"Cha mẹ xin lỗi con" chiếu trên kênh BBC

Lời dề trên bia mộ một hài nhi vô danh
đã được đạo diễn chọn
đặt tên cho bộ phim. (ảnh: Tada)
Bộ phim tài liệu của nhà đạo diễn và biên kịch Phan Huyền Thư, với tựa đề "Cha mẹ xin lỗi con", sẽ được chiếu trên kênh truyền hình BBC World vào hai ngày thứ Bảy và Chủ nhật tuần này.

Đây là một trong ba bộ phim tài liệu của Việt Nam được kênh BBC chọn trong loạt chương trình My Country - Đất nước tôi - một series giới thiệu phim tài liệu của rất nhiều nước trên thế giới.


Bộ phim kể về việc làm của một người thợ xây công giáo bình dị, ông Tống Phước Phúc, người đã nhiều năm nhận các thai nhi nạo hút từ các bệnh viện hay bị vứt trong các thùng rác, vệ đường, đem về chôn chất tại nghĩa trang hài nhi do ông lập ra ở đảo Hoàng Đỏ, Nha Trang, mà cho tới nay đã lên tới khoảng 9000 ngôi mộ.

Ông cũng nhận nuôi những trẻ em bị bỏ rơi và giúp những phụ nữ trẻ có thai ngoài ý muốn, và sẽ không có khả năng nuôi con, nuôi dưỡng các thai nhi này đợi ngày sinh nở và nhận nuôi những trẻ em đó với lời hứa họ có thể quay lại nhận con bất cứ khi có đủ điều kiện.

Với cái tên "Cha mẹ xin lỗi con" - lời đề trên một bia mộ tại nghĩa trang hài nhi - bộ phim đã dùng câu chuyện của một nhân vật cụ thể với những hành động cụ thể để nêu ra một số vấn đề khá nhạy cảm tại Việt Nam, đó là tình trạng nạo phá thai, mà Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, kế hoạch hóa gia đình, và giáo dục giới tính vị thành niên v.v.

Việc duy trì nghĩa trang này không phải đã không gặp một số khó khăn nhưng cũng đã nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều người, đặc biệt là của các tăng ni, phật tử và những người theo đạo Thiên Chúa giáo từ khắp nơi đến nghĩa trang này làm lễ .

Các vấn đề nhạy cảm

Nhà biên kịch và đạo diễn Phan Huyền Thư, trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ, cho biết đã phải rất khó khăn mới thuyết phục được ông Phước và những người trong nhóm Thiện nguyện Bảo vệ sự sống cho đi theo và làm phim.

Hàng ngàn ngôi mộ hài nhi được chôn cất tại đảo Hoàng Đỏ, Nha Trang

Nhưng nhờ đó, đạo diễn Phan Huyền Thư nói thêm, đã được chứng kiến "sự gặp gỡ nhân ái giữa Thiên chúa giáo và Phật giáo khi cùng đứng ra bảo vệ quyền con người và giá trị nhân bản, bất chấp các chủ trương, đường lối chưa thực sự sát với thực tế về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình và giáo dục giới tính vị thành niên tại Việt Nam".

Việt Nam hiện vẫn áp dụng chính sách kế hoạch hóa gia đình, với quy định mỗi gia đình chỉ có hai con và áp dụng các biện pháp hành chính với những người sinh con thứ ba trở lên.

Ngày nay với kỹ thuật siêu âm xác định giới tính ngày một phổ biến, tình trạng nạo hút thai nhi nữ cũng gia tăng, dẫn tới tình trạng chênh lệch giới tính đáng quan ngại, với tỉ lệ cứ 100 trẻ em nữ thì có 110.6 trẻ em nam ra đời, so với mức trung bình trên thế giới là 105 nam.

Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo tình trạng mất cân bằng giới tính này có thể dẫn tới một số vấn đề xã hội trong những năm tới và hồi tháng Năm năm 2009, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nói tình trạng này có thể khiến chừng 3 triệu đàn ông Việt Nam khó tìm được vợ vào năm 2030.

Việt Nam đã cấm việc phá thai vì lý do lựa chọn giới tính từ năm 2003 trong một nỗ lực để giải quyết tình trạng mất cân đối này, tuy nhiên tình trạng này vẫn chưa chấm dứt.

Ngoài ra bộ phim còn động chạm tới một đề tài vẫn còn khá nhạy cảm tại Việt Nam đó là giáo dục tuyên truyền phòng tránh thai trong thanh thiếu niên với quan niệm của nhiều bậc cha mẹ vẫn phản đối quan hệ tình dục trước hôn nhân.

"Cha mẹ xin lỗi con", Hãng phim Tài kiệu và Khoa học Trung Ương, đã đoạt giải Cánh diều Bạc cho phim tài liệu hồi tháng 3 năm 2009 và Cánh diều vàng dành cho Đạo diễn xuất sắc nhất.

Phim cũng đã được chiếu tại 25 trường đại học ở Đông Bắc Mỹ, trong đó có nhiều trường danh tiếng như Harvard, Pensylvania, Yale, Princeston, Cornell, New York.

Đạo diễn Phan Huyền Thư cho biết rất tiếc là phim chưa được phát hành rộng rãi trên các kênh truyền thông trong nước nhưng tác giả vẫn hy vọng sẽ được chiếu ở các rạp chiếu phim công cộng trước giờ chiếu phim truyện để có thể đến được đông đảo giới trẻ tại Việt Nam.

Hà Mi
BBC Việt Ngữ
Theo BBC Tiếng Việt

Argentina: Kêu gọi một cuộc tranh luận ôn hoà về vấn đề phá thai

Các Giám mục ủng hộ quyền sống

TTCG (Rôma, 28-8-2011, Zenit.org) - Các Giám mục Argentina kêu gọi cuộc tranh luận liên quan đến việc bãi bỏ hình phạt về phá thai để không gây chia rẽ xã hội và phải tránh bạo lực cũng như hành động gây hấn – Hãng Thông tấn Fides của Vatican cho biết.
Thật vậy, Giáo hội Argentina xác nhận lập trường của mình về “quyền sống” và bác bỏ những dự luật nhằm xúc tiến việc hợp pháp hoá vấn đề phá thai. Giáo Hội của quốc gia này cũng kêu gọi cuộc tranh luận về vấn đề tế nhị này để không gây “chia rẽ trong lòng xã hội Argentina” và nhấn mạnh đến việc xã hội phải loại bỏ “bất cứ hình thức bạo lực và gây hấn nào”.

Trong một bản tuyên bố của Uỷ ban Thường trực của HĐGM Argentina do ĐHY Jorge Bergoglio, TGM Tổng Giáo phận Buenos Aires, đứng đầu, các Giám mục tái khẳng định rằng “khi một phụ nữ mang thai, người ta không nói đến một sự sống mà là hai” và “cả hai sự sống cần phải được bảo vệ và tôn trọng”.

Các Giám mục, đã nhóm họp trong tuần vừa qua, qua bản tuyên bố này, cho rằng quyết định của chính phủ trong việc mở rộng phúc lợi của “thuế đóng góp cho trẻ em” (phụ cấp gia đình) cho các phụ nữ mang thai kể từ tháng thứ ba là một hành động tích cực và xem đây là một cử chỉ bảo vệ sự sống con người.

“Chúng tôi đánh giá cao những sáng kiến mới đây nhằm bảo vệ sự sống nơi những phụ nữ mang thai. Đây là một ưu tiên tuyệt đối nhằm bảo vệ các bà mẹ đang mang thai, đặc biệt những phụ nữ đang phải sống trong tình trạng bị gạt ra ngoài lề xã hội, hay gặp những khó khăn trầm trọng trong thời kỳ mang thai” – Chúng ta có thể đọc trong bản tuyên bố của các Giám mục có tựa đề “Không phải một sự sống mà là hai”.

Nhằm mục đích để tránh việc lặp lại một bầu khí xung đột như chúng ta đã chứng kiến qua cuộc tranh luận về đạo luật liên quan đến “hôn nhân đồng tính”, Giáo Hội yêu cầu những lời lẽ được sử dụng trong cuộc tranh luận về việc bãi bỏ hình phạt về việc phá thai “phải có tính tôn trọng nhau hết sức có thể, và loại bỏ bất cứ hình thức bạo lực và gây hấn nào, vì những thái độ này hoàn toàn không có giá trị và phẩm giá mà chúng ta muốn cổ vũ”.

Khi cho biết mình sẵn sàng “lắng nghe, theo dõi và thấu hiểu mọi tình huống”, các Giám mục xác định rằng “một quyết định mang tính lập pháp ủng hộ việc bãi bỏ hình phạt phá thai sẽ có những hậu quả về mặt luật pháp, văn hoá và luân lý”. Hơn nữa, luật pháp, là nền tảng của hệ thống pháp lý, có “một ý nghĩa sư phạm cho đời sống của xã hội”.


G.B. Lưu Văn Lộc
Theo Truyền thông Công Giáo

Viên chức Vatican thúc giục người Công Giáo tái khám phá thiên chức làm mẹ

Rôma, Italy (CNA) - Chủ tịch Học viện Giáo Hoàng về Sự Sống, Đức Tổng Giám Mục Ignacio Carrasco de Paula, mới đây cho Hãng Thông Tấn CNA hay rằng định nghĩa ban đầu của thiên chức làm mẹ là một quà tặng từ Thiên Chúa phải được tái khám phá.

Đức Tổng Giám Mục Carrasco cho biết: "phản ứng với tin tức trở thành một người mẹ nên quay trở lại những gì đã luôn luôn phải thế, là một phản ứng của niềm vui", làm cho chúng ta nói lên câu "chúc mừng". Ngài cũng nói thêm rằng phản ứng đối với một bà mẹ không nên là "’Tôi lấy làm tiếc’, như chúng ta nói với những người bị bệnh".
Ngài nhắc lại rằng Đức Chân Phước Gioan Phaolô II là người đã truyền cảm hứng 25 năm về trước để lập nên Học viện Giáo Hoàng dành cống hiến cho việc bảo vệ sự sống con người. Đức Tổng Giám Mục cho hay thêm: "Ngài là người đầu tiên nhận ra rằng Giáo Hội cần một học viện dành cho các vấn đề của sự sống như y sinh học hoặc công nghệ sinh học".

Đức Tổng Giám Mục Carrasco nói rằng trọng tâm trong năm nay của cơ quan này nằm trong ba lĩnh vực: tổn thương hậu phá thai, các ngân hàng dây rốn và các phương pháp điều trị vô sinh. Về tổn thương hậu phá thai, ngài cho hay thật cần thiết điều kiện để được "định nghĩa cũng như có hoặc không một cách điều trị".

Ngài cũng thảo luận các vấn đề đạo đức xung quanh các ngân hàng dây rốn "về bản chất kinh tế", bởi vì "có một thị trường mới, trong đó có cung và cầu". Yếu tố này là nơi mà các vấn đề đạo đức có vai trò.

Tương tự như thế, ngài giải thích rằng phương pháp điều trị thụ tinh trong ống nghiệm bao hàm "những vấn đề đạo đức rất nghiêm trọng bởi vì một đứa trẻ được tạo ra trong phòng thí nghiệm và có thể dễ dàng trở thành đối tượng của sự lôi kéo". Ngài nói thêm quá trình này phức tạp hơn bởi việc lựa chọn và phá hủy nhiều phôi thai.

Đức Tổng Giám Mục Carrasco cũng lưu ý rằng việc bảo vệ sự sống con người cũng nên bao gồm việc giúp người già. "Trong thử thách lớn cuối cùng mà họ phải vượt qua, họ cần sự giúp đỡ đặc biệt, và tôi không có ý nói chỉ giúp đỡ về mặt kỹ thuật, nhưng còn giúp đỡ về mặt cá nhân, cảm xúc và tôn trọng phẩm giá của họ".

Đức Tổng Giám Mục nói thêm chúng ta phải nhớ lại rằng "họ không phải là người trở thành vô ích cho xã hội và không có gì còn lại để nói đến".

Lã Thụ Nhân

Theo VietCatholic

Chuyện 10.000 ngôi mộ ở nghĩa địa thai nhi Nha Trang

10.000 ngôi mộ là 10.000 cuộc đời chưa bao giờ được cất lên tiếng khóc trọn vẹn. 7 năm nay, ông Tống Phước Phúc lặng lẽ đi thu gom những hài nhi bị vứt bỏ, tập hợp chúng lại ở một nghĩa trang ngoại thành Nha Trang.

Những bia mộ mang tên ký hiệu

Nghĩa trang Đồng Nhi nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang 10 km, trên núi Hòn Thơm, nơi rất ít người qua lại bởi sự khô hạn, thưa thớt dân cư. Nghĩa trang này đặc biệt vì chỉ dành cho những đứa bé, những thai nhi chưa kịp sinh ra đã bị chết hoặc vứt bỏ vì bệnh tật do cha mẹ chúng không dám nhận.

Trên những hàng mộ, hàng ngàn ngôi mộ ở đây nằm sát vào nhau, mỗi mộ đều được cắm một bông hoa hồng bằng nhựa. Đi tới đây, người ta dễ lặng người đi trước rất nhiều mộ vô danh chỉ có ngày tháng lập mộ và những kí hiệu riêng về sinh mạng.


Ông Phúc và các con mình tại Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Phước Phúc


Để đánh dấu lại tên tuổi những hài nhi chưa thành hình, ông Phúc tự khắc tên bia mộ theo những đặc điểm của từng đứa trẻ. Mỗi cái tên đặt ra đều ghi nhớ cho các hài nhi về quê hương của mẹ đẻ: Tống Phước Xuân Tâm, Tống Phước Đắc Lắc, Tống Phước Ninh Hòa, Tống Phước Cam Ranh... Ông Phúc bảo: “Việc đặt tên cho các em như thế giúp cho những người cha, người mẹ lầm lỡ sau này có thể tìm lại được hài nhi, đứa con mà mình vứt bỏ”.
Một ngôi mộ hài nhi vô danh




Ông Phúc kể lại: Năm 2004, ông bỏ ra 10 triệu đồng mua lại miếng đất trên núi Hòn Thơm để chôn cất những hài nhi vắn số. Những năm đầu, con số bào thai ông thu nhận tại các bệnh viện, nhà hộ sinh lên đến gần 30 ca/ngày. Từ ngôi mộ đầu tiên lập ra từ 13/7/2004 cho đến nay, nghĩa trang đã có hơn 10.000 mộ. 7 năm và 10.000 đứa trẻ không được làm người, chỉ con số khô khan ấy thôi cũng đủ thấy sự khủng khiếp của hậu quả nạn nạo phá thai và sự tàn nhẫn của các bậc làm cha, làm mẹ lầm lỡ.
Mỗi lần có tiếng điện thoại từ các nhà hộ sinh, bệnh viện, trạm xá, ông Phúc lại lặng người đi vì xã hội lại có thêm những đứa bé xấu số chưa kịp hưởng niềm vui của cuộc đời…

Toàn cảnh nghĩa trang Đồng Nhi




Lúc đầu, ông gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều người tưởng ông có mưu đồ bất chính, kiếm lợi riêng mình. Có người còn gọi ông là Phúc "khùng". Thanh tra phường, xã liên tục mời ông lên để hỏi về công việc cưu mang, nuôi dưỡng những đứa bé bị vứt bỏ. Nhiều lúc ông tưởng chừng đã không được tiếp tục làm công việc cao quí này. Năm 2006, lá thư khen tặng của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã giúp ông Phúc thêm vững tin để tiếp tục đóng góp, hi sinh thầm lặng cho những hài nhi vắn số.
“Được sống thôi cũng đã là hạnh phúc…”


Ông Phúc là người Việt gốc Hoa, làm nghề xây dựng. Việc làm của ông bắt đầu từ câu chuyện sinh con đầu lòng của vợ ông, bà Nguyễn Lệ Yến. Sau 2 ngày đêm vẫn khó khăn trong việc vượt cạn, ông không biết làm gì hơn chỉ chắp tay cầu nguyện cho vợ mình được “mẹ tròn con vuông” và hứa sẽ làm theo ý Chúa tín thác sau này. Điều kỳ diệu đã đến, cậu bé Tống Hoài Nam đã được sinh ra khỏe mạnh.
Cháu bé 6 tháng tuổi tại cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Phước Phúc


Mấy ngày chăm sóc cho vợ sinh khó, ông thấy rất nhiều đứa trẻ chưa kịp sinh ra đã bị những người mẹ lầm lỡ cắt lòng nén đau tới bệnh viện phá đi. Có trường hợp, đứa bé mới sinh ra đã bị mẹ đẻ vứt vào xe rác dẫn đến cái chết thương tâm chưa hưởng được phút giây của cuộc sống. Ông Phúc tự thấy mình cần phải làm gì đó.
Ông Phúc luôn có mặt ở bất cứ đâu trong thành phố nếu có người báo tiếp những hài nhi vắn số. 7 năm qua, mỗi cái tên hài nhi là cả một câu chuyện dài đầy nước mắt. Ông Phúc kể: kỉ niệm đáng nhớ nhất đối với ông là về một thai nhi chưa kịp sinh đã bị nạo hút ra, vứt bỏ vào một cái túi đen. Người mẹ lầm lỡ đã mang túi bọc xác thai nhi của mình để trước cửa nhà. Nhân viên thu gom rác đã thu dọn túi đen ấy vào xe rác nhưng linh tính có chuyện không lành, họ báo cho ông biết. Vừa mở bọc ni lông ra, một mùi tử thi khủng khiếp bốc ra khiến tất sững sờ một hồi lâu. Một hình hài thai nhi chưa kịp là một em bé đã bị mẹ vội nạo phá đi.


Ông Phúc lấy hết can đảm và tin tưởng vào sự tín thác của Chúa đã cho thai nhi này một quan tài nhỏ rồi đưa lên nghĩa trang Đồng Nhi.


Những hàng mộ dài tại nghĩa trang Đồng Nhi


Mỗi số phận trong ngôi nhà 56/3 Phương Sài đều có một câu chuyện đau buồn của riêng mình. Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập Phước Phúc với 18 bé hiện đang sinh sống và được nuôi dạy chu đáo. Bé Thỏ, chị cả của các em ở mái ấm Phước Phúc đã vào lớp 1, bé nhỏ nhất đã được 6 tháng tuổi được nhận nuôi từ đêm 28 Tết năm nay. Dường như cảm nhận được sự sống quí báu của mình, các bé đều rất ngoan ngoãn, nghe lời ba Phúc và dì Hưng (chị ruột của ông Phúc).


Không chỉ cưu mang những sinh linh bé nhỏ bị vứt bỏ, mái ấm của ông Phúc còn giang rộng vòng tay giúp đỡ cả những bà mẹ trẻ lỡ lầm để những mầm sống mong manh có cơ hội sinh tồn. Từ những người phụ nữ bị chồng ruồng bỏ, cô học sinh nhỏ người non dạ, đến cô công nhân, tiếp viên bán cà phê, và cả người bán vé số, kiếm sống ngoài bãi rác…tất cả những ai mang ý định hủy hoại đi cái bào thai đang gượng sống đều được ông ân cần khuyên nhủ, mang về cưu mang dưới mái ấm của mình.

Qua từng ấy năm, những em đã được cha mẹ nhận lại đem về nuôi dạy đã lên hơn con số 50, hơn 100 bà mẹ trẻ lầm lỡ được cưu mang đã sinh con an toàn nhận con về nuôi dưỡng.
Trên mỗi ngôi mộ là những bông hoa do chính tay ông Phúc làm


Trở về từ nghĩa trang của những hài nhi vắn số, người ta dễ cảm thấy ngực mình như đau buốt . Và, văng vẳng đâu đó bên tai là những tiếng khóc ré lên dưới lòng đất của những cuộc đời chưa bao giờ được sống ở đời. 10.000 bông hoa như 10.000 đôi mắt mở to, nằm sát cạnh nhau, hướng lên bầu trời. Rất nhiều trong số chúng đã không có cơ hội được chào cuộc sống dù chỉ bằng tiếng khóc, để mái tóc người đàn ông nhân hậu nọ mỗi ngày lại bạc thêm trong trăn trở. Chúng tôi bước chậm lại, nhẹ hơn và tự thấy rằng: chỉ được sống thôi cũng đã là hạnh phúc.


HUY KHANG - THẢO BÌNH
Theo Bưu Điện Việt Nam

Run rẩy nhặt xác hài nhi ở công viên Thống Nhất

Đến tận bây giờ, bà Nguyễn Thị Hợp, nhân viên Công ty môi trường đô thị số 3 Hà Nội chưa bao giờ tin chuyện ma quỷ trên đời, thế nên việc nhìn thấy hình ảnh hai đứa trẻ đang cười đùa, tranh nhau chỗ ngồi trong lòng bà, gọi bà là mẹ và léo nhéo đòi mua kẹo, bà cũng chỉ coi đó như một ảo giác do tự kỷ ám thị mà ra.

Những sinh linh vô tội

Công viên Thống Nhất một buổi sáng cuối tuần đầu đông vắng khách, chỉ lác lác những đôi tình nhân đang ôm siết nhau thật chặt. Biết chúng tôi hỏi chuyện về những hài nhi bé nhỏ bị vứt trong thời gian gần đây, ông bảo vệ tóc đã ngả hoa râm thở dài thườn thượt, rồi chép miệng: "Chuyện đó như là cơm bữa rồi, ngày xưa việc làm đó bị coi là tội ác đáng ghê tởm, bây giờ người ta coi việc vứt xác con như là hiển nhiên như vứt xác một con vật nào đó vậy. Không hiểu lương tâm họ ở đâu nữa"?


Công viên Thống Nhất - nơi phát hiện rất nhiều xác trẻ em bị bỏ rơi


Theo lời giới thiệu, chúng tôi tìm gặp bà Lê Thị Hợp, công nhân Công ty môi trường đô thị số 3- Hà Nội, người mà gần đây nhất đã nhặt xác của những đứa trẻ bị bỏ rơi. Sau một chút khó khăn, chúng tôi cũng tìm gặp được bà Hợp vì bà đã nghỉ hưu. Căn nhà của bà nhỏ nhắn và nằm trong một ngõ nhỏ, lặng lẽ như chính công việc âm thầm của bà. Cũng như những người đồng nghiệp, bà Hợp sẽ không bao giờ quên được cái cảm giác hãi hùng khi trực tiếp chứng kiến những xác trẻ thơ vô tội lẽ ra đã được làm người nếu như những người mẹ, người cha không đang tâm vứt bỏ.

Đưa ánh mắt nhìn xa xăm, bà Hợp nhớ lại lần đầu tiên chạm trán xác thai nhi: Đó là một buổi chiều nắng gắt như muốn vỡ toang bầu trời. Một người đàn ông đi chiếc xe ga sang trọng, chở sau lưng là người đà bà nục nịch, cầm trên tay một chiếc túi nilon khá nặng.

Nhìn từ xa, chiếc túi nilon mang màu rực rỡ, khiến chị đồng nát tò mò nghĩ rằng biết đâu trong đó còn có món đồ gì bán được, nghĩ rồi chị nấn ná đi theo họ. Thấy đông người và khó chịu vì sự có mặt bất thường của chị đồng nát, người đàn bà lẩm bẩm rồi huých tay cho lái xe rồ ga phóng vào chỗ khuất của những chiếc thùng rác ngoài cổng công viên, vất bịch chiếc túi xuống và biến mất.

Bà Hợp khi đó cùng với đồng nghiệp đang dọn vệ sinh ở gần đó, thấy chị đồng nát xin phép lấy chiếc túi, bà gật đầu, nghĩ chị ta chắc nghèo và khốn khổ lắm. Nhưng chỉ ít giây sau, tiếng hét thất thanh của cô đồng nát khiến bà giật mình, quay lại đã thấy gương mặt chị ta tái mét không còn giọt máu.

Bà chạy lại mở to chiếc túi ra. Hỡi ôi, bà Hợp khi đó không dám tin nổi vào mắt mình: Trong túi là một hài nhi kháu khỉnh, là con trai, nặng chừng hơn 3kg, đỏ hỏn nhưng đã tắt thở, bắt đầu lạnh toát. Đôi mắt nhòa đi, bà run rẩy chắp tay vái lạy trời đất. Mồ hôi trên trán vã ra như tắm, nước mắt bà chỉ trực trào. Nhìn đứa trẻ khôi ngô, nằm gọn trong túi như đang ngủ, lại mang linh cảm của một người mẹ đã quen với việc mang nặng đẻ đau, bà đoán, có lẽ nó cũng đã được cất đôi ba tiếng khóc chào cuộc đời hẩm hiu trước khi bị mẹ cha rũ bỏ.

Cũng mang trong lòng những nỗi ám ảnh về những xác trẻ thơ vộ tội bị vứt bỏ, bà Nguyễn Thị Măng, sau hơn 20 năm gắn bó với môi trường đô thị không còn thấy xa lạ gì khi chúng tôi hỏi chuyện. Bà nói rằng không muốn nhớ lại, bởi mỗi lần nhớ lại, đối với bà, là một lần đau.

Nếu như không hiểu sâu hơn về hoàn cảnh của bà Măng, nhiều người hẳn sẽ mỉa mai cái cách nói chuyện... nực cười của bà, cho rằng bà ôm rơm rặm bụng mới đi đau xót cho thiên hạ. 

Nói chuyện với chúng tôi, bà Măng trầm trầm, bà sinh được 2 đứa con, chồng bà chết sớm, đứa con thứ 2 của bà bị đẻ rơi ở ngoài đường, lại đẻ non tháng do cuộc sống khổ cực nay đây mai đó, nên nó 18 tuổi đầu mà vẫn dặt dẹo và nhỏ thó như đứa lên mười.

Chính vì quá yêu thương con mình mà mỗi lần gặp xác những đứa trẻ bị bỏ rơi, bà Măng thường không cầm được nước mắt. Lần đầu tiên bà nhìn thấy một hài nhi là vào tảng sáng mùa đông cách đây 3 năm. Đứa bé đỏ hỏn, được bọc kín trong túi nilon màu đen, lúc bà cầm lên, quanh mình nó còn nguyên nhau ở rốn, tươi nguyên màu máu còn đôi mắt nó thì vĩnh viễn không bao giờ mở ra được. Đứa bé nặng chừng 1kg và bà cũng không rõ là trai hay gái.

Cả bà Hợp cũng như bà Măng, sau lần đầu tiên chứng kiến những xác trẻ vô tội ấy, những lần sau đối với họ bớt bàng hoàng hơn. Mỗi lần như thế, họ lại nghĩ rằng, một tội ác đã được gây ra trên cuộc đời. Và bà Măng còn băn khoăn khôn tả, là tại sao hơn 20 năm trong nghề, chỉ đến khi mấy năm gần đây, khi cuộc sống hiện đại hơn, người ta thành đạt và lũ trẻ được học hành nhiều hơn, thì những xác trẻ lại bị vứt nhiều đến thế. Bà Măng nhẩm tính, chỉ riêng năm ngoái, người ta đã nhặt được 7 các xác hài nhi bị vứt bỏ chỉ riêng ở quanh khu vực này...


Lời xin lỗi nào cho con

"Cuộc sống vẫn là một vườn hoa đẹp và đâu đó những linh hồn bé bỏng vẫn chơi trò cút bắt sau những khóm hoa xinh... ta gọi đó là an nhiên". Đó là những câu giới thiệu về một khu nghĩa trang tại Huế dành để an táng những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trong thùng rác hay bên vệ đường. Những người lập ra khu nghĩa trang này chỉ với mong muốn những sinh linh bé nhỏ kia sẽ thanh thản, an nhiên, họ không tìm gì cho chính mình giữa cuộc đời bề bộn.

Cho đến nay, Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Song hành với nó là tỷ lệ những người vô sinh ngày càng tăng. Có tới Trung tâm hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện phụ sản TW, người ta mới phần nào hiểu hết được những nỗi khát khao có những đứa con do chính mình dứt ruột đẻ ra. Cầu thang dẫn lên khoa Hiếm muộn đã đón hàng nghìn bước chân chỉ với hy vọng tìm được cho mình hạnh phúc từ những tiếng trẻ khóc bi bô. Có những bước chân ra về trong hân hoan hạnh phúc, lại có những bước chân tuyệt vọng não nề. Có nghe những bước chân ấy, mới hiểu được rằng, đứa con là nỗi khát khao được làm cha làm mẹ, làm tròn những thiên chức mà cuộc đời ban tặng.

Là một bác sỹ, PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hòa- Nguyên Phó vụ trưởng vụ Bảo vệ sức khỏe sinh sản bà mẹ và trẻ em - Bộ Y tế đã từng không ít lần chứng kiến hình ảnh những đưa trẻ ra đời trong hân hoan hạnh phúc của người mẹ, bà cũng từng nhiều lần chứng kiến biết bao người phụ nữ tuyệt vọng vì không còn khả năng có con do tuổi trẻ buông thả, lầm lạc. Họ, do tuổi đời khi đó còn quá trẻ, cũng do niềm tin mù quáng vào tình yêu mà không giữ được mình. Họ, khi đó đã đang tâm chối bỏ quyền được ôm đứa bé vào lòng, ủ cho con hơi ấm, mà biến chúng thành những hài nhi không nhà, những linh hồn vô tội.

Tuổi thơ của một đứa trẻ thường lắm diệu kỳ. Những đứa trẻ ngoan hay được bố mẹ đưa đi chơi trên đoàn tàu xình xịch trong Công viên Thống Nhất. Những bánh ray ấy ngày ngày vòng quanh, như bánh xe đời quay mãi, ở đó những đứa trẻ nhờ tình yêu của bố mẹ chúng mà lớn lên. Nhưng cũng có những đứa trẻ khi sinh ra đã biết đến công viên, vệ đường, nhưng không phải để tìm điều kỳ diệu, chỉ bởi chúng bị coi như một thứ rác, là sản phẩm của những người mẹ, người cha vụng trộm và đang tâm chối bỏ con mình.



Theo Người đưa tin

Hơn 1.000 thai nhi bị chết oan!



Phẫn nộ, chua chát, có cái gì đó cứ nghèn nghẹn trong trái tim mình khi đọc một bài báo trên Tuổi Trẻ. Người ta nói có hơn 1.000 thai nhi bị phá thai nhầm do nghi nhiễm Rubella chỉ trong 6 tháng tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương ở Hà Nội.

>>
Phá thai nhầm vì Rubella: ngành y không có lỗi ?
>> Phá thai nhầm vì bệnh Rubella


Thật không thể tin nổi: hơn 1.000 đứa trẻ bị giết oan mà không có lấy một lời sám hối xin lỗi, mà chỉ thấy những từ ngụy biện thanh minh do không có thiết bị chuyên dụng, lại đổ vấy cho một loại dịch bệnh đã có cả ngàn năm trước. Cũng không có lấy một ai lên tiếng tố cáo cho hành động vô nhân tính, vô y đức của những bác sĩ này mà chỉ hờ hững trên một trang báo với từ… “phá thai nhầm” ! Chúa ơi, thật kinh khủng. Chỉ 1/10 trong số các thai nhi ấy là thực sự nhiễm Rubella mà người ta dám quyết định giết đi hàng ngàn đứa trẻ vô tội. Chỉ cần thế thôi đã cho chúng ta thấy sự thật hiện nay là như thế nào !

Sự thật là người ta coi sinh mạng con người còn thua rác rưởi, để thản nhiên phán quyết một cách bừa bãi, vô tội vạ !

Sự thật là trình độ và y đức của các bác sĩ hiện nay kém cỏi đến mức tệ hại để có thể giết lầm hàng ngàn con người vô tội !

Sự thật là người ta vẫn biện hộ bao che cho nhau trước công luận về một tội ác diệt chủng là tội phá thai bằng những câu từ ngụy trang dưới vẻ… êm ái nhẹ nhàng !

Sự thật là những người mẹ hiện nay quá xem nhẹ tình mẫu tử để dễ dàng cả tin nhẹ dạ xuôi theo một án chết cho chính giọt máu của mình

Sự thật là đang có một chủ trương “giảm tỷ lệ sinh” rất bài bản, thay cho chính sách “giảm tỷ lệ mang thai” trước đây, người ta sàng lọc các thai nhi nhưựm món sản phảm cần kiểm tra chất lượng tr khi xuất xưởng, dù chỉ là có nguy cơ thôi cũng đã đủ để bị tước bỏ quyền sống, quyền làm người…

Còn biết bao sự thật phơi bầy cho chúng ta một xã hội, một chương trình giáo dục, một môi trường y tế, một sự xuống cấp trong đạo đức, tư tưởng, một kế hoạch nhằm tận diệt các thai nhi thảm khốc đến mức nào.

Nạo phá thai, sự nhức nhối trong lương tâm con người đã lên đến đỉnh điểm của bạo tàn, vô tri, vô cảm. Xin treo lên đây một câu hỏi cho vị giám đốc Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương, hình như còn là thứ trưởng trong chính phủ, với học vị tiến sĩ, rằng: Ai, ai là người phải chịu trách nhiệm cho hàng ngàn cái chết oan ức mới lộ ra những ngày vừa qua và có lẽ còn có hàng vạn cái chết mờ ám khác đã bị che đậy ? Xin treo lên đây một câu hỏi cho nhân gian rằng: vì sao nên nỗi ?

Xem ra có mấy ai dám trả lời cho những vấn nạn bi thương ấy trong bối cảnh một quốc gia bên ngoài loạn bên trong rối. Khi những người yêu nước còn phải chịu bắt bớ tù đầy, khi những quan tham lạm quyền còn coi sinh mạng con người như một thứ hàng hóa để mua vui, khi sự thật còn bị bóp méo để mở đường cho giả dối lên ngôi… Chẳng phải chúng ta đã mất nhiều mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc mà còn đang mất dần những giá trị làm người, mất dần cả nguồn gốc cội rễ lương tri trong sự tự do phóng túng hôm nay.

Vẫn có những ai đó còn lên tiếng thách thức lòng bao dung của Thiên Chúa, vẫn còn có ai đó thách thức Niềm Tin của con người, và còn những ai đó đang thực hiện hành vi giết chóc, bất công với đồng loại. Ai đó còn nghĩ rằng tội ác không bị trừng phạt ư ?

“Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện. Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng: "Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao ! Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy ?" Ông đáp: "Kẻ thù đã làm đó !" Đầy tớ nói: "Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không !" Ông đáp: "Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi" (Mt 13, 24 - 42).

Lạy Chúa, chúng con biết rằng, những giọt máu oan ức của các thai nhi này đã thấu tận Trời xanh, nhưng vì lòng nhân hậu của Chúa mà chúng con vẫn chưa bị trừng phạt cho tương xứng với tội lỗi mà chúng con đã gây nên. Nhưng chúng con cũng biết rằng, nếu không sám hối ăn năn thì thân phận của chúng con rồi đây cũng như những bụi cỏ lùng kia. Xin cho chúng con can đảm biết từ bỏ địa vị, công danh, tiền bạc, từ bỏ sự sợ hãi trong thế giới vô thần để quay về bến Tình Yêu đích thực. Amen. 

 

Đaminh PHAN VĂN DŨNG,
viết cho những thai nhi vô tội, 10.8.2011
 

theo Ephata, ttmv DCCT

Man rợ! bào thai bị phá ở Trung Quốc được biến thành thuốc

Báo chí Hàn Quốc đưa ra những lời cáo buộc. Bệnh viện ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc dùng thi hài bào thai làm thành viên nang bán tại Hàn Quốc, nơi chúng được sử dụng cho các bệnh không thể chữa được. Seoul và Bắc Kinh bắt tay điều tra, nhưng cái gốc sai lầm như thế bắt nguồn từ chính sách một con của Trung Quốc và bạo lực do chế độ cộng sản gây ra nhân danh kế hoạch hóa gia đình.

Bắc Kinh (AsiaNews) – Chính quyền Trung Quốc đang điều tra cáo buộc trên báo chí Hàn Quốc rằng các thi hài bào thai từ tỉnh Cát Lâm đã bị bán bất hợp pháp ở Hàn Quốc, nơi chúng được sử dụng cho mục đích điều trị.

Theo đài truyền hình SBS Hàn Quốc, một số bệnh viện ở Trung Quốc dường như đã bán các bào thai bị phá sau khi chúng bị biến thành "viên nang thịt người" chứa các thi hài. Báo chí Hàn Quốc cho hay những viên nang này đã được bán như thuốc điều trị cho một số bệnh không thể chữa được với chi phí 800.000 won (750 Mỹ kim) cho mỗi 100 viên.

Cơ quan hải quan Hàn Quốc yêu cầu các công tố viên điều tra kỹ vấn đề. Chính phủ Hàn Quốc thông báo rằng họ sẽ làm việc với Trung Quốc để ngăn chặn việc buôn bán "kinh khiếp" này. Các quan chức Trung Quốc cho hay họ sẽ thực hiện các bước cần thiết để chấm dứt điều đó, họ cũng cho biết thêm rằng Trung Quốc có "quy định chặt chẽ" để xử lý các thi hài bị phá bỏ.

Mặc dù cuộc điều tra đang được tiến hành, nhưng thực tế là nó liên quan đến các bào thai bị phá bỏ nên đã làm tăng thêm độ tin cậy của các bài báo. Mặc dù công khai tuyên bố ý định làm dịu đi 'chính sách một con' của mình, nhưng nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc vẫn tiếp tục thực thi pháp luật một cách mạnh mẽ. Bất cứ ai vi phạm chính sách này và không thể trả tiền phạt đều bị buộc phải phá thai.

Theo phong tục truyền thống của Trung Quốc, các cặp vợ chồng có nghĩa vụ phải có con trai nối dõi để chăm sóc cha mẹ khi họ già yếu. Do đó, vấn đề ép buộc phá thai bị làm tồi tệ hơn bởi sự lựa chọn giới tính. Hậu quả là hàng năm, hàng triệu bé gái không được sinh ra.

Reggie Littlejohn, người điều hành trang mạng Các Quyền Phụ Nữ Không Biên Giới viết rằng: "Năm 2011, một năm sau khi Trung Quốc […] cam kết sẽ đưa tỷ lệ giới tính về mức bình thường, thì hiện nay có 119 bé trai được sinh ra cho mỗi 100 bé gái được ra đời. Khoảng cách giới tính đã không thu hẹp lại mà còn mở rộng ra. Không nên nhầm lẫn. Chính sách một con của Trung Quốc được thực thi thông qua việc ép buộc phá thai, ép buộc triệt sản, giết trẻ sơ sinh. […] Chính sách một con là cuôc chiến của Trung Quốc trên phụ nữ".

Phụ nữ và những người phản đối chính quyền Trung Quốc phải trả giá cho cuộc chiến này. Trường hợp nổi tiếng nhất là nhà hoạt động khiếm thị Chen Guangcheng. Ra tù vào tháng 9 năm 2010 sau bốn năm ngồi tù, ông cho biết ông vẫn còn bị quản thúc tại gia mà không có bản án.

Bị kết tội hủy hoại tài sản và tham gia vào đám đông để làm gián đoạn giao thông, thực sự vị luật sư là mục tiêu của nhà cầm quyền do công việc kiên định của ông thay mặt cho phụ nữ và vì sự phản đối của ông đối với các vụ phá thai ép buộc, vốn là thành phần của chính sách kế hoạch hóa gia đình được Trung Quốc thông qua vào cuối những năm 1970.

Vũ Văn An
Theo VietCatholic

Nhà chùa thực hiện vở cải lương về nạn phá thai

Một ngôi chùa tại TP HCM đầu tư sản xuất vở cải lương tâm lý 'Nỗi niềm hối hận' để phản ánh nạn phá thai trong giới thanh thiếu niên hiện nay. Vở có sự tham gia của NSƯT Phượng Loan, Hoàng Nhất, Hồng Thắm...

Chùa Từ Quang (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM) vừa tổ chức ghi hình vở cải lương tâm lý xã hội Nỗi niềm hối hận (tác giả kịch bản: Lâm Hữu Tặng và Xuân Phúc, đạo diễn: Trịnh Hoàng Xuân Phúc).
 

Vở diễn này do Đại đức Thích Giác Thiện, trụ trì chùa Từ Quang chỉ đạo thực hiện. Vở có sự tham gia của nhiều gương mặt diễn viên cải lương như: NSƯT Phượng Loan, Hoàng Nhất, Hữu Tài, Bích Thủy, Lê Hồng Thắm, Võ Minh Lâm, Kiều Mai Lý...

Nghệ sĩ Hoàng Nhất (áo nâu trong ảnh) vai Thanh, đóng cặp với NSƯT Phượng Loan (vai Xuân). Trong vở cả hai có cuộc "sống thử" và dẫn nên việc người yêu phải phá thai.

Đại đức Thích Giác Thiện chia sẻ, ý tưởng thực hiện vở này xuất phát từ Đại lễ trai đàn chẩn tế siêu độ thai nhi do chùa Từ Quang tổ chức từ năm 2009. "Năm nay, đại lễ được tổ chức nhân ngày rằm tháng 8 (Trung thu). Nhà chùa cùng các nghệ sĩ chung tay thực hiện vở cải lương để phát tặng cho các Phật tử".

"Thông qua kịch bản cải lương Nỗi niềm hối hận, chúng tôi hy vọng góp một tiếng nói thức tỉnh giới thanh thiếu niên, những người có lối suy nghĩ 'thoáng' trong tình yêu và quan hệ nam nữ", đạo diễn Xuân Phúc nói.


Sau khi buộc người yêu phá bỏ thai nhi, dòng đời đưa đẩy Thanh phải vào chùa nương nhờ cửa Phật. Tại đây, anh gặp lại đứa con thơ do người yêu bỏ lại chùa.

Tuy vậy, đạo diễn cũng cho biết, nội dung kịch bản không nhằm lên án đả kích bạn trẻ mà thay vào đó là sự chia sẻ cảm thông với những hoàn cảnh bất khả kháng, cũng như bày tỏ mong muốn việc giáo dục giới tính, sinh sản ngày càng được phổ biến nhiều hơn trong cộng đồng thanh thiếu niên Việt Nam.

"Khi thực hiện vở cải lương này, điều may mắn đầu tiên là êkíp thực hiện rất chuyên nghiệp và có tâm với nghề. Thậm chí có nghệ sĩ đã cạo tóc thật để vào vai nhà sư. Chúng tôi cũng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người để hoàn thành vở diễn", đạo diễn Xuân Phúc chia sẻ thêm.
 
NSƯT Phượng Loan (phải) vào vai mẹ nuôi của Lê Hồng Thắm (vai Thu).
 
Vở cải lương được sản xuất dưới dạng DVD, bối cảnh ghi hình ở Bình Dương, do Nhà xuất bản Tôn giáo phát hành. Dự kiến tác phẩm ra mắt khán giả cả nước vào tháng 9.

Năm nay là năm thứ 3 chùa Từ Quang tổ chức Đại lễ trai đàn chẩn tế thai nhi. Nhà chùa cho biết, các lần tổ chức trước, có đến hơn 10.000 phật tử đăng ký cầu siêu cho những sinh linh bé bỏng bị phá bỏ.

Thoại Hà

 Ảnh: Việt Tâm

Theo Vnexpess

Phá thai nhầm vì Rubella: ngành y không có lỗi?

Sáu tháng đầu năm 2011, chỉ riêng tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, hơn 2.000 sản phụ có xét nghiệm Rubella dương tính và có đến một nửa trong số này chấp nhận phá thai – tức có trên 1.000 trẻ không có cơ may chào đời. Con số quá lớn !
 
Tháng 7 năm 2011, một nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện với kết quả xét nghiệm sinh hoá máu cuống rốn sau đó cho thấy: chỉ 17 trẻ mang virus Rubella khi chào đời trên 103 trường hợp đã phá thai vì Rubella ! Như vậy, chỉ 16,5% trường hợp bỏ thai tại đây là chính xác (trẻ ra đời có khả năng mắc hội chứng Rubella), còn lại, 83,5% là phòng xa !

Do gia đình quyết định !

Có thầy thuốc lý giải rằng, do thiếu thiết bị, do việc chẩn đoán xác định gặp nhiều khó khăn… Việc tư vấn đình chỉ đôi khi là “bất đắc dĩ” vì không có cách nào biết được chính xác đứa bé sinh ra có dị tật hay không. Nếu thai ở tuần thứ 12 trở lại thì chắc chắn phải bỏ, thai từ tuần 13 – 18, đa số được tư vấn đình chỉ dù tỷ lệ mắc thực sự trong giai đoạn này 50/50, và đây chính là lý do khiến số phá thai nhầm lên cao đến mức kỷ lục.

Phá thai nhầm dẫn đến con số quá lớn thai nhi lành lặn phải chịu chung số phận oan nghiệt: bị huỷ từ khi còn trong bụng mẹ. Trong điều trị, chuyện sai sót đáng tiếc cũng đã từng xảy ra ở một vài cơ sở điều trị như: đau chân phải chữa chân trái, nhổ răng lành thay vì răng sâu, cắt nhầm buồng trứng… nhưng với thai phụ thì không thể chỉ dựa vào “năm ăn – năm thua” mà tư vấn, hướng cho họ bỏ thai theo kiểu “thà huỷ nhầm còn hơn để sót”.

Theo tiến sĩ Trần Danh Cường, phó giám đốc Trung Tâm Chẩn Đoán Trước Sinh, Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương, cho biết, dị tật thai nhi do virus Rubella gây ra khó phát hiện khi siêu âm. Tất cả chỉ dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ khai thác trên tiền sử bệnh nhân, và điều quan trọng nhất là mắc vào giai đoạn nào của chu kỳ thai. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào nguồn lây bệnh, dấu hiệu lâm sàng như sốt, phát ban, thời gian mắc bệnh… và xét nghiệm sinh hoá miễn dịch.

Cũng theo tiến sĩ Cường, thai phụ mang thai dưới 18 tuần tiếp xúc với người mới mắc bệnh rất dễ bị lây. Nếu mắc bệnh khi mang thai dưới 12 tuần nên bỏ. Trong vòng 12 – 18 tuần, các bà mẹ sẽ được tư vấn bỏ hay giữ theo tuổi thai và tần suất xuất hiện của bệnh. Nếu thai đã quá 18 tuần thì cần theo dõi tránh nhiễm trùng thai nhi. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp mắc Rubella đều được tư vấn kỹ càng, còn việc bỏ thai hay không là quyết định của gia đình !

Trao đổi với phóng viên báo Sàigòn Tiếp Thị, tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, thứ trưởng Bộ Y Tế, giám đốc Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương cũng khẳng định: quyết định bỏ thai khi bác sĩ nghi ngờ thai phụ nhiễm Rubella trong thời gian nguy hiểm là của gia đình chứ không bắt buộc. Bác sĩ chỉ có nhiệm vụ khám, tư vấn cho người bệnh.

Chưa có hy vọng

Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến cho biết, hiện nay Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương đang thử nghiệm một phương pháp giúp chẩn đoán thai nhi có bị nhiễm Rubella hay không, từ đó giúp bác sĩ đưa ra chỉ định chuẩn xác nhất nên giữ hay đình chỉ thai. Phương pháp này sử dụng Kit thử và máy Real-time PCR. Các bác sĩ sẽ tiến hành chọc ối lấy khoảng 1ml nước, sau đó đưa qua máy ly tâm tế bào chiết tách ARN rồi chạy máy Real-time PCR. Máy sẽ cho kết quả trẻ nhiễm Rubella hay không. Tuy nhiên, đây vẫn trong giai đoạn thử nghiệm. Khi đã kết luận ban đầu dựa trên những bằng chứng lâm sàng một cách khoa học và chính xác tại bệnh viện, phương pháp này sẽ được áp dụng đại trà cho thai phụ nhiễm Rubella.

Cũng theo tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, thời điểm này, khi phương pháp chọc ối đang ở giai đoạn thử nghiệm thì vẫn cần áp dụng cả khám, tư vấn kết hợp với chọc ối. Chọc ối là kỹ thuật khá phức tạp. Thai phụ được chẩn đoán nhiễm Rubella nhưng khi chọc ối thì ối chưa nhiễm cho kết quả âm tính (không mắc Rubella) nhưng một thời gian sau, khi chọc ối lại cho kết quả dương tính thì thai đã quá to. Do đó, việc chẩn đoán, tư vấn thai phụ bỏ thai phải rất cẩn thận và cần thiết.

Mẹ nào chẳng sợ !

Hiện nay, tại nhiều bệnh viện đã triển khai việc sàng lọc để phát hiện xem thai phụ có bị nhiễm Rubella sớm trong thai kỳ và tư vấn về nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi dựa theo các nghiên cứu của thế giới, và để bà mẹ tự quyết định bỏ hay giữ thai. Hầu như các thai phụ đều tin và thực hiện theo khuyến cáo của thầy thuốc. Tuy nhiên, khi chúng tôi thử đối chiếu phát biểu, tư vấn của các bác sĩ chuyên ngành về vấn đề này thì thấy rằng việc dẫn tỷ lệ dị tật trên từng tuổi thai có sự chênh nhau.

Có bác sĩ nói mẹ nhiễm Rubella khi mang thai dưới 12 tuần tuổi thì tỷ lệ dị tật đến 90%, từ 13 – 14 tuần tỷ lệ dị tật 30 – 40%, từ 15 – 16 tuần khoảng 20% và từ 16 – 20 tuần là 10%, rất hiếm thai nhi bị dị tật khi mẹ nhiễm lúc mang thai trên 20 tuần tuổi (dưới 1%). Có bác sĩ lại nói: mẹ nhiễm Rubella trong ba tháng đầu thì 70 – 100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan tim, mắt, não. Mẹ nhiễm khi thai từ 13 – 16 tuần: trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%, khi thai từ 17 – 20 tuần thì tỷ lệ dị tật 5%. Và khi thai hơn 20 tuần thì tỷ lệ này chỉ 0%...

Điều nguy hiểm ở đây là một khi bác sĩ tư vấn nếu bị nhiễm Rubella trong ba tháng đầu thì dễ bị sẩy thai hoặc thai chết lưu; trẻ sinh ra bị thiếu cân, chậm lớn, có thể bị câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ, đục nhân mắt, đục giác mạc, tim còn ống động mạch, hẹp eo động mạch phổi… thì bà mẹ nào mà chẳng lo sợ ! Và kết quả tất yếu là...

Có người cho rằng, mục đích cao quý và tối hậu của y khoa là chữa lành chứ không phải huỷ diệt, vì vậy cả ngàn ca phá thai nhầm vì xét nghiệm dương tính với Rubella là quá lớn. Đã là mẹ, ai cũng đau đớn khi phải bỏ đi đứa con bệnh hoạn đang hình thành trong mình. Đối với những gia đình hiếm muộn, có được cái thai, tất cả là hy vọng, là hạnh phúc vô bờ… Nếu phá thai nhầm sẽ là nỗi đau khổ, ân hận và ray rứt suốt đời.

KIM SƠN, báo Sàigòn Tiếp Thị, thứ hai 8.8.2011

Phá thai nhầm vì bệnh Rubella

Xin đăng lại một bài báo trên Tuổi Trẻ. Quan điểm của người viết bài và các bác sỹ trong bài viết không phải là quan điểm của các nhóm BVSS và của Giáo hội Công Giáo.

Đọc xong bài báo này, tôi chợt thấy rùng mình. Trong thời gian qua đã có nhiều người phải phá thai nhầm vì bệnh Rubella. Điều đó đồng nghĩa với việc nhiều em bé vô tội phải chết oan vì 'có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh'.

"Giết nhầm còn hơn bỏ sót."? Thà rằng giết nhầm một thai nhi khỏe mạnh, còn hơn để lọt một thai nhi thực sự bị nhiễm Rubela?

Giết một thai nhi chỉ vì nó 'có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh'. Bác sỹ khuyên thai phụ và gia đình rằng "nên phá đi". Và rất rất nhiều người đã nghe theo. Ngành y tuyên truyền nhiều, nói nhiều, đâm ra mọi người cũng cho rằng 'phá thai là bình thường'.

'Có nguy cơ' thôi. Ai dám khẳng định là 'chắc chắn' đâu? Vậy là có khả năng em bé (nếu được sinh ra) sẽ khỏe mạnh, lành lặn và xinh đẹp. Chỉ vì cái 'nguy cơ' trên 90% kia mà giết một em bé vô tội ư?

Mà em bé sinh ra dị tật thì đã làm sao? Chẳng nhẽ dị tật thì không được quyền sống? Ngày nay, xã hội đang quan tâm và chăm lo cho những người khuyết tật, tạo điều kiện cho họ sống, học tập và làm việc như những người bình thường. Họ được tham gia các lớp học nghề miễn phí, có Paragame - đại hội thể thao cho những người khuyết tật; ở các nơi công cộng, có lối đi dành cho những người ngồi xe lăn, có cả toilet cho người khuyết tật. Người ta tuyên truyền rằng những người khuyết tật cần phải nhận được sự cảm thông, và quan tâm của toàn xã hội.

Ấy thế mà...

Trước khi cần đến sự cảm thông và quan tâm của toàn xã hội, họ cần đến tình yêu thương của những người thân trong gia đình, và của cả các bác sỹ nữa! Xin đừng có sự phân biệt nào cả! Tại sao một đằng thì quan tâm và chăm lo cho những người khuyết tật, một đằng thì lại bảo phải phá thai nếu thai nhi 'có nguy cơ bị dị tật'? Mâu thuẫn!

Rất nhiều người khuyết tật lại có tình yêu cuộc sống và nghị lực hơn cả những người lành lặn chúng ta, chẳng hạn như anh Nick Vujicic. Sự sống là món quà vô giá của Thượng Đế. Chính từ những mảnh đời bất hạnh, chúng ta học-cách-yêu-thương và học-cách-sống.

Xin đừng làm tăng chất lượng dân số bằng mọi giá như thế! Và cũng đừng để cho nhiều người cha, người mẹ phải nuốt nước mắt mà đồng ý cho người ta giết con mình.

Và xin nhắc lại: 'nguy cơ' chứ không phải là chắc chắn.
BVSS




Nửa đầu năm 2011, các bệnh viện và chuyên khoa phụ sản miền Bắc chứng kiến hậu quả vì dịch Rubella: hàng ngàn thai phụ phải bỏ thai do xét nghiệm dương tính với virut Rubella.

Một em bé mang hội chứng Rubella bẩm sinh bị đục thủy tinh thể đang được điều trị tại khoa sơ sinh Bệnh viện Phụ sản trung ương 


Bà T.T.H. (30 tuổi, Hải Dương) sau hơn ba năm chữa hiếm muộn mới có thai lần đầu. Nhưng bao nhiêu hi vọng của gia đình tắt lịm khi bà bị sốt phát ban ở tuần 12, xét nghiệm máu cho kết quả dương tính với Rubella. Bà buộc phải phá thai vì theo tư vấn của bác sĩ, nếu giữ lại thì con bà sinh ra sẽ không được bình thường như những trẻ khác.

Bác sĩ cũng hoang mang

Bà H. chỉ là một trong hơn 1.000 thai phụ buộc phải phá thai vì Rubella tại Bệnh viện Phụ sản trung ương từ tháng 2 đến nay.





Tránh ra quyết định bỏ thai đáng tiếc 

Theo ông Nguyễn Trần Hiển - viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, hiện có một số phương pháp xét nghiệm phát hiện dị tật thai nhi ở trường hợp mẹ nhiễm Rubella, ví dụ như xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, tùy tình huống cụ thể các bác sĩ xem xét và quyết định. 


Theo ông Trương Việt Dũng - vụ trưởng Vụ Khoa học đào tạo (Bộ Y tế), người chuẩn bị mang thai tốt nhất nên đi tiêm phòng Rubella. Với những người nhiễm bệnh đã mang thai, hiện trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh đều có thiết bị xét nghiệm PCR. Các bệnh viện sản và trung tâm xét nghiệm nên phối hợp tránh ra quyết định đình chỉ thai đáng tiếc. 

L.ANH



TS Lê Anh Tuấn - phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương - cho biết trong sáu tháng qua hơn 2.000 sản phụ có xét nghiệm tại viện dương tính với Rubella, trong đó hơn một nửa trường hợp chấp nhận phá thai. Thống kê này vẫn chưa đầy đủ vì còn có thêm Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chuyên khoa sản các bệnh viện khác tiếp nhận và thực hiện đình chỉ thai nghén với đối tượng thai phụ đặc biệt này.

Con số bỏ thai quá lớn khiến các bác sĩ hoang mang và đau lòng. Bác sĩ Phan Văn Quý - trưởng khoa điều trị tự nguyện Bệnh viện Phụ sản trung ương - cho hay dù khoa điều trị có điều kiện tốt hơn các khoa khác, nhưng vào đợt dịch cao điểm tháng 5, tháng 6 cũng chịu cảnh quá tải bệnh nhân bỏ thai, xếp nằm ghép vẫn không đủ giường.

Tuy nhiên, đến tháng 7 một nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện đã đưa ra con số: trong 103 trường hợp đã phá thai vì Rubella, kết quả xét nghiệm sinh hóa miễn dịch máu cuống rốn sau đó cho thấy chỉ có 17 trường hợp trẻ mang virut Rubella khi chào đời. “Theo thống kê này, dù chưa đầy đủ, chỉ có 16,5% trường hợp đình chỉ sinh là chính xác (trẻ ra đời có khả năng mang hội chứng Rubella), còn lại đều là con số phòng xa” - TS Tuấn thừa nhận. Trong hàng nghìn sản phụ có quyết định đình chỉ thai nghén và tự nguyện xin phá thai (chủ yếu ở nhóm thai phụ nhiễm bệnh sau tháng thứ ba) có rất nhiều trường hợp hiếm muộn, điều trị mãi mới phôi thai được đứa con đầu tiên, rốt cục đành dứt bỏ.

Theo các bác sĩ, từ trước đến nay việc chẩn đoán trẻ nhiễm Rubella gặp rất nhiều khó khăn. Các xét nghiệm dù cho kết quả dương tính nhưng không xác định được thời điểm thai phụ nhiễm virut, không xác định được thời điểm phát ban. Ngay cả khi bệnh nhân nhớ được tuần thai phát ban cũng không ai chắc là nhiễm mới hay tái nhiễm. Chưa kể rất nhiều bệnh nhân nhiễm virut mà không bị phát ban điển hình, càng gây khó cho chẩn đoán. Theo TS Tuấn, tư vấn đình chỉ đôi khi là bất đắc dĩ vì không có cách nào biết được chính xác đứa bé sinh ra có bị dị tật hay không, tuy nhiên các bác sĩ không có lựa chọn nào khác.

Tại các bệnh viện, trường hợp thai phụ mắc bệnh ở tuần 18 trở đi sẽ được tư vấn theo dõi, hạn chế đình chỉ, mắc ở tuần 12 trở lại chắc chắn phải bỏ thai, tuần từ 13-18 đa số được tư vấn đình chỉ dù tỉ lệ mắc thật sự trong giai đoạn này chỉ 50/50. Đây chính là lý do khiến số ca phá thai nhầm lên cao mức kỷ lục.
Do thiếu thiết bị

Làm sao để giảm được số ca phá nhầm? Câu hỏi này mới chỉ được giải đáp gần đây khi Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam thiết bị chẩn đoán Rubella bằng kỹ thuật sinh học phân tử thông qua chọc ối với độ chính xác trên 95%. Theo đó, dịch ối sẽ được lấy xét nghiệm sau khi bà mẹ bị phát ban 5-7 tuần. Nhờ kỹ thuật này, 50 trường hợp được xét nghiệm gần đây đã cho kết quả khả quan khi tỉ lệ phá thai nhầm giảm rất nhiều lần. TS Tuấn tiếc rẻ: “Giá như kỹ thuật này được áp dụng sớm hơn. Song phần lớn các nước phát triển đã thanh toán được dịch Rubella nên người ta ít quan tâm đến kit xét nghiệm này”.

Theo lý thuyết, 70-100% những bà mẹ mang thai ba tháng đầu nhiễm Rubella sẽ sinh ra con mang hội chứng Rubella. Tuy nhiên, với kỹ thuật chẩn đoán sinh học phân tử thông qua chọc ối cho độ chính xác cao nên các trường hợp hiếm muộn, thụ tinh trong ống nghiệm không may nhiễm Rubella trong ba tháng đầu sẽ được tư vấn giữ thai, chờ kết quả xét nghiệm từ chọc ối. Việc giữ thai chờ xét nghiệm, chỉ bỏ thai khi có kết quả chọc ối xác định đứa trẻ sinh ra nhiễm virut Rubella mới đình chỉ sẽ giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn có cơ hội giữ cho mình giọt máu hiếm hoi. Chi phí của xét nghiệm này là 1,5 triệu đồng.

NGỌC HÀ






Tuổi thai nhi càng nhỏ, nguy cơ dị tật càng cao 

Bác sĩ Lê Quang Thanh - phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ - cho biết Bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện chương trình sàng lọc phát hiện nhiễm Rubella sớm trong thai kỳ cho các thai phụ đến khám thai tại bệnh viện bằng việc xét nghiệm máu của mẹ. 

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy Rubella xảy ra càng sớm trong thai kỳ thì nguy cơ dị tật ở thai nhi càng cao. Cụ thể, nếu mẹ bị nhiễm Rubella khi mang thai dưới 12 tuần tuổi thì tỉ lệ thai nhi bị dị tật lên đến 90%; mẹ bị nhiễm Rubella khi mang thai 13-14 tuần, tỉ lệ dị tật thai nhi 30-40%; thai 15-16 tuần thì tỉ lệ bị dị tật khoảng 20%; thai ở 16 - 20 tuần, tỉ lệ bị dị tật 10%. Rất hiếm thai nhi bị dị tật khi mẹ nhiễm lúc mang thai trên 20 tuần tuổi (dưới 1%). 

Khi xét nghiệm máu xác định thai phụ nhiễm Rubella trong lúc mang thai dưới 16 tuần tuổi, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ về nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Quyền quyết định bỏ thai thuộc thai phụ và gia đình. Năm 2010, tại bệnh viện có 103 trường hợp bỏ thai vì thai phụ nhiễm Rubella. Tuy nhiên, trong sáu tháng đầu năm nay do có dịch nên đã có 159 trường hợp phải bỏ thai do mẹ bị nhiễm Rubella.
Để việc phát hiện Rubella trong thai kỳ đảm bảo chính xác, Bệnh viện Từ Dũ đang hoàn thiện phác đồ sàng lọc và sẽ triển khai áp dụng thời gian tới. 

L.TH.H. ghi


Theo Tuổi Trẻ

Học trò nạo phá thai: Thương nhiều hơn giận

TS Tâm lý Đinh Phương Duy cho biết: Nạo phá thai vị thành niên sẽ để lại một chấn động đầu đời cho các em về tâm lý. Bởi các em phải trải qua 2 lần áp lực: Đầu tiên là hoang mang, căng thẳng, lo lắng khi biết mình có thai. Tiếp đến là áp lực của việc nạo phá thai.

Là những người trưởng thành, đôi khi chúng ta còn sợ uống thuốc, sợ tiêm, sợ bệnh viện còn dao kéo thì đương nhiên ai chẳng sợ. Những cô bé tuổi cắp sách mỗi lần đứt tay còn khóc thút thít thế mà giờ phải đến phòng khám bỏ đi đứa con của mình dù là đặt thuốc, hút, nạo, hay kovac (sinh non) thì cũng phải trải qua tột cùng đau đớn. 




Một ngôi mộ trên nghĩa trang ảo

Nhẹ nhàng nhất là đặt thuốc thì họ cũng phải chịu cảnh rất mệt mỏi trong 3 ngày đầu, sốt nhẹ đau bụng ròng rã suốt 1 tuần, ra máu liên tục. Nằm trên bàn đối diện với các bác sĩ, các dụng cụ y tế, mùi tanh tưởi. "Đối diện với cảm giác sợ hãi, tái nhợt vì đau đớn Tôi như chết đi sống lại... Nhưng khi đó tôi bắt đầu như lịm dần, chân tôi như muốn ko cử động được." là những ký ức khủng khiếp với các nữ sinh đã từng nạo, hút thai.


Các mẹ, các chị ai đã từng chịu nỗi khổ khi vượt cạn và giọt nước mắt hạnh phúc khi ôm vào lòng đứa con yêu thương đều có thể cảm thông được những cô bé mới mười mấy tuổi đầu phải quằn quại trên bàn sinh để bỏ đi đứa con mình. Đó là chưa kể đến những rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra như: Băng huyết, nhiễm khuẩn, sót nhau, thủng tử cung, tắc ống dẫn trứng, rách bàng quang, nhiễm trùng máu và có thể gây tử vong hay những hậu quả rất nghiêm trọng có thể làm mất đi thiên chức người mẹ sau này.


Trên thực tế cảm giác đau đớn khi xử lý dù thật là kinh khủng, nhưng chỉ là nỗi đau về thể xác còn nỗi ám ảnh về tinh thần dai dẳng và đau đớn hơn rất nhiều. Dù còn rất trẻ nhưng nhất định khi đối diện với quyết định bỏ đi đứa con trong bụng của mình họ cũng đau khổ, ân hận, dằn vặt như ai.

"Đau như lúc mẹ nhìn thấy những đứa bé con xinh xắn được nâng niu ngoài đường. Mẹ lại dằn vặt lòng: Tại sao mẹ lại ko cho con nhưng điều ấy? tại sao lại ko đủ can đảm để sinh con ra? tại sao lại gieo cho lòng mình bao nhiêu là nước mắt? Giá như time đc way lại lần nữa, có lẽ lúc này mẹ đã đủ can đảm để sinh con ra và cho con 1 cuộc sống đẹp đẽ... Xin lỗi con, xin lỗi vì mẹ đã tàn nhẫn với con, con nhé!" 
(Mẹ Bé Xu (29/03- 7 tuần) và Bé Xuri (tháng 7- 4 tuần)
Theo một bác sĩ ở trung tâm y tế quận Thủ Đức (TPHCM), những cô bé đến khoa Kế hoạch hóa gia đình dù là ai đi nữa, dù là thành phần nào trong xã hội thì cũng rất ít người hồn nhiên thật sự. Nhiều người mang mặt nạ bất cần, phần vì xấu hổ, phần vì sợ bị bác sĩ mắng, nhưng phần nhiều để che giấu sự sợ hãi, tội lỗi. Người nào đã trải qua việc nạo phá thai thì ít hay nhiều đều sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý. Việc nạo phá thai gây ra hội chứng stress với các biểu hiện sau: khó ngủ hay mất ngủ, ngủ thường gặp ác mộng. Khó tập trung trong công việc, dễ nóng giận hay giật mình. Nhất là luôn có mặc cảm tội lỗi.


Theo Người Đưa Tin

Học trò đi nạo phá thai: Sos!

Theo thống kê mới nhất của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, hiện chúng ta là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên (từ 15 - 19 tuổi) cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. 

Nhấp chuột chọn Google và đánh từ "nghĩa trang online", bất cứ ai cũng nhận được một đường link với tên miền nhomai.vn. Đây là nghĩa địa ảo, được giới trẻ lập nên để chôn cất những thứ thật, con người thật. Tại đây người ta chia ra rất nhiều nghĩa trang nhỏ như: Nghĩa trang chung, nghĩa trang nghệ sĩ, nghĩa trang tình yêu, nghĩa trang ảo... Trong đó nơi được chú ý nhất là nghĩa trang thiếu nhi, nơi chôn cất những hài nhi xấu số mà vì nhiều lý do chưa từng được cất tiếng khóc chào đời.

Lời tâm sự muộn màng 

Bước chân vào nghĩa địa thiếu nhi online, đối diện với thực tế hàng trăm hài nhi xấu số chưa từng một lần được nhìn thấy ánh sáng mặt trời ở đây bạn sẽ trải qua rất nhiều cung bậc của cảm xúc. Đầu tiên bạn sẽ thấy sốc, tiếp theo là bàng hoàng, đọc tiếp sẽ thấy rờn rợn và sau đó là cảm giác ngậm ngùi, xót xa, thậm chí rơi nước mắt. Bạn sẽ bắt gặp một sự thật khác, thế giới ảo, nhưng nó được chính những con nguời thật lập ra nên nỗi đau cũng rất thật.

Nơi đây là Ngôi nhà chung của những hài nhi chưa kịp chào đời, hầu hết là bị bố mẹ vứt bỏ. Có vô vàn lý do được đưa ra để lý giải cho việc từ bỏ quyền làm mẹ: "Sai lầm của tuổi trẻ, chưa có công ăn việc làm nếu mẹ sinh con thì cuộc đời của ba, mẹ và của cả con nữa, sẽ đi về đâu?", "...vẫn còn đi học mẹ vẫn đang đi học, mẹ không thể sinh con ra lúc này." Sau khi bỏ đi giọt máu của mình, họ vào đây lập mộ dựng bia ân hận, day dứt, đau khổ, sợ hãi, lo lắng là cảm xúc gặp nhiều nhất ở nghĩa trang này.
Nhóc ah, Mẹ xin lỗi con nhiều lắm, khi mà mẹ ko đủ can đảm để giữ con lại, cho con được nhìn thấy ánh mặt trời.... Khi mà có quá nhiều thứ để nghĩ, để mà vượt qua... Lúc mẹ biết mẹ có con mẹ đã khóc rất nhiều, mẹ sợ mẹ không thể giữ con lại... Nhưng bây giờ nói gì thì cũng chỉ là 1 lời ngụy biện cho những sai lầm của mình thôi phải ko con? Mẹ chỉ biết nói xin lỗi tới con thôi, mong con ở nơi xa đó, tha thứ cho mẹ con nhé... 
(Hân Nhi, 14/4/2010 1 tháng tuổi) 


Cùng với hàng trăm những ngôi mộ với những với thời gian tồn tại chỉ tính bằng ngày, bằng tuần: họ tên đầy đủ có như Vũ Mai Linh; biệt danh như: Hân Nhi, Xu, Hoàng Sushi, Bông hay Nguyễn Hữu Vô Danh, Bồ Công Anh cứ lần lượt hiện lên trước mắt người xem. Đó là hàng trăm những hoàn cảnh, những lời tâm sự của các ông bố, bà mẹ trẻ tuổi ô mai. Ngôn ngữ đậm chất teen, những biểu tượng mặt cười, mặt buồn, tâm sự về học hành thi cử. "Mai mẹ đi thi rồi nên hôm nay mẹ chỉ trò chuyện với con một lát thôi nhé, thi xong mẹ sẽ lại vào thăm con nhé."


Một ngôi mộ trên nghĩa trang ảo
Tuy câu chữ còn non nớt, suy nghĩ còn khá nông cạn nhưng những tâm sự rất thật của những bậc cha mẹ tuổi trăng rằm này không khỏi khiến chúng ta giật mình, rơi nước mắt. 
29/6/2011: Ngày mẹ uống viên thuốc thứ nhất ở bệnh viện, ngày mẹ quyết định đẩy con ra xa mẹ. Ngày bố con mất con và mất mẹ. Mẹ đặt tên con là Võ Mai Linh. Võ là họ của bố, Mai là họ của mẹ và Linh là cái tên mà mẹ thích nhất. Nguyên quán của con, mẹ cũng lấy theo quê bố. Dù người ấy không "xứng đáng" làm bố con, không xứng với tình yêu của mẹ nhưng dù sao đó cũng là người cùng mẹ tạo ra con... Mẹ không biết con là con trai hay con gái, nhưng với mẹ dù con là trai hay gái cái tên Võ Mai Linh cũng là đẹp nhất. 
(Võ Mai Linh - 7 tuần tuổi)


Sự thật... trần trụi 

Cũng như ở những nghĩa trang thật, họ đến thăm và mua quà cho những người đã khuất nhưng khác ở đây là những món quà ảo. Họ upload lên hình ảnh những chiếc nôi, gấu poop, sữa, bánh kẹo hay thậm chí cả bỉm. Họ tâm sự với những đứa trẻ, rồi hứa hẹn dẫn chúng đi chơi. "Hôm nay, mẹ gửi sữa cho con nè, con đã uống hết sữa chưa. Con ở trên đó phải ngoan nhé, bố mẹ sẽ thường xuyên vào thăm và mua quà cho con..."



Những sẻ chia, cảm thông, suy nghĩ của những người cùng thế hệ với họ. "Có lẽ sai lầm lớn nhất của tuổi trẻ là bỏ rơi chính giọt máu nhỏ bé mà mình tạo ra, cảm giác tội lỗi sẽ như vết thương thi thoảng lại tái phát mà đau nhói. Nhưng biết sao được khi chúng ta còn quá trẻ, không lo nổi cho bản thân chính mình sao lo được cho con cái chứ? Bạn hãy sống tốt lên, sống thay cho phần đứa bé, cách chuộc tội tốt nhất đấy." Hàng trăm comment, hàng nghìn ngọn nến ảo đã được thắp lên, để những sinh linh bé bỏng khỏi lạnh lẽo. "Trên trời cao mong các bé bình an"

Ở đây, ta thấy được góc khuất của những cô bé, cậu bé còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Họ trẻ. Họ nông nổi hời hợt. Họ thiếu hiểu biết. Và họ phạm sai lầm. Người ta gọi họ đó là thế hệ 9X hay thế hệ Y đôi khi với ngụ ý gắn họ với khái niệm của những người trẻ tuổi thiếu lý tưởng, lao vào những cuộc ăn chơi phù phiếm, vô bổ. Nhưng mấy ai để ý, đằng sau nhưng sai lầm đó họ cũng hối hận, cũng đau đớn, cũng dằn vặt không khác gì những người trưởng thành chúng ta.


Theo Người Đưa Tin

Quá sai rồi, bác sỹ ơi!

Đã có khá nhiều độc giả phản ứng với nội dung những phát biểu của bác sĩ Lê Thị Kim Dung trên VietnamNet mà chúng tôi xin được đăng lại nơi đây. Chúng tôi xin chọn đăng bài viết của ông Phan Văn Dũng, bài “Quá sai rồi... bác sĩ ơi!” để rộng đường dư luận.

Ephata


QUÁ SAI RỒI... BÁC SĨ ƠI !
NHÂN ĐỌC LỌAT BÀI PHÓNG SỰ VỀ PHÁ THAI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMNET

Tôi đang theo dõi loạt các bài viết về tội ác nạo phá thai trên Vietnamnet của phóng viên Cẩm Quyên. Khi đọc đến bài thứ tư “Tâm sự trĩu nặng của bác sĩ chuyên nghề phá thai” và bài thứ năm “Khó tin, thiếu nữ phá thai 4 lần trong năm”. Tâm sự của vị bác sĩ Lê Thị Kim Dung, người đã trực tiếp phá thai cho hàng ngàn ca trong 34 năm hành nghề. Tôi cứ trăn trở mãi về những suy nghĩ mà vị bác sĩ này đã đặt ra để biện minh cho cái... “nghề phá thai” kinh khủng của chị.

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/21157/tam-su-triu-nang-cua-bs-chuyen-nghe-pha-thai.html

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/21160/kho-tin-thieu-nu-pha-thai-4-lan-trong-nam.html


Đã tính rằng thôi không viết bài viết này vì tự biết kiến thức và tiếng nói của mình còn nhiều hạn chế, nhưng thấy tác hại của những lời biện minh ấy, nhất là được đăng trên báo chí mạng rất phổ biến có thể sẽ gây ngộ nhận cho rất nhiều người khác nên tôi không thể không viết vài dòng xin nhắn gửi đến bác sĩ Dung và với các bác sĩ khác cũng đang thực hiện tội ác này ở khắp mọi nơi trên quê hương đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Trước tiên, tôi cũng xin cảm ơn bác sĩ Dung đã can đảm cho đăng chân dung của mình trên mặt báo và cho biết những suy nghĩ, những câu hỏi đã dằn vặt trong lương tâm của chị, hay những “kỷ lục” của chị, nhiều đến nỗi không thể nhớ hết đã phá thai cho bao nhiêu người, rồi những cuộc đấu tranh tư tưởng khi bước chân vào nghề phá thai này v.v... Những tâm sự tôi cho rằng rất thật ấy dẫu sao cũng đã nói lên được một phần sự thật của tội ác nạo phá thai.

Tôi cũng cám ơn vì bác sĩ Dung cũng đã công nhận một tiền đề rất lớn mà cho tới nay nhiều người còn mơ mơ hồ hồ, chính chị khẳng định như đinh đóng cột: “Tội sát sinh lớn nhất là tội sát sinh con người, với người thầy thuốc, việc phá thai thường xuyên cho người bệnh về bản chất cũng chính là chuyện sát sinh đó thôi”.

Như vậy, bác sĩ cũng đã công nhận là Thai Nhi cũng là một Con Người. Tuy nhiên cũng phải nói thật ngay rằng thì là: những lý giải mà bác sĩ Dung đưa ra như trong bài báo chỉ là một hành động không hơn không kém biện minh cho việc giết bỏ những thai nhi vô tội. Cũng như, thật đáng tiếc cho những suy nghĩ mà bác sĩ cho rằng: để hạn chế việc phá thai thì đừng có mang lương tri ra mà thuyết phục; và chuyện phá thai sẽ tạo ra cho người phụ nữ một sự tự do tuyệt vời, có thể mặc sức thỏa mãn cái sự sung sướng mà vẫn an toàn thảnh thơi; và lại còn phải bàn thêm về cái cách mà bác sĩ Dung chủ trương khi hành nghề, ấy là cứ “chém” thật đắt để người ta sẽ ngán ngẩm mà... hạn chế phá thai !?!

Với 34 năm hành nghề, mong rằng bác sĩ chưa quên lời thề với Y Sư Tổ Hippocrates: Không phá thai. Có lẽ chị cũng chẳng quên những ngày đầu đến với y học với tâm tình để chữa bệnh cho mọi người. Xin hãy xem lại những gì đã làm suốt 34 năm qua cũng như ý nghĩa đích thực của nghề thày thuốc. LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU. và xin hãy nhớ rằng, với người phụ nữ mang thai, họ không phải là người “bệnh” mà họ là những người cần được chăm sóc sức khỏe một cách đặc biệt do họ đang cưu mang thêm một con người nữa trong mình.

Những câu hỏi mà bác sĩ Dung đã đặt ra tôi thấy cũng thật là… quái gở (tôi cho là thế với một người được đào tạo trường lớp và khoa bảng hẳn hoi). Thế này nhé: Chẳng lẽ trong cuộc sống, nếu tôi không giết người này thì cũng có người khác giết, vì vậy tôi có quyền giết người ấy hay sao ? Hay chỉ vì tôi phá thai giỏi hơn người khác là tôi có quyền tha hồ phá thai ư ? Tôi không phá thai cho họ, họ sẽ tự tử, vậy tôi có quyền giết một sinh mạng khác để thế chấp, dù chưa biết rằng họ có dám làm như thế thật không ?

Chúng ta cũng còn phải kể đến quá nhiều người phải cắn răng chấp nhận “chấm dứt thai kỳ” (thực chất chính là phá thai) vì các bác sĩ đã phán thế này phán thế nọ. Bác sĩ lại còn đưa ra một đối chiếu: 90% quyết định phá thai là của “khách hàng”, bác sĩ phá thai chỉ “đóng góp”, chỉ “tham gia” có 10% thôi ! Vâng, chỉ 10% thôi cũng đã quá đủ để giết chết biết bao sinh mạng trẻ thơ vô tội rồi đấy ạ !

Ôi trời ! Nếu ai cũng sống như thế và thực hiện như thế thì xã hội này không biết sẽ ra sao ? Của công để đó, tôi không lấy thì người khác cũng lấy, nên tôi có quyền cứ lấy thoải mái về cho riêng mình, tôi ăn cướp giỏi hơn thằng ăn cướp khác nên tôi có quyền cướp chứ sao… Xin bác sĩ hãy nghiệm lại chính lời bác sĩ đã chia sẻ “Tội sát sinh lớn nhất là tội sát sinh con người...” Chỉ câu ấy thôi cũng đã trả lời rất rõ ràng cho những câu hỏi chính mình đã đưa ra.

Một vấn đề khác: đó là mối bận tâm nếu cứ để đứa trẻ nào đó sinh ra thì cuộc sống khó khăn này nọ, khốn khổ cho gia đình, cho xã hội. Nói thật nhé, tôi tin tưởng rằng: nếu cứ để cho hàng chục ngàn thai nhi mà chính bác sĩ đã từng tra tay giết bỏ ấy được sinh ra, chắc chắn trong số ấy sẽ có nhiều người tài năng và đạo đức hơn bác sĩ rất nhiều và sẽ đóng góp cho xã hội này những thành quả tốt đẹp chứ chả lẽ tất cả những người đó lại thành... đầu trộm đuôi cướp hết sao !?!

Tại sao bạn lại tự cho mình cái quyền xét đoán tương lai người khác để rồi quyết định mạng sống của họ. Bác sĩ ơi, bác sĩ thấy đó, Việt Nam mình phá thai nhất thế giới nhưng vẫn còn đầy ra đó những đứa trẻ đói nghèo ăn xin, vẫn còn đầy ra đó những em bé tật nguyền bị bỏ rơi, chuyện người lớn hành hạ trẻ em trong các trường học bây giờ sao lại nhiều quá như vậy. Mà mỗi ngày tình trạng bi thảm này lại càng gia tăng, trong khi các quốc gia khác không chấp nhận phá thai như Bỉ, Ý, làm gì có chuyện đó ? Nguyên do bởi đâu, hay là tại ta chưa cho phá thai đủ chỉ tiêu ?

Bác sĩ còn bảo: bác sĩ biết mình có quyền từ chối nhưng trong thâm tâm lại cho rằng không thể không phá thai cho họ, tội nghiệp họ quá đi, phải giúp họ “được” phá thai, không thể từ chối cái quyền chính đáng ấy của họ được ! Có thật vậy không, xin hãy tự vấn lương tâm mình ! Nếu thực sự bác sĩ không muốn phá thai, không muốn làm giàu bằng cái nghề thất đức này, thì tôi xin mách cho bác sĩ một cách làm rất đơn giản để các thai phụ sẽ không còn đến quấy nhiễu, làm bác sĩ phải khó xử.

Xin hãy ghi thêm trên bảng hiệu tại phòng khám của bác sĩ hàng chữ thật to, thật rõ ràng: “BÁC SĨ PHỤ SẢN, BÁC SĨ BẢO VỆ SỰ SỐNG, DỨT KHOÁT KHÔNG PHÁ THAI”. Quá dễ phải không ạ ? Không tốn kém chi mà hiệu quả tức thì. Bảo đảm sẽ chẳng có bà bầu nào đến nhờ bác sĩ “giúp” phá thai nữa đâu, chỉ thế thôi bác sĩ sẽ cứu được biết bao sinh mạng và chẳng còn phải lo lương tâm phải gánh chịu những... “nặng nề”, không phải lo quả báo, không phải lo bị quấy rầy !

Lại cũng hơi... kỳ kỳ thế nào đó khi bác sĩ tự trấn an cho nghề phá thai rằng: Có những người không phá thai nhưng cuộc sống cứ liêu xiêu, còn nhiều người phá thai vẫn cứ vô tư mà sống. Không thể dùng điều này để ngụy biện cho hành vi giết các thai nhi.

Ai có kinh nghiệm sống đều hiểu rằng: Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát. Nhiều kẻ giết người hàng loạt vẫn cứ phây phây nhưng kết quả cuối cùng thì ai cũng biết rồi. Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy. Cái quả đầu tiên mà bác sĩ vẫn thấy nó “nặng nề” thường trực ở trong lòng và ngay các suy nghĩ đã đặt ra cũng cho chúng ta biết câu trả lời thực tế rằng: bác sĩ mà đã đành lòng giết người rồi thì khó mà yên ổn lương tâm ! Cái giá đầu tiên là thế. Không trả ngay thì cũng trả sau, không trả kiểu này cũng phải trả kiểu khác, chẳng ai thoát được !

Sang một vấn đề khác nữa. Quả thực, tôi cũng không thể hiểu nổi tại sao bác sĩ Dung lại cho rằng, để ngăn chặn hiểm họa phá thai, không thể mang lương tri ra mà cảnh tỉnh xã hội. mà phải giáo dục và cung cấp các biện pháp tránh thai an toàn, giúp người ta hưởng thụ tình dục mà vẫn an toàn vì tình dục là... nhu cầu bản năng của con người !

Rồi nữa, bác sĩ Dung chủ trương là chém, là lấy giá thật đắt để người phụ nữ đi phá thai phải thấy mình đã phải trả giá thật đắt bằng cả tinh thần lẫn vật chất, có thể bằng cả sinh mạng, để rồi phải sợ mà chừa. Và như thế là đạt mục tiêu giáo dục ! Thật không thể hiểu nổi một cái kiểu lý luận ngụy biện quái gở như thế !

Đương nhiên, tình dục là một nhu cầu thuộc bản năng của con người, nhưng không phải chúng ta có quyền dựa vào đó để mà mặc sức tung hoành buông thả lối sống không còn theo một luân lý nào nữa. Chúng ta là con người và chúng ta phải kiểm soát được hành vi tính dục của mình, nếu không, con người chẳng hơn con vật là mấy.

Theo tôi, để ngăn chặn được nạo phá thai, những biện pháp giáo dục về các phương pháp tránh thai (được rêu rao là) an toàn hay cung cấp các biện pháp tránh thai (thực chất nhiều cái là phá thai, như đặt dụng cụ hình chữ T, như cho sử dụng thuốc RU486) như hiện nay thôi chưa đủ. Cái chính là vấn đề chính phủ, các nhà khoa học, các nhà làm luật trước tiên cần phải công nhận một tiền đề cơ bản THAI NHI LÀ MỘT CON NGƯỜI và PHÁ THAI CHÍNH LÀ GIẾT NGƯỜI.

Pháp luật cần phải nghiêm cấm việc phá thai. Chứ chúng ta cứ hô hào, cứ giáo dục linh tinh, cứ phát bao cao su bừa bãi, cứ triệt sản… mà vẫn chủ trương duy vật vô thần rằng thai nhi chỉ là một dạng tế bào, chỉ là vật chất thôi, chứ chưa phải là người, thì thảm họa nạo phá thai sẽ dài dài phát triển.

Đã biết bao tiền của công sức đổ ra để làm cái việc ấy rồi, đã xây dựng biết bao đội ngũ phòng ban bộ này sở nọ tiêu tốn tiền thuế của nhân dân ấy rồi, đã đưa ra bao chính sách giết người, đưa ra những khẩu hiệu giăng mắc đầy đường mà có thấy làm được gì đâu !?! Có thể nói chỉ có ở Việt nam này mới có quá nhiều khẩu hiệu, quá nhiều bích chương và pano hô hào ba cái chuyện Kế Hoạch Hóa Gia Đình một cách vừa bất nhân, vừa... buồn cười như thế này, chứ có thấy quốc gia nào trên thế giới dám chủ trương vậy đâu.

Hãy thôi những cái trò lừa gạt để tập trung xây dựng lại hình ảnh CON NGƯỜI từ trong nguồn gốc. Để từ đó về mặt xã hội, đưa ra các định hướng giáo dục mà chấn hưng đạo đức, chấn hưng các vấn đề luân lý căn bản của con người, tôn trọng nhân quyền, tôn trọng sự sống. Củng cố niềm tin, coi trọng vấn đề bài trừ các tệ nạn tham nhũng, bất công, văn hóa đồi trụy, văn hóa sự chết…

Về mặt gia đình, chấn hưng lại các mối quan hệ: ông bà cho ra ông bà, cha mẹ cho ra cha mẹ, con cái cho ra con cái, gia đình cho ra gia đình, sống với nhau trong yêu thương, tôn trọng và chung thủy, khiết tịnh trong đời sống hôn nhân. Trong nhà trường cần chấm dứt các tệ nạn mua bằng bán cấp, xóa bỏ bệnh thành tích, chạy theo chỉ tiêu… để xây dựng lại phong cách tôn sư trọng đạo v.v... và trên hết là LÀM CHO RA LÀM VÀ LÀM CÓ TÂM HUYẾT. Chứ đừng làm gian dối và cẩu thả như hiện nay trong các lãnh vực xây dựng, giao thông, y tế, giáo dục, thậm chí cả trong pháp luật, kinh tế, và nhất là ngay trong bộ máy chính quyền v.v...

Đánh động niềm tin hay thức tỉnh lương tri là cách thức tôi cho là hoàn hảo để đi sâu vào nội tâm con người, và sẽ là một trong những phương pháp diệt trừ từ gốc rễ vấn nạn nạo phá thai, cớ sao bác sĩ Dung lại cho rằng cách đó chỉ là lý thuyết suông ?!?

Cả hàng ngàn trẻ em đã được cứu sống chỉ bằng một nhóm nhỏ những anh chị em BVSS (Tôi nói rằng chỉ là nhóm nhỏ so với cả một hệ thống không lồ các chuyên viên Kế Hoạch Hóa Gia Đình hay các cán bộ y tế cổ vũ phá thai). Nếu tất cả chúng ta thực lòng tư vấn cho có tình có lý, nếu chúng ta cởi mở hơn và thông cảm hơn cho những trường hợp lỡ lầm thì có lẽ con số nạo phá thai ở Việt Nam sẽ giảm đáng kể.

Cũng đâu cứ phải là một người chuyên nghề phá thai mới có thể hiểu hết được vấn đề trong thảm họa phá thai như bác sĩ đã nói. Bởi xét cho cùng, phá thai đâu phải chỉ là phạm trù chuyên môn y học mà hơn thến, nó thuộc phạm trù đạo đức, phạm trù luân lý con người. Các bác sĩ lẽ ra càng phải là người hiều hết tác hại về thể lý, về tâm lý mà khuyên nhủ làm sao cho người ta đừng phá thai, chứ không phải là chỉ hỏi vài câu cho xong chuyện, hay còn dọa nạt quát tháo, thậm chí xúi giục, ép buộc người ta phải mau chóng ký vào hồ sơ xin phá thai nữa.

Nói thật ra là hiện nay, có quá nhiều y bác sĩ lợi dụng phá thai để trục lợi, để làm giàu, để phán quyết bừa bãi chẳng coi sinh mạng con người ra gì như công luận đã đưa tin.

“Tự do là cái mà con người luôn khao khát, vậy tại sao lại phải chối bỏ tự do khi có sự lựa chọn để hưởng tối đa sự sung sướng cá nhân”. Tôi không phủ nhận điều bác sĩ nói về tự do. Nhưng trong vấn nạn phá thai. Giết đi một mạng người để trốn tránh trách nhiệm, ém nhẹm những hành động xấu xa, đổ vấy hết cho “tự do” thì tôi e không đúng chỗ. Nó cũng tương tự như một kẻ giết người rồi đào tẩu để suốt cuộc đời cứ nơm nớp âu lo. Có vẻ có tự do trong thể xác nhưng không có tự do trong tâm hồn. Cứ như lời nói của bác sĩ thì khác gì nói huỵch toẹt ra rằng, cứ tự do thỏa mãn tình dục đi, biện pháp phá thai luôn sẵn sàng ứng phó, chẳng có gì phải ầm ĩ.

Thật sai lầm khi cứ cho chính mình có quyền tự do, có quyền sống, còn các thai nhi thì không có các quyền ấy sao ? Công bằng ở đâu ?

Mong rằng: các thai nhi sẽ sớm tìm được quyền sống thiêng liêng của mình như bao con người khác. Và cũng mong rằng cuộc đời có thật nhiều những bác sĩ suy nghĩ có tình có lý, có lương hơn, chứ ai cũng như bác sĩ Dung thì thật đáng buồn, đáng hổ thẹn...

Đaminh PHAN VĂN DŨNG, 6.2011


Theo báo Ephata, TTMV DCCT