Chương trình tập huấn kỹ năng tư vấn và kiến thức SKSS cho các nhóm BVSS giáo tỉnh Miền Bắc.

UB BAXH – DCCT HÀ NỘI
VP Tư Vấn BVSS - Gx Thái Hà

+
THƯ MỜI


Để góp phần vào việc ngăn chặn tệ nạn Nạo Phá Thai (NPT) cũng như mang lại niềm vui cho những chị em mang thai có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ. Trong tinh thần liên đới và chia sẽ, nhóm Bảo vệ sự sống Hà Nội (BVSS) tổ chức đợt tập huấn “Kỹ năng tư vấn và kiến thức sức khỏe sinh sản cho các nhóm BVSS” cho các trưởng nhóm, phó nhóm và các thành viên trong nhóm BVSS.

Xin kính mời: Qúy độc giả bvss.org

Tới tham dự buổi tập huấn các nhóm BVSS giáo tỉnh Miền bắc và thánh lễ Tạ ơn

Thời gian: từ 8h00 thứ 6 ngày 02/12/2011 đến 10h00 thứ 7 ngày 03/12/2011.

Địa điểm: Hội trường tầng 3 nhà Giáo lý Gx Thái Hà. 180/2 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.

Sự hiện diện của quý Cha, Sơ và toàn thể anh chị em là nguồn động viên, khích lệ chúng con dấn thân hơn nữa trong việc phục vụ Chúa và anh chị em.

Chúng con xin chân thành cảm ơn.




Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2010


Đắc Trách BVSS

Lm. Fx Nguyễn Kim Phùng, CSsR



* 

*         *



CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN KỸ NĂNG TƯ VẤN 
VÀ KIẾN THỨC SKSS CHO CÁC NHÓM BVSS 
GIÁO TỈNH MIỀN BẮC

(Ngày thứ sáu và thứ bảy: 2-3/ 12/2011)

Địa điểm tại Hội Trường tầng 3 nhà Giáo Lý Gx Thái hà, Dcct Hà nội)


Thời gian Nội dung Người chịu trách nhiệm
Ngày 2/11/2011
7h30-8h00 Tiếp đón thành viên các nhóm Bvss. BTC
8h00-8h30 Khai mạc lớp tập huấn.
-Hát kinh xin ơn CTT.
-Giới thiệu các thành phần tham dự.
Cha Bruno Phạm Bá Quế
Cha P.x Nguyễn Kim Phùng
8h30-9h45 Tình hình chung Bvss tại Việt Nam. Cha Giuse Nguyễn Hồng Phước
9h45-10h00 Nghỉ giải lao.
10h00-11h30 Kỹ năng tư vấn và thực hành tư vấn. Cha Giuse Nguyễn Hồng Phước
11h30-13h30 Cơm trưa và nghỉ trưa.
13h00-13h45 Tập họp, Sinh hoạt. BTC
13h45-15h00 Kiến thức SKSS. Bs Nguyễn Xuân Tiêu
15h00-15h15 Nghỉ giải lao.
15h15-17h00 Kiến thức SKSS: Tai biến NPT. Bs Nguyễn Xuân Tiêu
17h00-19h30 Cơm tối, tham dự Thánh lễ.
19h30-21h15 Kỹ năng Truyền thông và thực hành kỹ năng thuyết trình. Cha P.x Nguyễn kim Phùng
Bà Maria Trần Thị Hường và nhóm truyền thông Thái Hà
21h30 Nghỉ đêm.
Ngày 3/12/2011
5h30-6h30 Thức dậy, VSCN.
6h30-7h15 Ăn sáng.
7h15-8h00 Chia tổ chia sẻ hoạt động Bvss. BTC và Anh Thủy
8h00-8h45 Báo cáo các nhóm về tình hình Bvss, đúc kết chia sẻ, bàn Chương trình lễ Bổn mạng 28/12. Cha P.x Nguyễn Kim Phùng
9h00-10h00 Thánh lễ Tạ ơn, kết thúc kỳ tập huấn. Chủ tế Cha Px Nguyễn Kim Phùng
Giảng lễ Cha Bruno Phạm Bá Quế


Bảo Vệ Sự Sống






Theo bvss.org

Một lời ru - cay đắng

Ầu ơ, 
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó qua
Khó qua mẹ dẫn con qua
Con đi trường học mẹ đi trường đời.”

“Từ lâu lắm rồi, chúng tôi được sáng tác ra để vỗ về giấc ngủ thật đáng yêu của những thiên thần nhỏ. Bằng tất cả tình thương, bằng tất cả tâm hồn cao quý của những người mẹ, những người Ông, người Bà mà chúng tôi được cất cánh bay lên hòa lẫn với tiếng kẽo kẹt dây võng đưa ngang. Những lúc ấy, thật hạnh phúc biết bao, chúng tôi là mối giây liên lạc giữa hai tâm hồn, hai thế hệ trong một giao cảm tuyệt vời nhất nhân gian, Một bằng tất cả sự hy sinh lớn lao cả đời, một bằng tấm lòng thảo hiếu kính trọng đấng sinh thành. Bao nhiêu năm qua, chúng tôi vẫn được cất lên để truyền tải tình yêu của người mẹ đến với con mình. Nhưng ngày nay, nhiều người đã đặt dấu chấm hết cho chúng tôi giữa thời đại Ipod mất rồi. Lời ru nói với tôi như vậy đấy.

Mấy hôm rồi có dịp ghé nhà bạn chơi, hai Ông bố ngồi nói chuyện với nhau thì thằng bé đang ngủ giật mình khóc, Mẹ nó vội chạy tới nhét cái Ipod vào tai , thế là thằng bé tiếp tục thiu thiu ngủ lại. Thấy cảnh đó, tôi nói với bạn mình.

- Thế có bao giờ vợ chồng cậu ru cho nó ngủ không? Thì bạn trả lời.

- Ông quê mùa quá, giờ này mà ru với hời cái gì, cứ cho nó cái tai nghe là xong tuốt, mình cũng rảnh rang tha hồ làm gì thì làm.

Tôi về nhà nghĩ đi nghĩ lại cái tiện lợi của thời đại điện tử, mình có lẽ cũng cổ hủ thật, vì bao giờ cũng ru con ngủ bằng những điệu ru mà trước đây mẹ thường ru cho tôi ngủ, những bài ru đó đến giờ vẫn thuộc lòng, Bố con tôi cứ đánh đu trên chiếc võng , thằng bé lắng nghe, vẻ rất khoái chí và… cũng say sưa ngủ như ai. Có điều, quả là mất thời gian thật. Nhưng lại nghĩ tới nghĩ lui. Ái chà, Cho con nghe bằng Ipod, cái tai nó sau này coi chừng có vấn đề, quan trọng hơn là tình cảm của nó cũng có vấn đề nốt, thôi thì mình cứ cổ hủ đi, coi bộ chắc ăn hơn, thằng nhóc chắc khoái hơn và cha con mình cũng có những giây phút hạnh phúc hơn. Thi thoảng, vào các ngày trọng đại, tôi còn hay bắt chước trong cựu ước, làm dấu Thánh Giá trên đầu hai thằng con và chúc lành bình an cho nó nữa.

Tôi có một thói quen từ khi biết về bảo vệ sự sống, mỗi khi làm được một cái gì đó cho con mình, tôi thường nghĩ đến thân phận của những thai nhi bị giết bỏ. Nói về những lời ru, ở đâu đó tôi có đọc được rằng “Sao con không có lời ru, đưa con vào cuộc đời…” Mấy lần có dịp thăm nghĩa trang đồng nhi. Sao mà vắng lặng đến thế nhỉ, chỉ có gió rì rào và tiếng lá xào xạc dưới chân, thấy lòng nặng trĩu buồn bã làm sao. Giá mà, từng ấy thai nhi, chỉ cần mỗi thai nhi được nghe lời mẹ ru, chỉ một lần thôi, có lẽ nơi này sẽ vui vẻ lắm. Sẽ không còn cái không khí ảm đạm thường có nơi nghĩa trang này. Thầm trách, mấy lần thăm các em, sao mình không ru cho các em ngủ nhỉ, hứa với lòng rằng, lần sau tôi sẽ ru cho các em ngủ, bằng chính giọng mình, không phải bằng các phương tiện hiện đại nào khác.

“Con ơi, con ngủ cho ngoan
Mẹ còn gánh nước rửa bành con voi
Muốn coi lên núi mà coi
Có Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng”…

“Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm , lộn cổ xuống ao
Ông ơi, Ông vớt tôi vào
Tôi có lòng nào, Ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.”

Lại nữa, trên báo Vietnam.net có một phóng sự của phóng viên Hồng Khanh với tựa đề “Tại sao sinh con trong cuộc đời” bài phóng sự viết về thân phận của những đứa trẻ bị bỏ rơi ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, theo thiển ý của tôi. Đặt tựa đề với nội dung bài viết như vậy là chưa chuẩn. mà nên đặt là “Đã sinh con rồi sao nỡ bỏ rơi con” chứ nếu để cái tựa đề như trên vô tình sẽ gây nhiều ngộ nhận cho một số độc giả rằng: nếu thế thì phá thai luôn đi cho tiện. Quả thực là báo chí của mình nhiều khi cứ lập lờ từ ngữ, thế nên hậu quả ngày càng trầm trọng. Nhưng dẫu sao qua bài phóng sự này, một sự thật trần trụi cay đắng được phô bày: Giữa thời đại văn minh này, nơi mà người ta luôn luôn nói rằng tăng trưởng và phát triển, dân đang giàu, nước đang mạnh sao lại có nhiều bà mẹ lại đang tâm bỏ rơi chính giọt máu của mình vì cho rằng nghèo đói quá, nuôi không nổi. Người ta đã giáo dục ra sao mà có nhiều đứa trẻ đáng thương đến thế, đứa bị bỏ trong sọt rác, đứa bị bỏ nơi công rãnh cầu đường.Vừa được biết, lại có thêm một em bé bị bỏ rơi trong nhà vệ sinh của một Công ty, buồn ghê vậy đó. Thiên chức làm Mẹ hiện nay đã bị biến đổi đến tán tận lương tâm, coi con cái như một gánh nặng hay một cái u nhọt cần phải rứt ra cho kỳ được. Sao ngày càng có nhiều bà mẹ ru con bằng một phán quyết lạnh lùng của thần chết. Lời ru này cay đắng làm sao.

Còn nhớ sau tết năm rồi. Cũng trên Vietnamnet đưa một bản tin rất kinh khủng mà bất cứ ai quan tâm đến sinh mạng con người cũng phải đau lòng. “Vui tết quá đà, nạo phá thai tăng vọt” của Phóng viên N. Anh. Bài báo cho chúng ta một con số nạo phá thai tăng chóng mặt từ 20% đến 30% so với những ngày khác. Ta thử nhẩm tính mà xem, lấy con số thống kê của nhiều năm trước là 3 triệu ca/ năm , một tháng là 250.000 thai nhi bị giết hại. một ngày là 8333 em. Mấy hôm nay, lấy số tăng là 25% thôi thì mỗi ngày Việt nam chúng ta đã giết đi thêm trên 2000 thai nhi nữa. Các đao phủ làm việc túi bụi suốt ngày mà không hết việc, Thật kinh hoàng. Điều đau lòng nhất đáng nói trong bài báo này cho biết. Nhiều bà mẹ lại còn muốn nạo phá thai trước tết để ăn tết cho ngon. Trời ơi. Giết con để ăn tết cho an tâm thì thật là… Lương tâm người mẹ đi đâu mất rồi. và người ta vẫn thản nhiên như không vì năm nào cũng thế!!! Cận Noel rồi, cận tết nữa rồi, không biết tình hình năm nay sẽ ra sao, nhưng gần như biết chắc chắn rằng, tình trạng sẽ thê thảm hơn năm ngoái. Lại thế này đây, người ta cũng sử dụng những từ ngữ như là “dũng cảm” để khen ngợi rằng dân trí của người Việt đã phát triển vì biết chọn bệnh viện để nạo phá thai chứ không đi vào các cơ sở y tế chui nữa. Chẳng có một tí gì băn khoăn: tại sao lại như thế? Chẳng có một biện pháp nào để cho nạn nạo phá thai vơi bớt đi mà chỉ chăm chăm vào chuyện thấy người ta có bầu là phá. Đọc mà cảm thấy lạnh lùng, cứ y như người ta đang nói về rùa tai đỏ trong hồ gươm vậy đó. Ông Phó Cục Trưởng Cục Dân Số, kế hoạch hóa gia đình cũng vừa thông báo, Bình quân mỗi người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại Việt nam đã từng phá thai 3,3 lần. Ôi lời ru đã thay bằng máu đỏ của các em thơ. Chợt nhớ đến con rùa già hồ gươm, nếu mà biết suy nghĩ chắc hẳn nó hãnh diện lắm khi biết người ta coi trọng tính mạng của nó còn hơn của hàng ngàn con người trong cung lòng mẹ. lo lắng cho nó còn hơn cả ngàn cụ già vật vờ sống nơi gầm cầu xó chợ.

Thiết nghĩ, bất cứ trong thời nào của quá khứ, lịch sử, văn chương, thơ ca, kịch nghệ, điện ảnh hay bằng tất cả những gì có thể, để vinh danh phẩm giá cao quý của người mẹ. Bây giờ, không biết người ta sẽ vinh danh người phụ nữ cái gì đây. Những con số nạo phá thai chừng ấy thì còn gì để mà vinh danh cho người phụ nữ. Ngay một thiên chức cao quý nhất mà giữ không được, không muốn giữ thì có còn lại chút gì là phẩm giá, còn gì gọi là lương tâm. Tất cả những khẩu hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” hay “Thật thà, bất khuất, trung hậu, đảm đang”… gì gì đó đã trở nên vô nghĩa, sáo rỗng làm sao. Những cây cầu tre lắt lẻo ngày xưa dù khó khăn đến thế, Mẹ vẫn dịu dàng dẫn con đi, cho con được đến trường, được học làm người cho dù mẹ phải hy sinh trăm ngàn khổ cực nơi trường đời giờ cũng đã mất dần trong lời ru tiếng hát mà thay vào đó là những cây cầu ảo vọng hư vô để tận diệt con cho mẹ được an toàn. Ôi, thật buồn.

Thế đấy, chỉ vài câu chuyện đã đủ cho bất cứ ai trong chúng ta một lời ru cay đắng. Chẳng lẽ chúng ta cứ mãi mãi phải chịu cảnh ngậm đắng nuốt cay này, chẳng lẽ chúng ta cứ mãi để cho dối trá và lừa lọc bao biện vây quanh tương lai của con cháu chúng ta. Con cháu của chúng ta cần những lời ru thực sự chứ chúng đâu cần nghe những lời ru qua những phương tiện hiện đại Ipod này kia. Xin các bậc cha mẹ hãy một lần thức tỉnh lương tâm cho tình yêu được lên tiếng, xin các Nhà giáo hãy trung thực ngay chính với lòng mình để niềm tin con người có cơ hội tồn tại, xin các bác sỹ một tâm hồn biết xót thương các bệnh nhân để bảo vệ sự sống, xin các lãnh tụ tôn giáo hãy lên tiếng để bảo vệ tâm hồn của đoàn chiên thoát khỏi văn hóa sự chết. và hãy xin cho chính bản thân mình khỏi sa chước cám dỗ trong dòng đời hôm nay.

Đaminh Phan Văn Dũng

Theo bvss.org

Giấc ngủ của thiên thu

Suỵt…
Nói khẽ thôi, các em còn đang ngủ” (*)


Đừng lay động, những giấc ngủ ngàn thu
Lá trên cây còn vi vu giấc điệp
Gió thì thào phải lén khẽ ru em.


Con chim sáo nghẹn ngào không hót được.

Bóng mây trời, còn níu cả chân đi
Vì nơi đây, ngàn vạn thiên thần nhỏ
Vẫn say sưa, giấc ngủ cuối trong đời

Chân bước nhẹ cỏ hoang người lạc lối

Nén hương trầm bay ngát ngập không gian
Hạt sương sớm ngân nga thương giọt lệ
Lóng lánh buồn trên mi mắt nhân gian. 

Ảnh: Lê Văn Dương


Mộ bia đấy, chiếc nôi đời em đấy
Dòng sữa thơm, thay bởi khói nhang thơm
Đôi tay mẹ, hay vòng tay đất lạnh
Ngủ đi em, em hãy ngủ đi em.

Ngủ đi em, giữa hàng hàng mộ chí
Cho vơ nằm, vô vọng đợi người thân
Mộ không tên, không hình… mộ không tuổi
Mộ ngục tù bởi hàng số ghi danh.

Ở nơi đây, không còn ai lớn nhỏ

Chẳng mấy người, qua được một hoàng hôn
Cùng chưa được một lần lên tiếng khóc
Lúc chào đời buộc ngủ với thiên thu.

Nằm chen chúc, lô nhô cùng cỏ dại

Để nhân trần, vẫn thèm khát bon chen.
Em nằm đó, như hàng vạn dấu hỏi
Mỏi mòn trông, ai sám hối trở về.

Tôi ước được, một lần ru em ngủ

Và ước mình, hát được một điệu ru
Ngủ đi em, xin em đừng tỉnh mộng
Để cùng tôi, em thôi khỏi giật mình.

Vạn tia nắng, hay vạn hàng thập tự

Dội xuống đời, lay tỉnh vạn tâm sinh.


Đaminh Phan Văn Dũng


(*) Câu nói của Anh Trương Văn Năng trong một bài viết của Lâm Nguyên

Theo bvss.org

Nhật ký của một bà mẹ đơn thân

Mẹ đã có một quyết định mà nhiều người cho là mạo hiểm, đó là làm một bà mẹ đơn thân. Mẹ không có can đảm đến bệnh viện và tự tay bỏ đi giọt máu của chính mình.




Ngày… tháng… năm

Cứ mỗi lần sờ tay lên bụng, cảm nhận được những nhịp đập yếu ớt của con, mẹ lại thấy có thêm nghị lực. Mẹ để dành tiền nhiều hơn, không mua sắm vô tội vạ như trước nữa, bởi bây giờ mẹ đã không còn một mình. Mẹ sẽ cho con những gì tốt đẹp nhất có thể.



Ngày… tháng… năm

Những lần đi khám thai đối với mẹ là những giờ phút hồi hộp nhất. Mẹ vừa mừng vừa lo. Lo vì không biết con có phát triển bình thường như những đứa trẻ khác không? Mừng vì cuối cùng cũng thấy được những hình ảnh đầu tiên của con. Con mẹ thật đáng yêu! Đôi chân nhỏ xinh của con cứ vùng vẫy làm mẹ cảm động chảy nước mắt.

Mẹ đi làm trước bao con mắt soi mói của đồng nghiệp. Nếu như trước kia, chắc mẹ sẽ không đủ nghị lực để vượt qua, dẫu chỉ là một lời dèm pha nhỏ nhặt. Nhưng bây giờ, mẹ lại cúi mặt im lặng. Không phải vì mẹ đã hành động sai, mà chỉ vì mẹ biết, để được giữ con lại gần mẹ, mẹ sẽ phải cứng rắn hơn, nghị lực hơn.

Ngày… tháng… năm

Cuối cùng, sau bao ngày chờ đợi, con cũng đã chào đời trong sự vui mừng khôn xiết của mẹ. Nhìn những sản phụ đau đớn trên bàn đẻ, mẹ không khỏi cảm thấy sợ hãi. Mẹ cũng thoáng buồn khi bên cạnh mình không có một người đàn ông nào cả. Có lẽ, mẹ là người duy nhất ở phòng sinh không có chồng đi cùng. Trong một giây phút ngắn ngủi, mẹ cũng cảm thấy tủi thân và buồn. Nhưng mẹ chỉ buồn giây lát thôi, vì chính mẹ đã chọn con đường này cơ mà. Hơn nữa, mẹ sắp được nhìn thấy con của mẹ rồi đấy thôi.

Con của mẹ là đứa bé đáng yêu nhất mà mẹ từng thấy. Mẹ thực sự rất hạnh phúc khi được đón con từ tay cô nữ hộ sinh. Con chỉ nặng 3.2kg nhưng lại bú rất khỏe. Nhìn miệng con nhóp nhép bú sữa, mẹ cảm thấy chẳng có điều gì làm mẹ hạnh phúc hơn thế nữa.

Ngày… tháng… năm

Những tháng ngày sau đó, mẹ mới thấm thía nỗi vất vả của một người mẹ đơn thân có con mọn. Con có đủ “nhu cầu” và dù đã chuẩn bị tâm lý, đọc sách kỹ càng, mẹ cũng không thể tưởng tượng được là làm mẹ lại khó nhọc như thế. Con khóc, ngủ, đòi ăn chẳng vào một giờ quy định nào. Mẹ tất bật xoay theo con đến gầy mòn cả người.

Đã có lúc, mẹ không nén nổi tiếng khóc tủi thân trong đêm khuya, khi con đã ngon giấc. Mẹ biết mình đã chọn con đường này, mẹ biết con là bảo vật lớn nhất của mẹ, nhưng sao đôi lúc, mẹ vẫn cảm thấy chông chênh khi nghĩ về tương lai.

Rồi những khi con đau ốm, một mình mẹ lái xe đưa con đi bác sỹ. Nhìn con khóc ngằn ngặt mà người bên cạnh cứ hỏi: “Bố thằng bé đâu?”, mẹ lại không ngăn nổi nước mắt.

Đôi khi mẹ lại nghĩ: có phải mẹ làm thế này là quá ích kỷ đối với con không? Nếu như sau này con hỏi mẹ câu hỏi đó, mẹ biết trả lời con như thế nào đây? Nếu như con phát triển không toàn diện như những đứa trẻ khác vì thiếu sự chăm sóc của cha thì mẹ phải làm gì?

Ngày… tháng… năm

Con lớn lên từng ngày. Mẹ tự nhủ phải chăm sóc cho con thật tốt, phải gánh vác cả phần của một ông bố để con mẹ được phát triển một cách toàn diện.

Hôm nay Bi của mẹ chính thức vào mẫu giáo. Nhìn con mang chiếc ba lô bé xíu theo cô giáo vào lớp học, lòng mẹ lại dấy lên một cảm xúc khó tả.

Ngày… tháng… năm

Đã có lúc mẹ mệt mỏi vì những lời dị nghị xung quanh, đến nỗi nghi ngờ cả sự lựa chọn của chính mình. Đã có lúc loay hoay với đủ thứ việc dành cho đàn ông, mẹ đã thèm có một bờ vai vững chắc để được dựa vào. Nhưng rồi sự hiện diện của con đã “đánh thức” mẹ. Mẹ đã có được con - bảo vật quý nhất của mẹ. Do đó, quãng đường phía trước có gian nan thế nào đi chăng nữa, thì mẹ biết, mình cũng sẽ không đơn độc…

Có thể sau này lớn lên, con sẽ oán trách mẹ vì đã không cho con một mái ấm trọn vẹn. Mẹ cũng không có ý định cho con biết, cha con đã ruồng bỏ mẹ con mình như thế nào. Nhưng hãy tin, mẹ yêu con hơn bất cứ điều gì trên đời này. Mẹ luôn muốn con được sinh ra và hưởng những gì tốt đẹp nhất. Chỉ có điều, đôi lúc mọi việc không phải lúc nào cũng như mong muốn của mẹ con ta.

Cuối cùng, mẹ muốn nói với con rằng: Mẹ biết con luôn cần một người bố, nhưng là một người bố thực sự chứ không phải là một người chỉ để gọi một tiếng “cha”. Do đó, mẹ con mình hãy cứ sống hạnh phúc và chờ đợi, con nhé!



Song Ngọc

Theo Eva.vn

Hình hài thế nào, con vẫn là con

Ngày Phú ra đời, nặng vỏn vẹn 1,2kg, đầu to người nhỏ, hai tay không có… các nhân viên trong ca trực sợ hãi tới nỗi quên cả cắt rốn cho cháu. Người hộ lý đưa mắt nhìn tôi như muốn hỏi: Anh có muốn giữ đứa bé không? Tôi bình tĩnh gật đầu: Đó là con tôi!

Nhờ cha, Phú đã có thể làm được nhiều việc như người bình thường. 
Ảnh: Hương Vũ


Những dòng trên được trích từ cuốn nhật ký viết cho con của người cha, ông Nguyễn Quỳnh Lộc. Hơn 20 năm vắt công vắt sức chăm sóc cho cậu con trai khuyết tật, cuốn sổ đã dày lên với từng trang ghi chép tỉ mỉ của người cha theo mỗi bước con trưởng thành.

Nỗi đau sau cuộc chiến

11 năm chinh chiến khắp các chiến trường, năm 1985 ông Lộc phục viên với một bên chân khập khiễng, vài mảnh đạn pháo trong người, một bên tai trái không thể nghe, và nỗi đau dai dẳng do chấn thương vùng sọ não. Khi đó, ông mới ngoài 30 tuổi, dù cơ thể mang đầy thương tật nhưng hạnh phúc vẫn mỉm cười khi một cô công nhân trẻ chấp nhận đến với ông bằng một đám cưới giản dị. Hạnh phúc càng đầy lên khi lần lượt hai đứa con ra đời, cho tới ngày vợ ông sinh Phú – đứa thứ ba… Chất độc màu da cam trong cuộc chiến khốc liệt đã khiến con ông không thể có cuộc sống bình thường.

Tại vùng quê Tam Hiệp (xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) thời điểm hơn 20 năm trước, việc sinh một đứa bé dị dạng đã mang lại cho gia đình ông không ít áp lực từ dư luận. Nhiều người khuyên ông không nên giữ đứa trẻ, nhưng ông vẫn cương quyết: “Cháu không có tội gì cả. Chúng tôi chấp nhận cháu ở bất cứ hình dạng nào…” Những năm Phú mới ra đời, cả đất nước phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn trăm bề. Cũng đúng năm này, ông Lộc phải cắt bỏ ba phần tư dạ dày và chịu đựng hàng loạt vết thương cũ hành hạ, bà con lối xóm thương tình, người cho củ khoai, người phụ miếng sắn giúp gia đình ông vượt cơn khốn khó. Để nuôi Phú, vợ chồng ông phải chắt nước cháo loãng bón cho con. Tới năm bốn tuổi, Phú vẫn không biết nói, biết cười. Nhật ký người cha ghi lại: “Phú chỉ biết nằm bất động trên giường như một con cá, làn da lúc thì ửng đỏ, lúc đổi sang màu xanh nhợt nhạt trong những cơn đau quằn…”

Làm thầy của con

Ông Lộc cho biết, tới sáu tuổi Phú vẫn không biến chuyển gì, mặc dù ông hết sức đôn đáo ngược xuôi tìm thầy tìm thuốc chạy chữa. Nghe người ta nói thịt cóc rất tốt cho trẻ em, suốt ba tháng ròng ông lang thang khắp chốn tìm bắt con cóc về làm thịt cho con ăn. Có lẽ nhờ vậy mà tình hình trở nên khá hơn, khi một thời gian sau Phú có biểu hiện muốn tập đi, tập nói. Ông Lộc lại kỳ cạch đóng một chiếc xe đẩy bằng gỗ cho con đứng tựa người, rồi hàng ngày kiên nhẫn dìu từ phía sau cho con tập bước. Khi biết nói, thỉnh thoảng Phú hỏi những câu làm buốt lòng người lớn: “Tại sao con không có hai tay như các bạn?”

“Sinh con dị tật là một nỗi đau khôn nguôi, nhưng các cháu không có tội, vì hình hài các cháu là do cha mẹ tạo nên. Bổn phận làm cha mẹ là phải ráng lo cho con chu toàn. Tôi chỉ mong rằng sẽ lo được cho con ăn học nên người, và đáp lại lòng tốt của mọi người đã giúp đỡ gia đình tôi qua những giai đoạn khốn khó”

ông Nguyễn Quỳnh Lộc

Một lần, ông Lộc bắt gặp Phú đứng từ phía ngoài hàng rào ngôi trường tiểu học, hai cùi tay cụt lủn cố gắng nhích lên nhích xuống bắt chước từng động tác của các học sinh mà ông như đứt từng khúc ruột. Đánh bạo hỏi xin học cho con, ông bị nhà trường từ chối vì không ai tin con ông có thể học được. Vậy là từ đó, người cha quyết định tự mình kèm con học. Ông Lộc mua phấn về viết những chữ cái xuống nền nhà, sau đó quặp vào ngón chân con rồi cầm bàn chân Phú tập những nét đầu tiên. Ông Lộc nhớ lại, chỉ vài tuần sau tất cả vách tường, vách sân, nền nhà… chỗ nào cũng chi chít những chữ, các kẽ ngón chân của Phú bị phấn làm cho lở loét, nhưng cậu vẫn không nản lòng. Sau khoảng một tháng, ông Lộc mừng tới phát khóc khi thấy con đã viết được những nét hoàn chỉnh đầu tiên. Thế nhưng, khó khăn nhất lại là khi Phú tập viết bút chì, mỗi lần nét bút đưa lên thì rách giấy, còn đưa xuống lại làm ngòi viết gãy ngang. Sau rất nhiều thử nghiệm, cuối cùng ông Lộc nghĩ ra cách dùng chụp của chiếc bút bi chụp vào đầu bút chì. Một điều làm ông mừng khôn xiết, là khi biết viết Phú cũng tự tin hơn trong việc tập luyện làm mọi việc bằng đôi chân, thay vì trước đây mọi nhu cầu sinh hoạt của em chỉ trông chờ ba mẹ.

Chín tuổi, Phú chứng minh được với nhà trường em có thể đi học bình thường qua khả năng đọc viết bố dạy cho. Bước vào lớp 1 khá trễ, nhưng em luôn đứng trong danh sách học sinh giỏi, thậm chí năm lớp 3 em còn được đi thi vở sạch chữ đẹp cấp huyện và giành giải nhì. Năm 2011, tốt nghiệp lớp 12, Phú được đặc cách vào đại học nhưng em vẫn đi thi để thử sức mình, và đậu đại học Công nghệ thông tin TP.HCM. Ông Lộc lại thu xếp mọi việc ở quê, theo con lên thành phố để luôn bên con trên bước đường học vấn. Hoàn cảnh của ông được ban quản lý ký túc xá đại học Quốc gia chú ý, ông được bố trí công việc tạp vụ ngay tại ký túc xá để có thu nhập chút đỉnh lo cho con. Hiện nay, Phú đã là cậu sinh viên năm nhất đầy tự tin, em có thể làm mọi việc như người bình thường bằng đôi chân, thậm chí còn thường xuyên tự cắt tóc, may đồ bằng kim chỉ. Và bên em, lúc nào cũng có người cha tận tuỵ chăm sóc.

“Sinh con dị tật là một nỗi đau khôn nguôi, nhưng các cháu không có tội, vì hình hài các cháu là do cha mẹ tạo nên. Bổn phận làm cha mẹ là phải ráng lo cho con chu toàn. Tôi chỉ mong rằng sẽ lo được cho con ăn học nên người, và đáp lại lòng tốt của mọi người đã giúp đỡ gia đình tôi qua những giai đoạn khốn khó”, ông Lộc chia sẻ.

bài và ảnh: Hương Vũ

Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Rao bán con - dưới góc nhìn sự sống

Mấy ngày qua, bài báo có nhan đề “NỮ SINH RAO BÁN CON KHI CÒN MANG THAI” gây xôn xao trên cộng đồng mạng, có rất nhiều những phản hồi ý kiến đối với đủ đề này. Trong đó nhiều ý kiến phản đối, lên án kịch liệt đến nỗi một số diễn đàn phải đóng lại phần tranh luận cho chủ đề, cũng có một số thì ủng hộ, thông cảm cho người trong cuộc, một số động viên tinh thần… Những phản ứng trái chiều đã trở thành một cuộc bút chiến khổng lồ khiến cho nhiều người không khỏi hoang mang trước một hiện tượng bất thường của cuộc sống.


Do có những băn khoăn, lo lắng trước vấn nạn này. Bạn Minh trên diễn đàn bvss.org đã email cho tôi về bài báo trên và mong muốn có được một một hướng suy tư, một cách nhìn, một định hướng cho vấn đề gai góc trên nhưng dưới quan điểm Bảo vệ sự sống. Tôi cũng đã trả lời bạn Minh rằng đây là một chủ đề rất cam go, nhưng nhờ thế mà là một chủ đề rất hay ,rất đáng để suy tư, nhìn nhận, phân tích. Vì vậy, nhân đây cũng xin được chia sẻ một số suy nghĩ rất hạn hẹp của mình về hiện tượng RAO BÁN/CHO CON KHI CÒN ĐANG MANG THAI.



Ảnh minh họa.

Có lẽ, theo nhận định của chúng tôi, bài báo trên sẽ chỉ là phát súng khởi đầu cho một hiện tượng mà sau này có thể trở thành bùng phát trong xã hội Việt nam, Một xã hội vốn đã đầy rẫy cạm bẫy cho giới trẻ trầm mình trong những cuộc chơi không định hướng, một tất yếu xảy ra là sẽ phải giải quyết nhiều hậu quả mà vấn đề nạo phá thai, hay rao bán con chỉ là một trong những hậu quả mà nạn nhân của nó phải gánh chịu. Còn có nhiều mắt xích zích zắc, rắc rối sẽ đè nặng , chờ đợi nhiều nạn nhân trong tương lai. Đó mới là vấn đề nan giải mà chúng ta phải đối mặt.

Đứng trước sự đa dạng của hiện tượng nguy hại này, Suy nghĩ nông cạn của chúng tôi sẽ chỉ như một hạt cát chìm lẫn giữa sa mạc mênh mông, nên rất cần những cao kiến đóng góp từ bốn phương để chúng ta cải thiện được phần nào tình trạng văn hóa, phẩm giá con người và đạo đức đang xuống cấp nghiêm trọng như hiện nay.


1. Vì sao hiện nay, có quá nhiều nữ sinh mang thai đến vậy?

Hơn 30% các ca mang thai tập trung vào độ tuổi vị thành niên (Nữ sinh) là kết quả nhiều tổ chức hiện nay đã công nhận và cảnh báo. Một độ tuổi “Ăn chưa no, lo chưa tới” còn ngồi trên ghế nhà trường, chưa đến tuổi phải chịu trách nhiệm hành vi của bản thân trước pháp luật, còn phải ăn cơm nhà, xài tiền của Cha mẹ, Nghĩ chưa thông, suy chưa tới, một độ tuổi còn phải lo mà học. “Tiên học lễ, hậu học văn” để chuẩn bị nhiều vấn đề cơ bản cho cuộc sống tương lai, lại đổ đốn vào một hành vi vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục để rồi trở thành nạn nhân gây nhức nhối cho xã hội.

“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Hãy khoan trách các em một cách vội vàng, quy chụp, vì đơn giản một điều là các em còn nghĩ chưa thông, suy chưa tới, các em còn đang độ tuổi phải học. Tiên trách kỷ: Có trách thì phải trách chính mình, chúng ta cần phải nhìn lại chính mình, những người đã trưởng thành, chúng ta đã dìm các em vào một môi trường xã hội thế nào, đã giáo dục thế nào, đã thực sự là cây cao bóng cả cho các em thế nào…mà có đến 30% trẻ vị thành niên phải tìm đến các điểm nạo phá thai hay bước đường cùng phải rao bán con trên mạng thế này.

Thực trạng của xã hội hôm nay có lẽ cũng chỉ cần nói đôi dòng vì đã là điều “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng nói đến thế vẫn như “ Nước đổ đầu vịt” vì người lớn chúng ta có thay đổi đâu. Vẫn cứ lì ra đó, vẫn cứ ra vẻ cao ngạo rằng ta đây đạo đức. Trách làm gì các em khi người lớn làm đủ các trò đê tiện làm gương mù gương xấu cho các em. Điển hình như: Hiệu trưởng mua bán dâm với học sinh, thẩm phán, công an ép dâm với nạn nhân, bác sỹ lợi dụng bệnh nhân để thỏa mãn xác thịt, các sao, các người của công chúng thì khoái khoe hàng bất chấp hậu quả, kẻ tiếp tay là hệ thống báo chí truyền thanh, truyền hình….Không những trong hệ thống chính quyền, công chức mà thậm chí một số hàng giáo sỹ các tôn giáo cũng dính vào các vụ bê bối tình dục, chưa kể đến, vì đồng tiền, người lớn sẵn sàng mở các phòng trọ, nhà nghỉ, khách sạn hạng sang , các tụ điểm ăn chơi thác loạn rồi marketing, lôi kéo giới trẻ vào các phi vụ thâu đêm suốt sáng…Xã hội, nhà trường linh tinh thế đã đành, cái tổ ấm bấu víu cuối cùng là gia đình cũng tan hoang, bình quân mỗi gia đình tại Việt nam đã từng phá thai đến 3 lần thì ôi thôi còn gì là tình cảm gia đình, thế nên ngày càng có nhiều cuộc thanh toán đẫm máu với nhau bởi các thành viên ruột thịt…Chính người lớn chúng ta đã dìm chết tâm hồn các em trong môi trường sống như thế thì hỏi sao lại không có con số 30% trên kia, cứ để kiểu này thì con số ấy là con số khiêm nhường ấy chứ. Ấy, đó chính là nguyên nhân đấy chứ, cần chi phải hỏi ai, tìm kiếm nó ở đâu.

Hậu trách nhân: Cũng không phải khi người lớn tự trách mình khi đã tạo ra một môi trường hết sức u ám cho các em là các em không có phần trách nhiệm của mình khi để xảy ra các sự cố hết sức nguy hiểm như vậy. Nhiều trường hợp bậc Cha mẹ cũng đã hết sức lo lắng cho con em, nhưng các em vẫn vấp ngã, cũng nhiều trường hợp cách giáo dục của người lớn có vấn đề thế nọ thế kia…Nhưng trên hết, cốt lõi nhất là tình yêu của Cha mẹ mà các em phải nhận ra “ Có nuôi con mới thấu hiểu lòng Cha mẹ”. Nhiều em vẫn chưa hiểu rằng, đôi khi sự quát tháo, mắng mỏ của Cha mẹ chỉ là những cảm xúc nhất thời mà mục tiêu cuối cùng vẫn là vì lo lắng, vì yêu thương. Nhiều trẻ lại không nhận ra vấn đề cốt lõi ấy mà đã vội vã cho rằng. bị Cha mẹ ghét bỏ, để có những hành vi lệch lạc, có em thì tự vẫn, có em đi bụi, có em bất cần đời, có em thì phản kháng mạnh mẽ lại bằng vũ lực. Trong những tội ác ghê tởm nhất trời chẳng dung, đất chẳng tha đó là tội bất hiếu. Nhiều người thường nghĩ, bất hiếu là có những hành vi gây xúc phạm đến bậc sinh thành như cãi vã, bỏ mặc, đánh đập, quậy phá…vv. Nhưng lại quên rằng: Khi chúng ta không quan tâm đến ước muốn của Cha mẹ, khi chúng ta tự hủy hoại chính bản thân mình bằng những hành vi tội lỗi chính là phạm tội bất hiếu. trên hết các em phải hiều rằng “ Có người nào trong anh em, khi con xin cái bánh mà cho hòn đá, hoặc nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn” (Mt.7,9). Đó chính là tình thương của bậc Cha mẹ dành cho con cái. Đâu phải cứ nhắm vào sai lầm của Cha mẹ để các em có thể hủy hoại bản thân, hủy hoại gia đình, hủy hoại linh hồn mình.

“Xem quả thì biết cây” “ Gieo gió thì gặt bão” đó chính là lời cảnh tỉnh cho người đã lớn, trẻ còn thành niên để điều chỉnh hành vi, lối sống cho đúng với chuẩn mực con người giữa một xã hội loài người đang hỗn loạn hiện nay


2. Những hệ quả zic zắc, lằng nhằng của hành vi rao bán con.

Cho con, bán con: Chuyện sẽ chưa kết thúc ở đây. Vì thực tế đã chứng minh, rất nhiều trường hợp dẫn đến kiện tụng pháp lý của các vụ án đòi lại con khi nhiều bậc cha mẹ hối hận vì hành động thiếu suy nghĩ trong quá khứ, tình trạng nảy sinh mâu thuẫn trong tâm lý của con trẻ, nhiều trẻ hận đời, không chấp nhận nhận cha mẹ ruột khi biết mình từng bị bỏ rơi, cũng nhiều trường hợp trẻ lang thang khổ sở kiếm tìm về cội nguồn của mình mà chẳng tìm được, nhiều trường hợp tranh chấp giữa con nuôi , con đẻ về thừa kế tài sản, nhiều trường dẫn đến những trạng thái trầm cảm trầm trọng chẳng hay ho gì. Dĩ nhiên, có những trường hợp mang đến sự hạnh phúc nhưng rất ít, đại đa số là dẫn đến những hệ quả chẳng ai mong, người thiệt thòi nhất vẫn là con trẻ. Để tránh được điều ấy. Chúng ta phải khẳng định một điều: Con cái không phải là một món hàng hóa để cho hay để bán buôn, càng không phải là một vật hy sinh, thế chấp để mà thích giết bằng nạo phá thai thì giết. Bất cứ hoàn cảnh nào Cha mẹ phải có trách nhiệm yêu thương, sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục chúng nên người. Ngược lại, bất cứ hoàn cảnh nào thì con cái cũng có trách nhiệm báo hiếu, yêu thương, chăm sóc các bậc sinh thành. 


3. Rao bán hay cho cho con khi mang thai. Một việc làm đúng hay sai ?

Như nhiều phản hồi của bài báo. Nhiều ý kiến phản đối, thậm chí nguyền rủa trách mắng nạn nhân có một hành vi ác tâm bất đức. Thậm chí có người còn thêm rằng: nếu thế thì sao không giải quyết nó ngay từ khi thai nhi mới hình thành.

“Chị Dậu” của Ngô Tất Tố phải bán con cho Ông Phú Hộ, vì chị biết rằng, ở với chị, nó sẽ chết đói. Đó là cách suy nghĩ của chị khi đứng trước cảnh hàng triệu người chết đói như rạ trên đường. trước một thực tế phũ phàng vì trong nhà chẳng còn cái mà gặm mà ăn cho khỏi chết. Nhiều người mẹ thời đó cũng phải chọn cách của Chị Dậu. Nghĩ cho cùng, Chị đã tôn trọng sự sống của con và coi sự sống, sinh mạng của con chị là trên hết. Nghiệt ngã quá phải không. Nhưng chúng ta đã qua rồi thời ấy, Rao bán con hiện nay của nữ sinh không có động cơ như Chị Dậu mà nó thể hiện sự hèn nhát, trốn tránh trách nhiệm và thể hiện một người mẹ không có trái tim, không xứng đáng là một người mẹ. Vì thiết nghĩ có ai hôm nay lại ở cảnh khốn cùng như chị Dậu. Vậy nữ sinh kia bị trách mắng là hợp lý hay không hợp lý.

Những phản hồi đồng tình. Phải sanh nó ra, Ừ. không nuôi được thì cho nó đi, Nhất quyết không được phá thai… Vâng, xét trên một góc độ sự sống thì nó đúng đấy, nhưng như vậy chẳng khác nào đồng tình với hành vi rao cho con của nữ sinh nọ, khiến cho xã hội lại loạn cả lên. Chưa hẳn đã tốt. Vậy lại đúng hay sai?

Trách mắng hay đồng tình, chẳng lẽ ba phải lửng lơ con cá vàng. Sao cũng được.



4. Dưới góc nhìn Bảo vệ sự sống.

Vâng. Không lửng lơ đâu ạ. Quan điểm của Bảo Vệ Sự Sống rất rõ ràng. Vì Thầy Giê Su Chí Thánh đã hướng dẫn chúng ta “ Của Xê da hãy trả cho Xe da, Của thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa”. Cái gì thuộc về sự chết, hãy trả cho sự chết, cái gì thuộc về sự sống hãy trả cho sự sống. Những yếu tố cấu thành tội lỗi như việc mang thai ngoài hôn nhân, mang thai do tính dục bừa bãi hãy trả lại cho sự chết. Những mầm sống đã được hình thành là một sinh linh, là một sự sống hãy trả lại cho Sự Sống.

SỰ CHẾT: Sự chết không chỉ là cái chết tự nhiên, cái chết hữu cơ, cái chết bình thường mà sự chết ở đây bao gồm cả những suy nghĩ, hành vi, phương tiện…đưa con người đến với cái chết trong tâm hồn, đến với cái chết đời đời của linh hồn. Như vậy. Hãy trả lại cho sự chết môi trường không lành mạnh, trả lại cách xét đoán trách móc lẫn nhau, trả lại cho sự chết cái vô trách nhiệm, cái vô cảm, vô tâm, vô đức, trả lại hết tất cả cho sự chết việc rao bán , việc cho con, trả lại việc nạo phá thai… Nói không với tất cả những điều ấy, mặc lại cho mình một chiếc áo mới trong nhân tính thánh thiện thuở mới sinh, dũng cảm chấp nhận để sửa sai, để hoàn thiện.

SỰ SỐNG: Không chỉ là quyền được sinh ra, quyền được làm người, mà sự sống còn được bảo bọc bằng tình yêu. Không chỉ sống trong thân xác và còn phải sống trong tinh thần. Sự sống là một hồng ân không gì quý giá hơn xuất phát từ Thiên Chúa. Quyền được sống đời đời của nhân loại đã được trả bằng giá máu của Đấng cứu độ, Tất cả tình yêu từ Thiên Chúa đều đưa đến mục đích cuối cùng của Ngài cho nhân loại là cứu chúng ta thoát khỏi sự chết và đến với sự sống.

Chúng ta không ca ngợi hay xét đoán những nạn nhân trong chủ đề này, chúng ta nên nhìn nhận để có một hành xử đúng đắn với tinh thần bảo vệ sự sống. Chấp nhận cái hữu hạn mỏng dòn của thân xác yếu đuối con người, để thông cảm cho nhau, để nâng đỡ nhau, để yêu thương nhau, nhưng không thể chấp nhận những chuỗi sai lầm liên tục, dùng cái sai này để sửa một cái sai khác, mà chúng ta cần phải biết phục thiện, biết ăn năn sám hối và Như Đức Giê Su đã phán với tất cả chúng ta “Cả con nữa, Ta không phán xét con, con hãy về đi và đừng phạm tội nữa” .



Đaminh Phan Văn Dũng

Theo bvss.org

Một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trong sân chùa

Khoảng 8g sáng 14/11, hai thợ nề đang làm việc tại chùa Tịnh Quang ở thị trấn Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) đã phát hiện một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trong khuôn viên chùa

Nơi cháu bé bị bỏ rơi


Trong lúc hai anh Hồ Ngọc Hoàng (48 tuổi, trú xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, Bình Định) và anh Lê Văn Cường (28 tuổi, cùng địa phương) đang xây dựng cổng chùa Tịnh Quang thì nghe có tiếng trẻ sơ sinh khóc trong khuôn viên chùa.

Hai anh liền chạy lại phát hiện một bé gái khoảng 3 tháng tuổi được quấn kỹ trong một chiếc khăn bông, đầu có che khăn mỏng, bị bỏ gần gốc cây bồ đề.

Lập tức anh Quang báo tin cho thầy Thích Đồng Hạnh trụ trì và các phật tử trong chùa.

Theo ghi nhận ban đầu, trước đó, có người thấy khoảng 5 phút hai phụ nữ đi xe gắn máy dừng trước cổng chùa. Một người đứng bên ngoài đợi, còn người kia ẵm đứa bé vào trong chùa.

Chỉ trong tích tắc cả hai phóng mất dạng.

Trước mắt, cháu bé được một cặp vợ chồng lớn tuổi ở xã Mỹ Quang đến nhận nuôi.

Doãn Công

theo Dân Trí

Chuyện ăn thịt người

1. Món thai nhi của Trung Quốc

Tin tức về người Trung Quốc ăn thịt trẻ em không phải chỉ một lần gây xôn xao dư luận, mới đây, trong nguyệt san HongKong Next Magazine có một bài viết về trẻ em và thai nhi được chế biến thành những món ăn "hảo hạng" có giá trị dinh dưỡng cao. Nhân chứng của bài báo là bà Liu, một công chức đang sống ở tỉnh Liêu Ninh, bà cho biết, thi thể trẻ em, gồm cả thai nhi, được chế thành những thức ăn rất tốt cho sức khoẻ cũng như sắc đẹp của người Trung Quốc.


Theo lời bà Liu, thì thai nhi chứa một hàm lượng dinh duỡng rất cao so với những thức ăn khác. Theo yêu cầu của nhà báo, bà Liu dẫn họ tới một nơi bảo quản thai nhi trước khi đem ra nấu nướng. Trước những con mắt ngạc nhiên và kinh hoàng của họ, bà Liu cầm trên tay một thai nhi rồi dùng con dao thái thịt ra từng mảnh nhỏ, rồi bỏ vào nồi nấu thành món canh thai nhi. Bà nói: "Đừng sợ, đây chỉ là những miếng thịt, chỉ khác một điều là thịt của một loài vật cao quý nhất là con người mà thôi".

Vào năm 2000, tại tỉnh Quảng Tây, cảnh sát bắt được một nhóm buôn lậu thai nhi khoảng từ 3 đến 6 tháng tuổi, nhét chồng lên nhau trong một cái bọc nylon.

Năm 2004, một cư dân ở Tiểu Tuyền, tỉnh Cam Túc đã phát hiện một cái bọc trong hố rác, bên trong có 2 cái đầu, 3 cái thân hết thịt, 4 cái tay và 6 cái chân. Tất cả những sự việc ghê rợn này được đưa lên các phương tiện truyền thông đại chúng. Thật sự, thai nhi là một món ăn mà nhiều người Trung Quốc rất ưa thích.

2. Tục ăn thịt người ở châu Phi

Ăn thịt đồng loại thường thấy ở loài nhện, bò cạp, đặc biệt là bọ ngựa và bò cạp, con cái ăn thịt con đực trong lúc giao phối. Loài ong cũng vậy, con ong chúa ăn thịt các con ong đực, ong đực được xem như thành phần "ăn không ngồi rồi", không tham gia "lao động sản xuất" mà chỉ chờ thực hiện công tác thụ tinh, giao phối với ong chúa mà thôi.

Ở châu Phi, tục ăn thịt người vẫn tồn tại ở một số bộ lạc, đã trở thành một tập quán xã hội, như bộ lạc Pygmie ở Congo chẳng hạn. Có những báo cáo về những thầy lang dùng một phần cơ thể của hài nhi trong các món thuốc của họ.

Bộ lạc Korowai ở đông Nam tỉnh Papua của Indonesia là bộ lạc vẫn còn tục ăn thịt người.

3. Lịch sử ăn thịt người của Trung Hoa

Nhà sử học người Nhật, Kuwabara Jitsuzo đã khẳng định rằng nền văn minh Trung Hoa có một lịch sử ăn thịt người.

Đời nhà Hán

"Nhà Hán học theo cái xấu của người Tần, chư hầu nổi dậy, dân mất việc làm, mất mùa to, người dân ăn thịt nhau, chết quá nửa" (Hán thư quyển nhị).

"Năm thứ hai, đời Cao Tổ (205 Trước Công Nguyên), tháng 7, vùng Quan Trung có nạn đói lớn, một đấu gạo giá vạn tiền, người dân ăn thịt nhau" (Sách Tư trị thông giám).

Sử ký Kinh Bố liệt truyện chép "Vua Hán giết Lương vương là Bành Việt, băm thịt, cất đựng rồi ban cho chư hầu".

Thời Vũ Đế (Năm 140 – 87 trước Công Nguyên), Vũ Đế có công đánh chiếm tứ di, mở rộng bờ cõi. Chiến tranh vắt cạn kiệt sức lực và của cải người dân, nạn châu chấu rợp trời, người thì ăn thịt lẫn nhau."

Năm đầu thời Hán Nguyên Đế (Năm 48 Trước Công Nguyên) Tháng 9. 11 quận ở vùng Quan Đông bị lụt to, mất mùa, nhiều người ăn thịt lẫn nhau."

"Năm Sở Nguyên thứ hai, Hán Nguyên Đế (Năm 47 trước Công Nguyên) Tháng 6. "Vùng Quan Đông, người Tề ăn thịt lẫn nhau".

Ngoài ra, còn hơn 10 năm nữa thời Nhà Hán, dân Tàu ăn thịt lẫn nhau trong những nạn đói xảy ra.

Thời Tam Quốc

Tào Tháo. Ở đất Thị, phía Tây Nam Cự Dã, đói to, dân chúng ăn thịt lẫn nhau. Thời Tam quốc đã có 5 năm, dân Tàu ăn thịt lẫn nhau.

Nguyễn Biểu với bữa tiệc đầu người

Quân nhà Minh đang chiếm nước ta. Tướng Minh là Trương Phụ đóng quân ở núi Nghĩa Liệt, Nghệ An. Con cháu nhà Trần là Trùng Quang sai Nguyễn Biểu làm sứ giả đến gặp Trương Phụ để xin cầu phong làm vua nước Nam. rương Phụ sai quân soạn một bữa tiệc đặc biệt. Thức ăn, đồ uống đựng trong một cái mâm màu nâu, khảm ốc xa cừ, đậy nắp cẩn thận.

Nguyễn Biểu vào tiệc. Mở nắp, thì là một cái đầu người luộc chín. Nguyễn Biểu sửng sốt nhưng sắc mặt không thay đổi, ông ung dung rót rượu, cắm đôi đũa ngà và con dao khoét lấy con mắt, chấm muối, nhắm với rượu một cách ngon lành. Sau khi nuốt xong một con mắt, tiếp tục khoét con mắt thứ hai. Ông nói cốt để cho Trương Phụ nghe: "Chẳng mấy khi, người Nam được nhắm rượu với đầu luộc của người phương Bắc".

Ông còn kiêu hãnh ngâm một bài thơ về tiệc đầu người. Để chứng tỏ mình cũng biết trọng người tài, Trương Phụ bèn tiễn đưa Nguyễn Biểu ra về. Khi Nguyễn Biểu đi rồi, tên Việt gian Phan Liêu ton hót với Trương Phụ là không nên thả hổ về rừng, Trương Phụ bèn ra lịnh cho quân lính đuổi theo bắt Nguyễn Biểu. Nguyễn Biểu biết trở lại là chết, ông bèn dừng chân, xuống ngựa, khắc vào cột cầu Lam hàng chữ: "Thất nguyệt, sơ nhất nhật, Nguyễn Biểu tử" (Dịch nghĩa: Tháng bảy, ngày mồng một, Nguyễn Biểu chết). Nguyễn Biểu chửi vào mặt Trương Phụ "Mày là thằng giặc tàn ác, bạo ngược". Trương Phụ giận tím gan, sai trói Nguyễn Biểu dưới cột cầu, chờ nước dâng lên sẽ chết.

Có phải món thịt người là món quen thuộc của Trương Phụ ?

Ở bên Tàu, ngày xưa cũng có những "Hắc điếm" là nhà trọ mà bọn bất lương trong đó thường bắt gái tơ để hãm hiếp và giết chết, lấy thịt làm nhân bánh bao cho khách ăn.

Người Tàu ăn thịt người trong Cách Mạng Văn Hoá của Mao Trạch Đông

Nhà văn Trịnh Nghĩa mô tả việc ăn thịt người trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Mao Trạch Đông như sau. Các gia đình không nỡ ăn thịt con mình, nên trao đổi con cho nhau mà làm thịt. Ăn thịt những người mới bị giết hoặc những người từ các khu vực khác đến lánh nạn.

Hồng Vệ Binh ăn thịt người ở Quảng Tây


Những nông dân trong đội ngũ Hồng Vệ Binh được mô tả như sau: những tên đã từng có kinh nghiệm giết người dạy lại những người khác. Chỉ cần dùng dao bén cắt chéo trên bụng nạn nhân, rồi lên gối vào bụng dưới thì tất nhiên tim và gan lòi ra ngoài. Trường hợp nạn nhân bị trói nằm ngửa thì đạp chân lên bụng dưới là xong ngay. Tim, gan và bộ phận sinh dục được ưa chuộng nhất.

Khi một "kẻ phản động" nằm xuống thì nhiều người thủ sẵn dao bén trong mình, nhào đến cắt những bộ phận nào có thể giành được, thứ tự ưu tiên là tim, gan, bộ phận sinh dục đàn ông... Thức ăn dưới các hình thức luộc, xào, hấp, nướng trên lửa, chiên... với gia vị.

Năm 1992, cặp vợ chồng tác giả Nicholas D. Kristof và Sheryl Wudunn của tờ New York Times, dịch giả Vĩnh Như, cho biết họ đã tìm được hồ sơ của đảng Cộng Sản Trung Quốc, tiết lộ những chuyện rùng rợn liên hệ đến việc ăn thịt người tập thể của đảng trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá ở tỉng Quảng Tây vào cuối năm 1960.

Tài liệu cho biết ít nhất đã có 137 người và có thể nhiều hơn nữa đã bị ăn thịt. Mỗi nạn nhân đã có cả chục người cùng ăn. Ước đoán là có thể có hàng ngàn người bị giết và ăn thịt trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Cộng Sản Trung Quốc.

Động cơ ăn thịt người ở đây là có ý thức, chớ không phải vì đói hoặc vì điên loạn.

Các vụ ăn thịt người diễn ra ở những nơi công cộng, thường do các cán bộ Cộng Sản Trung Quốc chủ trì. Mọi người tham gia ăn thịt người để chứng tỏ nhiệt tình cách mạng và thái độ chính trị của mình. Người xẻo và ăn miếng thịt đầu tiên của vị hiệu trưởng nạn nhân, chính là bạn gái của người con trai của ông hiệu trưởng. Cô ta muốn chứng minh rằng, đã cắt đứt quan hệ tình cảm với họ, và cô ta cũng "hồng" chẳng kém ai vậy.

Tại một số trường học, học sinh đã cắt tiết và thui các giáo viên và hiệu trưởng tại sân trường. Ăn thịt các nạn nhân để mừng thắng lợi, như phương châm “thề ăn gan uống máu quân thù”. Các nhà hàng quốc doanh treo xác người lủng lẳng trên các móc thịt và dọn thịt người cho các viên chức chính phủ.

Có một tài liệu được soạn thảo năm 1980 để chỉ trích sự tàn bạo xảy ra tại Quý Châu hồi Cách Mạng Văn Hoá. Trong cuộc míttinh tại một trường trung học cấp 3, ở Shang Shi, có 12 người bị giết. Một số gan bị móc ra đưa về nhà hàng quốc doanh. Cũng tại xã Shang Shi, vị giám đốc quân ủy giết ông Deng Yang Xion và moi gan ra luộc ăn. Ngày hôm sau, ông giết thêm 4 người nữa và moi gan ra phân phối cho 3 đội sản xuất cùng ăn để chứng tỏ sự chuyên chế tập thể. Xác chết còn bị làm nhục và hủy diệt: Lu Lu tại công xã Siyang, Huang Shaoping là cô giáo trường tiểu học Guanging và Chen Guolian, thuộc thị xã Shikang, sau khi bị đánh chết, bị lột trần truồng, lấy que đâm vào âm hộ, phơi xác bên đường.

Ở xã Pu Bei, 10 người trong đoàn lao động Bo Xue trói Zheng Jian cùng với một cô gái 17 tuổi. Bọn này đánh chết Zheng Jian và hiếp dâm tập thể cô gái. Sau đó, đánh chết cô gái rồi moi gan, xẻ vú và âm hộ cô ta.

Tại xã Dong Xing, đoàn lao động Na Bo xử tử Zhang Yueye, nhưng thấy ông ta chưa chết, viên cán bộ đặt chất nổ vào miệng ông ta, làm máu thịt văng tung tóe.

Trong cuộc đấu tố tại Qinzhou, một nữ xướng ngôn viên tên Lu Jeizhen bị bắt và bị đâm chết. Sau đó, bị lột quần và nhét quả pháo vào âm hộ rồi châm ngòi nổ. Phần lớn những người bị giết là trí thức hoặc con cháu của các địa chủ đã bị đấu tố và giết chết trước kia trong "Cải Cách Ruông Đất".

Một phụ nữ bị bắt phải nhận diện và đấu tố cái xác chết của chồng đã bị lóc thịt gần hết. Đã vậy, để trị tội bà đã lấy tên phản cách mạng, bà phải ngủ gần cái đầu lâu của chồng.

4. Món canh thai nhi

Những tờ báo Anh ngữ ở Hồng Kông như East Week, Eastern Express vào tháng 4 năm 1995, đã tường thuật việc phỏng vấn một nữ bác sĩ ở Thẩm Trấn (Shenzhen) gần sát Hong Kong, đã gây chấn động trong quần chúng.

Bác sĩ Zou Qin nói rõ cách tốt nhất để chọn thai nhi để ăn, là sản phụ còn trẻ, thai con so, con trai. Chính bà đã ăn 100 thai nhi trong 6 tháng. Trong một bịnh viện có 7.000 vụ phá thai trong một năm, "nếu không ăn mà bỏ đi rất phí".

Một nữ bác sĩ khác ở Sin Hua Clinic còn ca ngợi khía cạnh bổ dưỡng của món hàn-nàm, (thai nhi) làm cho làn da phụ nữ mịn đẹp, thân thể cường tráng và bổ thận.

Trước những tin tức trên, nổi lên nhiều tranh cãi như là man rợ, ăn thịt người (cannibalism) và vi phạm nhân quyền, khiến cho bà Mary Senander đòi Hoa Kỳ phải giới hạn giao thương với Trung Cộng.

Nhóm phản bác cho rằng đây là chiến dịch bôi nhọ Trung Quốc, có ý đồ làm sụp đổ mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng những lời tường thuật không gây xúc động bằng hình ảnh. Channel 4 của đài TV Hong Kong tung ra những hình ảnh mà người yếu bóng vía không dám nhìn. Thật là ghê tởm và gây xúc động mạnh mẽ.

Đó là hình ảnh của thai nhi trong quá trình thực hiện món ăn. Bà Jess Search, giám đốc Kênh TV 4 lên tiếng: "Hình ảnh chiếu lên sẽ gây khó chịu, nhưng chúng tôi cam đoan rằng quý vị sẽ được biết rõ những sự thật mong đợi".

Năm 2001, một tờ báo Mã Lai in ra vài tấm hình kèm theo lời tường thuật về món ăn thai nhi của người Tàu.

Các thương gia ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gần đây lan truyền một trào lưu bồi dưỡng sức khoẻ thấy rởn tóc gáy. Đó là món canh thai nhi. Thương gia họ Vương, chủ một nhà máy ở Đông Hoàn (Dongwan) đã khoe rằng ông thường dùng món canh thai nhi được thực hiện theo phương thức như sau.

Hài nhi chừng vài tháng, rửa bằng rượu cho khỏi tanh mùi máu, bỏ thêm những vị thuốc Bắc như Ba kích, Đảng Sâm, Đương Qui, Kỳ Tử, gừng xắt lát rồi đem chưng cách thủy trong 8 tiếng đồng hồ. Công dụng vô cùng. Bổ khí, dưỡng huyết, cường dương... Họ Vương ôm cô vợ 19 tuổi, người Hà Nam và khoe: "Với tuổi 62 như tôi, mỗi đêm làm tình một lần, chính là nhờ công dụng của món thai nhi đấy". Thai nhi không nên để đông lạnh, ăn tươi mới bổ dưỡng.

Một ông chủ nhà hàng ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông cho biết, hiện nay thai nhi rất hiếm, nhưng nếu khách thực sự muốn ăn, thì có một cặp vợ chồng ở ngoài tỉnh mới đến làm thuê ở đây. Vợ có bầu 8 tháng, vì đã có 2 con gái, nhưng nếu kỳ này sanh thêm con gái nữa thì có món ăn.

Tại một nhà hàng ở Đài Sơn, ông chủ họ Cao chỉ cái xác thai nhi nhỏ bằng con mèo còn nằm trên thớt, cho biết: "5 tháng tuổi thì hơi nhỏ một chút, xác thai nhi nữ này do một người bạn kiếm được ở nông thôn. Giá tiền thì tùy thuộc vào số tháng tuổi, sống hay chết, trai hay gái. Thai nhi sống, đẻ thiếu tháng thì giá 2.000 tệ (khoảng 285 USD). Tất cả thai nhi đến nhà hàng thì đã chết. Món canh thai nhi giá từ 3 đến 4 ngàn tệ (khoảng 400 USD).

5. Chế độ gia đình một con

Chế độ gia đình một con đưa đến việc mỗi năm có 12 triệu trẻ em gái bị biến mất. Nghĩa là, đã được sinh ra nhưng không đăng ký làm giấy khai sanh. Đó là số liệu mà nữ giáo sư Lu Binbin thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu về Dân Cư, đưa ra.

Chính quyền đã đưa ra những biện pháp như sau:

- Cấm tiết lộ giới tính thai nhi thông qua siêu âm.

- Cấm phá thai sau 14 tuần lễ.

Thế nhưng những lịnh cấm này trên thực tế không được thi hành triệt để. Chế độ gia đình một con hiện tại, năm 2009 thì cứ 117 con trai chào đời, thì song song cùng thời gian, có 100 bé gái lọt lòng mẹ. Tỷ lệ này đưa tới năm 2020, thì tại Trung Quốc sẽ có từ 30 đến 40 triệu đàn ông gặp khó khăn là không tìm được vợ.


TRÚC GIANG, Minnesota, 28.10.2011




Theo EPHATA
NĂM THỨ 12 – SỐ 483 – CHÚA NHẬT 6.11.2011

Xót xa lễ cầu siêu cho thai nhi bị chối bỏ

Lễ cầu siêu dành cho những sinh linh thai nhi bị chối bỏ sẽ được chùa Quán Sứ (Hà Nội) tổ chức với quy mô lớn. Có mặt tại ngôi chùa này vào những ngày nhận đăng ký cho lễ cầu siêu, chúng tôi được nghe những câu chuyện vừa đau lòng vừa khó tin.

Có rất nhiều bà mẹ ở thế hệ 8X, 9X chưa từng lên xe hoa, chưa ai biết họ đã là mẹ, vậy mà danh sách những hài nhi cần cầu siêu của cô đã có tới con số... gần một chục. Rất nhiều câu chuyện, rất nhiều lý do khiến họ phải dứt bỏ giọt máu của mình, nhưng kết lại, có lẽ chỉ một câu duy nhất: Xót xa!



Mỗi người phụ nữ đến đăng ký cầu siêu cho đứa con chưa nhìn thấy mặt đều mang nặng một nỗi ân hận


21 tuổi đã có... 9 lần phá thai

Mới đây, hàng trăm người phụ nữ lặng lẽ tập trung tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) để cầu siêu cho những đứa con mà chính họ còn... chưa được nhìn mặt. Mỗi người một tâm trạng, một nỗi đau. Nhìn vào đoàn người nghiêm cẩn hành lễ, có thể thấy trong đó khuôn mặt trầm bi của những người phụ nữ đã luống tuổi hay những thiếu nữ chỉ khoảng 17-18 tuổi, tóc nhuộm vàng hoe...

Chia sẻ với chúng tôi, một người trong ban nghi lễ của chùa cho biết: "Theo giáo lý nhà Phật, không phải cứ đợi đến lúc hài tử lọt lòng mới được gọi là một sinh mạng mà khi một mầm sống mới được tượng hình trong cung lòng người mẹ, thì ngay vào giây phút đầu tiên đó nó đã được coi là một sinh mạng. Trong cuộc sống, do nhiều nguyên nhân khác nhau có nhiều bậc cha mẹ đã chối bỏ thai nhi và như thế đồng nghĩa với việc họ đã tước đoạt đi sinh mạng của chính con mình. Chính vì thế, buổi lễ này mang ý nghĩa tâm linh là giúp linh hồn những đứa trẻ xấu số này được siêu thoát, đồng thời cũng mang một ý nghĩa xã hội khác là giúp những người tham dự buổi lễ nói riêng và toàn xã hội nói chung hiểu thêm ý nghĩa sâu xa của tình yêu thương nhất là tình cảm mẹ con máu thịt".

Trước ngày diễn ra lễ cầu siêu này, phòng số 5, là phòng ghi danh sách những người vào cầu siêu của chùa đã chật ních người đến đăng ký. Trong số rất nhiều người đứng chờ đến lượt vào ghi danh sách ngày hôm đó, có một cô gái khiến tôi không thể nào quên. Cô chỉ chừng 20- 21 tuổi, khuôn mặt vốn đã đẹp của cô được trang điểm khá kỹ, mái tóc nhuộm nâu, được cắt tỉa sành điệu, chiếc váy ngắn màu đỏ trầm bó sát ba vòng cơ thể. Cô gái cứ tần ngần mãi ở cửa phòng, chốc chốc lại ngó vào rồi lại đi ra. Mãi đến khi chiều muộn, khi người vào đăng ký đã ngớt cô mới dám bước vào.

Bản đăng ký cầu siêu có các mục rõ ràng như: tên, tuổi, địa chỉ của mình và cha đứa bé, rồi số tuần tuổi của hài nhi, năm mất... nhưng cô gái này cứ lúng túng, mãi không biết phải ghi ra sao. Chỉ đến khi người quản sổ có ý hỏi, cô mới ấp úng: "Thầy ơi, cháu chỉ được cầu siêu cho một đứa con hay tất cả những thai nhi của mình đã chết đều được cầu?".

Khuôn mặt người quản sổ thoáng nhíu lại nhưng nhanh chóng lấy lại thái độ bình thường, nhẹ nhàng hướng dẫn cô gái trẻ cách ghi sổ. Thế nhưng cô vẫn bối rối ngồi cắn bút... "Thầy ơi, cháu không nhớ hết tên bố của từng đứa trẻ!", cô gái ngại ngùng phân trần. Người quản sổ cười hiền từ rồi tiếp tục hướng dẫn cô gái trẻ. Sau khi được hướng dẫn kỹ lưỡng, cũng phải mất gần 15 phút cô mới viết xong bản đăng ký. Trong danh sách của cô gái trẻ ấy ghi có 9 đứa trẻ, có đứa mới được 8 tuần tuổi có đứa tới... gần 6 tháng. "Cháu thấy có tội quá nhưng không biết làm cách nào cả. Mong nhà chùa siêu thoát linh hồn để chúng được đầu thai vào kiếp khác. Đừng oán hận mẹ..", cô vừa đưa bản đăng ký cho nhà chùa vừa nói như phân trần rồi chầm chậm ra khỏi căn phòng.

Phá thai để khỏi ảnh hưởng việc lên chức

Trong căn phòng đăng ký hôm ấy còn có một người phụ nữ trung niên đến để đăng ký cầu siêu cho... cháu ngoại mình. Khi sư thầy hỏi vì sao mẹ của đứa trẻ không đến đăng ký, bà này mới cho biết mẹ của cháu bé còn bận... đi học. Rồi bà than thở: "Cháu nhà tôi vẫn đi học cấp 3, chẳng biết ma xui quỷ khiến thế nào lại đi yêu phải một đứa nghiện nặng. Đến lúc con bé có bầu nhà tôi cũng định cho chúng nó cưới chui rồi hợp thức hóa cái thai nhưng thằng kia nghiện nặng quá, tính đi tính lại, đành... bỏ cái thai còn hơn phải lấy thằng đó. Thế nhưng hình như đứa bé nó về oán mẹ nó khiến mẹ nó không học hành được, người lại gầy xanh như que củi".

Bà cho biết, nhiều đêm cả hai mẹ con đều mơ thấy đứa bé hiện về thì thầm nói chuyện. Thần hồn át thần tính, không chỉ con gái bà mà cả bà cũng không làm ăn được. Cả nhà đành bàn nhau đi làm lễ cho linh hồn siêu thoát.


Bảng thông báo về việc tổ chức cầu siêu cho thai nhi ở chùa Quán Sứ

Không than thở như người phụ nữ trung niên kia, chị Nguyễn Mai Đ. ở Lò Đúc, Hà Nội lặng lẽ đến ghi tên cho hai đứa con chưa kịp nhìn mặt của mình vào quyển sổ. Chị tâm sự, cách đây khoảng 9 năm, hồi ấy chị còn là sinh viên, yêu một người hơn chị 2 tuổi ở cùng quê. Hai người yêu nhau rất chân thành và đã tính đến chuyện kết hôn nên dọn ra ở cùng nhau cho đỡ tốn kém. Được một thời gian thì chị có bầu. Lúc đó người yêu chị bảo rằng kinh tế còn khó khăn không thể cưới và có con lúc này được nên khuyên chị đi phá cái thai trong bụng. Nhìn hoàn cảnh hai đứa còn khó khăn, chị đành gật đầu. Sau này hai người cũng không đến với nhau được vì bố mẹ anh chê chị công việc bấp bênh. Anh cũng đứng về phía bố mẹ mà hắt hủi chị nên họ chia tay.

Một thời gian sau chị cũng lập gia đình với một người đàn ông hơn 7 tuổi, được một năm thì chị có bầu. Nhưng lúc này chị đang chuẩn bị được đề xuất lên làm trưởng phòng. Nếu có con thì cơ hội ấy sẽ tuột khỏi tay. Vậy là chị đành phải giấu chồng đi phá. Đến bây giờ, khi công việc và tài chính đã ổn, hai vợ chồng khát có đứa con để nhà cửa vui vẻ thì ngóng mãi chẳng được.

Đi xem bói thì thầy phán: "Những đứa trẻ bị chị bỏ đi ngày trước đang ám chị không cho những linh hồn mới đầu thai nữa. Vì thế chị phải đi cúng lễ để những linh hồn con chị siêu thoát thì chị mới có con được"!. Sau đó, đi khám bác sỹ đã biết mình có bệnh không thể có con được nữa nhưng chị vẫn đến chùa, để mong cửa Phật siêu thoát cho những đứa con xấu số và xoa dịu đi những dằn vặt đang ngày đêm cứa vào tim gan chị. Chị nói như cố ghìm lại những cảm xúc đang trỗi dậy trong lòng: "Là người mẹ đau khổ nhất là không sinh được con. Giá như ngày xưa không buông thả và ham những thứ phù du kia thì giờ đây tôi đâu có đến nỗi như thế này".

Người phụ nữ giúp việc ghi chép danh sách những người đăng ký cầu siêu cho hài nhi cho nhà chùa chia sẻ: "Hầu hết những người đến chùa đăng ký còn khá trẻ, có những người chỉ tầm 16-17 tuổi. Những sinh linh không thể làm người ấy đa số là do mẹ chúng phá thai. Xót xa lắm, có nhiều người còn trẻ tuổi mà đã phá đi 7-8 đứa con của mình. Cửa Phật là nơi con người ta có thể giãi bày hết những tâm tư sâu kín nhất và mong được tha thứ, vì thế những cô gái trẻ đến đây để nhờ cầu siêu cho con một phần và cũng một phần làm cho tâm hồn mình thanh thản, nhẹ bớt tội lỗi... Giá như một ngày nào đó bản danh sách này được khép lại"...

Mỗi năm có 1,2 - 1,6 triệu thai nhi bị phá bỏ


Theo PGS. TS Bùi Ngọc Oánh, GĐ Viện Khoa học Nhân lực và Phát triển Tài năng Việt Nam thì nước ta là một trong những nước có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới. Mỗi năm có khoảng 1,2 - 1,6 triệu ca, trong đó có tới 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên. Đây là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội hiện đại, nó là hệ quả của rất nhiều nguyên nhân. Đặc biệt, nhiều bạn trẻ coi việc sống thử như một điều cần thiết trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân chính thức là một trong những nguyên nhân khiến ca nạo thai tăng cao. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn còn quan niệm giáo dục giới tính là việc chỉ đường cho hươu chạy khiến một số bạn trẻ thiếu kiến thức về tình dục trong khi đó những sách ảnh, trang web đen lại tràn lan. Bên cạnh đó, nhiều cặp vợ chồng trẻ dễ dàng vứt bỏ đứa con chỉ vì những lý do như kinh tế khó khăn, không muốn sinh con gái, thậm chí do sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp, thăng tiến trong công việc. Đây là một hiện trạng đã được báo động nhiều lần.


Thành Huế

Theo Người Đưa Tin

Học cách để yêu thương

Có một câu chuyện thế này: Gia đình kia có một người con trai đi lính, một hôm, cậu gọi điện về báo tin cho gia đình rằng cậu sắp được xuất ngũ và chuẩn bị về đoàn tụ. Cha mẹ cậu vô cùng vui sướng chuẩn bị đón cậu trở về, họ trang hoàng lại nhà cửa, trang trí cả căn phòng của cậu thật đẹp.

Trước ngày trọng đại ấy ba hôm, cậu lại gọi điện thoại cho cha mẹ: “Thưa cha, con rất muốn về với gia đình mình…” Nhưng cha cậu ngắt lời: “Có chuyện gì thế con ?” Người con thưa: “Trước khi con về nhà, cha có thể cho con một đặc ân được không ?” – “Cứ nói cha nghe, cha mẹ rất yêu con…”

Anh con trai bộc bạch: “Dạ thưa, con có một đồng đội rất thân, cùng xuất ngũ với con, anh ấy không có gia đình, con muốn mời anh ấy về ở cùng với gia đình mình có được không cha ?” Người cha ôn tồn bảo: “Được thôi con ạ, không có vấn đề gì đâu…” Người con rụt rè nói thêm: “Cám ơn cha… Nhưng… anh ấy bị mất một cánh tay, cha ạ !” – “Thật thế sao ? Để xem nào… thôi… thì cũng được !”

Đến đây thì anh con trai lại nài nỉ thêm: “Không những thế, anh ấy còn cụt hết cả hai chân nữa, cha ơi…” Cha cậu ậm ừ: “Vậy thì rắc rối đấy, mình sẽ phải rất vất vả với cậu ta. Nhưng sao con lại muốn mời anh ấy về nhà mình ? Con có thấy là như vậy, con và cả gia đình sẽ phải hầu hạ anh ta nhiều việc sao ?” Người con nói với giọng nghẹn ngào: “Chưa hết đâu cha ạ, cậu ấy còn mù cả hai mắt nữa, Nhưng con với cậu ấy thân thiết như ruột thịt vậy…” Nghe thế, người cha nói ngay: “Vậy thì không được rồi con ạ. Cậu ấy sẽ là vấn đề phiền phức rất lớn cho gia đình mình. Dứt khoát là không được rồi. Con hãy về đây, còn cậu ấy sẽ có chính phủ lo, đừng bận tâm đến điều ấy nữa con ạ. Quên cậu ấy đi !”

Cuộc nói chuyện giữa hai cha con kết thúc, ba ngày sau, gia đình chờ mãi mà vẫn chưa thấy người lính ấy về nhà, sáng sớm ngày thứ tư, Cảnh sát thông báo cho gia đình rằng con trai họ đã tự tử chết trong một khách sạn gần nhà và yêu cầu họ đến để nhận diện thi thể. Họ vội vàng đến đó trong đau thương, khi đến nơi, chiếc khăn liệm trắng được mở ra. Họ bàng hoàng chứng kiến con trai họ nằm đó, một phế binh cụt cả hai chân, cụt tay và đôi mắt mù trống rỗng !

Một câu chuyện không biết là có thật hay hư cấu. Đôi lúc giật mình nghĩ lại, sao thấy mình đôi khi cũng giống giống người cha kia. Cứ nghĩ rằng đó là yêu thương, hóa ra không phải, khi đối diện với hậu quả, lúc ấy đã muộn màng. Phải xem lại mình, tự vấn lại mình để… HỌC CÁCH YÊU THƯƠNG


YÊU THƯƠNG, một điều nghe cỏ vẻ như rất tự nhiên, rất dễ dàng, đặc biệt là cha mẹ yêu thương con cái, nhưng sự đời thường lại là những con đường rắc rối, phải chăng, trên con đường ấy, những bậc làm cha mẹ cũng thường vấp ngã, lạc lối, sai lầm để rồi đến cuối chặng đường, tình yêu bị đánh rơi lúc nào chẳng biết, chỉ còn lại bên mình là sự ích kỷ nhỏ nhen. Kết quả là thay vì nhận được yêu thương, con cái chúng ta lại lãnh đủ hậu quả đáng tiếc.

Nhìn lại quanh ta, có lẽ không thiếu những câu chuyện như trên, nhưng với trăm ngàn dáng vẻ và tình tiết khác nhau, Một người cha nhẫn tâm tưới xăng đốt đôi chân con ruột đến tàn tật, một người cha khác bạo hành bằng đòn roi, bắt con phải ăn phân người, một người mẹ xích con mình lại như một con thú nơi công cộng, người mẹ khác lại rao bán cả trinh tiết của con gái…

Đó là chiều kích bạo hành đáng phải lên án, nhưng với một chiều kích khác, nhiều bậc cha mẹ nuông chiều tới mức sẵn sàng bỏ tiền ra cung phụng cho cậu ấm cô chiêu phung phí ăn tiêu, chơi bời, nghiện hút. Lắm khi còn có những kiểu nuông chiều thái quá, đôi khi còn kiêu hãnh trước hành vi ngang ngược, hung tợn của con cái mình… Kiểu nào họ cũng có cách biện hộ, người bảo rằng: “Thương thì cho roi cho vọt”, kẻ lại nói: “Thấy nó thiếu thốn không sao chịu nổi…”



Thê thảm hơn, tôi muốn nói đến thảm kịch nạo phá thai, mẹ giết con ngay từ trong cung lòng mình với cả ngàn cách ngụy biện khác nhau. Chẳng ai chịu cho rằng mình không yêu thương con cái cả, thậm chí nạo phá thai được cho là vì nhân đạo: cha mẹ làm ăn đang thất bát, lương thấp, sinh ra con mình sẽ khổ, con bị dị tật thế này sẽ rất khổ cho nó… Thôi chấm dứt sự sống của con cho nó bớt khổ…

Đây là một thực tế cay đắng mà xã hội và con người Việt Nam đang gồng mình gánh chịu, hệ quả của những rối rắm sai lầm ngay trong nhận thức của học thuyết vô thần, quả báo đau thương của một tình trạng phát triển kinh tế bất bình thường, khiến cho nhiều bậc cha mẹ phải nhắm mắt lao theo đồng tiền… Cha mẹ quên đi rằng con cái mình mới thật sự là thứ tài sản quý giá nhất không gì có thể thay thế được. Thực chất của vấn đề có lẽ bắt nguồn từ việc: hao mòn tình yêu, chuyển dần sang óc vị kỷ, và kinh khủng hơn, nó tiếp tục biến thành tội ác !

Xét theo tự nhiên ( ngoại trừ những loại cha mẹ không muốn có con do một khía cạnh bất hợp pháp nào đó, sự xuất hiện của thai nhi là điều họ không muốn có, nên chủ trương ngay từ đầu là nạo phá thai để che dấu hành vi phạm tội ), thì có thể nói, bất kể ai trong đời sống hôn nhân gia đình cũng đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc được chào đón đứa con của mình ra đời. Còn hạnh phúc nào hơn khi được ôm ấp chính máu thịt, ngắm nhìn chính hình ảnh và nâng niu kết quả tình yêu của chính mình. Vì thế, sự yêu thương hết mực của cha mẹ dành cho con là điều rất hợp tự nhiên, hợp tình, hợp lý, tồn tại ngay từ khi khởi đầu sự hình thành của phôi thai em bé.

Khổ nỗi, trong cuộc sống, bộ mặt thật của thói ích kỷ nhiều khi được hóa trang bằng nhiều hình thức tưởng như cao đẹp lắm. Đặt kỳ vọng vào con cái mà không cần biết đến tâm tư, ý thích, khả năng của chúng là gì, cứ bắt chúng đi học thì phải hạng nhất cơ mới chịu, thua một ai đó là mắng nó té tát, điểm 9 rồi mà vẫn chưa hài lòng. Hay có người lại chỉ muốn làm cha mẹ của người mẫu, vận động viên… nên o ép con, bắt phải ăn thứ này, kiêng thứ kia, tập luyện đủ kiểu, chẳng để ý gì đến nguyện vọng của trẻ, luôn để cái tôi của mình to hơn cái tôi của trẻ, áp đặt ý chí của mình lên ý chí của con.

Cha mẹ kỳ vọng vào con quá đáng nên khi thất vọng là trút cả bực bội lên đầu con những lời đay nghiến v.v… Ác nghiệt hơn, nhiều người không muốn làm cha mẹ của những thai nhi xấu xí, dị tật, nên chỉ nghe qua lời tư vấn, đã vội vàng xin phá thai lập tức, chẳng cần biết đến công bằng, biết đến khát vọng được sống của chính con mình. Tình yêu không chấp nhận sự ích kỷ, tình yêu chỉ chấp nhận và đòi hỏi sự hy sinh, mà hy sinh cái tôi của mình lại là điều khó nhất.

Thế nên, ngỡ rằng yêu thương không cần phải học hỏi, không cần phải vun đắp bồi dưỡng từng ngày, nên nhiều hậu quả đáng tiếc vẫn cứ xảy ra làm chúng ta phải hối hận cho sự nông cạn của mình. Đức Giêsu đã dạy cho chúng ta rằng: “Yêu người phải như yêu chính bản thân mình vậy”. Chỉ có yêu như thế cha mẹ và con cái mới trở nên một mầu nhiệm trong Chúa Kitô. Cùng yêu thương, cùng tha thứ, cùng cảm thông, cùng vui, cùng buồn… và sẵn sàng hiến mạng sống mình vì nhau.

Đaminh PHAN VĂN DŨNG
Biên Hòa 10.2011
Theo báo EPHATA số 482