Nam sinh kể chuyện làm đồ án về... phá thai

Dù nhiều người phản ứng là “ghê quá” với đồ án tốt nghiệp có chủ đề về nạo phá thai, chàng SV Lê Thiện Tâm lại khẳng định đó là cách để cậu bộc bạch về điều ám ảnh từ lâu. Hàng chục sản phẩm đồ họa như poster, móc đeo chìa khóa, phong thư, hồ sơ cá nhân… liên quan đến vấn đề nạo phá thai trong đồ án tốt nghiệp của Lê Thiện Tâm (SV chuyên ngành Đồ họa, ĐH Văn Lang) làm nhiều người phải rùng mình. Nam sinh này đã liều lĩnh chọn đề tài “nóng” khi mà Việt Nam nằm trong “top” những nước tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới.

Chọn đề tài về nạo phá thai làm đồ án, Lê Thiện Tâm muốn bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm của mình

Thiện Tâm cho hay, mình bị ám ảnh về việc nạo phá thai từ khi còn là SV năm nhất. Cậu vô tình đọc lá thư của bé Trung Thu - câu chuyện về một cơ thể sống ở tháng thứ 7 đỏ hỏn và quắt queo nằm trong bụng mẹ bị lên bàn phá ngay trong đêm Trung thu - được một người nào đó viết lại đăng tải trên một diễn đàn. Từ đó, cậu tìm đọc rất nhiều sách báo về chủ đề này. Việc chọn đề này “nhạy cảm” này làm đồ án tốt nghiệp là cơ hội để Tâm bày tỏ suy nghĩ của mình.
Hình ảnh tuyên truyền về nạo phá thai trong nước không nhiều, trong khi hình ảnh ở nước ngoài lại quá trần trụi, chân thực, máu me và mổ xẻ… nếu áp dụng theo sẽ gây sốc, thậm chí là phản cảm. Vì thế, Tâm rất khó khăn trong việc tìm hình ảnh đồ họa.

Cậu phải tự cho ra tất cả các ý tưởng chứ không có “hình mẫu” như nhiều chủ để khác. Tâm tập trung nhiều đến nội dung vấn đề bào thai “yểu mệnh” bị loại bỏ khỏi đời sống cũng như tiếng cầu cứu của chúng bằng ảnh của chú cá bị đưa ra khỏi dòng nước, một chiếc dây thừng thắt cổ như là một "bản án cho kẻ vô tội"…


Thời gian gần 4 tháng thực hiện đồ án, những con số, những hình ảnh về “bệnh” phá thai luôn nhảy nhót trong đầu nam sinh này. Tâm không hình dung nổi điều gì đang xảy ra khi mỗi năm trên thế giới gần 42 triệu bào thai bị tước đoạt quyền sống và cứ 1 phút trôi qua thì có 79 sinh mạng bị phá bỏ mà nhiều người vẫn thờ ơ đến vậy.

Hình ảnh vùng vẫy của một con cá khi bị đem ra khỏi nước được Tâm lựa chọn để nói lên khát vọng sống của thai nhi

“Tiếp xúc nhiều quá, đêm ngủ tôi còn liên tục mơ thấy tiếng la hét, cảnh quẫy đạp của các bào thai và cả máu me nữa. Tỉnh dậy toát mồ hôi tưởng như mình trải qua cảnh tượng thật vậy”, Tâm cho hay. Từ lâu, trong suy nghĩ của một nam thanh niên như Tâm, phá thai đi liền xấu xa, hư hỏng… nhưng sau đó cậu nhận ra một khía cạnh: người phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, nhất là những người chưa có gia đình chịu áp lực rất nặng từ gia đình, xã hội. Tâm biết có cô gái trẻ chưa chồng mang thai quyết tâm giữ lại nhưng bố mẹ, gia đình… nhất quyết không chịu. Cuối cùng cô gái chấp nhận bỏ đi đứa con của mình.

“Quan niệm không chồng mà chửa là đáng tội cạo đầu bôi vôi, thả bè trôi sông… dường như cũng là một văn hóa vậy. Và muốn hay không văn hóa này một phần tiếp tay cho hành vi tước quyền sống của người khác - dù đó là thai nhi”, Tâm chia sẻ suy nghĩ của mình.

Thiện Tâm thấy rằng, một bộ phận giới trẻ nay sống thoáng quá, hòa mình rất nhanh theo lối sống từ bên ngoài ùa vào bất chấp hậu quả, trong khi họ lại không hề được trang bị về kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. Nên theo Tâm việc có những người bỏ thai liên tục không có gì lạ vì có người kiến thức giới tính… “âm” vẫn cứ sống liều. Khi thực hiện đồ án, Tâm không đánh đồng việc nạo phá thai đồng nghĩa là hư hỏng.


Sợi dây thừng trong poster đồ án của Tâm là hình ảnh về bản án cho những bào thai vô tội

Điều Tâm chưa hài lòng với đồ án của mình là có thể chưa truyền tải được thông điệp về tuyên truyền, nâng cao ý thức để giảm bớt những con số “rùng mình” nói trên chứ không phải lên án. Cậu hiểu rằng lên án chỉ là khi hậu quả đã rồi, không giải quyết được gì hết. 


Khi trò chuyện với Tâm thấy rõ, qua đồ án Tâm muốn nhắn nhủ mọi người hãy nghĩ đến hậu quả của việc phá thai, có thể tự tay họ đang “tước” đi quyền làm mẹ của mình.

Thiện Tâm xót xa khi nói rằng tiếng kêu cứu của các bào thai cũng có thể xem là tiếng kêu cứu của các bạn trẻ - họ thật sự đang cần được giúp đỡ để trang bị cho mình kiến thức về quan hệ an toàn chứ không phải là những thái độ né tránh.

Theo Dân Trí

Cập nhật thông tin và hình ảnh về bé Jerado

Cập nhật thông tin và hình ảnh về 1 hài nhi được nhóm BVSS Hà Nội cứu sống tối ngày 28.7.2011. Bé trai. 7 tháng. Bé đã được cha Nguyễn Kim Phùng rửa tội và được cha chọn cho thánh Jêrađô, vị thánh bảo trợ cho các thai nhi và các bà mẹ đang có thai, vị thánh BVSS, làm thánh bổ mạng.
- Tiếp theo tin bài Tin vui, tin vui!


Tin một “rác” thai nhi được cứu sống truyền nhanh trong nhóm anh chị em BVSS Hà Nội. Ai cũng muốn đến BV Nhi Trung Ương thăm bé Jerado Nguyễn quyền Năng đang hồi sức trong lồng ấp của BV. Nhưng mãi tới trưa hôm sau chỉ được tôi và chị Nguyễn Thị Huyền trong nhóm BVSS tới thăm bé do chị Lan, một điều dưỡng viên quen biết tại BV Nhi TƯ dẫn vào thăm.


Buổi trưa tháng 7 tại Hà Nội trời nóng như thiêu như đốt. Nhiêt độ ngoài trời lên đến 39 - 40 độ C. Hai chúng tôi mồ hôi nhễ nhại tìm đến BV, do tắc đường nên chúng tôi tới chậm 15 phút. Tới BV, tôi không thể tưởng tượng được, người lớn trẻ em đông như một cái chợ. Họ ngồi la liệt dưới gốc cây và những hàng ghế ăn cơm trưa… để chờ khám, chờ kết quả xét nghiệm hoặc nhập viện.

Đang ngơ ngác tìm chị Lan trong giữa đám đông thì chị Lan đến. Chị làm ca đêm nhưng đã hẹn với chúng tôi nên chờ để dẫn chúng tôi tới thăm bé. Đi lòng vòng trong BV, qua nhiều khoa phòng mới tới khoa sơ sinh nuôi trong lồng ấp. Mặc dầu chi Lan làm tai BV và cũng đã liên hệ trước việc cho phép chúng tôi tới thăm bé Jerado, cả hai chúng tôi mặc áo của BV và theo chi Lan vào trong phòng nuôi các bé trong lồng ấp…nhưng nguyên tắc: Chỉ đươc MỘT và chỉ MỘT người đươc vào cạnh lồng ấp thăm bé mà thôi, nên chị Huyền nhường cho tôi vào thăm và chụp ảnh bé… Nhìn bé nằm êm ái trong lồng kính với những ống thở, ống ăn từ miêng dẫn vào dạ dầy, ống tiêm, ống tiếp nước, tiếp thuốc, ống thở oxy v.v... chằng chịt nơi bé. Nhìn da mặt bé hồng hào, bụng thở và nhip tim đập nơi ngưc yếu ớt … tôi chạnh lòng thương, đặt tay lên trên lồng ấp làm dấu Thánh giá và thầm cầu nguyên xin Chúa giữ gìn và cho bé được sống làm người.

Bé Jerado Nguyễn Quyền Năng được nằm trong lồng ấp

Trước khi vào thăm bé, tôi cứ tưởng tượng chỉ khoảng mươi mười lăm bé sơ sinh yếu đuối bị bỏ rơi cấp cứu nuôi trong lồng ấp… nhưng không phải. Có cả trăm bé. Cả trăm lồng ấp nuôi các bé, được sự chăm sóc của các điều dưỡng viên. Tôi còn thấy có những bé chỉ khoảng 1kg. Mỗi bé nằm trong một lồng kính với tã quấn quanh như những chiếc tổ ấm đủ tư thế, nằm nghiêng, ngửa trái, phải theo cách điều trị và để cứu sống các cháu… Ở đây các cháu đươc chăm sóc tận tình và thuốc men bình đẳng để đem lại sự sống cho các bé.

Tạm biệt bé Jerado Nguyễn Quyền Năng tôi ra về trong lòng nặng trĩu vì sót thương bé, vì trách mẹ bé đã nỡ bỏ rơi bé. Tôi đươc biết, mẹ bé là một sinh viên. Sau ghi cất được “gánh nặng” là bé Jerado ra khỏi cung lòng mình thì đã “xa chạy cao bay” đi ngay khỏi phòng Nạo phá thai… Bác sĩ “đồ tể” sau khi nạo bé ra khỏi cung lòng mẹ bé thì bỏ bé vào thùng “rác
và người đến nhận “rác” thai nhi đó đem về tắm rửa khâm liệm chôn cất là em Quyền nhóm BVSS Hà Nội đã phát hiện ra em còn sống và báo với cha Nguyễn Kim Phùng rửa tội ngay cho bé, đặt tên thánh bé là Jerado… sau đó chị Nga, anh Bình ngay trong đêm đã đưa bé đến BV Nhi Trung Ương cấp cứu như trên tôi đã nói.

Tôi không buồn sao, khi giữa thủ đô Hà Nội, trung tâm văn hóa chính trị của nước Việt Nam thân yêu của tôi hàng ngày vẫn diễn ra những ca NPT (nạo phá thai), những ca giết người một cách dã man tàn bạo đến như vậy sao??? Bạn nghĩ gì khi Việt Nam một năm có tới hơn 3 triệu ca NPT. Việt Nam có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Cứ 10 bé đươc sinh ra thì có 15 bé bị giết do NPT????

Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn tệ nạn NPT???… Là chiến sĩ BVSS phải chăng chúng ta có vũ khí TOÀN NĂNG là lời cầu nguyện. Xin mọi người hãy thêm lời cầu nguyện hàng ngày để ngăn chặn tệ nạn NPT trên đất nước VN thân yêu của chúng ta. Xin Chúa và Mẹ Maria đồng hành với chúng con trong công việc BVSS. AMEN.

Trần thị Hường 

BVSS Hà Nội.
(ĐT: 0945.72.80.84)

Theo bvss.org

Tin vui, tin vui!

"Một thai nhi, một sinh linh bé nhỏ đã được cứu sống trong thùng rác của một phòng nạo phá thai ngay trong đêm mà nhóm BVSS Hà Nội chúng tôi đã tha thiết cầu nguyện để em được sống làm người. Đúng là một phép lạ."
9 giờ đêm hôm qua 28/7/2011 em Quyền đi lấy thai nhi tại địa điểm mà nhóm BVSS Hà Nội chúng tôi thường nhận thai nhi như bình thường để mang về tắm rửa khâm liệm chôn cất. Hôm nay khi mở hộp “rác” thai nhi ra em thấy là một bé trai cón sống và miệng ngáp ngáp. Em vội mời cha đặc trách Nguyễn Kim Phùng xuống rửa tội cho bé và lấy tên Thánh Jêrađô.

Sau đó anh Bình và chị Nga trong nhóm có ôtô đưa ngay em bé vào bệnh viện nhi Trung Ương cấp cứu. Sau khi hối sức cấp cứu bé sống và đã được các bác sĩ, y tá của BV nuôi trong lồng kính.

Một thai nhi, một sinh linh bé nhỏ đã được cứu sống trong thùng rác của một phòng nạo phá thai ngay trong đêm mà nhóm BVSS Hà Nội chúng tôi đã tha thiết cầu nguyện để em được sống làm người. Đúng là một phép lạ. Chúa đã nhân lời anh chị em trong nhóm chúng tôi mà em Jerado đã đươc cứu sống. Tin thêm về em bé chúng tôi sẽ chụp ảnh và thông tin tới các sau.

Mong tất cả chúng ta hãy hiệp nguyện cùng nhóm BVSS Hà Nội cho bé Jerado được sống làm người như bao em bé khác.

29.7.2011
Trần Thị Hường

BVSS Hà Nội
Theo bvss.org

------------------------------------ 
Lời tâm sự của blog BVSS:

Tôi là một trong những người đầu tiên được chị Nga báo tin vui này, cùng với bà Trần Thị Hường - trước khi bài viết được đăng. Khi biết tin, cảm giác đầu tiên là vui mừng và xúc động, và muôn ngàn lần cảm tạ Chúa. Ngài đã cứu sống một hài nhi bé nhỏ và yếu ớt, Ngài đã nâng đỡ và bảo vệ em trước quyền lực tử thần. Một bé trai 7 tháng. 


Nhưng tôi bỗng thấy ngậm ngùi khi nghĩ đến những người định giết em bé ấy. Khi thấy em, họ có biết em còn sống không? Hẳn là lúc ấy em còn thở, mở mắt, và thậm chí còn có thể khóc oe oe nữa. Nếu biết em còn sống, sao họ không cứu lấy em? 


Ở các cơ sở nạo phá thai, khi gặp những ca thai to, người ta [Tôi không muốn dùng từ 'bác sỹ' ở đây. Vì theo tôi, 'lương y như từ mẫu', thiên chức của bác sỹ là cứu người chứ không phải là giết người.] phải kích thích cho sản phụ đẻ non, để đưa thai nhi ra ngoài. Mà tôi nghe nói rằng, nếu thai nhi còn sống thì người ta sẽ làm cho thai nhi ngạt thở để cho ca phá thai ấy được thành công. 


Ở các phòng phá thai khác, nếu như người ta vứt bỏ thai nhi còn sống chung vào 'túi rác' cùng với xác các thai nhi đã chết khác, thì số phận hài nhi bé nhỏ ấy sẽ ra sao? 


Nhiều khi, cha đặc trách nhóm BVSS vẫn nói vui rằng "Chúng ta là nhóm Bảo Vệ Sự Sống, nhưng hầu như toàn Bảo Vệ Sự Chết." Vâng, vì trung bình mỗi tuần có khoảng 50 thai nhi, từ vài tuần cho đến cả 8 tháng. Trong khi thuyết phục (thuyết phục những người có ý định phá thai giữ lại em bé) được chẳng bao nhiêu... 


Xin muôn ngàn lần cảm tạ Chúa và Mẹ Maria. Hài nhi ấy tuy bé nhỏ và yếu ớt, nhưng nhờ ơn Chúa, bé vẫn còn sống và khỏe mạnh khi người ta muốn giết em. Vì không điều gì là Chúa không làm được. 


Dù đôi lúc yếu lòng và nản chí khi thấy nỗ lực BVSS của mình dược chẳng bao nhiêu, nhưng Chúa ơi, con vẫn vững tin rằng... một ngày... Chúa sẽ cho chúng con... thất nghiệp.


blog BVSS

Philippines: các GM phát động chiến dịch chống lại dự thảo luật về SKSS

MANILA - Hội đồng Giám mục Philippines vừa tung ra chiến dịch cảnh giác chống lại dự thảo luật về sức khoẻ sinh sản, đang đe doạ gây hậu quả phá hoại cơ cấu luân lý xã hội trong nước.

Các giám mục Phi phản đối sự mập mờ mơ hồ của dự thảo luật này, được soạn ra với tinh thần hoàn toàn tục hoá và hưởng thụ vật chất, chỉ hướng tới mục tiêu chặn đứng đà gia tăng dân số và nạn nghèo đói, mà không hề chú ý đến các nguyên do gốc rễ của những hiện tượng này.

Đức cha Nereo Odchimar, Giám mục Giáo phận Tandag, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Phi, nhận định: “Dự thảo luật này thật là tương đối, vì nó xem các nguyên tắc luân lý đạo đức và các giá trị tôn giáo là những điều cổ hủ lỗi thời, cần gạt bỏ sang một bên, và chỉ chú trọng đến nền dân chủ và quyền tự do lựa chọn trong một xã hội đa diện mà thôi. Dự thảo luật về sức khoẻ sinh sản đề cao những phương pháp kế hoạch hoá gia đình như thuốc ngừa thai, vòng xoắn hay các loại thuốc ngày hôm sau. Cuộc bàn thảo về dự luật sức khoẻ sinh sản đã kéo dài từ 4 năm nay.

Luật pháp Phi cấm không cho phá thai, nhưng lại đẩy mạnh một loạt các chương trình kế hoạch hoá gia đình như kêu gọi các gia đình đừng sinh quá 2 người con, và cổ vũ làm tuyệt đường sinh sản... Trong khi Giáo Hội và các tổ chức Công giáo thì ủng hộ chương trình gia đình tự nhiên, chuyên quảng bá nền văn hoá trách nhiệm trong việc sinh sản giữa các tầng lớp dân chúng Phi.

Hội đồng Giám mục Phi kêu gọi dân chúng mạnh mẽ bảo vệ các giá trị Kitô và gạt bỏ dự thảo luật về sức khoẻ sinh sản này. Đức cha Odchimar nhấn mạnh: “Làm ngơ các giá trị luân lý là một hành vi tham nhũng về đạo đức. Và tham nhũng đạo đức sẽ dẫn đến tham nhũng trong đời sống công cũng như tư. Đây là hậu quả của tình trạng tha hoá và phá sản tinh thần xã hội. Người dân có quyền chọn lựa và phải được hướng dẫn bằng Tin Mừng và bằng giáo huấn của Hội Thánh. Làm ngơ nguyên tắc này có nghĩa là làm ngơ ánh sáng chiếu soi lương tâm con người”.

Chiều thứ sáu 22-7-2011, tin tặc đã tấn công mạng Internet của Hội đồng Giám mục Phi, đúng vào trang của Uỷ ban Giám mục đặc trách Sức khoẻ. Đây là lần thứ ba điều này xảy ra kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay. (CSD 3661 25.07.11)

Linh Tiến Khải


Theo Truyenthongconggiao.org

Hoa Kỳ: Các giám mục phản đối biện pháp tránh thai bắt buộc và bảo hiểm triệt sản

TTCG (Washington D.C., 20-7-2011, CNA/EWTN News) - Các giám mục Hoa Kỳ “kiên quyết phản đối” một kiến nghị bảo hiểm bắt buộc về triệt sản bằng phẫu thuật và tất cả phương pháp kiểm soát sinh sản do FDA (The Food and Drug Administration - Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm) phê chuẩn trong các kế hoạch bảo hiểm sức khoẻ cá nhân toàn quốc. Sự bắt buộc này làm hại đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em cũng như lương tâm của những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ - một giám mục uy tín cho biết.

“Mang thai không phải là một căn bệnh, và khả năng sinh sản không phải là một trạng thái bệnh lý có thể bị ngăn chặn bởi bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào”, Đức Hồng y Dinardo của Galveston, Houston, Chủ tịch Uỷ ban Hoạt động Bảo vệ Sự sống của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, nói.

Luật về chăm sóc sức khoẻ, thông qua năm 2010, đã điều khiển chính quyền Obama đưa ra một danh sách những dịch vụ phòng ngừa cho phụ nữ, mà tất cả những kế hoạch chăm sóc sức khoẻ mới phải có bảo hiểm mà không cần phải khấu trừ hoặc thanh toán. Phản ứng lại, một uỷ ban của Viện Hàn lâm Quốc gia về Khoa học và Y khoa đã phác thảo những nguyên tắc không ràng buộc, xem xét lại trong thời gian một năm, do Kathleen Sebelius, Thư ký của Dịch vụ Sức khoẻ và Nhân sinh (Health and Human Services - HHS), thực hiện.

Uỷ ban đưa ra “một loạt” biện pháp tránh thai và những thủ tục triệt sản do chính quyền liên bang phê duyệt.

Đức Hồng y DiNardo lưu ý rằng Sở Y tế cho biết có lý do chính đáng để đề xuất bảo hiểm bắt buộc đối với phá thai bằng phẫu thuật, nếu như sự bắt buộc ấy không do luật ngăn cấm.

“Tôi chỉ có thể kết luận rằng có một ý thức hệ đưa ra những kiến nghị này vượt ra ngoài mọi đánh giá khách quan về những nhu cầu sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em”, ngài nói trong một tuyên bố hôm 19-7.

Tổ chức Cha mẹ có Kế hoạch (Planned Parenthood - PP) đang “vui mừng” với tin tức ấy - Đức Hồng Y nói - và nếu HHS thi hành những kiến nghị nó đưa ra sẽ xâm phạm “sâu sắc đến đạo đức và những niềm tin tôn giáo của nhiều người”.

Sở Y tế “đã bỏ lỡ cơ hội đẩy mạnh việc chăm sóc sức khoẻ tốt hơn cho phụ nữ, là lòng trắc ẩn thật sự và tích cực”, ngài nói thêm.

Giáo lý Công giáo xem việc sử dụng các cách triệt sản trực tiếp và tránh thai nhân tạo là trọng tội.

Liên minh Hoa Kỳ về Sự Sống cũng phản đối đề xuất này, và nói rằng đề xuất này sẽ thu lợi từ thuốc phá thai Ella.

Anna Franzonello, nhân viên tư vấn của Liên minh Hoa Kỳ về Sự Sống, đã nói hôm 20-7 rằng tổ chức của bà đã cảnh báo về khả năng hỗ trợ phá thai và thuốc phá thai qua luật chăm sóc sức khoẻ trước khi nó được thông qua.

Các mối lo ngại của nhóm bảo vệ sự sống tăng cao trước lời mời tham gia vào các nhóm ủng hộ phá thai của Sở Y tế, bao gồm cả tổ chức PP, để giúp thực hiện đề xuất của mình. Nhóm cáo buộc các quan điểm của tổ chức PP là nhằm kiếm lợi về mặt tài chính từ luật đang được đề xuất này.

Liên minh Hoa Kỳ về Sự Sống yêu cầu HHS “tôn trọng các quyền theo lương tâm của người Mỹ” và tôn trọng lời hứa của Thượng nghị sĩ Barbara Mikulski (D-Md.) rằng lệnh được sử dụng là để ngăn ngừa bệnh tật (mà mang thai không phải là một căn bệnh).

Đức Hồng y DiNardo nói rằng sự chỉ dẫn theo lương tâm là làm sao cho kiến nghị trở nên “đặc biệt nguy hại” để Quốc hội thông qua Đạo luật Tôn trọng các Quyền theo Lương tâm, mà theo đó ngăn cấm những luật lệ của liên bang nhằm thực hiện các kế hoạch về sức khoẻ quy định nhà cung cấp cung ứng những mặt hàng hoặc dịch vụ xâm phạm đến niềm tin tôi giáo hoặc đạo đức.

Nghi Ân

Theo truyenthongconggiao.org

Hoa Kỳ: Người đóng thuế cung cấp cho 1/3 ngân quỹ hằng năm của tổ chức hỗ trợ phá thai

TTCG (Washington DC, 17-7-2011, CNA) – Hằng năm, người nộp thuế tại Hoa Kỳ cung cấp một khoản tiền to lớn cho tổ chức hỗ trợ phá thai - theo một báo cáo chuyên sâu về Tổ chức Cha mẹ có Kế hoạch (Planned Parenthood - PP) do một nhóm bảo vệ sự sống thực hiện.

Tiến sĩ Charmaine Yoest
“Theo kết toán riêng của PP, có 363 triệu USD - 1/3 ngân quỹ hằng năm của tổ chức này - đến từ người đóng thuế”, Tiến sĩ Charmaine Yoest, Chủ tịch Liên minh Hoa Kỳ vì Sự sống (Americans United for Life - AUL), cho biết. “Trong khi Quốc hội đang thảo luận về việc (đất nước) đang dấn sâu trong nợ nần và nâng trần mức nợ… thì chính phủ của chúng ta lại âm thầm tài trợ cho tổ chức hỗ trợ phá thai lớn nhất thế giới với 1 triệu USD mỗi ngày”.


Tổ chức AUL cho biết bản báo cáo của họ, có tựa đề “Vụ kiện để Điều tra Tổ chức PP”, là kết quả nghiên cứu hơn 20 năm của nhóm làm việc hợp pháp của họ về những hồ sơ của PP, về báo cáo của (cơ quan cưỡng chế) thi hành pháp luật, và các tài liệu khác.

Trong một cuộc họp báo hôm 14-7 tại Washington, DC - do Dân biểu Renee Ellmers (Đảng Cộng hoà, bang North Carolina) và Dân biểu Randy Hultgren (Đảng Cộng hoà, bang Illinois) tổ chức - Tiến sĩ Yoest đã đưa ra một số kết quả của nghiên cứu này.

Ngoài việc người đóng thuế cung cấp hơn 360 triệu USD mỗi năm cho PP, bản báo cáo ghi nhận rằng tài trợ của chính phủ cho tổ chức này đã tăng gấp đôi kể từ năm 1998 - cũng giống như số ca nạo phá thai được thực hiện đã tăng gấp đôi.

Bản báo cáo tuyên bố rằng tổ chức PP đã thực hiện nhiều khoản chi tiêu tài chính gian lận và vi phạm nhân quyền trong 2 thập kỷ qua. Bản báo cáo trích dẫn một số hành vi phạm pháp của tổ chức PP như không báo cáo về tội lạm dụng tình dục trẻ em và sẵn sàng chuyển (họ) đến các bệnh viện không đạt tiêu chuẩn. Bản báo cáo cũng nói rằng PP đã bị tố giác bằng tài liệu như hỗ trợ những người tham gia tệ nạn mại dâm và buôn bán tình dục, và lạm dụng “cách nghiêm trọng” thuốc phá thai RU-486.

Giới hữu trách tại Hoa Kỳ bị áp lực chính trị nên không công khai báo động
cho nữ giới biết các nguy cơ do thuốc phá thai RU 486 gây ra

Phân tích cho thấy PP đã cung cấp thông tin không chính xác và gây hiểu lầm cho phụ nữ về việc phát triển của bào thai và về các nguy hại cho sức khoẻ do việc phá thai gây ra. Báo cáo cũng nói rằng “thông tin sai lệch to lớn” đó đã được cung cấp cho các bệnh nhân về việc ngừa thai khẩn cấp, bao gồm cả viên thuốc “Ella” (viên tránh thai khẩn cấp hay viên thuốc ngày hôm sau - ND).

Tài liệu cũng cáo buộc về gian lận y tế do PP và các chi nhánh của tổ chức này tại địa phương thực hiện. Báo cáo nêu ra 4 trường hợp - tại các bang California, New York, New Jersey và Washington - nơi các chi nhánh của PP đã bị vạch trần về các hành vi gian lận khai khống (một dạng kê khai hoá đơn khống cho những chi phí không hề có - ND).

“Những người đóng thuế tại Mỹ đang bị ép buộc phải trực tiếp hỗ trợ tổ chức điều động phá thai này, là tổ chức gian lận và lạm dụng tiền của chính phủ” - Tiến sĩ Yoest cho biết hôm thứ năm 14-7 - “Chúng tôi rất biết ơn tới các thành viên của Quốc hội, những người ngày hôm nay đã đứng ra thay mặt cho người nộp thuế Mỹ để kêu gọi một cuộc điều tra và điều trần vụ việc của Tổ chức PP và việc lạm dụng tiền tài trợ của liên bang của tổ chức này”.


Theo truyenthongconggiao.org

Đức chấp thuận việc chẩn đoán di truyền cho phôi thai: huỷ bỏ các phôi thai không khoẻ mạnh

Các giám mục kiên quyết phản đối việc chẩn đoán di truyền cho phôi thai (PGD)

TTCG (Rôma, 14-7-2011, Zenit.org) - Các giám mục Đức phản ứng lại chấp thuận của chính phủ đưa ra hôm 7-7 về việc chẩn đoán di truyền cho phôi thai, bằng cách nhắc nhở rằng việc chọn lọc phôi thai khoẻ mạnh luôn dẫn đến việc huỷ bỏ các phôi thai “không khoẻ mạnh” - và như thế là một hành động xâm phạm phẩm giá con người.


Đây là một phần phản ứng của các giám mục đối với cuộc tranh luận căng thẳng của Hạ viện dẫn đến kết quả bỏ phiếu 326-260 cho phép chẩn đoán di truyền cho phôi thai.

Đức TGM. Robert Zollitsch của Freiburg im Breisgauand, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, nhắc nhở trong một tuyên bố rằng “việc chọn lọc những phôi thai người là hành động xâm phạm quy tắc về phẩm giá con người, mà theo đó mọi hữu thể người được tôn trọng ngay từ khi bắt đầu”.

“Mỗi một người là một nhân vị duy nhất và mang một phẩm giá có giá trị vĩnh viễn bất kể mức độ phát triển, những khả năng và tài năng thật sự, những điểm mạnh và điểm yếu hoặc địa vị xã hội của họ, và phẩm giá ấy thể hiện trong tất cả các giai đoạn sống của họ”, các đức giám mục khẳng định.

Hãng tin AP lưu ý rằng “các cuộc tranh luận về thủ tục có liên quan đến xu hướng chọn lọc di truyền được dấy lên ở Đức bởi những ký ức có từ thời Đức quốc xã bao gồm những thí nghiệm trên con người, nhưng những nhà lập pháp đã không đề cấp đến nó một cách rõ ràng”.

PGD cho phép những phôi thai thụ tinh trong ống nghiệm được đặt trong tầm kiểm soát về di truyền khi có nguy cơ cao về bệnh di truyền hoặc dị tật.

Luật này quy định phải tham khảo ý kiến chuyên gia, với sự chấp thuận của một uỷ ban liên ngành, và đơn ưng thuận của người phụ nữ. Việc kiểm tra chỉ được tiến hành tại những trung tâm được uỷ quyền. Trong trường hợp kết quả “dương tính”, phôi thai “khiếm khuyết” sẽ không được đưa vào tử cung của người mẹ, đồng nghĩa với việc sẽ bị huỷ bỏ.

Giáo Hội lên tiếng phản đối một cách rõ ràng đạo luật này.

“Chúng tôi lấy làm tiếc về quyết định hiện tại (của chính phủ)” - lời tuyên bố được đăng trên trang Web của Hội đồng Giám mục Đức sau cuộc bỏ phiếu hôm 7-7 vừa qua - “Chúng tôi, những giám mục Đức, kiên quyết phản đối PGD”.

Chỉ một vài ngày trước cuộc bỏ phiếu, trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn báo chí KNA, Đức Tổng Giám mục Zollitsch lặp lại rằng đối với Giáo hội Công giáo, việc chẩn đoán di truyền là “không thể chấp nhận, bởi vì qua việc làm đó, tính mạng con người bị quyết định là có đáng được sống hay không”.

Đức Tổng Giám Mục đưa ra lời tuyên bố cùng với Đức Giám mục Gebhard Furst, trưởng tiểu ban đạo đức sinh học của Hội đồng Giám mục, vào trung tuần tháng 6 vừa qua.

Trong thư, hai giám mục của vùng đông nam nước Đức quả quyết rằng họ hoàn toàn hiểu những sợ hãi và lo lắng của các bậc cha mẹ khi mang những căn bệnh di truyền nghiêm trọng, nhưng các ngài cũng nhắc nhở rằng việc chọn lọc phôi thai “khoẻ mạnh” luôn dẫn đến việc huỷ bỏ những phôi thai “không khoẻ mạnh”.

Việc lựa chọn như thế thể hiện rõ sự ưu sinh, và thêm vào đó, mở ra việc chọn lọc phôi thai dựa trên giới tính hoặc chủng tộc - các giám mục cảnh báo.


Nghi Ân
Theo truyenthongconggiao.org

Chuyện cảm động ở phòng phá thai

(Phunutoday) - Sau vài người nữa thôi, chỉ vài chục phút nữa thôi sẽ đến lượt tôi. Sẽ thêm một sinh linh nữa mất đi sự sống và tôi sẽ trở thành kẻ giết người tiếp theo…

Khi phát hiện đã mang trong mình giọt máu của anh, tôi chết lặng. Tôi bấm máy gọi cho anh, anh lo lắng khi nghe giọng đầy nước mắt của tôi. Nhưng anh đang đi làm dự án xa, phải 1 tuần nữa mới có thể về bên tôi. Tôi hét vào mặt anh “Đồ tồi, tôi có thai rồi”. Anh im lặng nghe tôi chửi bới, trách móc rồi nhẹ nhàng “Anh sẽ chịu trách nhiệm”. Tôi biết anh sẽ nói như vậy, tôi biết anh sẵn sàng chịu trách nhiệm cả đời với tôi. Nhưng bản thân tôi lại không muốn trách nhiệm như thế…

Chúng ta được sinh ra cũng là một màu nhiệm!

Thư gửi các chàng trai

Em trai thân mến!

Sau giờ tan lễ, em còn đứng bên hang đá rất lâu, chiêm ngưỡng Chúa Hài Đồng trong máng cỏ. Tôi dừng bước ngắm nhìn gương mặt trầm ngâm bừng sáng của em dưới ánh nến. Có phải lúc ấy em đang ca tụng vẻ đẹp của Thánh gia và cảm nhận sự ra đời của chú bé Giêsu ngày ấy là một huyền nhiệm? Chắc hẳn nhiều bạn trẻ khác đón chào Lễ Giáng Sinh khi đi ngang nhà thờ cũng đều biết về một Con - Người - Thánh được sinh ra chỉ bởi TÌNH YÊU, "được sinh ra mà không phải được tạo thành" như một phép nhiệm mầu?

Em ạ! Tất nhiên, chúng ta được sinh ra theo một cách khác, nhưng chắc em sẽ ngạc nhiên khi biết rằng chính sự có mặt của em, của tôi và của bất cứ con người nào trên đời này cũng là một mầu nhiệm. Trong tâm tình cảm tạ vì mình đã được sinh ra, mình gọi đó là mầu nhiệm của sự sống em nhé! Có lẽ vì vậy Thánh vịnh từng có lời rằng: "Tạ ơn Chúa đã tạo nên con cách lạ lùng/Công trình Ngài xiết bao kỳ diệu!" (Tv 138,14).

Em là một xác suất bí ẩn đầy may mắn giữa một trong gần nửa tỉ chú tinh trùng mà cha em tặng mẹ em chỉ trong một lần gặp gỡ với một trong số 400 - 500 trứng mà mẹ em có thể rụng trong suốt cuộc đời của bà. Phải trải qua một thời gian dài hơn 2 thế kỷ với biết bao sai lầm, nhân loại mới biết được sự gặp gỡ đơn giản mà kỳ diệu này. Tinh trùng là tế bào duy nhất của cơ thể người biết bơi, và di chuyển với một tốc độ đáng ngạc nhiên: 3mm/phút! Nó gồm đầu, cổ và đuôi. Đầu tròn nhỏ chỉ khoảng 5 micron, giữ vai trò chủ yếu, vì chứa nhân, tức là toàn bộ trí thông minh của tế bào, phần cực đầu có enzyme làm mỏng vỏ trứng. Phần cổ có các hạt ty lạp thể như loại pin năng lượng giúp tinh trùng di chuyển, vì thế tinh trùng của một số bệnh nhân và người cao tuổi chỉ có thể lơ lửng ở tử cung hoặc ngách lên của vòi trứng mà không thể đi đến cùng chặng đường tìm kiếm trứng (vì... hết pin!). Cái đuôi dài gấp 7 - 10 lần cái đầu, khoảng 50 micron giúp tinh trùng di chuyển.

Trứng nằm trong nang trứng (nang trứng trưởng thành có kích thước 19 - 26 mm) là tế bào lớn nhất cơ thể, đường kính 200 micron, chứa nhân tế bào và nhiều chất dinh dưỡng như một thứ của để dành cho đứa con ăn đường. Nhân của trứng chứa một nửa vốn liếng di truyền của người mẹ đang chờ đợi gặp gỡ nửa còn lại từ người cha để làm nên một tế bào mới là đứa con.

Người đầu tiên nhìn thấy cuộc gặp gỡ này là nhà sinh học người Pháp Gustave Adolphe Thuret (1817-1875). Ông quan sát thấy tế bào sinh dục đực lọt vào trong trứng ở những động vật biển năm 1854. Hai mươi năm sau, nhà phôi học người Đức Oskar Hertwig (1849-1922) thấy một tinh trùng duy nhất chui vào trứng ở loài nhím biển có thân hình trong suốt, sau đó, nhân của chúng hợp lại thành một nhân chung cho tế bào con, rồi một hàng rào chất hoá học bao quanh trứng ngăn cản những tinh trùng khác tiếp tục xâm nhập.

Ở người, sự thụ tinh diễn ra lãng mạn chẳng kém gì câu chuyện cổ tích em đã thuộc lòng thời thơ ấu "Người đẹp ngủ trong rừng". Các hoàng tử tinh trùng đổ bộ vào vùng đầm lầy ẩm ướt âm đạo, đâu đâu cũng có axít khiến hàng triệu chàng chết gục ngay những bước đầu tiên trên chặng đường hành hương. Các chàng chỉ có 12 giờ để lên đường cứu công chúa, mặc dù cuộc tìm kiếm có thể kéo dài 2-3 ngày, thậm chí 1 tuần. Vượt qua ma trận cổ tử cung, nhiều chàng chui vào những ngõ cụt, nhiều chàng bị đội quân bạch cầu ăn thịt, khoảng 1 triệu chàng sống sót bơi ngược theo dòng nước trơn nhầy trong suốt, lọt qua cổng dẫn lối vào con đường sống trong một cuộc tranh đua lành mạnh mà ai thắng cũng là người chiến thắng. Để rồi chỉ còn lại vài trăm ngàn chàng vào được tử cung, 8 phần 10 số đó theo một tiếng gọi bí ẩn (hoá hướng động) rẽ sang bên vòi trứng nơi mà công chúa trứng đang say giấc nồng, số còn lại khờ khạo cắm đầu bơi sang vòi trứng bên kia chẳng có ai đợi mình cả! Lúc này các chàng bơi giữa rừng lông rung mềm mại uốn lượn như thảm lúa non nên chặng đường bớt gian nan hơn, nhưng nhiều người vẫn kiệt sức gục ngã. Tới khi tiến đến gần lâu đài chỉ còn lại vài trăm chàng. Thời gian sắp hết, quả là một cuộc so tài hiếm có để chọn ra người giỏi nhất (không có giải nhì), vì chỉ có một nàng công chúa thôi. Chàng đây rồi! Một cú va chạm mạnh khiến anh xuyên thủng tường thành với sức lực phi thường có thể đẩy ra xa một vật thể nặng hơn mình gấp 10 lần rồi lách người vào và tháo bỏ bộ áo giáp trước khi bước vào phòng công chúa. Một nụ hôn thần thánh đánh thức nàng dậy và kết hợp hai người với nhau. Lúc này đây, cánh cửa lâu đài đóng sập lại không cho bất cứ ai vào.

 Nhưng em ạ, câu chuyện tình này không kết thúc có hậu như trong truyện cổ tích. Cứ 6 cuộc gặp gỡ thì chỉ 1 cuộc đi tới chuyện "trăm năm", còn 5 cuộc tan vỡ và tự đào thải. Đó chính là bàn tay của Tạo Hoá giúp loại bỏ những trứng trống hoặc dị tật. Cái phôi bé bỏng còn gặp bao thăng trầm trên bước đường phát triển thành thai nhi suốt 9 tháng 10 ngày trong dạ mẹ. Nhưng ngay từ khi tinh trùng gặp trứng là sự sống mới đã được hình thành. Thật là một mầu nhiệm, bởi vì tác phẩm tuyệt vời được tạo ra chính là em, là tôi, là mỗi người trên mặt đất mênh mông này.

Sau này, em sẽ có bạn gái, rồi có vợ. Rất có thể người em yêu sẽ có thai - một sản phẩm đặc biệt do sự kết hợp của em, người phụ nữ và cả Thượng Đế nữa. Bắt đầu từ phút giây đó, mầm sống cần được trân trọng, bảo vệ và nâng niu, em ạ!

Có rất nhiều chàng trai dắt bạn gái đến bệnh viện để bỏ đi thai nhi mà không rõ mình bỏ đi cái gì, như vứt đi một bã “xinggum” vậy. Tôi nghĩ nếu biết rõ thai nhi được hình thành và phát triển như thế nào, chắc mọi người sẽ biết trân trọng hơn món quà của Thượng Đế, em nhỉ?

Bs. Ths. Nguyễn Lan Hải


Argentina: tuần hành bảo vệ sự sống

TTCG (Buenos Aires, Argentina, 13-7-2011, CNA) – Nhiều tổ chức bảo vệ sự sống tại Argentina đang tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài toà nhà quốc hội nhằm phản đối một dự luật hợp pháp hoá phá thai tại đất nước này.

Theo Hãng tin AICA, Hiệp hội các Bác sĩ Công giáo cho biết mục đích của cuộc biểu tình ngày 13-7 là nhằm "truyền đạt quan điểm của chúng tôi về việc phá thai trong khi cuộc điều trần đang diễn ra, cho rằng phần lớn các nhà lập pháp trong uỷ ban đã ký kết biện pháp phá thai".


Cuộc biểu tình diễn ra khi Quốc hội Argentina chào đón Chủ tịch Uỷ ban Liên Mỹ châu về Nhân quyền và vị Đại diện Liên Hiệp Quốc cho Argentina là Luz Patricia Mejia.

Mejia là một người đề xuất mạnh mẽ về sức khoẻ tình dục và sinh sản và là một người ủng hộ quyền phá thai. Mejia được mời để thuyết trình cho Uỷ ban Pháp luật Hình sự của Quốc hội Argentina, nơi đang xem xét một dự luật hợp pháp hoá phá thai tại đất nước này.

Đạo luật, cho đến nay đã được hơn 50 nhà lãnh đạo quốc hội ủng hộ, sẽ cho phép các cô gái từ 14 tuổi trở lên được phép phá thai mà không cần sự đồng ý của cha mẹ. Đạo luật này sẽ cho phép các quỹ liên bang được sử dụng cho những vụ phá thai và sẽ cho phép tiến hành phá thai theo yêu cầu cho đến tháng thứ ba của thai kỳ.

Dự luật cũng sẽ hạn chế các nhân viên y tế được quyền phản đối theo lương tâm.


Mai Trang

Nỗi khổ của người mẹ làm trái lương tâm

VRNs (06.07.2011) Đà Nẵng – Tại vùng Đông Nam Á, cứ 100 ca phá thai, thì có 32 ca là người Việt Nam. Đây là số liệu do Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam công bố hồi tháng 03.2011. Trong số 100 ca phá thai tại Việt Nam, thì có 20 ca ở độ tuổi vị thành niên.

Được đứng trong top đầu của cả thế giới về phá thai, nhưng không ai là người Việt Nam lại hãnh diện về điều đó. Có những phụ nữ đã không đủ sức vượt qua kinh nghiệm hãi hùng này.

Mẹ của đứa con không được sinh ra

Cô H (chúng tôi gọi như thế, chứ tên cô ấy hoàn toàn khác) kể, vào một ngày gần cuối năm đã phải bỏ đi đứa con của mình: “Vào cái ngày cuối năm đó, tôi đã phải tàn nhẫn bỏ đi đứa con của mình, cái ngày cuối năm sao mà nặng nề thế, tôi đã khóc rất nhiều. Tôi căm thù bản thân mình, căm thù nguời đàn ông đó, người mà đáng ra là bố của con tôi”.

Cô H vừa kể về nguyên nhân dẫn đến việc phá thai, vừa khóc: “Tôi quen và yêu anh khi đang học năm cuối, anh là một quản lý mới ra trường. Chúng tôi thật sự hạnh phúc khi được ở bên nhau. Thế nhưng chuyện của chúng tôi bị hai gia đình ngăn cấm. Tôi đã lo lắng suy nghĩ rất nhiều, anh vẫn động viên và nói phải thuyết phục dần dần. Chuyện gì đến rồi cũng phải đến, tôi yêu anh và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho anh. Không biết suy nghĩ của tôi có đúng không nhưng hình như giới trẻ bây giờ đã yêu là sẽ quan hệ, chúng tôi cũng không ngoại lệ chuyện đó. Tôi cũng không phải là cô gái kém hiểu biết để biết được các biện pháp phòng tránh để tránh gây ra những chuyện đáng tiếc, nhưng thật ngoài ý nghĩ. Tôi có thai !”

Lời kể của chị mỗi lúc càng nghẹn ngào trong nước mắt, chúng tôi đã khuyên chị bĩnh tĩnh lại, được một lúc chị nói tiếp: “Tôi đã hoang mang lo lắng và cho anh biết chuyện, anh động viên an ủi tôi và cũng nói là không thể giữ lại đứa bé vì như vậy gia đình anh không bao giờ chấp nhận tôi, hơn thế nữa sự nghiệp của chúng tôi cũng chưa vững vàng. Anh đã thuyết phục tôi rằng nếu tôi yêu anh thì hãy tôn trọng sự lựa chọn của anh, và để cho tình yêu của chúng tôi có được kết thúc hạnh phúc là có được đám cưới khi hai gia đình chấp nhận. Trong lúc rối bời và sợ hãi, tôi đã nghe theo anh, bỏ đi đứa con máu mủ của mình khi nó được hai tháng. Từ sau chuyện đó, tôi đau khổ dằn vặt không dám nói với ai chuyện này mà chỉ biết gặm nhấm cảm giác tội lỗi của mình theo từng ngày. Trái tim tôi đang rỉ máu vì tội lỗi mình gây ra. Cái thời sinh viên sao mà ngu muội đến thế. Sau thời gian tốt nghiệp, tôi và anh xa nhau, anh đã bước đi trên con đường của anh, bỏ lại tôi với nỗi đau không bao giờ xóa được. Tất cả giờ đây chỉ còn lại trong tôi một niềm ân hận xót xa vô bờ. Một hành động trong lúc không làm chủ được bản thân đã dẫn đến một tội ác, đã làm tôi mất tất cả. Mất con, mất sự trong trắng. Và điều bất hạnh lớn nhất chính là tôi đã mất đi sự bình an trong tâm hồn. Nỗi cô đơn dày vò ân hận này sẽ còn theo tôi mãi trong cuộc đời? Ai có thể giúp tôi rửa sạch lỗi lầm ?”

Cô H không phải là trường hợp cá biệt duy nhất. “Đầu giờ chiều một ngày cuối tháng 5, tại khu vực “bỏ”, khoa Kế hoạch hóa gia đình bệnh viện Từ Dũ, bệnh nhân đông hơn hẳn khu vực “nuôi”. Trên bậc thang lên xuống, lác đác vài cặp nam nữ đứng thầm thì trong nước mắt. Các cô gái khác, phần lớn nằm trong độ tuổi từ 16 đến 25 ngồi trước phòng khám, tay cầm số chờ đến lượt mình. Mới hơn 2 giờ chiều, bảng hiển thị số thứ tự đã lên tới số 932 và còn hơn 30 người vẫn đang ngồi đợi ngoài hành lang rộng chừng 3 mét, dài hơn 50 mét” (vnexpress.net).

Chính sách xã hội thúc đẩy phá thai

Theo Pháp lệnh dân số Việt Nam, được ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành năm 2003 và điều 10 được sửa đổi năm 2008, thì các cặp vợ chồng chỉ được sinh hai con. Nếu cặp vợ chồng nào sinh con thứ ba thì bị xem là vi phạm pháp luật. Nếu là công chức sẽ bị mất thưởng, đóng phạt, và nếu có giảm biên chế thì sẽ được ưu tiên đưa vào danh sách. Chỉ có 7 trường hợp do chính phủ cho phép thì mới được sinh con thứ ba.

Theo điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 12/5/2011), hướng dẫn thi hành Pháp lệnh dân số quy định như sau:

“1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

6. Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống.

7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh”.

Do phải “bảo vệ” nồi cơm của mình, nhiều cặp vợ chồng đã quyết định phá thai.

Ngoài ra, lối sống xã hội đang xa dần các chuẩn mực đạo đức, nghi kỵ tôn giáo, làm nảy sinh cách nghĩ và sống vội vàng, không cần trách nhiệm, không cần tình yêu và phóng khoáng về tình dục như quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, ngoại tình, ăn cơm trước kẻng đã làm cho khu vực “bỏ” tiếp tục nhiều hơn khu vực “nuôi”.

Bác sĩ Huỳnh Thị Trong – Chủ tịch Hội Kế hoạch hoá gia đình TP HCM, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ trẻ em TP HCM, nơi có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất Việt Nam – cho biết, có nhiều nguyên nhân: Trước hết phải kể đến hoàn cảnh gia đình và môi trường xã hội. Nhiều bậc cha mẹ chưa quan tâm dạy bảo con cái đúng mức, đặc biệt là vấn đề giới tính, tâm sinh lý. Tình trạng một gia đình có nhiều thế hệ chung sống với nhau, nhiều lúc sinh hoạt chăn gối, tình cảm của cha mẹ, anh chị làm ảnh hưởng đến con trẻ. Môi trường xã hội khá phức tạp, có nhiều luồng thông tin thiếu chính xác, phi giáo dục, đặc biệt là sự du nhập của văn hoá ngoại lai, phim ảnh sách báo đồi truỵ khiến một bộ phận giới trẻ bị tiêm nhiễm, ăn chơi buông thả, quan hệ tình dục bừa bãi, không biết cách sử dụng biện pháp an toàn. Bên cạnh đó, hiện nay việc giáo dục giới tính trong nhà trường không được quan tâm đúng mức…”

Tiếng lương tâm thầm lén


Phá thai là một tội ác, chống lại quyền cơ bản nhất của con người là quyền được sống. “Khoa học của nền văn minh là phải làm dồi dào thêm thức ăn trên bàn tiệc cuộc đời, chứ không phải tìm cách loại bớt đi những thực khách” (Đức Thánh Cha Phaolô VI phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, năm 1965). Công đồng Vativcan II đã khẳng định phá thai là tội ác ghê tởm chống lại sự sống: “Sự sống ngay từ lúc thụ thai đã phải được giữ gìn hết sức cẩn thận: phá thai và giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm” (GS 51).

Giáo huấn luân lý Kitô giáo luôn luôn coi phá thai là một trọng tội: “Ngay từ thế kỷ thứ nhất, Hội Thánh đã khẳng định mọi vụ phá thai đều là tội ác luân lý. Giáo huấn đó không thay đổi. Giáo huấn đó vẫn luôn luôn không thể thay đổi. Việc phá thai trực tiếp, nghĩa là, hoặc được muốn như mục đích hoặc được muốn như phương tiện, đều trái ngược một cách nghiêm trọng với luật luân lý” (GLHTCG. số 2271).

Bộ Giáo Luật hiện hành điều 1398 qui định: “Ai thi hành việc phá thai, và việc phá thai có kết quả sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết (Latae sententiae)”.

Những điều này trong các chương trình giáo lý phổ thông ở Việt Nam không được dạy. Chỉ đến khi học giáo lý hôn nhân thì mới được đề cập thoáng qua. Trong khi đó, nhiều trẻ vị thành niên đã phá thai trước khi có ý định kết hôn.

Những điều này không được các vị có trách nhiệm trong Hội thánh dung để yêu cầu Quốc hội Việt Nam điều chỉnh Pháp lệnh dân số cho phù hợp với đức tin và luân lý.

Hậu quả là nhiều giáo dân đã phá thai, vì đơn giản họ thấy rằng cả xã hội thế, và đó cũng chính là quy định của pháp luật. Một chị phụ nữ lý luận, chắc Giáo hội cũng đồng ý như vậy, nếu không tại sao không ai lên tiếng nói cho giáo dân biết Pháp lệnh đó là sai?

Tiếng lương tâm vẫn thôi thúc nhưng chỉ được nhắc nhở mạnh mẽ nơi kín đáo là tòa giải tội mà thôi.

Ước mơ một tương lai không ai phá thai


Mẹ Têrêsa Calcuta khi nói về sự ác phá thai: “Tôi nghĩ đến yếu tố có sức hủy diệt lớn lao nhất đến sự bình an của ngày hôm nay chính là việc phá thai, bởi vì đó là một cuộc chiến chống lại đứa trẻ, một hình thức trực tiếp để giết chết một đứa trẻ vô tội, chính người mẹ là kẻ sát thủ chính đứa con của mình. Và nếu chúng ta chấp nhận rằng một người mẹ có thể thậm chí giết chết đi đứa con của chính mình, thì làm sao chúng ta có thể nói cho những người khác là đừng giết hại lẫn nhau cho được?”

Cha Lê Quang Uy, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, người đứng ra thành lập nhóm Bảo Vệ Sự Sống năm 2009 mang tên Nhóm Fiat, do sự gợi ý của cha Phạm Trung Thành, hiện đang là Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế cho biết nhiều người mẹ sau khi đã phá thai thì tâm lý bị khủng hoảng và họ tìm đến nhóm Bảo Vệ Sự Sống để tìm sự giúp đỡ về tâm lý: “Những trường hợp chúng tôi biết được thì rõ ràng là có một hậu quả để lại rất nặng nề và lâu dài về mặt thể lý, tức là trên thân xác của họ bị tổn thương kinh khủng. Về mặt tâm lý thì họ bị ám ảnh bởi một nỗi đau đớn xót xa mà dằn vặt kinh khủng. Và cuối cùng là ảnh hưởng rất lớn về mặt tâm linh, họ mang mặc cảm như là đã mang tội sát nhân, mang tội chống lại thượng đế, chống lại Thiên Chúa. Chúng tôi giúp họ sám hối với Thiên Chúa, rồi giao hòa với chính đứa con của họ đã từ bỏ, và thứ ba là họ giao hòa với chính bản thân của họ. Chính họ cũng phải biết tha thứ cho bản thân để mà quên cái quá khứ đi”.

Do đó, Nhóm Bảo Vệ Sự Sống đã đi vào bệnh viện để thuyết phục người ta đừng phá thai rồi đưa các thai phụ về chăm sóc họ cho đến ngày mẹ tròn con vuông. Ngoài ra, Nhóm bảo vệ sự sống còn đi xin xác các thai nhi đem về lo hậu sự. Nhóm bảo vệ sự sống cũng chia nhau ra khắp mọi nơi để nói chuyện, để giảng dạy cho người ta thấy phá thai là sai lầm, là tội ác và giúp các bạn trẻ hiểu về giới tính để rồi ngừa thai bằng phương pháp tự nhiên. Và hoạt động cuối cùng là giúp cho những người đã trót phá thai được phục hồi lại niềm bình an trong tâm hồn.

Theo cha Lê Quang Uy, các tôn giáo cần hiệp thông cầu nguyện cho vấn đề này.

“Sự sống là quà tặng vô giá của Thiên Chúa, phá thai là tước đoạt quyền của Thiên Chúa trên sự sống con người”. Hành động bảo vệ sự sống của các thai nhi là việc cần thiết và rất quan trọng của tôi, bạn và tất cả mọi người. Hãy cùng hành động và cầu nguyện cho những đứa trẻ không may mắn khi không được chào đời. Hãy bảo vệ sự sống bằng khả năng và trách nhiệm của mỗi chúng ta, những con người đã may mắn có mặt ở trên đời!

Anna Mỹ Hoà

Theo chuacuuthe.com

Bi kịch: sự sống trong tay mẹ cha

VRNs (11.07.2011) – Hà Nội – “Con người tội lỗi nhiều lắm, to lắm, nhưng “tình thương của Đức Kitô còn lớn lao hơn tất cả mội tội lỗi”. Chúng tôi mong rằng, một ngày nào đó sự sống sẽ được “tự do” nảy nở trên trái đất này, và thầm mong trái tim những người mẹ sẽ không khi nào “chai cứng”, bởi con họ cũng chính là thân xác họ vậy”.

Khi tiếng ve trên những tán cây bắt đầu dịu xuống, lúc những bóng đèn cao áp mới được bật nên. Đó là giờ những bước chân nhỏ bắt đầu đi từ các phòng khám và bệnh viện để mang ngọn lửa tình thương để thắp nên ngọn đèn sự sống.


Là cha, là mẹ thì có quyền giết con?

“Tôi là mẹ nó, tôi muốn nó sống thì nó sống, tôi muốn nó chết thì nó phải chết”; “Chẳng đem lại được cuộc sống no đủ cho nó, nó khổ, thì thà rằng bỏ nó từ bây giờ, thôi thì xin thượng đế cho nó kiếp sau được đầu thai vào một gia đình khá giả hơn, giàu có hơn cho nó đỡ khổ”; Hay “Số nó phải chết, nó chết đi thì bố nó mới có cơ hội thăng chức”. Đó là những “tuyên ngôn” xanh rờn của những bậc làm cha, làm mẹ, những người đang mang trong mình chính giọt máu của họ. Họ tự cho mình có quyền tùy ý giết bỏ đứa bé khi nó nằm trong cơ thể họ. Nhưng, họ không biết rằng: “Đấng tạo ra chúng ta trong dạ mẹ không phải là Đấng tạo ra nó hay sao? Cùng  một Thiên Chúa đã tạo ra chúng ta hết thảy”. (Job 31:15)

Khi “va chạm” với những câu nói đó, tự dưng tôi nghẹt thở, như có cái gì đó đang cầm nắm, đang bóp chặt lấy nhịp đập trái tim tôi. Trong tôi lởn vởn hình ảnh một người mẹ khóc đến phát điên vì mất con trong trận lũ, và hình ảnh một cặp vợ chồng kĩ sư thành đạt, giàu có ở đất cảng Hải Phòng phải chạy đôn đáo khắp chốn hầu mong “gặp thầy, gặp thuốc” vì khát khao được làm cha, làm mẹ. Tại sao trong xã hội này lại có những sự trái ngược đến vậy?

Một nghìn ông bố, bà mẹ đưa nhau đi phá thai thì có đến một nghìn lẻ một lý do “hợp tình, hợp lý” được đưa ra.

Những người đem tình thương đi tìm “sự sống”

Theo chân những người làm công tác Bảo vệ sự sống, chúng tôi có dịp được trải nghiệm với những vất vả, những khó khăn, gian khổ của những người mang trong mình lý tưởng “bảo vệ sự sống”.

Khoảng 9h sáng, một người trong nhóm mang về một bọc ni lông đen, không để chúng tôi phải tò mò nhiều, anh và cô Hải (trưởng nhóm Bảo vệ sự sống Thái Hà) bắt tay ngay vào “việc”. Mở bọc ni lông ra, bên trong là hai bào thai, và tất cả chúng tôi vỡ òa kinh ngạc, một bé gái đã 7 tháng tuổi, đã mang trong mình hình hài một con người toàn diện, đầy đủ các bộ phận. Đôi bàn tay em bé xíu, mái tóc đen rậm, và một đôi mắt “không mở”, cả đời này em sẽ chẳng khi nào mở đôi mắt ấy nữa. Sau khi tắm gội và làm phép rửa cho các em, tất cả mọi người cùng nhau đưa tiễn các em tới chân Đức Mẹ, nơi ấy em sẽ mãi mãi là một thiên thần đáng yêu luôn bên Mẹ.

Cùng ngồi trò chuyện trong văn phòng giáo xứ, chúng tôi được nghe những trải lòng của người làm công tác ấy. Nhóm bảo vệ sự sống giáo xứ Thái Hà được thành lập được hơn 3 năm, nhưng hầu như chẳng có ngày nào mà nhóm không nhận các em hài nhi bị phá. Việc nhận xác thai nhi thường xuyên và đều đặn đến nỗi người ta có thể gọi là một “nghề”. Mỗi ngày, có trung bình khoảng 9-10 Thai Nhi được đưa về đây, có cháu mới chỉ là cục máu đỏ, nhưng có những cháu đã chuẩn bị trào đời để sống một cuộc sống mới. Cô Hải kể: “Có lần mang cháu về khi tắm và làm các phép thì phát hiện cháu mất đầu, sáng hôm sau thì nhận được điện thoại tới để mang phần đầu của cháu về”.

Không có tình yêu, không có tâm huyết với “nghề” thì chắc sẽ chẳng ai làm được công tác ấy, bởi nó ám ảnh, nó ăn sâu vào tâm trí con người. Có những cháu khi được nhận về, mắt mở tròn to, dù cố gắng làm cách nào bé cũng không nhắm mắt lại. Có lẽ, em mở to đôi mắt ấy để nhìn “đời”, nhìn rõ “cái sự đời”.

Cô Hải kể, những lúc bận việc không thể bỏ, thì chồng và con là những cánh tay đắc lực giúp cô. Nỗi trăn trở như đi vào cả vô thức, cô kể có hôm ngủ dậy, cậu con trai đến nói với cô rằng đêm qua em nằm mơ thấy hai cô bé tóc xoăn về cười đùa với em, nhưng rồi, mặt hai cô bé bỗng tím tái và ngã xuống. Trưa hết bàng hoàng về giấc mơ lạ ấy thì, 10h sáng hôm đó cô nhận được điện tới lấy xác các em về, cô ngỡ ngàng khi thấy hai bé nhận được hôm đó chính là hai bé gái.

Còn rất nhiều những kỉ niệm, những  câu chuyện đau lòng trong những hành trình bảo vệ sự sống mà cô Hải và mọi người trong nhóm đã trải qua mà chúng tôi không thể kể hết.

Nhóm ra đời mang tên BẢO VỆ SỰ SỐNG, nhưng đó cũng chính là nỗi đau, nỗi trăn trở lớn nhất của nhóm vì công việc “bảo vệ” nhiều khi không đạt được kết quả như mong muốn, mà nhận về chỉ là sự mắng mỏ, sỉ vả, và cuối cùng là “một bọc ni lông”.

Những con người ấy vẫn luôn âm thầm cầu nguyện và lặng lẽ bênh vực cho sự sống, bởi họ mang trong mình tình yêu của Đức Kitô. Con người tội lỗi nhiều lắm, to lắm, nhưng “tình thương của Đức Kitô còn lớn lao hơn tất cả mội tội lỗi”. Chúng tôi mong rằng, một ngày nào đó sự sống sẽ được “tự do” nảy nở trên trái đất này, và thầm mong trái tim những người mẹ sẽ không khi nào “chai cứng”, bởi con họ cũng chính là thân xác họ vậy.

“Chúa đã ban cho con người tình thương và sự sống, quan tâm đến từng hơi thở của con người”. (Job 10, 12)



Giuse Đinh Văn Trung – Đaminh Nguyễn Văn Tùng – Anna Nguyễn Thị Trang – Giuse Nguyễn Văn Hoạch – Phaolô Nguyễn Quang Minh – Luis Vũ Đức Dũng

Nữ sinh phá thai và mộ của 4 con

Có thể nói, không khu vực nào trong Nghĩa Trang Online www.nhomai.com/forum lại có nhiều câu chuyện và tình tiết giàu cảm xúc như ở 'nghĩa trang thiếu nhi'. Có những nữ sinh ngày ngày cắp sách tới trường nhưng đêm về gục mặt trên bàn phím để khóc trước mộ ảo của con, xin con tha thứ vì đã tước bỏ quyền làm người chính đáng của đứa trẻ…

Bao phủ toàn bộ khu vực 'nghĩa trang thiếu nhi' là sự pha trộn của tất cả các loại cảm giác: buồn bã, đau khổ, tiếc nuối, thương nhớ, hờn giận, trách móc, ăn năn, day dứt, v...v… của những người mẹ và những vị khách vào viếng thăm, chia sẻ.


Có thể nói, chưa ở nghĩa trang nào mà người nằm dưới mộ lại hưởng dương "khiêm tốn" như ở nghĩa trang thiếu nhi.

Những con số 4 tuần, 6 tuần, 7 tuần, v..v... cứ lần lượt hiện lên trước mắt người xem. Vào nghĩa trang này mới thấy một “bộ mặt” khác của những nữ sinh tuổi teen phải phá thai khi tuổi đời còn quá trẻ… Khi chỉ còn lại một mình, những day dứt, đau đớn mới trở lại với họ như bao con người trưởng thành khác… 



4 đứa con cùng chung một mộ

Choáng nhất trong khu vực nghĩa trang thai nhi là mộ phần chung của 4 bé (cùng một mẹ). Ngôi mộ ảo này được lập ngày 13/6/2011, trên bia mộ ghi tên 4 đứa con cùng số ngày ngắn ngủi được tồn tại trên đời: Mai (1 tuần tuổi) – Sao (2 tuần tuổi) – Tuấn (3 tuần và 15 ngày tuổi) – Tùng (5 tuần tuổi).

Người mẹ đã 4 lần phá thai này đau khổ viết: “Vậy là cho đến giờ, mẹ mới lập mộ được cho các con yêu của mẹ. Mẹ đã không đủ dũng cảm để giữ các con lại, chỉ vì mẹ không dám chịu trách nhiệm trước những hành động của mình... Giờ đây, ba mẹ rất hối hận các con à. Hãy tha lỗi cho ba mẹ nhé... Ba mẹ đã đặt tên cho các con rồi. Hãy cùng ở bên nhau, hòa thuận, yêu thương nhau thật nhiều các con nhé. Những thiên thần của ba mẹ. Yêu các con thật nhiều...”. 



"Vậy là cho đến giờ, mẹ mới lập mộ được cho các con yêu của mẹ. Mẹ đã không đủ dũng cảm để giữ các con lại ..."

Thông thường, những thai nhi bị cha mẹ bỏ khi mới hình thành đều được xử lý như rác thải y tế (với thai nhi nhỏ). Còn với các thai nhi đã lớn, thành hình hài đầy đủ, các bé sẽ được người trông nom nhà xác bệnh viện tắm rửa sạch sẽ rồi chuyển đến nơi hỏa táng.


Tro cốt của các bé sẽ được mang đến các nghĩa trang, đặt trong một khu vực riêng biệt và các lọ tro cốt đều vô danh...

Vì thế, những ông bố bà mẹ đã phá thai sẽ không bao giờ có thể biết con mình được mang đi đâu và cũng không có mộ phần để thờ cúng. Nhưng ở nghĩa trang online này, ngoài việc tạo được cho linh hồn các thai nhi bé bỏng một nơi “trú ngụ” ấm cúng, nó còn giúp ba mẹ chúng giải tỏa được những ăn năn, day dứt không dám thổ lộ với ai…
 
Những ngôi mộ ảo chất đầy hoa, đồ chơi và gấu bông

Cho nên, có người mẹ trót phá thai khi tìm được trang web nghĩa trang online đã reo lên như tìm được một niềm vui quá lớn: “Win ơi, hôm nay mẹ vui quá, cuối cùng mẹ cũng cho con một căn nhà rồi. Mẹ biết mẹ có lỗi với con nhiều lắm, mẹ thật sự xin lỗi con! Con đừng bao giờ tha thứ cho mẹ nhé...”.


Để con ở thế giới bên kia bớt lạnh lẽo, người mẹ này còn gửi kèm trên bia mộ rất nhiều đồ chơi, quần áo, bình sữa, trái cây, thậm chí gửi cho con một chiếc giường ngủ ấm áp với đầy đủ đồ dùng xinh xắn: “Mẹ gửi cho Win này, Win có thích không?”

Sau những lời “thú tội”, cô gái trẻ liên tiếp nhận được những lời chỉ trích cho rằng những lời nói, hành động trên đã quá muộn mạng, thực chất chỉ là ngụy biện cho ham muốn của bản thân.

Người mẹ đau khổ đã phải thốt lên những lời cay đắng trước mộ con, dù chỉ là mộ ảo: “Mẹ không muốn bào chữa gì cho việc làm của mẹ nữa, nhưng người ta giá mà hiểu được cảm giác tội lỗi, hối hận và dằn dặt như thế nào trong từng giây, từng phút mà những người như mẹ phải chịu đựng thì chắc người ta sẽ không phũ phàng nói những lời đó đâu con nhỉ?”.

Phá thai – thực tế nhiều hơn con số thống kê?

Trong khu vực 'nghĩa trang thiếu nhi' này, có thể thấy chiếm thế áp đảo là đối tượng nữ sinh còn đang đi học.

Người xem có thể bắt gặp hàng loạt những lời tâm sự, nhắn nhủ như: “Mai mẹ đi thi rồi nên hôm nay mẹ chỉ trò chuyện với con một lát thôi nhé, thi xong mẹ sẽ lại vào thăm con nhé”; “Hôm nay mẹ vừa hoàn thành bài kiểm tra giữa kỳ xong, đề dễ nên mẹ làm tốt, mẹ vui quá con à. Con đang làm gì vậy, đã măm măm chưa?".

Trên mỗi bia mộ có thể là một cái tên đầy đủ, vẹn toàn nhưng cũng có những bia mộ mà chỉ cần đọc tên thôi là cũng đã cảm thấy khóe mắt cay cay: Mộ bé Nguyễn Hữu Vô Danh, mộ bé Hoa Thủy Tinh, Bồ Công Anh, v.v... Có những người lập mộ, đặt tên cho con rồi phân trần: “Mẹ không biết con là trai hay gái, mẹ cứ gọi con là Vũ Tây Thy con nhé. Với ước mong con sẽ luôn xinh đẹp, khỏe mạnh”; “Mẹ gọi con là pé Sún nhé, là trai hay gái thì pé Sún của mẹ chắc chắn sẽ rất đáng yêu”, v.v... 



Ngôi mộ của những đứa trẻ hưởng dương 3 tuần tuổi, 5 tuần tuổi nằm chung với nhau ... Những người phá thai rồi vào đây lập mộ cho con hầu như đều là các nữ sinh, có những người nạo, phá thai 2, 3 đến 4 lần
 
Có những người mẹ đếm từng ngày kể từ khi nạo thai: “Hôm nay là tròn một tuần kể từ ngày mẹ con mình xa nhau rồi đấy. Mẹ nhớ cái cảm giác buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi vì con. Mẹ nhớ lắm lắm, bây giờ mẹ không thể có lại cái cảm giác đó rồi. Mẹ nhớ con, yêu con biết bao nhiêu. Nhưng một người mẹ chưa đến 18 tuổi như mẹ không còn lựa chọn nào khác là phải rời xa con. Hãy tha thứ cho mẹ, con nhé”.


Báo chí đã từng nói nhiều đến chuyện phá thai trong giới trẻ, nhưng vào nghĩa trang này rồi mới thấy có thể những con số được nắm bắt chưa phản ánh đúng thực tế đau buồn này. Nhưng điều đặc biệt hơn cả là chỉ khi vào nghĩa trang này người ta mới thấy những dằn vặt, đau khổ đằng sau một quyết định hết sức khó khăn.

Các bác sỹ sản khoa làm nghề phá thai cho biết, một khi đã đến bệnh viện để phá thai, các cô gái đã suy nghĩ, cân nhắc rất kỹ và thực sự đã rất quyết tâm. Vì thế, họ thường dửng dưng, im lặng khi đối mặt với các thầy thuốc. Một phần vì đã “xác định tư tưởng”, một phần vì sợ “khóc lóc” sẽ bị các bác sỹ la mắng.

Nhưng từ trong thâm tâm của mình, các bác sỹ sản khoa cho biết, khi phải phá thai, bất kể một cô gái nào cũng muốn giấu đi bộ mặt thật của họ: Đó là sự đau khổ, ân hận.

Đây cũng chính là lý do khiến khu vực 'nghĩa trang thiếu nhi' trở thành nơi được truy cập nhiều thứ 2 trong toàn bộ nghĩa trang ảo (khu vực đông nhất là Nghĩa trang chung). Người đọc có thể đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những tấm bia mộ bé tí xíu nhưng tấm nào cũng đầy hoa, quà, áo quần, đồ chơi và những giọt nước mắt ân hận muộn màng…

Tất cả những người mẹ tham gia vào 'nghĩa trang thiếu nhi' này đều cầu mong các con của mình ở thế giới bên kia sẽ gặp gỡ và yêu thương, sưởi ấm cho nhau, sớm đầu thai vào một người mẹ khác để có thể được hưởng một cuộc sống tốt đẹp mà bất cứ đứa trẻ nào cũng đáng được hưởng…

N.Anh


Theo Vietnamnet

Sinh viên làm đồ án tốt nghiệp về... nạo phá thai

(Dân trí) - “Bạn có muốn sống không? Tôi muốn. Câu trả lời sẽ luôn là như vậy và thai nhi cũng không ngoại lệ”. Đó là một trong những thông điệp trong đồ án tốt nghiệp “Quyền được sống của thai nhi” của sinh viên Trường ĐH Văn Lang (TPHCM).

Nhiều vấn đề nóng bỏng trong đời sống như nạo phá thai, bạo lực học đường, hút thuốc lá, game bạo lực… được sinh viên (SV) chuyên ngành Thiết kế đồ họa (khoa Mỹ thuật Công nghiệp, ĐH Văn Lang) chọn làm đề án tốt nghiệp cho mình. Theo đó, SV thể hiện các tất cả các ý tưởng của mình qua hình ảnh logo, poster, cacvidit hay tất cả các vật dụng... để chuyển tải các thông điệp liên quan đến chủ đề mình lựa chọn.


Bộ sưu tập poster về đề tài “Quyền được sống của thai nhi” của SV Lê Thiện Tâm.

Các sản phẩm đồ họa về các đề tài xã hội nói trên cùng các sản phẩm thiết kế công nghiệp, thời trang, nội thất trong đồ án tốt nghiệp của SV chuyên ngành Mỹ thuật Công nghiệp (ĐH Văn Lang) được triển lãm tại trường (223A Phan Văn Trị, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) từ ngày 5/7 đến 17/7/2011.

Với hình ảnh một con cá bị đặt ở khoảng đất khô ngay giữa dòng sông khát khao tìm chỗ sống, sợi dây thừng được thắt sẵn nút dùng treo cổ như là một bản án của những sinh linh vô tội… đến những chiếc móc chìa khóa, cạc vidit..., SV Lê Thiện Tâm tạo nên sự dữ dội cho đề tài “Quyền được sống của thai nhi”.

“Mỗi phút trên thế giới có 79 thai bị “dừng” quyền được sống. Ở bất cứ xã hội nào, quyền được sống vẫn là quyền căn bản nhất của con người, vậy tại sao không cho thai nhi quyền được sống đó? Việt Nam là một trong những nước tỷ lệ phá thai nhiều nhất trên thế giới”, Tâm chia sẻ về đề tài nhạy cảm mình lựa chọn.

Không chỉ lên án, Tâm còn nhìn nhận áp lực với người phụ nữ khi mang thai ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, SV này cũng nhấn mạnh hậu quả của việc phá thai như vô sinh, ảnh hưởng tâm lý… Tâm sử dụng hình ảnh bậc thang chăng đầy dây thép gai thể hiện cho những khó khăn mà phụ nữ phải đối mặt khi “không chồng mà chửa” với câu hỏi “Liệu có vượt qua?”.
Nguyễn Thị Bích Chi thực hiện đề tài về bạo lực học đường.


Khác với Tâm, cô SV Nguyễn Thị Bích Chi chọn đề tài về bạo lực học đường. Chi cho biết trước đây cô từng bị bạn học đánh. Tham gia các hoạt động xã hội, Chi cũng rất quan tâm đến vấn đề này, nhất là thời gian gần đây bạo lực học đường bùng phát trở thành một vấn nạn. Tuy nhiên, theo Chi vẫn còn nhiều người thờ ơ với bạo lực trong đường, chưa nhìn nhận nghiêm túc vì vấn đề này vì cho rằng đây là chuyện của trẻ con.

Với chiếc bằng tốt nghiệp trên tay chú gấu mặc mũ áo cử nhân được Chi thay thế bằng chiếc lưỡi hãi, chiếc ba lô học sinh có đeo bảng tên, số tù…, Chi muốn nhắn nhủ rằng bạo lực không thể đi liền với sự thành công mà kết quả dành cho bạo lực là tù tội.

Trong khi đó, những hình ảnh trên bộ sưu tập poster “Đốt” của Phạm Đinh Xuân Lăng đưa đến cho người xem những gì đáng kinh sợ nhất về sự tàn phá của thuốc lá. Bộ sưu tập gồm bốn bức ảnh về một chàng trai gánh chịu những đau đớn về thể xác và trí óc do sự hủy hoại, tàn phá này.

Một trong những poster về sự hủy hoại, tàn phá thuốc lá của SV Phạm Đinh Xuân Đăng làm nhiều người xem giật mình.

Nụ cười đầy máu đen, đầu óc, xương cốt bị nứt nẻ… khi nhìn hình ảnh này, những người thờ ơ với hậu quả của thuốc lá nhất cũng khó mà không giật mình khi có ý định châm thuốc hút.

Nhiều vấn đề nóng bỏng khác của xã hội cũng được các SV lựa chọn làm đề tài cho đồ án tốt nghiệp. Khi chọn những đề tài này không chỉ đòi hỏi SV phải nắm vững được các kiến thức về chuyên ngành mà còn yêu cầu sự am hiểu, đầu tư cho cho đề tài của mình. Hơn nữa, như SV Nguyễn Thị Bích Chi chia sẻ, thực hiện những đề tài gần gũi với đời sống cho thấy kiến thức học có thể áp dụng với thực tế cũng như việc đào tạo ở nhà trường và nhu cầu xã hội ngày ngày càng tiến đến gần nhau.

Bài và ảnh: Hoài Nam

http://dantri.com.vn/c25/s25-496330/sinh-vien-lam-do-an-tot-nghiep-ve-nao-pha-thai.htm

Ireland: Tuần hành phò sự sống thu hút hàng ngàn người tham dự

Dublin - Hàng ngàn người đã tham dự một cuộc tuần hành lớn phò sự sống ở Dublin, để phản đối các nỗ lực ép buộc phá thai ở Ireland bằng cách thay đổi luật.


Ban tổ chức cuộc tuần hành nói rằng cuộc tuần hành ngày 2-7 với chủ đề "Ireland đoàn kết vì sự sống” là "cực kỳ thành công", và phục vụ như một lời cảnh báo cho chính đảng Fine Gael rằng, các kế hoạch của Công Đảng nhằm hợp pháp hoá việc phá thai ở Ireland là "không thể chấp nhận được cho đa số người dân Ireland”.

Các người phát biểu kêu gọi Thủ tướng Ireland Enda Kenny giữ lời hứa của ông rằng chính đảng của ông sẽ chống đối việc hợp pháp hoá phá thai, theo tổ chức “Bảo vệ thanh niên” (Youth Defence) đồng tài trợ cho cuộc tuần hành.

Hồi tháng 12-2010, Tòa án Nhân quyền Châu Âu phán quyết rằng lệnh cấm phá thai của Ireland vi phạm quyền của một phụ nữ, làm cho người này phải đã rời khỏi đất nước để bảo vệ việc phá thai của mình. Đảng Fine Gael đã thành lập một nhóm chuyên gia để xem xét bản án.

Bà Niamh Uí Bhriain, của Viện bảo vệ Sự sống, phát biểu với đoàn tuần hành về sự ‘vội vã’ của Công Đảng Ireland khi kêu gọi luật phá thai, sau khi phán quyết của Tòa án châu Âu làm tổn thương kết quả của họ trong cuộc bầu cử năm 2011.

Bà nói rằng các người phò sự sống sẽ không chấp nhận một ủy ban cứu xét lại, vốn "xếp chồng chất các trẻ chưa ra đời” hoặc không biết "bằng chứng cho thấy rõ ràng rằng phá thai là không bao giờ cần thiết về mặt y tế".

Bà Carolyn Johnston, thuộc tổ chức “Bảo vệ thanh niên” nói những người Ireland phò sự sống đòi hỏi rằng chính phủ "cần lắng nghe đa số phò sự sống nói ‘Có với Sự Sống’ và nói ‘Không với Phá Thai’”.

Bà phát biểu: "Thủ tướng Enda Kenny cần phải nói với Tòa án Châu Âu không can thiệp vào quyền của người dân có chủ quyền, để họ quyết định luật phò sự sống của Ireland".

Bà Bernadette Smyth, giám đốc của tổ chức “Sự sống quý giá” (Precious Life) đồng tổ chức cuộc tuần hành, nói rằng việc bảo vệ sự sống của Ireland là một ánh sáng cho thế giới, và rằng những người phò sự sống đã hiệp nhất để đảm bảo rằng các chính trị gia phản đối việc hợp pháp hoá phá thai.

Bà Dana Rosemary Scallon, ca sĩ và cựu nghị sĩ, cũng phát biểu với đoàn tuần hành.

Theo tờ Irish Times, bà nói: “Hiến pháp của chúng tôi thuộc về nhân dân. Nó không thuộc về Dáil (Hạ viện Ireland) - đa số người dân ở đất nước này không muốn hợp pháp hóa phá thai ở Ireland".

"Châu Âu không có quyền buộc phá thai đối với người dân của đất nước này".

Những người tham gia cuộc tuần hành, trong đó có Đức Giám mục Seamus Hegarty giáo phận Derry, bắt đầu diễu hành từ Khu vườn Tưởng niệm và kết thúc tại Dáil Éireann, tức Hạ viện Ireland. Họ mang các bảng hiệu nói rằng "Hãy giữ Ireland khỏi nạn phá thai” và "Hãy Bảo vệ sự sống". Một số bảng hiệu có ảnh em bé với chú thích "Phá thai ư? Chúng tôi có thể sống không cần nó!”.

Cảnh sát cho biết khoảng 8.000 người đã tham dự cuộc tuần hành, theo Hội Bảo vệ trẻ em chưa sinh ra. Vài trăm người ủng hộ phá thai đã tụ tập phản đối cuộc tuần hành trên. (CNA 7-7-2011)

Phạm Kim An

Phá thai vì chuộng con trai hơn con gái

Kỳ thị phái tính không chỉ xẩy ra tại nơi làm việc. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, các thai nhi nữ đang bị nhắm để loại bỏ. Nhà báo Mara Hvistendahl cho ta biết nguồn gốc và phạm vi của hiện tượng này trong cuốn “Unnatural Selection: Choosing Boys Over Girls, And the Consequences of a World Full of Men" (Chọn Lựa Không Tự Nhiên: Chọn Con Trai Hơn Con Gái, Và Các Hậu Quả Khi Thế Giới Đầy Đàn Ông) (Public Affairs).

Trên khắp thế giới, trung bình cứ 100 trẻ nữ sinh ra, ta lại có 105 trẻ trai. Vì nam giới thường chết sớm hơn nên sự bất quân bình lúc mới sinh này sẽ được cân bằng về sau. Tuy nhiên, tình hình ở Trung Hoa và Ấn Độ thì hơi có khác, các dữ kiện của Mara cho thấy số sinh hiện nay của trẻ trai là 121 ở nước đầu và 112 ở nước sau.


Năm 2005, nhà dân số học người Pháp, Christophe Guilmoto, tính toán thấy rằng nếu sinh suất của Á Châu vẫn ở mức tự nhiên, thì lục địa này cần có thêm 163 triệu phụ nữ nữa. Hvistendahl cho rằng: con số này không nhỏ, nó lớn hơn tổng số phụ nữ của Hoa Kỳ.

Nhưng đó không phải là vấn đề của riêng Á Châu. Cùng một khuynh hướng ấy đang xẩy ra tại các nước vùng Caucasian như Azerbaijan, Georgia, Armenia, và cả Balkans nữa. Điều đáng lưu ý, nó xẩy ra đúng vào lúc dân số thế giới đang đi xuống. Hiện tượng này ảnh hưởng tới nhiều quốc gia đang phát triển, trong cả mấy thập niên sắp tới. Cả các nước đang cải thiện mức sống cũng gặp cùng một hiện tượng bất quân bình này. Các nhà khoa học xã hội từng giả định rằng viễn tượng đối với phụ nữ sẽ cải thiện khi các nước trở nên giầu có hơn, nhưng thực ra, ta thấy có điều ngược hẳn lại.

Siêu âm

Hvistendahl cho rằng giả định trên đã làm các nhà dân số học không chú ý tới điều đang xẩy ra. Dù hiện nay rất nhiều máy siêu âm rẻ tiền đã được đưa vào sử dụng, nhiều nhà dân số học vẫn cho rằng việc phá thai do lựa chọn phái tính nay mai sẽ không còn. Ngày nay, cả các dự phóng dân số của Liên Hiệp Quốc cũng cho rằng các cặp vợ chồng nay mai sẽ có số con trai và số con gái bằng nhau.

Một trong các chủ đề chính của cuốn sách là việc Hvistendahl cố gắng tìm ra các nguyên nhân của việc bất quân bình kia. Ngược với nhiều người khác vốn nhấn mạnh tới truyền thống văn hóa như là lực chính thúc đẩy người ta chuộng con trai hơn, bà muốn nói tới những nhân tố khác như chính sách kiểm soát dân số chẳng hạn.

Dù gì, theo bà, người của hầu hết các nền văn hóa tuy lúc nào cũng chuộng con trai hơn con gái, nhưng việc chọn lựa dựa vào phái tính đâu có xẩy ra tại mọi nơi. Mối liên kết với chính sách kiểm soát dân số còn thấy rõ ở sự kiện: tại một số quốc gia gần đây, có sự song hành giữa việc chuyển qua một sinh suất thấp và việc giảm con số trẻ nữ một cách đáng kể.

Trong mấy thập niên qua, phong trào kiểm soát dân số đã biến con người thành con số, và người ta đang khuyến khích các cha mẹ tại các quốc gia đang phát triển nên có một gia đình nhỏ hơn. Theo tác giả, ý niệm cho rằng cần phải kiểm soát việc sinh sản đã dẫn tới não trạng coi con trẻ như một thứ hàng hóa chế tạo.

Khởi từ thập niên 1960, các giai cấp ưu tú về kinh doanh và văn hóa ở Hoa Kỳ bắt đầu làm áp lực đòi phải kiểm soát dân số, một việc mà theo họ cần phải làm để bảo đảm việc thành công về kinh tế cho các nước đã mở mang. Viện trợ kinh tế của Tây Phương thường đòi các nước nhận viện trợ phải có chính sách kiểm soát dân số.

Đó không phải là lần đầu tiên Tây Phương đưa ra áp lực ấy. Ở Ấn Độ, người Anh vốn có tài liệu nói về việc sát hại hài nhi nữ. Họ cho rằng hiện tượng này do truyền thống văn hóa cổ xưa. Nhưng theo Hvistendahl, các nghiên cứu sau này, khi khảo sát các chính sách đất đai và thuế khóa của Công Ty Đông Ấn trong thế kỷ 19, đã kết luận rằng chính người Anh đã gia tăng áp lực phải sát hại hài nhi nữ. Đã đành là trong một số đẳng cấp Ấn Độ, con gái từng bị sát hại trước khi người Anh đến xâm lăng, nhưng các cải cách do người Anh mang đến đã khiến việc sát hại hài nhi nữ lan qua các đẳng cấp khác.

Năm 1967, hãng Disney sản xuất một cuốn phim cho Hội Đồng Dân Số tựa là “Kế Hoạch Hóa Gia Đình”. Cuốn phim này sau đó đã được chuyển ngữ sang 24 thứ tiếng khác. Nó mô tả Vịt Donald như một người cha có trách nhiệm vì đã có một gia đình nhỏ và sung túc. Người xem được nghe rằng không có kế hoạch hóa gia đình, “con cái sẽ yếu đau và bất hạnh, rất ít có hy vọng cho tương lai”.

Học hành cao
Giả thuyết cho rằng việc chọn lựa dựa vào phái tính chủ yếu là do truyền thống văn hóa cũng mâu thuẫn với việc người ta mới khám phá ra điều này: việc chọn lựa dựa vào phái tính chỉ khởi sự một cách chuyên biệt cùng với đà đô thị hóa và học hành cao trong xã hội. Nói rõ hơn là nhờ người ta biết dùng kỹ thuật học mới như các máy siêu âm chẳng hạn.

Cuộc điều tra dân số ở Ấn Độ năm 2001 cho thấy phụ nữ có bằng trung học hay cao hơn có 114 con trai so với 100 con gái. Trái lại, nơi các phụ nữ mù chữ, tỷ số ấy chỉ là 108/100. Một thí dụ khác là tình hình tại quận Suining ở Trung Hoa, nằm giữa Thượng Hải và Bắc Kinh. Bắt đầu từ thập niên 1990, quận này được hưởng một mức tăng kinh tế khá cao, cho phép các bậc cha mẹ đủ phương tiện hối lộ các kỹ thuật viên về siêu âm để họ cho biết phái tính của đứa con sắp sinh. Lúc Hvistendahl tới đó quan sát, các kỹ thuật viên này đòi 150 dollars cho một tin tức về phái tính của thai nhi. Năm 2007, các con số thống kê của chính phủ cho thấy sinh suất của Suining là 152 con trai so với 100 con gái.

Mẫu mực trên cũng xẩy ra tại Albania. Từ năm 2004 tới năm 2009, nền kinh tế của nước này tăng trung bình 6% mỗi năm. Sinh suất giảm từ 3.2 con mỗi phụ nữ trong năm 1990 xuống còn 1.5 con trong năm 2001. Con số của Liên Hiệp Quốc diễn dịch tỷ số này là 115 con trai so với 100 con gái, có khi còn cao hơn.

Cuốn sách của Hvistendahl cũng khảo sát lời tố cáo cho rằng chính đàn ông mới coi con gái có địa vị thấp kém nên đã buộc các bà vợ phải trục thai chúng. Điều này có xẩy ra ở một số trường hợp. Nhưng Hvistendahl cho rằng quyết định phá thai phần lớn do chính phụ nữ, do cả người vợ lẫn bà mẹ chồng. Tác giả cũng trích dẫn nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường phá thai vì chọn lựa phái tính để chu toàn “bổn phận” có con trai và theo nghĩa này, đây là một việc bảo vệ quyền hành của họ.

Sinh suất

Việc chuộng con trai là một thái độ khá dai dẳng cả nơi người Á Châu hiện đang sống trong các xã hội Tây Phương. Tại Hoa Kỳ chẳng hạn, một cuộc nghiên cứu các cặp vợ chồng hậu duệ của người Trung Hoa, Đại Hàn và Ấn Độ cho thấy: đối với đứa con đầu, người ta giữ tỷ số phái tính bình thường. Nhưng đối với những cặp vợ chồng đã có một con gái rồi, thì tỷ số cho lần sinh sau phải là 117 trai/100 gái và nếu họ đã có đến 2 đứa con gái rồi, thì tỷ số ấy nhất định phải là 151 trai/100 gái.

Hvistendahl cho hay bà không rõ lý do tại sao cũng một hiện tượng ấy xẩy ra trong các hoàn cảnh khác nhau như thế. Tuy nhiên, một ước đoán là người Mỹ gốc Á Châu có tỷ lệ sinh sản thấp nhất trong các nhóm sắc tộc, nó chỉ là 1.9 con cho mỗi phụ nữ.

Hvistendahl cũng xem sét một số hậu quả của tỷ lệ phái tính bất quân bình trong tương lai. Hậu quả rõ ràng nhất là sẽ có hàng chục triệu đàn ông không tìm được nàng dâu nào trong tương lai. Ngày nay, thế hệ đầu tiên của nạn bất quân bình kia đang phải lớn lên trong khung cảnh càng ngày càng có việc gia tăng nạn mãi dâm, mua cô dâu cũng như hôn nhân cưỡng bức.

Ở Nam Hàn và Đài Loan, đàn ông đang tham dự các “vòng du lịch hôn nhân” ở Việt Nam để kiếm vợ. Đàn ông thuộc các vùng giầu có hơn ở Trung Hoa và Ấn Độ đang đi mua vợ từ các vùng nghèo hơn. Đàng khác, xã hội nào thặng dư đàn ông độc thân cũng có nghĩa là xã hội ấy nhiều bất ổn và bạo động hơn.

Phá thai vì chọn lựa phái tính không thịnh hành lắm tại các nước Tây Phương, nhưng tại đó cũng có những bệnh xá sinh đẻ hứa hẹn sẽ sắp đặt trước việc chọn lựa phái tính khi họ chữa trị theo phương pháp thụ thai trong ống nghiệm. Nhiều nước ngăn cấm việc này, mà theo nguồn tin được sách này trưng dẫn thì con số là 36, nhưng tại Hoa Kỳ, không hề có sự hạn chế như thế. Tại các nước đang mở mang, nơi từng du nhập việc thụ thai trong ống nghiệm, người ta cũng nhờ phương pháp này để chọn lựa phái tính. Hvistendahl cho rằng tại Trung Hoa cũng như tại California, các bà mẹ đã trở thành những nhà duy ưu sinh học (eugenicists) cho chính mình”. Đây quả là một thảm họa với nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nhiều thập niên sắp tới.

Theo Cha John Flynn, Zenit 3 tháng 7, 2011.

Loại trừ các thai nhi khuyết tật

VietCatholic - Theo tin Zenit ngày 10 tháng 7, chính phủ Anh vừa cho công bố một tài liệu cho thấy nhiều tư liệu khá đau buồn về phá thai trong đó, nhiều thai nhi khuyết tật bị lựa ra để loại trừ. Đó là các thai nhi có hàm xẻ, chân dị dạng (club feet), và mắc hội chứng Down.

Đài BBC, trong tường trình ngày 4 tháng 7 về vấn đề này, có cho hay: các con số thống kê không dễ gì mà có. Năm 2003, Bộ Y Tế Anh quyết định không cho đăng tải tín liệu liên quan tới các vụ phá thai vào giai đoạn cuối sau khi có những chỉ trích rộng rãi đối với việc trục thai các thai nhi bị chứng hàm xẻ.


Sau đó, Liên Minh Phò Sự Sống, dựa vào đạo luật tự do thông tri, đã yêu cầu được cung cấp chi tiết liên quan tới các vụ phá thai loại này. Bộ Y Tế bác bỏ lời yêu cầu ấy, và chỉ nhượng bộ sau khi bị Tối Cao Pháp Việt buộc phải công bố. Các bảng trên trang mạng của Bộ Y Tế hiện nay từng liệt kê những trường hợp phá thai vì lý do khuyết tật di truyền cũng như vì người mẹ còn vị thành niên, nghĩa là 16 tuổi tại Anh và Wales.

Trong một thông cáo báo chí công bố ngày 4 tháng 7, Liên Minh Phò Sự Sống hoan nghinh việc công bố các tín liệu nói trên, sau điều được họ mô tả là một “cuộc đấu luật pháp kiểu Đavít và Gôliát”. Liên minh đưa ra lời yêu cầu trên hồi tháng 2 năm 2005.

Ann Furedi, tổng giám đốc Sở Cố Vấn Thai Nghén Anh, lại nghĩ khác.Vì tổ chức này vốn dĩ cung cấp việc phá thai. BBC tường trình rằng “Việc công bố các số thống kê sau một chiến dịch của những người vận động hành lang chuyên chống ngừa thai này cho thấy nhiều điều hơn là việc họ được biện minh”.

Kỳ thị người khuyết tật

Năm 2010, có tất cả 482 thai nhi mắc hội chứng Down đã bị trục thai. Mười em trong số ấy đã được hơn 24 tuần lễ. 181 em khác bị trục thai vì lịch sử gia đình từng mang các dị hình di truyền. Tổng cộng, trong năm 2010, có tất cả 2,290 vụ phá thai vì lý do khuyết tật hay vấn đề di truyền. Trong số đó, 147 vụ thực hiện sau khi thai nhi đã được 24 tuần lễ.

Trong một tuyên bố công cộng, Hội Bảo Vệ Trẻ Em Chưa Sinh bày tỏ sự lo ngại đối với các dữ kiện phá thai. Anthony Ozimic, quản trị viên về truyền thông của tổ chức này nhận định rằng: “Giữa các năm 2001 và 2010, con số phá thai vì lý do khuyết tật đã tăng 1/3, gấp 10 lần so với tỷ lệ phá thai nói chung. Rõ ràng việc luật lệ cho phép phá thai là một hệ thống kỳ thị chết người chống lại người khuyết tật”.

Lẽ dĩ nhiên, Anh và Wales không phải là những xứ duy nhất trong việc loại trừ có lựa chọn này. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 6,000 trẻ em mắc hội chứng Down sinh ra tại Hoa Kỳ. Con số này đã giảm hơn trước do việc sử dụng rộng rãi kỹ thuật kiểm tra tiền sinh (prenatal screening). Theo bản tường trình ngày 12 tháng 6 vừa qua của hãng Associated Press về chủ đề kiểm tra tiền sinh, việc giảm nói trên vào khoảng 11% giữa các năm 1989 và 2006, trong lúc người ta tưởng sẽ có gia tăng đáng kể.

Con số các vụ phá thai cho các thiếu nữ dưới tuổi ưng thuận tại Anh và Wales cũng rất đáng kể. Năm 2010, có 3,718 vụ phá thai cho các thiếu nữ dưới 16 tuổi. Phân tích thêm con số ấy, người ta thấy 2,676 vụ cho các em tuổi 14-15, 906 vụ cho các em tuổi 13-14, 134 vụ cho các em tuồi 12-13, và 2 vụ cho các em 12 tuổi và nhỏ hơn.

Trong các năm từ 2002 tới 2010, có tất cả 35,262 vụ phá thai cho các thiếu nữ dưới 16 tuổi. Tại Anh và Wales, các tư liệu mới nhất chưa hẳn là lý do duy nhất khiến người ta lo ngại về phá thai. Trong thập niên vừa qua, con số phá thai tăng 8%. Trong một thông cáo báo chí đề ngày 24 tháng 5, Bộ Y Tế Anh cho hay: tổng số các vụ phá thai trong năm 2010 là 189,574, tức 8% tăng hơn con số của năm 2000 (175,542).

Tỷ lệ phá thai cao nhất là 33 trên 1000 phụ nữ tuổi 19 và 20. Phụ nữ độc thân chiếm 81% tổng số phá thai. Xét chung, 91% các vụ phá thai lúc thai nhi dưới 13 tuần, 77% dưới 10 tuần. Các vụ phá thai bằng thuốc chiếm 43% tổng số, một gia tăng đáng kể so với 10 năm trước đây. Năm 2000, tỷ lệ ấy chỉ là 10%.

Michaela Aston, thuộc nhóm chiến dịch Sự Sống, cho hay bà quan tâm tới việc các phụ nữ có khuynh hướng vội vàng muốn phá thai ở ngay giai đoạn đầu. Tờ Telegraph ngày 24 tháng 5 tường trình rằng: “Cần dành thì giờ cho các phụ nữ suy nghĩ chín chắn mọi giải pháp, nhất là vì các dữ kiện từ các quốc gia khác vốn cho thấy ‘thời gian nguôi ngoai’ (cooling off) trước khi phá thai có tầm rất quan trọng trong việc làm giảm tỷ lệ phá thai, vì nhờ thế, các phụ nữ cũng như người phối ngẫu và gia đình họ có thì giờ xem sét các lựa chọn của mình”.

Lặp đi lặp lại


Phúc trình của Bộ Y Tế Anh cũng cho thấy con số các phụ nữ từng phá thai hơn một lần đã tăng lên. Năm 2010, 34% phụ nữ thuộc loại này, tăng 30% so với năm 2000. Các nguy hiểm của việc phá thai nhiều lần khi còn ít tuổi đã được một nghiên cứu gần đây nhấn mạnh. Cuộc nghiên cứu này thực hiện trên hơn 1 triệu vụ thai nghén tại Tô Cách Lan trong vòng 26 năm cho thấy: phụ nữ phá thai hơn một lần có nguy cơ nhiều hơn sẽ hạ sinh các trẻ em trước tháng và do đó chịu đủ thứ biến chứng.

Theo phúc trình về cuộc nghiên cứu này, được đăng trên nhật báo Times ở Luân Đôn ngày 5 tháng 7, các phụ nữ đã phá thai có 34% nguy cơ đẻ thiếu tháng hơn các phụ nữ có thai lần đầu. Tỷ lệ đó tăng lên 73% cao hơn các phụ có đứa con thứ hai, là những người có nguy cơ đẻ con thiếu tháng thấp hơn. Sohinee Bhattacharya, thuộc Đại Học Aberdeen, lãnh đạo cuộc nghiên cứu này, một cuộc nghiên cứu vẫn đang ở giai đoạn sơ khởi và chưa được công bố.

Mặt khác, tờ Times cũng cho hay: nguy cơ đẻ con thiếu tháng tăng lên đáng kể khi người đàn bà phá thai hai lần. Một trong năm phụ nữ phá thai 4 lần sẽ đẻ con trước khi nó được 37 tuần, so với chưa đầy 1 trong số 10 phụ nữ chỉ phá thai 1 lần.

Bhattacharya giải thích rằng nguy cơ đẻ con thiếu tháng vào khoảng 6% trong khi đối với các phụ nữ từng phá thai 1 lần, tỷ lệ ấy tăng tới 10%. Theo lời Josephine Quintavalle, thuộc Liên Minh Phò Sự Sống, nói với tờ Times, cho dù con số các phụ nữ bị ảnh hưởng như thế tương đối nhỏ, nhưng điều ấy cũng đủ chứng cớ cho thấy tác động của phá thai đối với sức khỏe. Bà nói: “Bất kể quan điểm của người ta ra sao về đạo đức học của việc phá thai, điều hiển nhiên là hiện nay việc báo động cho các phụ nữ biết các nguy cơ rất thực và có tính gia tăng về xẩy thai trong tương lai phải là một phần chủ yếu trong các thủ tục ưng thuận có hiểu biết”

Lương tâm luân lý

Ngày 26 tháng 2, Đức Bênêđíctô XVI đã nói chuyện với các thành viên của Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống, lúc ấy đang họp hội nghị hàng năm. Một trong các chủ đề được thảo luận là những chấn thương nơi các phụ nữ phá thai. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng các khốn khổ về tâm lý nơi các phụ nữ phá thai “cho thấy tiếng nói không thể nào dập tắt được của lương tâm luân lý và vết thương trầm trọng nhất nó phải chịu mỗi lần hành vi con người phản bội tiếng gọi bên trong hướng tới sự thiện của con người nhân bản mà lương tâm kia vốn là chứng tá”.

Ngài cũng chỉ trích những người cha đã để các phụ nữ mang thai hoàn toàn cô đơn. Ngài nhận định rằng chúng ta đang sống trong một tình huống văn hóa trong đó cảm thức về sự sống bị che mờ, làm người ta không còn nhận ra tính trầm trọng của việc phá thai. Thiển nghĩ không chứng cớ nào rõ hơn các tin tức trên đây từ Anh Quốc.

Theo Cha John Flynn, LC, Zenit 10 tháng 7.