẹ một lần trong đời mà không được chưa ? Các chị có bao giờ nghe một bà mẹ mang thai khấn dám tuyên bố là chấp nhận mất tất cả để sinh một đứa con chưa ? một bà mẹ gần 50 tuổi đời chấp nhận tất cả để bao vệ cái sự sống nhỏ bé trong cơ thể mình. Bao nhiêu gia đình tan vỡ vì thiếu tiếng cười trẻ thơ... Còn rất rất nhiều hoàn cảnh trái ngang.

Các chị ơi, tôi rất thiết tha xin các chị hãy suy nghĩ thật kỹ, trước khi có quyết định đau lòng này. Tôi dám cam đoan với các chị rằng, nếu các chị tận mắt chứng kiến những người mẹ mà trước kia chỉ vì một suy nghĩ nông cạn. Để tới một ngày phát hiện ra mình thật quá vô tâm khi quyết định cắt đứt mạch sự sống từ núm ruột của mình. Để tới một ngày phát hiện ra mình mắc một căn bệnh nan y là ung thư cổ tử cung hoặc là ung tư tử cung vì việc phẫu thuật không đúng quy trình và mất vệ sinh, mới thấy ân hận trong muộn màng. Và lúc đó thì không còn cơ hội để khắc phục hay chuộc lỗi. Đó là tôi chưa kể đến về mặt tâm linh, khi trong tư tưởng và suy nghĩ của người từng phá thai. Họ sẽ là những nạn nhân của tà thần, họ bị hành hạ vì ám ảnh. Từ đó tâm thần của họ không ổn định nên quỷ rất dễ dàng xâm chiếm – Như tôi đã từng và hiện giờ cũng đang chứng kiến những nạn nhân là những người vô tình đưa người nhà đi phá thai và những người đã từng phá thai. Người thì lao đao từ tinh thần cho tới vật chất, người thì dở dở ương ương gần như người tâm thần. Mà tôi đã có dịp chia sẻ với quý vị.

Là một phụ nữ độc thân, nhưng tôi được một ơn cũng khá thú vị là hay gặp những người phụ nữ từng phá thai gặp nạn. Người thì ung thư tử cung, người thì vô sinh vì nạo phá thai, người thì bị tà thần xâm chiếm khi trong đầu luôn ám ảnh vì việc đã giết người trong quá khứ. Có lẽ các chị đang và đã phá thai chưa có dịp thấy và trải qua những hoàn cảnh này. Nếu thấy có lẽ các chị đã có suy nghĩ khác.

Một lần nữa tôi tha thiết cầu xin các chị, các vị bác sĩ đáng kính. Khi tham gia, làm việc này hãy xét mình, hãy đặt trường hợp mình là những thai nhi không hề có sức chống chọi lại cái vô tâm, cái thiếu suy nghĩ của những con ngươi có trí khôn nhận biết đâu là đúng và đâu là chưa đúng. Hãy tôn trọng thân thể mình là một nơi thiêng liêng cao quý vì đang cưu mang một thiên thần, một gia tài, chứ không phải chỉ là những cái mồ chỉ để dành chôn những người chết. Hãy nhận biết rằng mình đang được trời ban cho một cái nghề cao quý thiêng liêng, nghề đó là chỉ để giúp người chứ không phải để giết người.

Cuối bài chia sẻ này thì tôi rất chân thành cám ơn quý vị đã bỏ thời gian để đọc và đồng cảm với nỗi bức xúc của tôi. Tôi xin cầu chúc mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với quý vị và hồng ân Thiên Chúa tuôn tràn trên quý vị qua lời cầu bầu của Đức Mẹ hằng Cứu Giúp.

Maria TÚC LYNH,
Sàigòn ngày 16 tháng 12 năm 2011
Theo báo Ephata số 490
Chúa Nhật 01.01.2012