Nát lòng: Mẹ dấm dúi đưa con đi phá thai

Tại cửa phòng tư vấn có một đôi nam nữ mặt búng ra sữa. Ngồi bên cạnh là bà mẹ khuôn mặt khô gầy, đôi mắt buồn trũng. Cô gái kê tờ giấy lên tường viết đơn xin phá thai. Sau phần tên: Lê Thu H., 18 tuổi, sinh viên, ở Hưng Yên. Đến phần lý do phá thai: chưa có gia đình. Thủ tục hành chính xong xuôi, H. ngồi chờ đến lượt tư vấn. Đôi trẻ vẫn ríu rít nói chuyện to nhỏ với nhau. Chỉ có bà mẹ chẳng nói chẳng rằng, ngồi suy tư.

8h, Trung tâm tư vấn sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình – Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã đông người đi lại, ngó nghiêng, hỏi han. Những khuôn mặt non choẹt thập thò ở cửa phòng Kế hoạch hóa chờ làm thủ tục nạo hút thai. Những cặp mắt rầu rĩ của các ông bố, bà mẹ bất đắc dĩ phải đưa con đi kế hoạch. Hòa cùng những người vào đây có rất nhiều đôi “vợ chồng” sinh viên hồn nhiên dắt nhau đi giải quyết.

Nhìn cảnh này mới thấy cảnh báo Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản là vấn đề nạo phá thai, tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam cao nhất Đông Nam Á, tuổi quan hệ tình dục lần đầu là 17,8 mà Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam vừa đưa ra đáng phải báo động.

Mỗi nhà một cảnh

Tại cửa phòng tư vấn có một đôi nam nữ mặt búng ra sữa. Ngồi bên cạnh là bà mẹ khuôn mặt khô gầy, đôi mắt buồn trũng. Cô gái kê tờ giấy lên tường viết đơn xin phá thai. Sau phần tên: Lê Thu H., 18 tuổi, sinh viên, ở Hưng Yên. Đến phần lý do phá thai: chưa có gia đình. Thủ tục hành chính xong xuôi, H. ngồi chờ đến lượt tư vấn. Đôi trẻ vẫn ríu rít nói chuyện to nhỏ với nhau. Chỉ có bà mẹ chẳng nói chẳng rằng, ngồi suy tư. Chốc chốc, cô gái lại quay sang nói gì với mẹ, bà chỉ gật đầu rồi im lặng. Bà bác sĩ ở phòng tư vấn đáng tuổi cha mẹ H ái ngại nhìn đôi bạn trẻ. Bà hỏi lý do có thai, đôi bạn trẻ cho biết có dùng thuốc tránh thai. Thế nhưng, khi hỏi cụ thể dùng thế nào thì cô gái không nói rõ được. Bà bác sĩ đã kết luận cô gái dùng thuốc tránh thai không đúng cách nên đã dính bầu. Dù biết khuyên là thừa nhưng bà bác sĩ vẫn khuyên để lại cái thai. Bác sĩ chưa dứt lời, cả hai đã năn nỉ được bỏ vì đang là sinh viên. “Cháu còn một năm nữa là ra trường nếu giờ sinh đẻ sẽ bỏ dở học”, H nói. “Cháu có thể bảo lưu kết quả năm sau học lại”, bà bác sĩ bày cách. Thế nhưng, H, bảo con cái vào rồi không thể học hành được nữa.

Ngồi ở phòng chờ, mẹ H thu mình một góc. Bà bảo, có cô còn gái cho học xa nhà. Mới vào học được thời gian ngắn đã dính vào yêu đương. Bố mẹ thì ở xa chẳng quản lý được. Chẳng biết yêu đương thế nào mà tháng rồi về đòi cưới. Nứt mắt ra cưới xin gì chứ. Học hành chưa tới đâu, sinh con rồi dang dở học hành. Thuyết phục mãi chúng mới chịu đi kế hoạch. “Bắt nó đi giải quyết cũng đau lòng lắm, nhưng chúng còn trẻ quá, tương lai chưa biết thế nào. Thôi thì đánh lòng”, mẹ H thở dài.

Xong ở phòng tư vấn, H. được bác sĩ cho ngậm thuốc chờ vài tiếng sẽ vào phòng thủ thuật để giải quyết. Do là con so nên thời gian ngậm thuốc của H. kéo dài. Bác sĩ dặn đầu giờ chiều quay lại để làm. Đôi vợ chồng sinh viên dắt nhau đi. Cô gái đi trước tay cầm đống giấy tờ. Chàng trai cắp túi học sinh theo sau bước ra cổng bệnh viện. Bà mẹ chỉ biết lủi thủi đi bên cạnh.

Cô gái mới 16 tuổi nhưng khá phổng phao có tên Nguyễn Thu M, ở huyện Thanh Oai, Hà Nội. Không may mắn có bạn trai đi cùng như cặp trước. Chỉ có M và mẹ với nhau . Cô gái tỏ ra lo lắng, chốc chốc lại hỏi mẹ để ghi vào thủ tục. Bà mẹ khuôn mặt nặng trịch, lời nói nhát gừng, ngắt quãng. Khi bác sĩ hỏi mẹ M kể rằng, công việc ở quê không cố định bố mẹ nay đây mai đó kiếm sống. M ở nhà thay bố mẹ lo lắng việc nhà. 16 tuổi nhưng M già dặn hơn tuổi rất nhiều. Mấy tháng đi làm xa về nhận thấy con giá có thay đổi về hình thể gặng hỏi mãi, mới vỡ lẽ cố con gái mình mấy tháng nay không thấy tháng. Mẹ M tá hỏa đưa M đi khám thì cái thai trong bụng đã 20 tuần. Thủ phạm là người M yêu, ở ngay xóm bên hơn M 4 tuổi, chưa công ăn việc làm ổn định. “Điều đau nhất là dù cố thuyết phục nhưng gia đình bên đó không chấp nhận cái thai trong bụng M. Điều đó có nghĩa là M phải bỏ, vì ở quê gái chưa chồng có con thì còn ai họ nhòm ngó nữa. Rồi lại khổ cả đời. Đường cùng, tôi đành phải đưa cháu ra Hà Nội để giải quyết…”, mẹ M quệt dòng nước mắt lăn dài trên đôi gò má xương xương của mình.

Dãy ghế bên ngoài phòng thủ thuật vẫn khá đông người ngồi chờ. Người có gia đình có nhưng số chưa có gia đình đi nạo cũng khá đông. Những ánh mắt e ngại nhìn các bạn trẻ qua lại. Nhiều đôi hình như lần đầu đến đây còn tỏ ra lo lắng nhưng cũng có đôi trên mặt chẳng có biểu lộ chút gì. Họ đi lại tự nhiên coi đây là chuyện bình thường.

Bà bác sĩ tên Thu Q. ngó ra phòng thủ thuật gọi tên bệnh nhân vào phòng giải quyết. Chờ mãi không thấy đến lượt mình, cô gái có tên ghi trên tờ khai là Bùi Thị M, sinh năm 1989, không đề nghề nghiệp len vào. Nhìn M thì đoán cô đang là sinh viên. Tóc cắt rất thời trang, nhuộm màu hạt dẻ, quần áo mặc đúng mốt của sinh viên: quần bò, áo sơ mi. Khuôn mặt trắng trẻo, xinh xắn. M lặng lẽ làm thủ tục và chờ đợi đến lượt mình, không có người thân nào đi cùng M, cũng chẳng hỏi han, nói chuyện với ai trong lúc chờ đợi. M đã thay váy, ngồi chờ sẵn. Bà bác sĩ làm xong cho vài ca mà M vẫn chưa thấy gọi cho mình khi đồng hồ đã chỉ 11h30 (hết giờ làm buổi sáng). M hỏi bác sĩ, bà nói: “Cháu phải đến chiều mới làm được”. M lại thắc mắc: “Cháu ngậm thuốc cùng các chị này mà các chị ấy đã làm xong rồi mà”. Bà bác sĩ vẫn bình tĩnh giải thích: “Các chị này là con dạ còn cháu là con so sao làm nhanh được. Phải chờ thêm nhé. Đầu giờ chiều sẽ làm”.

M lại quay vào và thay váy đi ra ngoài. Chừng gần 1 tiếng sau, cô quay lại vẫn thái độ im lặng tháo dép, lên giường nằm quay lưng vào trong chờ đến chiều. Mấy chị có gia đình đã giải quyết xong nhìn M ái ngại. Xinh xắn và trẻ thế đã vào đây sớm quá. Giờ bọn trẻ đi giải quyết nhiều quá. Bao nhiêu cách để bảo vệ mình mà không biết để đến nỗi phải vào đây.

Teen đã quan hệ: chuyện nhỏ

Khác hẳn với khuôn mặt của những phụ huynh khi đưa con đến đây, phần lớn các cô, cậu học sinh – sinh viên lại đến với tâm trạng rất thản nhiên, vô tư như không hề có chuyện gì xảy ra. Cô gái bước vào phòng tư vấn rồi qua phòng xét nghiệm mà không cần phải hỏi han nhiều. Qua hết các phòng làm thủ tục cần thiết, cô ngồi phịch xuống ghế cạnh bạn trai nói: “Đợi đến lượt rồi vào. Em ngậm thuốc rồi. Sao lần này phải làm thêm xét nghiệm này nhỉ?” Nói rồi cô đưa cho bạn trai xem xét nghiệm mà cô nói phải làm thêm. Liếc nhìn tờ khai của cô gái, tuổi đời còn rất trẻ sinh năm 1991, cũng là sinh viên. Bên trong phòng tư vấn, bác sĩ thở dài vì từ sáng tới giờ phải tư vấn cho quá nhiều cô gái chưa chồng. Giọng bà vừa an ủi, vừa trách móc.

Theo số liệu của Trung tâm Tư vấn sức khỏe và Kế hoạch hóa gia đình – Bệnh viện Phụ sản Trung ương (chỉ riêng một phòng khám trong viện) năm 2009 số ca phá thai tuổi vị thành niên chiếm 0,02%, lứa tuổi qua vị thành niên đến 24 chưa có gia đình là 19,48%.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hồng Minh, giám đốc Trung tâm Tư vấn sức khỏe và Kế hoạch hóa gia đình – Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết: trong số những ca đến nạo phá thai, đối tượng là học sinh, sinh viên chiếm tới 25%. Tất cả vào đây đều phải xuất trình chứng minh thư nhân dân nên không thể sai lệch thông tin. Ngày càng nhiều bạn trẻ chưa gia đình nhưng quan hệ tình dục trước hôn nhân dẫn đến có thai phải giải quyết. Nhiều cặp khi vào đây còn mặc nguyên quần áo đồng phục.

Một cô bé mới bước sang tuổi 15 nhưng dáng người khá phổng phao. Trên người còn mặc nguyên bộ đồng phục một trường cấp 3 bước vào phòng tư vấn với mong muốn giải quyết cái thai trong bụng. Không người đi cùng trong khi cái thai đã hơn 20 tuần. Bác sĩ gặng hỏi bố đứa bé cũng như cha mẹ có đi cùng không. Cô bé im lặng một hồi rồi cũng thú nhận cái thai là kết quả của tình yêu với anh bạn cùng trường. Bác sĩ yêu cầu có người đi cùng mới làm thì cô gái lại im lặng. Sau khi nghe các bác sĩ tư vấn về sức khỏe sinh sản, sự nguy hiểm khi mang thai và nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên cũng như việc nạo phá thai ở các cơ sở tư nhân, “người mẹ trẻ” đồng ý phá bỏ thai nhi bằng phương pháp đặt túi ối giả (sinh sớm). Sau thời gian được đặt túi ối, cô bé X được đưa lên bàn đẻ. Tại đây, cô bé trải qua những cơn đau đớn do co thắt tử cung – giống hệt những trường hợp sinh đẻ tự nhiên – để đẩy thai nhi ra ngoài. Thai nhi đã rõ hình hài, chết ngay khi chào đời. Hình hài bé bỏng ấy tức khắc được mang đi. Chỉ còn người mẹ 15 tuổi vừa qua cơn chuyển dạ chưa hết kinh hoàng vì những gì vừa diễn ra.

Cũng theo BS Hồng Minh: “Những người có gia đình nhỡ nhàng phải bỏ, còn đối tượng thanh niên chưa lập gia đình hiểu về phòng tránh thai rất ngây thơ. Người thì nói thực sự không biết cách phòng tránh thai khẩn cấp hay không dùng bao cao su thường xuyên, uống thuốc cũng không đúng quy định. Lại có người biết cách phòng nhưng lại hiểu không đúng như tính ngày không chuẩn. Thậm chí có người biết cách nhưng không thực hiện”.

“Chính vì sự hiểu biết nửa vời dẫn đến có thai và phải đi giải quyết. Có cả sinh viên Đại học Y không thực hiện an toàn phải đi phá thai khi thai đã 10 tuần. Không ít các đôi đưa nhau đi phá thai nhắc lại. Nhiều bạn gái còn lo lắng nhưng có những cháu đến giải quyết khuôn mặt rất bình thản coi đây là việc bình thường”, BS Hồng Minh nói.

BS Hồng Minh tỏ ra lo lắng, nạo phá thai đang trở thành quốc nạn khi mà số ca nạo hút hàng năm chưa giảm. Con số thống kê tại các viện chỉ là con số nhỏ bởi trên thực tế các cơ sở tư nhân không bao giờ công bố những con số thực về chuyện này. Độ tuổi nạo phá thai ngày càng trẻ. Nhiều người đang ngộ nhận việc này là kế hoạch hóa gia đình mà không biết hậu quả sau đó. Nạo hút thai có nhiều nguy hiểm như vô sinh, mất máu, viêm nhiễm đường sinh dục, dính tử cung, vô sinh thứ phát…

Mặc dù tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai ngày càng tăng nhưng vẫn còn thấp, đặc biệt là ở nhóm vị thành niên – thanh niên chưa lập gia đình. Với tỷ lệ nạo phá thai cao nhất ở Đông Nam Á 32,0% và là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trung bình mỗi phụ nữ Việt Nam nạo phá thai 2,5 lần trong đời. Trong khi đó, tuổi trung bình có quan hệ tình dục lần đầu đã hạ xuống 17,8 tuổi, sớm hơn so với thanh niên cùng lứa tuổi trong điều tra cách đây 5 năm là 19,6 tuổi. Ở Việt Nam mỗi tuần có 1 phụ nữ tử vong vì nạo phá thai không an toàn.


Niềm hy vọng về ơn cứu độ cho những trẻ chết mà chưa được rửa tội

HVĐHDC - Có lý do để tin rằng những trẻ sơ sinh chết mà chưa được rửa tội sẽ lên Trời...

Sau nhiều năm nghiên cứu, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế của Vatican nói rằng có lý do để tin rằng những trẻ sơ sinh chết mà chưa được rửa tội sẽ lên Trời.

Trong tài liệu phát hành ngày 20 tháng 4 năm 2007, Ủy Ban nói rằng quan niệm truyền thống về lâm bô – như là nơi trẻ chưa rửa tội sẽ ở đó đời đời nhưng không phải trong tình trạng hiệp thông với Thiên Chúa – dường như phản ánh “cái nhìn hạn chế về Ơn Cứu Độ”.

Thái Lan xử vụ giấu hơn 2.000 bào thai

Một tòa án ở Bangkok, Thái Lan hôm 27.1 tuyên án 20 năm tù giam đối với Suchart Phumee vì các tội danh tàng trữ trái phép xác chết và hỗ trợ phá thai trái phép, theo tờ Bangkok Post. Suchart là nhân viên nhà xác của ngôi chùa Wat Phai Ngern Chotanaram, nơi nhà chức trách phát hiện 2.002 bào thai hồi tháng 11.2010.

Trước đó, người này bị đề nghị 4 tháng tù cho mỗi bào thai, tương đương 667 năm. Tuy nhiên, theo luật Thái, hình phạt cao nhất cho các tội danh nói trên là 20 năm tù giam.


Theo điều tra, nhiều phụ nữ phá thai tại các cơ sở tư nhân trái phép và các phòng mạch này chuyển bào thai cho Suchart cất giấu chờ hỏa táng. Vụ việc gây chấn động cả nước vì phá thai bị cấm ở Thái, trừ các trường hợp đặc biệt. Theo các chuyên gia, mỗi năm có 400.000 phụ nữ Thái bỏ bào thai, 12-15% trong số này là trẻ vị thành niên.

Ngoài ra, cảnh sát còn khởi tố hai người khác, trong đó có 1 nữ y tá chuyên thực hiện nạo thai. Cả hai đều phủ nhận các cáo buộc và phiên tòa xử họ sẽ diễn ra vào tuần tới.

Minh Quang
(VP Bangkok)


Buổi nói chuyện: “Thai nhi - Quà tặng vô giá của Thiên Chúa”

Phải bảo vệ Sự Sống, vì mỗi sinh linh là độc bản duy nhất mà Chúa đã làm nên


Cha Lê Quang Uy, DCCT

“Sự sống con người là thánh thiêng và bất khả xâm phạm trong tất cả các khoảnh khắc của sự hiện hữu của nó, cả trong khoảnh khắc khởi đầu có trước sự sinh ra. Từ trong dạ mẹ, con người thuộc về Thiên Chúa là Đấng dò xét và thấu biết tất cả, là Đấng hình thành và tác tạo nó từ tay Ngài, đã nhìn thấy nó khi nó mới còn là một phôi nhỏ không có hình dạng xác định và đoán thấy nơi nó con người trưởng thành nó sẽ trở nên ngày mai, mà ngày giờ đã được đến và ơn gọi đã được ghi vào “sách sự sống” (Thông điệp Tin Mừng về Sự Sống – Evangelium Vitae của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, số 61)

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng...

9 lần liên tiếp, gã Jean Pierre Ley Marie, nông dân 44 tuổi, ở Saint-Bonnet-la-Rivìere, vùng Corrèze nước Pháp, đã đỡ đẻ cho vợ gã là Rolande. Sau khi cắt cuống rốn, cũng 9 lần liên tiếp, gã đã giết 9 đứa con của gã. 9 lần, tuần tự, có phương pháp, thản nhiên như không, gã đã khử 9 mạng người rồi chôn vùi các tử thi dưới nửa thước đất ngay đàng sau kho thóc nhà mình.

Ai lại không cảm thấy phẫn nộ, ghê tởm trước một hành động tàn nhẫn rùng rợn như thế? Tuy nhiên, nếu gã sát nhân miền Corrèze ấy là cư dân quốc tịch Mỹ, đã cẩn thận bóp cỏ chết 9 đứa con của gã trước khi cắt dây rốn của chúng, thì theo Tòa Thượng Thẩm Hoa-kỳ, công dân ấy đã làm một chuyện hoàn toàn hợp pháp, bởi vì họ cho rằng: Một đứa trẻ sơ sinh chỉ thật sự là người sau khi đã cắt... dây rốn!

Hiểm họa phá thai do quan hệ tình dục sớm

 Đất Việt - Có những trẻ mới 14 tuổi đã quan hệ tình dục. Tình trạng này khiến tỷ lệ mang thai vị thành niên mỗi ngày một tăng.

Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam là một trong ba nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2 - 1,6 triệu ca mỗi năm), trong đó 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên. Điều đó phản ánh thực tế là hiện nay nhiều bạn gái trẻ thiếu kiến thức cơ bản về tình dục, sức khỏe sinh sản... Trong khi đó, phá thai sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường về tâm lý cũng như thể chất.



Đua đòi, quan hệ sớm

Bác sĩ Võ Triệu Đạt, Bệnh viện Việt Pháp, cho biết tỷ lệ quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên (VTN) đang có khuynh hướng gia tăng 0,62% (trong số này, tỷ lệ ở trẻ nam là 0,5% và ở trẻ nữ là 0,12%). Đồng thời tuổi bắt đầu quan hệ tình dục của các em còn quá sớm (14 tuổi). Ở độ tuổi này, trẻ VTN vẫn chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện hành vi tình dục an toàn.

Dù thiếu kiến thức nhưng cha mẹ và người thân lại ít cung cấp thông tin cho các em. Kết quả là các em tự tìm hiểu, thu nhận kiến thức qua sách báo và bạn bè nên kiến thức không đầy đủ, thậm chí lệch lạc.

Việc quan hệ tình dục sớm và dễ thay đổi bạn tình ở trẻ VTN đã dẫn đến một số vấn đề trong xã hội hiện nay như tăng tỷ lệ mang thai ở trẻ VTN (62,6% ở nông thôn và 71% ở thành thị), tăng tỷ lệ phá thai ở VTN (10%), tăng nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục.

Hiểm họa khôn lường

Việc nạo phá thai thường không an toàn, nhất là phá thai tại các phòng khám tư nhân không đảm bảo kỹ thuật y tế dễ gặp phải tai biến như băng huyết, thủng tử cung, sót nhau, sót thai, nhiễm khuẩn và có thể bị tử vong. Đó là chưa kể đến những sang chấn về tâm lý khi các em còn quá trẻ.

Hơn nữa, với phụ nữ có tiền căn phá thai sẽ để lại những tai biến rất nguy hiểm, đặc biệt là phụ nữ tuổi VTN như: chảy máu, viêm nhiễm mạn tính ở tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng. Có trường hợp, hậu quả còn nghiêm trọng hơn là tắc ống dẫn trứng, dính tử cung khiến nhiều người mất đi thiên chức làm mẹ về sau.

Ngoài ra, người có tiền căn phá thai sau này khi sinh con dễ gặp tai biến như đẻ non, chết mẹ, chết con hoặc trẻ dễ bị dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng và chậm phát triển trí não. “Mà một nguyên nhân là do tình trạng nhiễm trùng sau phá thai làm gia tăng nhiễm trùng ối gấp bốn lần so với những sản phụ không phá thai”, bác sĩ Phan Nguyễn Hoàng Vân, Đại học Y dược TP HCM, cho biết.

Còn theo tiến sĩ Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP HCM, trẻ tuổi VNT khi mang thai còn có nguy cơ thiếu máu gấp hai lần so với thai phụ trưởng thành. Đặc biệt, ở thai phụ VTN, tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn gấp 6 lần so với người trưởng thành.

Theo tiến sĩ Võ Minh Tuấn, Bộ Môn Sản, ĐH Y Dược TP HCM, những phụ nữ bị bạo hành cũng có nguy cơ phá thai rất cao. Bạo hành gia đình là một yếu tố nguy cơ dẫn tới thai ngoài ý muốn ở phụ nữ dưới 25 tuổi, làm tăng nguy cơ thai ngoài ý muốn lên 4,85 lần. Nếu người phụ nữ chịu đồng thời 3 nhóm bạo hành: tinh thần, thể chất, tình dục thì nguy cơ này tăng gấp 8,92 lần.

Ngô Đồng



Những thiên thần bị chối từ



Hạt Cát Chuyên Đề - Nhiều nước trên thế giới đã đồng thuận thi hành luật phá thai từ nhiều thập niên qua, với lý luận giảm gánh nặng dân số và bảo đảm quyền tự do của con người.
Từ cuối thập niên năm 70, sau khi Trung Quốc áp dụng chính sách một con, dân số nước này đã giảm đáng kể, cùng với sự gia tăng nạn nạo phá thai có lựa chọn giới tính, và những phong trào phát động triệt sản, làm giảm phẩm giá con người.

Giáo Luật về vấn đề PHÁ THAI

Sự sống con người là một hồng ân cao quý mà Thiên Chúa ban tặng vì con người là một nhân vị được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, là một cái gì có tính cách linh thánh vì sự sống phát xuất từ Thiên Chúa và thuộc về Thiên Chúa. Sự sống con người cũng là một cái gì hết sức quý báu, vì nó nền tảng của mọi phúc lợi, là nguồn gốc và là điều kiện tất yếu cho mọi sinh hoạt con người và mọi cảm thông trong xã hội. Không có gì gần gũi con người hơn sự sống của chính mình, đụng đến sự sống là đụng đến chính con người. Tôn trọng sự sống là khởi nguồn của mọi tôn trọng các quyền căn bản của con người.

Vì thế, tội giết người là một tội rất nghiêm trọng, vì là tội ác chống Thiên Chúa, Đấng duy nhất có quyền sinh tử, và là tội ác chống tha nhân vì mình đã tước đoạt của họ một giá trị hết sức quý báu.

Thiên Chúa đã ra lệnh: “Ngươi không được giết người” (Xh 20,13; Đnl 5,17). Trong tất cả tội ác mà con người có thể thực hiện chống lại sự sống thì sự phá thai do cố ý là một tội ác đặc biệt nghiêm trọng. Đây chính là một loại giết người hết sức ghê tởm vì nạn nhân trong trường hợp này là một kẻ vô tội chưa đủ khả năng tự vệ.


1. Vấn đề phá thai

“Phá thai là lấy khỏi bụng mẹ một con người không thể sống được dựa vào một phương pháp nào đó của con người, hoặc bằng cách giết nó trước khi lấy ra khỏi bụng mẹ, hoặc bằng cách làm cho nó phải liều mạng khi sống ngoài bụng mẹ” KARL H. PESCHKE, Christian Ethics, vol. II: “Special Moral Theology”. Bản dịch tiếng Việt “Thần học luân lý chuyên biệt
, Tập Hai, Tủ sách chuyên đề, trang 285. Vấn đề đặc biệt được nêu ra là chính xác khi nào phôi thai là một con người đúng nghĩa? Từ xưa đến nay đã có hai lý thuyết khác nhau:

- Aristote và thánh Tôma Aquinô cho rằng linh hồn có lý trí chỉ được phú cho thân xác sau khi trứng thụ tinh ấy phát triển tới một mức nào đó. Còn trước đó, phôi thai chỉ có một sự sống thực vật và động vật.

- Các học giả gần đây cho rằng phôi thai đã có linh hồn ngay từ khi thụ thai.

Giáo Hội không đưa ra lời tuyên bố chính thức nào, tán thành hay phi bác một trong hai lý thuyết vừa kể. Tuy nhiên, vì cả hai ý kiến đều có khả năng đúng và vì đứng trước một vấn đề nghiêm trọng là sự sống con người, nên Giáo Hội chỉ còn cách là phải chọn theo hướng hành động nào an toàn hơn Trong trường hợp có sự hoài nghi thì phải theo ý kiến nào đảm bảo hơn, vì nó tránh được nguy hiểm lỗi luật mà phạm tội, theo nguyên tắc luân lý: “In dubio tutior pars est eligenda”. , đó là luôn luôn đối xử với một trứng thụ tinh và còn sống như một con người, với đầy đủ quyền lợi của một con người, bất kể nó đang ở trong giai đoạn phát triển nào.

“Cần phải tôn trọng sự sống con người ngay từ khi bắt đầu quá trình sinh sản. Từ khi trứng thụ tinh, đã có một sự sống mới bắt đầu, không phải của cha, cũng không phải của mẹ. Đúng hơn đó là sự sống của một con người mới sẽ được phát triển riêng. Sự sống ấy sẽ không bao giờ trở thành người được nếu đã không là người” BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Tuyên ngôn Về việc phá thai. III.12.


2. Tính luân lý của việc phá thai

2.1. Lý do biện minh

Có bốn lý do được đưa ra biện minh cho việc phá thai:

2.1.1. Lý do ưu sinh: Lý do ưu sinh đòi phải phá thai trong những trường hợp dự đoán khá chắc chắn trẻ sơ sinh sẽ bị những khuyết tật nghiêm trọng.

2.1.2. Lý do có tính đạo đức: Lý do có tính đạo đức như khi mang thai do bị cưỡng hiếp. Phá thai trong trường hợp này được biện minh là vì đứa trẻ sinh ra là một gánh nặng không chính đáng mà người mẹ phải chịu ngược với ý muốn của mình và vì thế khó lòng yêu thương nó.

2.1.3. Lý do có tính xã hội: Lý do có tính xã hội như khi đứa trẻ (được sinh ra thêm) là một gánh nặng quá lớn về mặt xã hội và đặc biệt về mặt kinh tế cho gia đình hay cho người mẹ.

2.1.4. Lý do có tính y học hay trị liệu: Lý do có tính y học hay trị liệu khi tính mạng của người mẹ bị nguy hiểm nghiêm trọng do việc mang thai.

2.2. Luân lý tính

Luân lý Công giáo tuyệt đối bác bỏ mọi hình thức phá thai vì những lý do ưu sinh, đạo đức và xã hội, coi đó chỉ là những hình thức giết hại trẻ vô tội.

Thần học luân lý công giáo ít ra nhìn nhận phá thai trị liệu cách gián tiếp trong những trường hợp có nguy hiểm trầm trọng tới tính mạng của người mẹ là hợp pháp. Gọi là phá thai gián tiếp khi ta chỉ cho phép phôi thai chết như một hậu quả đi kèm theo một điều ta trực tiếp nhắm tới, như làm chết phôi thai do cắt bỏ tử cung bị ung thư của một người mẹ đang mang thai Trong trường hợp này, ta áp dụng nguyên tắc song hiệu: một sự việc (ở đây là cuộc giải phẫu) có thể gây ra hai hiệu quả, một hiệu quả tốt (là điều duy nhất ta muốn nhắm tới) tức là sức khoẻ người mẹ, và một hiệu quả xấu, nhưng không thể nào tránh được dù ta không nhắm tới (phôi thai chết). Hai hiệu quả quan trọng (hai mạng sống) nhưng độc lập với nhau: người mẹ được cứu không phải do ta diệt phôi thai, nhưng do ta cắt bỏ tử cung bị ung thư..

Vấn đề phá thai trị liệu cách trực tiếp nghĩa là việc phá thai trực tiếp muốn như một phương tiện xấu (giết hại bào thai) để đạt được mục đích tốt (chữa bệnh cho người mẹ) thì không hợp với luân lý.


3. Giáo luật về vấn đề phá thai

Trực tiếp tiêu diệt sự sống một người vô tội bao giờ cũng là một hành vi xấu từ bản chất. Phá thai tự bản chất của nó là xấu, chứ không phải là xấu bởi vì Giáo Hội cấm đoán. Giáo Hội chỉ cấm phá thai bởi vì tự bản chất phá thai là xấu.

Công đồng Vativcan II đã khẳng định phá thai là tội ác ghê tởm chống lại sự sống: “Sự sống ngay từ lúc thụ thai đã phải được giữ gìn hết sức cẩn thận: phá thai và giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm” (GS 51).

Giáo huấn luân lý Kitô giáo luôn luôn coi phá thai là một trọng tội: “Ngay từ thế kỷ thứ nhất, Hội Thánh đã khẳng định mọi vụ phá thai đều là tội ác luân lý. Giáo huấn đó không thay đổi. Giáo huấn đó vẫn luôn luôn không thể thay đổi. Việc phá thai trực tiếp, nghĩa là, hoặc được muốn như mục đích hoặc được muốn như phương tiện, đều trái ngược một cách nghiêm trọng với luật luân lý” (GLHTCG. số 2271).

Theo Giáo luật hiện hành, Hội Thánh phạt vạ tuyệt thông cho những ai đã phá thai thành công: “Người nào thi hành việc phá thai và nếu việc phá thai có hiệu quả, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết” (Điều 1398).

1/ Tội phạm

Tội phá thai có hiệu quả. Nếu chỉ có ý mà không thi hành hoặc thực hiện mà không có kết quả thì chỉ mắc tội mà không mắc vạ.

Tội phạm cấu thành mỗi khi không những là một thai nhi bị loại ra khỏi tử cung, mà còn là một hành động được thực hiện trực tiếp nhằm giết một thai nhi còn sống – kể từ khi bắt đầu thụ thai – dù là ở trong dạ mẹ hay ở ngoài, bất kể dùng phương tiện nào, miễn là phát sinh hiệu quả.

2/ Hình phạt

Hình phạt đối với tội phá thai là bị vạ tuyệt thông tiền kết Giáo luật phân biệt hai loại hình phạt:

- Hình phạt tiền kết: khi luật hoặc mệnh lệnh ấn định rằng phạm nhân phải chịu hình phạt tức khắc do chính sự kiện phạm tội.
- Hình phạt hậu kết: phạm nhân chỉ chịu hình phạt sau khi vị thẩm phán hoặc Bề Trên tuyên bố thật sự..

Giáo sĩ vi phạm, ngoài vạ tuyệt thông, còn bị coi là bất hợp luật để chịu chức và để thi hành chức thánh đã lãnh nhận (Điều 1041, 40 và 1044 §1, 30).

Tu sĩ vi phạm, ngoài vạ tuyệt thông (và những bất hợp luật nếu là giáo sĩ), còn bị sa thải khỏi tu hội (Điều 695 §1).

Theo Điều 1331, những người bị vạ tuyệt thông bị cấm:

- Tham dự cuộc cử hành Hiến Tế Thánh Thể và bất cứ nghi lễ phụng vụ nào khác bằng bất cứ cách nào với tư cách là thừa tác viên;
- Cử hành các bí tích hay các á bí tích, và lãnh nhận các bí tích;
- Thi hành các giáo vụ, các thừa tác vụ hay bất cứ nhiệm vụ nào, hoặc thực hiện những hành vi lãnh đạo.

3/ Những ai bị phạt?

Những người bị phạt là người đi phá thai, những người thực hiện và những người đồng loã phạm tội (Điều 1329). Có sự đồng loã phạm tội khi nhiều người cộng tác với chủ ý chung là thực hiện cùng một hành vi tội phạm.

- Nguời đi phá thai.
- Y tá, bác sĩ thực hiện việc phá thai, hoặc dược sĩ bán thuốc phá thai.
- Những người đã xúi giục, khuyến khích việc phá thai.
- Cha mẹ, anh chị em, bè bạn đã tham gia tích cực vào công việc phá thai.

Nguyệt san Công Giáo và Dân tộc, số 1759, tuần lễ từ 28.5 đến 03.06.2010, trang 26, đã đưa tin như sau: “Một nữ tu ở Mỹ, dòng Thương xót đã bị vạ thuyệt thông và mất việc vì tham gia vào quyết định cho phá thai. Đức Giám Mục giáo phận Koenig bang Arizona nói rằng nữ tu này đã bị vạ tuyệt thông tức khắc theo giáo luật vì đã tham gia quyết định cho phá bào thai của một phụ nữ bị bệnh nặng tại nhà thương Thánh Giuse ở TP Koenig. Nữ tu cũng bị loại bỏ chức vụ phó giám đốc nhà thương. Vụ phá thai này xảy ra hồi năm ngoái”.

Có trường hợp người lỗi luật biết luật (vd. cha mẹ, anh chị em đồng loã trong việc phá thai…) nhưng không biết có hình phạt vạ tuyệt thông kèm theo (de ignorantia poenae) thì người lỗi luật đó cũng vẫn mắc vạ, vì đây là một vạ phạt thông thường mà người đó phải sử dụng những phương thế cần thiết để biết sự lỗi luật phải chịu một hình phạt tương xứng.

Vì thế, các linh mục có bổn phận phải loan báo Tin Mừng về sự sống và trình bày cho giáo dân hiểu rõ về tội phá thai và hình phạt tương xứng kèm theo.


4. Tha vạ tuyệt thông tiền kết tội phá thai

Vạ tuyệt thông là một hình phạt chủ yếu dùng để sửa dạy người phạm pháp.

4.1. Trong tình trạng nguy tử

Hình phạt không tự chấm dứt. Tuy nhiên, hình phạt cấm lãnh nhận các bí tích sẽ bị đình chỉ bao lâu phạm nhân còn trong tình trạng nguy tử (Điều 1352§1).

Cũng trong trường hợp nguy tử, bất cứ tư tế nào, cho dù không có năng quyền giải tội, cũng giải hết mọi vạ và mọi tội cách thành sự và hợp thức cho mọi hối nhân lâm cơn nguy tử. Mặc dầu có sự hiện diện của một tư tế được chuẩn nhận (Điều 976).

4.2. Cha giải tội tha ở toà trong

Trong trường hợp bình thường, “cha giải tội có thể tha ở toà trong, lúc ban bí tích, vạ tuyệt thông tiền kết hay vạ cấm chế tiền kết chưa được tuyên bố, nếu hối nhân cảm thấy khổ sở khi phải sống trong tình trạng tội trọng suốt thời gian cần thiết để Bề Trên có thẩm quyền định liệu” (Điều 1357 §1). Khi tha vạ, cha giải tội phải buộc hối nhân, nếu bất tuân, thì sẽ mắc vạ lại, trong vòng một tháng phải thượng cầu lên Bề Trên có thẩm quyền hay lên tư tế có năng quyền và phải tuân theo quyết định của ngài; trong khi chờ đợi, cha giải tội phải ra một việc đền tội cân xứng và phải buộc đương sự sửa chữa gương xấu cũng như đền bù thiệt hại trong mức độ cần thiết; cũng có thể nhờ cha giải tội thực hiện việc thượng cầu này, nhưng không nêu danh tính của hối nhân (Điều 1357 §2).

4.3. Đấng Bản quyền tha vạ tuyệt thông tiền kết

Khi nào phạm nhân thật lòng hối hận về tội phạm của mình và sẵn lòng sửa chữa các thiệt hại và gương xấu cách xứng hợp, hay ít là đã nghiêm chỉnh hứa làm điều ấy thì phải kể như người ấy hết ngoan cố (Điều 1347 §2) và sẽ được Bề Trên có thẩm quyền tha hình phạt (x. 1358 §1).

“Hình phạt tiền kết do luật thiết lập những chưa được tuyên bố, và nếu hình phạt ấy đã không được dành riêng cho Tông Toà, thì có thể được Đấng Bản Quyền tha cho những người thuộc quyền mình và những người đang ở trong địa hạt mình hay những người đã phạm tội tại đó; bất cứ Giám Mục nào cũng có quyền tha hình phạt ấy, nhưng chỉ trong khi ban bí tích Giải Tội” (Điều 1355 §2).

Trong Giáo phận Long Xuyên, Đức Giám Mục ban năng quyền cho các linh mục trong Giáo phận được tha vạ tuyệt thông tiền kết, trong khi ban bí tích Giải Tội, cho những ai thi hành việc phá thai và nếu việc phá thai có hiệu quả (Hướng Dẫn Mục Vụ và Năng Quyền, số 5.6, trang 22).

Khi linh mục, chiếu theo luật, giải vạ tuyệt thông tiền kết ở toà trong, lúc ban bí tích Giải Tội cho hối nhân đã chuẩn bị xứng đáng, thì không phải thay đổi mô thức giải tội, nhưng có ý tha vạ là đủ rồi. (x. Prot. số CD 1200/83, ngày 12/09/1983, bí tích Giải Tội, Phụ lục 1, số 1).

Lm. LG Huỳnh Phước Lâm


Tiếng còi lương tâm

HVĐHDC - Nếu phá thai là một trọng tội như cướp của, giết người, hãm hiếp trẻ em, thì trước tệ nạn lan tràn này, Giáo Hội đã bắt buộc phải lên tiếng. Không lên tiếng tức là... đồng lõa!

Mỗi khi đi xe ngoài đường mà nghe tiếng còi của cảnh sát giao thông, nghề được nhân dân thủ đô bình chọn là tham nhũng nhất ở Việt Nam (1), thì tôi đều giật bắn cả người vì rất có thể tôi bị thổi còi. Dù tôi vẫn đi xe đúng luật nhưng tôi mà không biết điều một tí với các quan giao thông thì không yên thân đâu.

Người mẹ xin chết để con được sống

(Dân trí) Chỉ khoảng một tháng nữa thôi, chị sẽ được làm mẹ. Nhưng ông trời thật trêu ngươi khi bắt chị phải lựa chọn “được con thì mất mẹ, được mẹ thì mất con”. Đã bao đêm hai vợ chồng chị chỉ biết ôm nhau mà khóc…

Trong cái rét cắt da, cắt thịt, anh đến tìm tôi trong một bộ áo quần mỏng manh. Khuôn mặt hốc hác, chân và tay tím tái cả lại, nhưng anh vẫn băn khoăn không biết mở lời với tôi thế nào. Thế rồi những giọt nước mắt lăn dài trên má, anh nức nở khóc, như một sự bất lực trước hoàn cảnh của chính mình.

Mỹ: Bác sĩ sát hại dã man 7 trẻ sơ sinh

Vietnamnet - Một bác sĩ ở Mỹ bị cáo buộc đã sát hại 7 trẻ sơ sinh một cách man rợ bằng cách dùng kéo cắt đứt dây cột sống ngay khi chúng vừa chào đời.

Bác sĩ Kermit Gosnell (69 tuổi) bị cáo buộc sát hại 7 trẻ sơ sinh bằng cách dùng kéo cắt đứt dây cột sống ngay khi chúng vừa chào đời trong năm 2010. Những vụ giết người man rợ này được ông Gosnell thực hiện tại 1 trung tâm y tế được ví là "Căn nhà của sự ghê tởm" ở Philadelphia, với sự hỗ trợ của 9 nhân viên khác. Trong số 9 nhân viên này có một học sinh trung học 15 tuổi là người gây mê.




Bác sĩ Kermit Gosnell bị cáo buộc sát hại 7 trẻ sơ sinh bằng cách dùng kéo cắt đứt dây cột sống ngay khi chúng vừa chào đời (Ảnh: AP)

Ông Kermit Gosnell bị buộc tội phá thai bất hợp pháp cho những người phụ nữ mang thai ở những tháng cuối của thai kỳ (tháng thứ 6, 7 và 8). Những trẻ sơ sinh này bị sát hại ngay sau khi chào đời. Ngoài ra, ông Gosnell còn bị buộc tội giết chết một em bé và một sản phụ 41 tuổi do gây tê quá liều.



Những chiếc túi và chai chứa bào thai bỏ đi được nhét trong tủ lạnh, nơi chứa đồ ăn trưa của các nhân viên (Ảnh: Grand Rury Report)



Những túi đựng bào thai được vứt bừa bãi trong tòa nhà (Ảnh: Grand Rury Report)

Song các nhà chức trách nghi ngờ rằng vị bác sĩ này có thể đã giết chết hàng trăm trẻ sơ sinh trong suốt 30 năm hành nghề của ông ta. Với việc thực hiện các ca phá thai chui, mỗi năm, ông Gosnell đã kiếm được 1,8 triệu USD.

Ông Kermit Gosnell thường tiến hành phá thai cho những người phụ nữ nghèo và những người nhập cư, những người không thể thực hiện một ca phá thai ở những bệnh viện hợp pháp.

Các nhân viên cảnh sát cho biết, trung tâm y tế của ông Gosnell là một một nơi "kinh tởm, bẩn thỉu và kinh hoàng", được ví như "Căn nhà của sự ghê tởm", với "những chiếc túi và chai cất giữ các bào thai bị phá bỏ nằm rải rác khắp tòa nhà". Một luật sư cho biết: "Một số còn được giữ trong tủ lạnh, nơi các nhân viên vẫn để bữa trưa của họ ở đó".

Vị luật sư này cho biết thêm: "Những khách hàng tới đây phá thai phải trả chi phí tùy thuộc vào tháng thai kỳ của họ. Những đứa trẻ vẫn còn sống sau khi chào đời sẽ được Gosnell và các nhân viên dùng kéo cắt đứt cột sống, khiến đứa trẻ chết nhanh hơn. Đây là một việc làm có thể coi là hành động giết người".

Cảnh sát đã phát hiện ra bí mật khủng khiếp trên sau khi có cáo buộc cho rằng các bác sĩ tại trung tâm này cung cấp cho bệnh nhân những loại thuốc bất hợp pháp. Tất cả những người có liên quan tới vụ án trên đã bị bắt giam.

Thu Minh
(Theo Daily Mail)


Thảm nạn phá thai - Khi nào thì kết thúc?

Hàng năm cứ vào ngày 22 tháng 1, từ khắp nơi trong nước Mỹ, từng đoàn người lũ lượt xuống đường tuần hành, hay tụ tập trước những tòa án, tòa thị chính, và nhất là trước pháp đình của Tối Cao Pháp Viện (TCPV) ở Washington DC, Hoa Kỳ, để phản kháng phán quyết cho phá thai tự do. Vào ngày này năm 1973, sáu trong số chín vị thẩm phán của TCPV đã biểu quyết và công bố phán quyết cực kỳ nghiêm trọng này. Phán quyết đã chạm đến quyền năng của Ðấng Tạo Hóa, cũng như đe dọa sự tồn vong của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

TP.HCM: tỷ lệ phá thai giảm

Năm 2010, TP.HCM có khoảng 89.000 ca phá thai, giảm hơn 10% so với năm 2009.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM, cho biết: Năm 2010, TP.HCM có khoảng 89.000 ca phá thai, giảm hơn 10% so với năm 2009 (hơn 100.000 ca), trong đó có hơn 2.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên, gần 1.000 ca bị tai biến, không có trường hợp nào tử vong.

Hàn Quốc: Nạo phá thai là bất hợp pháp

QĐND - Ủy ban nhân quyền quốc gia Hàn Quốc cho biết, trong năm tới ủy ban này sẽ soạn thảo nhiều dự án khác nhau liên quan đến vấn đề nạo phá thai, và việc này đang dấy lên nhiều tranh cãi. Theo pháp luật Hàn Quốc, nạo phá thai là phạm tội, trừ những trường hợp ngoại lệ. Bà mẹ và bác sĩ đều sẽ bị xử phạt. Phía chỉ trích cho rằng, quy định này là bất hợp lý về thực tế và gây ảnh hưởng đến việc phân biệt nữ giới. Cuộc đấu tranh về nạo phá thai là cuộc đấu tranh về nhân quyền của thai nhi. Nếu như cho phép nhiều ngoại lệ hơn, thì ngày càng có nhiều phụ nữ viện dẫn tất cả những lý do để nạo phá thai. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng đất nước khuyến khích nạo phá thai.


Vấn đề nạo phá thai đang dấy lên nhiều tranh cãi ở Hàn Quốc.

“Luật một con” ở Trung Quốc

Khi các viên chức thấy một phụ nữ Trung quốc (TQ) sinh con thứ hai, họ bắt thân nhân để buộc chị phải triệt sản.

Khi ăn trưa vào một ngày tháng 4/2010, chị Nguỵ Liêu Cẩm (Wei Laojin), 35 tuổi, đang nấu món thịt heo cho 2 con trai ở nhà tại miền Nam Trung quốc thì chị có điện của chồng gọi gấp. Anh chồng đã bị bắt. Cả chục viên chức TQ đã phá cửa và bắt anh ta đi. Chị Nguỵ hỏi: “Anh ấy làm sao vậy?”. “Không có gì. Nhưng anh ấy bị bỏ tù vì anh ấy có liên quan chúng ta”, chồng chị trả lời.

Chị Nguỵ bỏ thức ăn cháy trên bếp để nghe nói thêm. Chị cho biết: “Chồng tôi nói chung tôi đã phá luật khi có hai con. Chính quyền sẽ bỏ tù anh chồng cho đến khi chúng tôi bị phạt. Ngay khi tôi biết đó là kế hoạch hoá, tôi đã khóc và lắc đầu”. Các cán bộ kế hoạch hoá gia đình ở Phổ ninh (Puning), tỉnh Quảng đông (Guangdong), sẽ bắt phạt những người vi phạm luật một con ở TQ: Họ bắt các thành viên trong gia đình của phụ nữ phá luật kế hoạch để làm con tin. Mục đích là ép buộc phụ nữ đó phải triệt sản. Chị Nguỵ nói: “Các cán bộ nói chỉ có một cách để anh chồng được thả là tôi phải triệt sản”.

Khi chị Nguỵ hoảng sợ, cảnh tương tự lại diễn ra tại các gia đình khác ở Phổ Ninh, vùng có 2,2 triệu dân, cách Quảng Châu (Guangzhou) khoảng 6 giờ đi xe buýt. Đầu tháng 4/2010, phòng kế hoạch hoá gia đình đưa ra chiến dịch “Bàn Tay Sắt” (Iron Fist Campaign) nhắm vào 10.000 phụ nữ có 2 con trở lên.

Theo thông tin địa phương, có 600 cán bộ được phân công đến các gia đình trong 28 khu vực trong vùng Phổ Ninh để bắt giữ các thành viên gia đình của các phụ nữ phá luật một con. Họ bắt các thân nhân là ông bà, anh chị em, thiếu niên, thậm chí là con nít. Các thân nhân bị giam vô thời hạn đến khi nào các phụ nữ kia chịu đi triệt sản.

Chiến dịch này chưa từng có trong lịch sử TQ. Theo Hà Nha Phú (He Yafu), một cán bộ kế hoạch hoá gia đình độc lập hàng đầu của TQ, đã có những trường hợp các thân nhân bị cản trở, và việc ép triệt sản là sự lạm dụng kết hợp với luật một con từ năm 1978, nhưng đây là sự đàn áp khắc nghiệt trên diện rộng.

Chiến dịch này áp dụng hầu như bất ngờ đối với cư dân vùng Phổ Ninh. Việc kế hoạch hoá gia đình trong vùng này đã trở nên lỏng lẻo vì cư dân địa phương đã khổ sở với việc phát triển kinh tế nguy hiểm. Tỉnh Quảng Đông là vùng sản xuất thành công nhất ở lục địa TQ, với thu nhập bình quân đầu người là 5.965 USD – gần gấp đôi bình quân quốc gia. Kinh tế gia Dean Peng nói: “Dân miền Nam khác. Họ cảm thấy luật ở những nơi khác không áp dụng với họ. Có vẻ như nhiều người ở đây tin rằng họ có thể có đại gia đình mà không ảnh hưởng nghiêm trọng”.

Chị Nguỵ, một thợ may, biết rằng chị đã phá luật một con vì có 2 con trai. Đứa lớn 6 tuổi là Tiểu Kiệt (Xiaojie), đứa nhỏ 4 tuổi là Tiểu Minh (Xiaoming). Chiều theo ý thâm căn cố đế của TQ là thích con trai, đôi khi chính phủ cho phép các cặp vợ chồng có con thứ hai, nhưng với điều kiện con đầu là con gái. Coi như hình phạt, chính quyền không cho đăng ký con trai nhỏ khuyết tật, do đó cũng không cho anh gia nhập y tế và giáo dục cộng đồng. Gia đình còn phải nộp phạt 5.000 tệ (750 USD), chiếm 1/3 tổng thu nhập hằng năm (tiền phạt nặng nhất đối với người vi phạm luật hạn chế sinh sản là gấp 6 lần thu nhập hằng năm của vợ chồng). Chị Nguỵ biết sẽ có chuyện nếu sinh hai con, nhưng chị nói: “Con cái là hạnh phúc của dân ở đây. Gia đình càng đông càng vui. Đơn giản vậy thôi”.

Chính phủ TQ không đồng ý. Đất nước đông dân nhất thế giới này có 1,4 tỷ người (chiếm 1/5 dân số thế giới), nhà nước cho rằng việc hạn chế sinh sản là quan trọng để duy trì tài nguyên và phát triển kinh tế. Trong quá khứ, khi đa số dân chúng làm việc trong các nhà máy quốc doanh và nông trại, các cán bộ bắt buộc chỉ tiêu kế hoạch hoá gia đình với hiệu suất nghiêm ngặt. Phương pháp của họ là bắt phụ nữ phá thai dù thai kỳ đã 9 tháng, và giấu giếm trẻ sơ sinh rồi bỏ vô thùng rác. Các nữ công nhân phải chứng tỏ mình có kinh nguyệt bằng cách cho người giám sát thấy băng vệ sinh có máu hằng tháng. Nhưng khi TQ dần dần cấm các công ty quốc doanh để mở kinh doanh tư nhân, chính quyền phải dùng đến các biện pháp mạnh hơn để kiểm soát phụ nữ và ngăn chặn những trường hợp mang thai bất hợp pháp.

Hấp dẫn là các tiêu đề báo chí nói rằng chính phủ TQ đang “nới lỏng” luật kế hoạch hoá gia đình, cho phép có hai con đối với các gia đình ở thành phố như Thượng Hải và Bắc Kinh, vì các nơi này tỷ lệ sinh giảm nhiều. Nhưng chính quyền phủ nhận việc nới lỏng luật, và việc bắt người thân làm con tin đã xác nhận điều đó.

Chị Nguỵ yêu đất nước mình, nhưng chị nghĩ gia đình là ưu tiên. Thật vậy, chị muốn sinh con thứ ba: “Tôi muốn có thêm đứa con gái để hai con trai có em gái. Chúng tôi đang để dành tiền chuẩn bị cho con gái”. Sau cuộc gọi điện thoại của chồng, chị gởi hai con trai cho người hàng xóm và đi gặp anh chồng là Hồng Lý (Hong-Li), 51 tuổi, đang bị bắt. Chị Nguỵ nói: “Những người gác cho biết tình trạng tệ mức nào. Anh Hồng Lý ở trong một phòng nhỏ ẩm thấp mà chứa đến 100 người. Có một phòng chỉ có thể đứng, không mền, không thức ăn. Không thể nhìn anh chồng khổ như vậy”. Trách nhiệm gia đình theo truyền thống TQ là lý do chính quyền áp dụng chiến thuật bắt giữ người thân. Chị Nguỵ nói: “Như kiểu tống tiền vậy. Tôi biết anh chồng có thể bị mất việc nếu bị tù, anh còn có con cái nữa. Tôi không còn cách nào khác là làm theo ý chính quyền”.

Khắp vùng Phổ Ninh, khoảng giữa tháng 4/2010, báo chí cho biết có 1.377 người thân của các phụ nữ vi phạm luật một con đã bị bắt giữ. Nhiều người đã lớn tuổi là cha mẹ hưu trí. Trong khi đó các bác sĩ ở các bệnh viện nhà nước làm triệt sản mỗi ngày cho hằng trăm phụ nữ. Một bác sĩ tên Tăng (Zeng) nói với đài truyền hình Phổ Ninh: “Chúng tôi làm việc không ngừng từ 8 giờ sáng tới 4 giờ chiều để hoàn tất chỉ tiêu triệt sản”. Chị Nguỵ vừa khóc vừa đến bệnh viện triệt sản, chị thấy khẩu hiệu: “Hãy sinh ít con để cuộc sống hạnh phúc, gia đình hạnh phúc, và xã hội cân đối”. Chị nói với các cán bộ là sẽ phẫu thuật, nhưng chị hỏi họ có thể chờ đến khi chị có kinh nguyệt hay không. Để tránh các biến chứng, các bác sĩ nói triệt sản chỉ nên làm khi hết kinh nguyệt 3 ngày. Họ không chấp nhận. Chị Nguỵ nói: “Thậm chí họ còn không cho tôi đi tắm nữa. Tôi lên bàn mổ cùng với 3 phụ nữ khác”.

Nói chung, ngày nay cuộc sống gia đình của chị với chồng và 2 con trai đã trở lại bình thường. Anh chồng đã được tự do và vẫn có việc làm. Chị Nguỵ nói chị cảm thấy bị xúc phạm và vẫn đau lòng phát khóc. Chị nói: “Mọi người nói là mọi chuyện đã qua, cố quên đi, nhưng tôi phải nói ra vì nếu không nói thì ai biết chuyện gì đã xảy ra? Các cán bộ kế hoạch hoá gia đình đã bắt hằng trăm người và ép buộc các bà mẹ phải triệt sản, thậm chí không ai dám nói gì”.






TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Marie Claire)


Kinh Mai Khôi của một người bảo vệ sự sống

HVĐHDC - Xin trân trọng gửi đến quý độc giả một truyện ngắn. Mà hình như tác giả không muốn chỉ là một truyện ngắn, mà còn là một lay động nhắn nhủ hãy cùng Mẹ Maria Bảo Vệ Sự Sống...

Từ mười năm nay chú Năm vẫn hành nghề xe ôm tại khu vực có cái tên không chính thức là “phố Tây Balô” nhưng lại thông dụng nhiều hơn cái tên chính thức dài dòng khô khan mà ít ai chịu xướng lên làm chi cho mất công. Khách hàng của chú gồm đủ hạng người nhưng chú vẫn khoái Tây hơn vì họ hổng có kỳ kèo trả giá, hổng lấy lại tiền thối, dù chú hổng có thói quen tính hai giá như các... cơ quan Nhà Nước.


Chiều tới giờ chú vẫn bình tâm ngồi trên xe chờ ở đầu con hẻm nhỏ này. Chú từ chối hổng chở bất kỳ ai đi đâu dù có mấy người kêu chú rồi. Hổng phải là chú chảnh gì đâu nhưng vì cô Năm đã bao chú nguyên buổi. Cô Năm đây hổng phải vợ chú, cũng hổng có họ hàng xa gần gì với chú. Tuổi cổ chỉ đáng cháu ngoại của chú. Mà chú cũng hổng biết tên thiệt của cô. Nhưng người ta phải xưng hô với nhau với một cái tên nào đó chứ ha, hổng lẽ cứ gọi nhau ông ơi, bà ơi, chú ơi, cô ơi, ấy ơi trông trổng vậy sao ?

Sau một vài lần chở cô đi đây đi đó, chú hỏi:

- Cô thứ mấy ?

- Dạ con thứ năm.

- Tui gọi cô là cô Năm được không ?

- Dạ được.

Rồi cô hỏi lại chú:

- Còn bác thứ mấy ?

- Tui cũng thứ năm.

- Con gọi bác là bác Năm được hôn ?

- Cũng được. Có điều ở cái phố này ai cũng kêu tui là “chú Năm” hết trơn á.

Cả hai cùng phá lên cười.

- Cô Năm đi xe của chú Năm vui quá hé !

Chiều hôm trước cô Năm dặn chú Năm:

- Chiều mai con có việc quan trọng nên sẽ bao chú nguyên buổi. Chú đừng có chở ai đi đâu nghen.

Vì thế chiều đến giờ chú cứ ngồi trên xe chờ. Làm ăn ở cái phố này không nên tò mò nhiều chuyện. Chú chẳng cần biết khách hàng làm việc gì và phải chờ bao lâu. Bảo chờ là cứ ngồi chờ. Mà người ta cũng biết điều, ngồi chờ càng lâu thì tiền boa, bây giờ bọn trẻ hay gọi là tiền tip, càng sộp. Chú chờ mãi mà hổng thấy cô ra, mãi đến 4g30 chiều mới thấy bóng cô xuất hiện.

- Bữa nay chú Năm chở con đến bệnh viện Từ Dũ nghen...

Vừa đi chú Năm vừa thầm nghĩ: “Đi gần mà cũng đòi bao xe nguyên buổi. Con nhỏ này chơi sang quá ta...” Dường như cô Năm cũng đoán được ý nghĩ của chú Năm...

- Con nói cái này thiệt lòng, hổng hiểu sao đi với chú Năm, con thấy ổn trong lòng dữ lắm. Một hồi tới Từ Dũ, chú Năm cứ vô phía trong bệnh viện kiếm chỗ nào dễ dòm thấy, ngồi đợi con chút nghen.

Chú Năm rất quen thuộc khu vực này. Chú đã nhiều lần đưa vợ đến đây sanh con, đưa mấy đứa con gái đến đây sanh cháu, nhiều lần khác chú đưa mấy khách hàng đến đây làm cái gì đó mà cái nghề của chú hổng nên tọc mạch nhiều chuyện. Chú tìm một góc, trải cái áo mưa ra ngồi xuống, lấy ổ bánh mì ra gặm vì chú đã bắt đầu thấy đói bụng rồi. Thỉnh thoảng chú ngước mắt nhìn bảng chữ điện tử:

5:50 - Nguyễn Thị H. – Bình Dương – 33 tuổi – Trai - 3,2 Kg
5:10 - Trần Thị M. – Mỹ Tho – 28 tuổi – Gái – 2,6 Kg
5:14 - Lê Thị X. – TP. HCM – Trai – 3.0 Kg

Đó là những người sanh con bình thường. Tim chú lại nhói lên trước những hàng chữ chạy ồ ạt, dồn dập, liên tục...

5:10 – Nguyễn Thị T. – TP. HCM – 17 tuổi
5:10 – Lê Thị M. – An Giang – 18 tuổi
5:11 – Phạm Thị C. Vĩnh Long - 16 tuổi.

Ăn xong, chú vừa lấy tràng hột để bắt đầu đọc kinh Mai Khôi thì có ai từ đàng sau vỗ lên vai chú. Quay lại thì ra là cô Năm.

- Chú Năm nè, bác sĩ quen của con đang mắc một ca khác. Con phải chờ thêm một tiếng nữa.

Rồi cô reo lên:

- Hôm nay con mới biết chú Năm là người Công Giáo đó nghen. Chú đạo đức quá hé, ngồi không là lần hột y chang má con vậy đó.

Chú Năm cũng ngỡ ngàng theo:

- Hôm nay tui mới biết cô cũng là Đạo Chúa như tui !

- Dạ, nhà con đạo gốc chú ơi. Không tin chú cứ khảo kinh con đi. Kinh gì con cũng thuộc hết trơn á.

- Cô có thuộc Năm Sự Vui không ?

- Mèng ơi ! Cái đó dễ ợt !

Rồi cô đọc một dây dẻo quẹo, y chang giọng xướng kinh miệt dưới:

- Năm Sự Vui, thứ nhất thì ngắm, Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai, ta hãy xin cho được lòng khiêm nhường. Thứ hai thì ngắm, Đức Bà đi viếng…

Cô chưa nói xong thì chú Năm đã cắt ngang:

- Xin như vậy là xin chung chung trong Nhà Thờ hay trong gia đình. Nhưng khi cầu nguyện riêng thì mình có quyền cầu xin theo ý riêng của mình...

Cô bé tròn xoe đôi mắt:

- Trời trời, lần đầu tiên con nghe có người nói ngang như chú Năm đó nghen.

- Tui nó cô nghe, mình hổng phải là cái máy vô hồn. Ai đọc sao thì mình cứ vô tư đọc y chang như vậy. Mỗi người có những nhu cầu riêng thì phải thưa lên cho Đức Mẹ biết chớ bộ !

Cô bé trở nên đăm chiêu:

- Vậy chớ chú Năm ngắm Năm Sự Vui làm sao ?

- Tui ngắm vậy này: Năm Sự Vui thứ nhất thì ngắm Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai. Ta hãy xin cho được lòng... đón nhận Sự Sống.

Cô Năm phá lên cười sặc sụa:

- Thôi đi chú Năm ơi ! Chú tào lao quá à. Đọc tầm bậy tầm bạ ! Nói cho chú biết, ông nội con làm trùm ở một Họ Đạo to dữ lắm. Ổng mà nghe chú đọc vậy, có khi phang cho chú mấy gậy luôn. Rồi ông cha sở của con nữa, ổng mà nghe chú đọc như vậy dám rút phép thông công cho chú lè lưỡi luôn. Kinh chính thức của Giáo Hội mà chú dám tự ý sửa như vậy hả ?

Chú Năm phân bua:

- Hừ hừ, tui có dám sửa hồi nào đâu. Tui đọc kinh riêng thì cầu xin theo ý riêng chớ sao, có xúc phạm gì tới ai đâu mà rút phép thông công của tui. Cô hỏi thì tui mới nói chứ. Tui có rủ ai đọc như vậy bao giờ đâu ?

Cô Năm có vẻ thấu hiểu:

- Mà con hổng hiểu tại sao chú lại cầu nguyện như thế ?

- Vì tui chỉ muốn cầu nguyện thiệt với lòng của tui. Những gì tui bức xúc nhất thì tui muốn thưa lên với Đức Mẹ, vậy thôi !

- Ủa, chú hổng phải là đàn bà mang nặng đẻ đau nuôi con vất vả mà chú lại cầu cho được mở lòng đón nhận Sự Sống là sao ?

- Ừa, bị tui thấy điều này quan trọng hơn là cầu xin cho được lòng khiêm nhường. Suốt đời tui chỉ là một thằng nghèo rớt mồng tơi, hổng được đi học, ra đời hổng làm ông này ông kia gì, sống đầu đường xó chợ, bị mọi người coi thường quen rồi. Tui đã khiêm nhường tới đáy rồi. Có cầu xin cho được lòng khiêm nhường tới đâu đi nữa thì cũng vậy thôi. Nhưng chung quanh tui, hàng ngày tui phải chứng kiến, toàn là cảnh coi thường Sự Sống làm tui đau lòng quá, thì tui phải thưa lên với Đức Mẹ như vậy chớ sao !

- Ừa, mà kể ra chú Năm nói cũng có lý...

- Cô hổng thấy sao ? Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ chịu thai, Đức Mẹ có xin vâng tức là có bằng lòng đón nhận Sự Sống thì Thiên Chúa mới làm người được. Nếu Đức Mẹ lại khiêm nhường như tụi mình đề cao mà không dám nhận địa vị làm Mẹ Thiên Chúa thì tụi mình hổng có lễ Giáng Sinh mà ăn mừng hàng năm đâu nghen. Đón nhận Sự Sống còn vĩ đại gấp bội hơn là lòng khiêm nhường. Vì thế tui cầu xin cho tui biết đón nhận Sự Sống. Mỗi khi vợ tui mang thai, con gái, con dâu, cháu ngoại tui mang bầu, giữa trăm ngàn lo lắng, tui đều muốn thành kính đón nhận một Sự Sống mới như một món quà vô giá mà Thiên Chúa ban xuống cho gia đình tui...

Lần này thì cô Năm không còn cười nữa.

- Rồi, bây giờ chú Năm ngắm tiếp cho con nghe đi chú Năm... nghèo rớt mồng tơi !

- Thứ hai thì ngắm, Đức Bà đi viếng Bà Thánh Isave. Ta hãy xin cho được lòng nâng đỡ Sự Sống.

- Chú Năm giải thích thêm cho con đi.

- Cô Năm coi, hơi đâu bỗng dưng mà Đức Bà đi thăm bà Isave đâu. Bà Isave tuổi cao mà vẫn có thai và sinh con. Bây giờ người ta kêu là... bể kế hoạch đó. Đức Bà đến là để phụ giúp bà chị họ mình trong lúc khai hoa nở nhụy, mà đàn bà tuổi cao rất là lúng túng vất vả. Nếu trong ngắm này ta chỉ xin cho được lòng yêu người thì chưa làm nổi bật ý nghĩa chính yếu của việc đi thăm này là nâng đỡ Sự Sống.

Nâng đỡ Sự Sống bao gồm luôn lòng yêu người và vĩ đại hơn cả lòng yêu người. Ta có thể cho người nghèo một chút đồ ăn cũng là lòng yêu người. Nhưng nâng đỡ Sự Sống đòi hỏi hơn nhiều. Đức Bà đâu có gởi cho bà Isave mấy thùng mì tôm đâu dù đó đã là lòng yêu người rồi. Đức Bà đến ở chung với bà Isave mấy tháng để làm gì nếu hổng phải là để phụ giúp nấu ăn, giặt đồ, quét dọn, nói trắng ra là... đổ bô, đỡ đẻ, giặt một đống tã và bồng ẵm chú nhóc sơ sinh sau này sẽ là Gioan Tẩy Giả. Như vậy hổng phải là nâng đỡ Sự Sống thì là cái gì nữa ?

Mỗi khi con gái tui sanh con xong lại xin về nhà tui ở mấy tháng liền khiến bà xã tui, là má nó, vất vả đủ thứ chuyện nên tui cũng hình dung ra được cái cảnh Đức Bà nâng đỡ Sự Sống, chăm sóc trợ giúp bà Isave lo cho Sự Sống là sao...

Bây giờ thì cô Năm có vẻ thích thú với cái kiểu cầu nguyện lạ đời của chú Năm.

- Chú Năm ngắm tiếp cho con nghe nữa coi...

- Thứ Ba thì ngắm Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu trong hang đá...

Cô Năm bỗng dưng cắt lời chú Năm:

- Con biết chú sắp xin gì rồi.

Tới lượt chú Năm ngạc nhiên:

- Cô Năm giỏi quá ta !

- Có phải là mình xin được lòng chào mừng Sự Sống, phải hôn chú Năm ?

- Ái chà, đúng rồi đó, cô Năm thông minh thiệt nghen. Cô mà có cơ hội đi học thì không chừng cũng làm tới bác sĩ á...

Tới phiên cô Năm say sưa giải thích cho chú Năm.

- Dạ, con nói chú Năm coi phải hôn... Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu trong hang đá thì khó khăn hết mức rồi, đâu còn khó khăn thêm được. Bà con của con ở dưới quê đều nghèo mạt rệp, nhà tranh mái lá tơi tả thì cần gì phải cầu xin cho có lòng khó khăn nữa ?!? Mà nhà nào cũng sinh năm đẻ bẩy, leo nheo lóc nhóc. Đã nghèo rồi còn nghèo thêm. Con cái phải đi ở đợ hay phải trôi dạt lên thành phố làm đủ thứ nghề. Ngắm thứ ba Năm Sự Vui mà cầu xin cho được lòng chào mừng Sự Sống thì có lý hơn là được lòng khó khăn. Mỗi đứa nhỏ được chào đời trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng nên được chào mừng như các thiên thần, mục đồng, ba vua đã chào mừng Chúa Giêsu sinh ra trong máng cỏ bò lừa. Mỗi cuộc đời đều là một chuyện mầu nhiệm mà chỉ có mình Chúa biết rõ. Dĩ nhiên là con cầu nguyện riêng vậy thôi. Chứ mà con với chú dám đọc cho người ta nghe thì họ sẽ chửi chú chửi con te tua. Con với chú là dân cắc ké, có đâu mà dám bầy đặt chế ra thêm... Năm Sự Sống cho nó rắc rối cuộc đời !

Câu chuyện giữa hai chú cháu trở nên sôi nổi thân tình. Chú Năm cởi mở hơn:

- Nè, cô Năm biết hôn ? Mỗi khi đọc kinh Mai Khôi trong gia đình tui mấy đứa cháu tui cứ hỏi: Ngoại ơi, ngắm thứ tư: Đức Bà làm lạc Đức Chúa Giêsu trong Đền Thánh. Ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy nghĩa là làm sao ngoại ? Tui nói thiệt, có học hành gì đâu, chữ nghĩa không có bao nhiêu. Mà vâng lời chịu lụy là gì tui cũng chịu chết, đọc cả đời mà khi tụi nó hỏi tui mới giật mình, bản thân tui hổng hiểu vâng lời chịu lụy là sao ! Tui cứ giải thích bừa cho tụi nó vậy nè: Mỗi khi tụi bay đi học về, không chịu về nhà ngay mà ghé qua mấy tụ điểm chơi mấy cái trò chơi ghêm bậy bạ gì đó, rồi ba má tụi bây phải đi tìm, không thì tụi bây sẽ hư đi. Tụi nó lại hỏi: Cái đó hổng có ăn nhằm gì tới vâng lời chịu lụy hết trơn hết trọi ngoại ơi...

Tụi nó bé quá tui hổng muốn giải thích thêm cho nó rắc rối cuộc đời. Trong ngắm này tui cứ cầu xin cho có thêm nhiều bạn trẻ noi gương mấy cô mấy chú Nhóm Bảo Vệ Sự Sống đó, cô Năm biết hôn ? Họ thường la cà ở bệnh viện này nè, thêm mới nơi có phá thai khác nữa, khuyên nhủ mấy cô mang bầu tè le rồi, thôi, đừng có mà tính chuyện phá thai. Nói tóm lại, tui cầu xin cho ta được biết tranh đấu giành lại những Sự Sống, hổng để cho hư, cho mất đi vậy đó !

Trên đôi mắt tuyệt đẹp của cô Năm đã long lanh hai dòng nước mắt nhưng chú Năm không để ý, cứ say sưa nói tiếp:

- Ngắm thứ năm, mỗi khi lần hột riêng, câu này thì tui hổng dám chế thêm gì, tui cũng cầu xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn, y chang như khi lần hột chung. Tui theo đạo từ hồi nhỏ tới lớn. Hồi sau 75 lúc nào tui cũng ghi vô lý lịch mình là người Công Giáo hết trơn á, mà tui biết trước ghi vậy là dứt khoát hổng thể xin được việc làm. Đa số người Công Giáo khác cũng giống như tui thôi: giữ nghĩa cùng Chúa luôn đã trở thành bản tính, cái nết đánh chết hổng chừa.

Tui nghĩ rằng Đức Chúa Giêsu đi lạc trong Đền Thờ mà Đức Bà tìm thấy thì vui dữ lắm nghe. Vì có Chúa Giêsu thì cuộc đời Đức Bà mới có ý nghĩa và cuộc đời của mỗi đứa tụi mình mới có ý nghĩa. Nhưng Chúa Giêsu chỉ sinh ra có một lần thôi, chỉ sống một lần và chỉ chết một lần, ta đâu có thể thấy Chúa Giêsu như Người đã sống đâu. Nhưng mỗi khi có một đứa bé được sinh ra và được đón nhận, thì Chúa Giêsu cũng được sinh ra và đón nhận trong cuộc đời ta một cách huyền nhiệm như Đức Bà đã đón nhận Chúa Giêsu. Tụi mình luôn phải chấp nhận đứa nhóc đó như nó đã được Chúa dựng nên như vậy, có ưu có khuyết, có cái làm mình vui, có cái làm mình hổng vui. Đứa nhóc đó sẽ lớn lên, nghịch ngợm phá phách, tốn hổng biết bao tiền của công sức của mình. Rồi hổng chừng nó còn bệnh từa lưa, hoặc rủi bị xe tông chết mà chưa làm nên cơm cháo gì với đời...

Nhưng chính Chúa Giêsu đã sống cuộc đời của đứa nhỏ đó ở trong nó, và cái định mạng đời đời của nó hổng phải là những thứ phù phiếm tụi mình có thể thấy được trong cõi đời này đâu nghen cô Năm, nhưng chính là tui với cô Năm, và mọi người sẽ được sống cùng với Chúa Giêsu trong ngôi nhà vĩnh cửu của Thiên Chúa, Cha của Chúa Giêsu. Bởi vậy, trong ngắm thứ 5 Mùa Vui tui còn cầu xin cho được lòng bảo vệ Sự Sống cho tới cùng nghen cô Năm.

Nghe tới đây, cô Năm bỗng đứng dậy.

- Muộn rồi chú Năm ơi. Con phải vào bên trong chút xíu. Chú cứ đợi con ở đây nghen !

Bây giờ thì chú Năm có thể ngồi yên lần hột một mình mà không có ai quấy rầy nữa. Chú cầu nguyện thiệt sốt sắng mà đôi mắt chú cứ dán miết lên cái bảng tin điện tử của bệnh viện...

NGUYỄN TRUNG, Sàigòn, 11.1.2011


Tâm sự về Mái ấm Từ Phong, Bắc Ninh

TTCG - Hội dòng chúng con được toạ lạc tại: Xuân Hoà, Đại Xuân, Quế Võ, Bắc Ninh, dưới sự dẫn dắt của Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, cho nên chúng con được gợi hứng bởi khẩu hiệu giám mục của ngài: “Tình Thương và Sự Sống”.

Vâng, “Tình Thương và Sự Sống” đã thúc bách chúng con: hãy yêu thương và cứu vớt các thai nhi vô tội. Với động lực trên, năm 2009, được phép của Đức Cha giáo phận và Cha Giám đốc Trung tâm Thánh Mẫu Từ Phong Đaminh Nguyễn Văn Kinh, các ngài đã cho phép chúng con mở một “mái ấm tình thương” ở tại Trung tâm Thánh Mẫu Từ Phong, làm nơi tiếp nhận những chị em mang thai ngoài ý muốn có nơi để dưỡng thai và sinh.


Để có được những chị em đến với Mái ấm, chúng con phải liên hệ với các cha sở, các trung tâm y tế quen biết, nếu có chị em nào có ý định phá thai xin giới thiệu cho chúng con, hoặc chính chúng con khi biết sẽ đến tận nơi đón các chị em về.

Những ngày đầu khi tiếp nhận các chị em chúng con cũng gặp rất nhiều khó khăn. Khi thì người thân của các chị em gây phiền toái vì đã cho các chị em trú ngụ ở đây.

Sau 2 năm hoạt động, đến nay Mái ấm Tình thương đã tiếp nhận 15 chị em. Và đã có 6 bé thơ ra đời khoẻ mạnh và an lành. Hiện tại Mái Ấm đang có 4 chị đã sinh, và 4 chị đang mang thai những tháng cuối.

Có những chị em trước khi sinh con không có ý định nuôi con vì nhiều lý do tế nhị khác nhau; nhưng sau khi sinh, không những muốn tiếp tục nuôi con mà người chồng tương lai của chị còn đón nhận luôn cả mẹ cả con về chăm sóc. Anh tâm sự: “Bởi thấy tấm lòng can đảm của cô ấy đã giữ lại mạng sống vô tội mà lẽ ra đến nay bé không còn nữa!”

Còn chính bản thân các chị em tâm sự: “Lúc ban đầu khi đến với Mái Ấm, con không muốn giữ cái thai này lại, vì sợ đủ thứ tai tiếng và nhọc nhằn sau khi sinh con. Nhưng đến đây thấy các sơ là những người dưng nước lã, mà lại tha thiết mong muốn con giữ lại con mình. Vậy thì làm sao con có thể dứt ruột để giết con mình được”. Đến nay, chị đã sinh con và chị tuyên bố: “không ai có thể tách rời mẹ con chúng con được”. Khi nghe những lời tâm sự của chị em, chúng con rất cảm động và thấy vui, vì chị đã kịp can đảm vượt dám vượt qua mọi áp lực của làng xóm láng giềng, với ước mong duy nhhất là tình mẫu tử suốt đời gắn bó bên nhau.

Mái ấm đã nhận Thánh Martino De Porres làm Bổn mạng và ngày 3-11-2010, Cha Đaminh Nguyễn Văn Kinh, Giám đốc Trung tâm cùng với 4 cha Dòng Đaminh đã dâng Thánh lễ tại Trung tâm để cầu nguyện cho các chị em cơ nhỡ và các sơ Đa Minh đang phục vụ tại Mái Ấm. Bài giảng trong Thánh lễ kính Thánh Martino, Cha Đaminh đã chia sẻ về tiểu sử Thánh Martino với biệt hiệu “Martino Bác Ái” - Bạn thân của người nghèo khổ và của loài vật vô tri đã đánh động tâm hồn các chị em và là động lực để chị em can đảm, sống bình an hơn. Tâm hồn bình an của chị em đã sinh ra một em bé gái ngay sau khi mừng lễ Bổn mạng Martino. Bé gái này lẽ ra người mẹ và gia đình đã có ý định bỏ từ lâu, và ngay cả đến ngày sinh vẫn còn nuôi ý định đó với những lời trách móc khó nghe đối với các sơ phục vụ. Nhưng có lẽ Thánh Martino đã can thiệp để giờ đây bé gái được lớn khoẻ cùng với người mẹ ruột đang chăm sóc cho bé tại mái ấm này; tương lai của người mẹ rồi sẽ ra sao, không ai biết trước, nhưng chắc chắn món quà quý báu là đứa con dễ thương ngày một khôn lớn sẽ xoá tan mọi nghi kỵ đớn đau mà tới đây khi trở về gia đình người mẹ sẽ phải đối diện. Xin cầu chúc các chị em đã lỡ mang thai, hãy can đảm và quyết tâm bảo vệ sự sống cho chính đứa con của mình.

Vậy kính mong quý ông bà và tất cả mọi người cùng cầu nguyện và chung tay tiếp sức với chúng con, để cứu vớt các sinh linh vô tội về cho Chúa.
---------------------------------------------

Địa Chỉ:



Nhà Tình Thương Martino Từ Phong
Trung Tâm Thánh Mẫu Từ Phong


xã Cách Bi, huyện Quế Võ
tỉnh Bắc Ninh – Việt Nam
Email: nttmartino@yahoo.com hoặc tvxuanhoa@yahoo.com

Nt. Emanuel Vũ Thị Hiên



Bảo vệ sự sống - cần nhiều tấm lòng

cuucshuehn.net - Phá thai là một tội ác xúc phạm và chống lại sự sống con người, thường xảy ra trong một xã hội mà đạo đức bị đè bẹp bởi lối sống thực dụng. Trước những tiếng kêu cứu thấu trời của các bào thai vô tội bị tước đoạt mạng sống, chúng ta phải làm gì đây?

Trước khi bắt đầu, xin quý vị đọc qua bài thơ và nghe bài hát sau đây:


Những người bảo vệ sự sống ở Việt Nam

RFA - Thái Lan là đất nước có 95% dân số theo đạo Phật, có luật cấm phá thai áp dụng năm chục năm nay.


Một địa điểm khám thai ở TPHCM



Hôm trung tuần tháng Mười Một 2010, dư luận xứ này bổng xôn xao trước sự kiện hai nghìn lẻ hai xác thai nhi được phát hiện trong nhà xác nằm đằng sau ngôi chùa Silver Bamboo ở thủ đô Bangkok. Cảnh sát Thái tin rằng những thi thể nhỏ bé không toàn vẹn ấy được trục ra từ những vụ phá thai bất hợp pháp. Các vị sư trong đạo viện Silver Bamboo đã tổ chức lễ cầu siêu trọng thể cho hai nghìn lẻ hai thai nhi xấu số đó. Ba kẻ tình nghi bị bắt giữ, báo chí bản xứ đưa tin có hàng nghìn bệnh xá trên tòan quốc Thái Lan thực hiện những vụ nạo thai phá thai lén lút như vậy. Bộ Y Tế Thái cũng không nắm được chính xác bao nhiêu bào thai bị phá mỗi năm. Chính phủ Thái ban hành luật cấm phá thai vì cho rằng đó là tội sát nhân, ngọai trừ những trường hợp cấn thai sau khi bị cưỡng hiếp, bào thai đe dọa tính mạng thai phụ, bào thai dị dạng từ trong bụng mẹ. Trong lúc dân chúng lên tiếng yêu cầu sửa đổi luật cấm phá thai thì thủ tướng Abhisit Vejajiva, được sự ủng hộ hoàn toàn của giáo hội Phật giáo Thái, tuyên bố luật này không sai và không cần phải tu chính. Điều này cho thấy Pro-life: chống phá thai, Pro-choice: ủng hộ phá thai, là hai mặt của một vấn đề không thể tìm được sự đồng thuận từ khởi thủy cho đến khi nhân lọai bước vào thập niên thứ nhì của thiên niên kỷ XXI này. Thật vậy, chống hoặc ủng hộ phá thai, từ khái niệm đến hành động hay chính sách, vẫn là đề tài gây tranh cãi không dứt giữa phe theo và phe phản đối. Dù chống hay không chống, hai phía đều có những lý lẽ rất thuyết phục trong quan điểm hay lập trường của mình.

Đôi bạn trẻ tâm sự
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi chỉ xin được trình bày vấn đề phá thai qua hai khía cạnh chống hay không chống mà có liên quan đến người Việt. Đề tài thứ nhất trong lọat bài hôm nay: những người chống phá thai, còn được gọi là những người đi bảo vệ sự sống, ở Việt Nam. Pro-Life: sự sống là vô giá Họ là những người hàng ngày đi nhặt nhạnh xác hài nhi bị phá để mang về chôn cất. Hơn thế nữa, họ làm tất cả để giúp mẹ đừng phá, họ muốn bảo vệ sự sống cho thai nhi từ trong bụng mẹ:
Tôi là Giuse Lê Quang Uy, linh mục Giòng Chúa Cứu Thế. Công việc gọi là bảo vệ sự sống phát xuất từ một suy nghĩ của bề trên chúng tôi cách đây khoảng mười năm, khi biết được trên toàn thế giới có phong trào pro-life, chúng tôi gọi là phong trào bảo vệ sự sống. Và công việc của chúng tôi bắt đầu mười năm qua.

Đầu tiên khi các cha giòng Chúa Cứu Thế ngồi tòa giải tội thì rất nhiều chị em phụ nữ đến xưng tội phá thai. Chúng tôi hỏi tại sao biết tội mà vẫn cứ phá thì họ nói họ không còn con đường nào khác. Nhiều khi cái yếu tố cuối cùng và quan trọng là cần một nơi để nương thân , tránh dư luận xã hội, giữ lại em bé trong bào thai cho đến khi mẹ tròn con vuông, thì họ cũng không biết tìm ở đâu ra một nơi chốn như thế. Nên đường cùng họ đi phá thai.

Thế là bề trên lúc bấy giờ của linh mục Lê Quang Uy, hiện là giám tỉnh Tinh giòng Chúa Cứu Thế, bày tỏ ý muốn về một nơi chốn giúp đỡ những thai phụ không nơi nương tựa:

Một ngôi nhà cho họ được nương náu được chăm sóc đến lúc mẹ tròn con vuông rồi giúp họ nuôi con. Đó là ý tưởng đầu tiên hình thành của công việc bảo vệ sự sống.

Đầu tiên chúng tôi có mái ấm Gêrađô, cho tới hôm nay đã họat động được tám năm, có thể đã ba bốn trăm cháu bé được sinh ra ở đó.

Sau mái ấm Gerađô, nhóm bảo vệ sự sống đầu tiên hình thành gồm các anh chị em giáo dân, được tập huấn về tâm lý cũng như đức tin để có thể nói chuyện và giúp đỡ những người có ý muốn phá thai, đưa họ về mái ấm chờ ngày sinh nở. Đó là bước thứ hai.
Bước thứ ba, linh mục Lê Quang Uy kể tiếp
Những người đã trót phá thai rồi thì những bào thai đó chúng tôi xin từ các bệnh viện, đem về rồi lo hậu sự . Mỗi ngày ít thì cũng một trăm năm mươi cháu, có những ngày cao điểm thì năm trăm cháu, thu nhặt từ các bệnh viện các phòng khám tư nhân. Đến khuya thì chúng tôi có một điểm thiêu xác các cháu ở ngọai thành, tang tro cốt các cháu vào trong những viên gạch. Tương lai với những viên gạch đó chúng tôi sẽ xây một cái lăng gọi tên là Lăng Anh Hài.

Bước thứ tư của công tác bảo vệ sự sống là giáo dục, truyền thông, rồi hướng dẫn các bạn trẻ, các sinh viên, các công nhân xa nhà, mời họ đến những khóa học hoặc những buổi thuyết trình: Chúng tôi in những tờ bướm, làm các CD về chuyện bảo vệ sự sống, để phân phát và nói chuyện ở khắp mọi nơi, hướng dẫn người ta đừng phá thai . Các đôi vợ chồng cần sự ổn định trong gia đình thì chúng tôi hướng dẫn cho họ phương pháp tự quan sát, Auto Observation, ngừa thai tự nhiên, không dùng các phương pháp nhân tạo phạm vào luật sự sống của Hội Thánh. Đó là họat động thứ tư, truyền thông, hướng dẫn bảo vệ sự sống.
Mục vụ hậu phá thai Với thời gian, một nhu cầu bức thiết nảy sinh, là lúc bước thứ năm tức mục vụ hậu phá thai ra đời:

Ở phòng Siêu Âm trong bệnh viện.
Có những người đã lỡ phá thai rồi mà còn mang nỗi niềm ân hận giày vò. Có những bà cụ già tám mươi tuổi, từng phá thai ba bốn mươi năm về trước bây giờ vẫn cứ ray rứt. Không để họ cứ mang gánh nặng mãi trong tâm hồn, chúng tôi đã nâng đỡ họ.

Nếu là người Công giáo thì thứ nhất họ cần giao hòa với Thiên Chúa trong bí tích hòa giải. Sau đó là bước mà cả những người không Công giáo cũng có thể làm được, là giao hòa với chính đứa con mình đã từ chối đã lọai bỏ nó. Động tác quan trọng là nhìn nhận lại đứa con của mình, đặt tên thánh cho nó. Nếu là người Phật giáo thì cho cháu một pháp danh, gọi tên nói chuyện với cháu trong sự cầu nguyện.

Thật ra các cháu vô tội, chúng đã được đón nhận về với Thượng Đế với Thiên Chúa rồi, nhưng thú thật vẫn có cái nỗi buồn. Thực tế nhiều cháu nó vẫn quanh quất thế nào đó, nó về với cha mẹ. Nhiều người đến với chúng tôi họ tâm sự rất tội nghiệp. Không phải chuyện mê tín dị đoan, không phải hồn ma bong quế, mà đây là một nhu cầu tâm linh thật sự. Chúng tôi thực hiện mục vụ hậu phá thai để nâng đỡ họ, giúp cho họ giao hòa lại với đứa con của họ. Từ nỗi niềm đó họ tìm lại được niềm vui. Chúng tôi khuyến khích họ không dừng lại ở cái thương đau giày vò ấy mãi mà hãy trở thành người chiến sĩ đi bảo vệ sự sống.

Chính những người ấy, linh mục Lê Quang Uy khẳng định, bây giờ trở thành tích cực trong công việc đi bảo vệ sự sống, đi thuyết phục những người khác từ bỏ ý định phá thai. Đó là bước họat động thứ sáu của công tác bảo vệ sự sống.

Đúng là một vấn đề hết sức tế nhị trong một đất nước chủ trương kế họach hóa dân số. Thiết nghĩ việc chúng tôi làm mang tính nhân đạo. Không lý lẽ nào có thể biện hộ cho việc phá thai dù là đứa bé đến trong hoàn cảnh kinh tế không cho phép, đến ngoài ý muốn do sự quan hệ tình dục ngoài hôn nhân hoặc do bị cưỡng hiếp hoặc bị lừa gạt tình cảm cái này cái kia. Chúng tôi quan niệm sự sống là vô giá, con người chỉ có thể cộng tác để sinh ra một em bé chứ không thể tạo ra em bé giống như một nhà máy sản xuất hàng loạt những em bé.
Trên quan điểm đức tin Công giáo, linh mục Lê Quang Uy khẳng định con người không có quyền hủy diệt mầm sống, không có quyền cho sống hay bắt chết một em bé:
Mà phải làm cho sự sống đó được thăng tiến, thăng hoa, phát triển và nẩy nở thành một con ngừơi đúng đắn. Cho nên chúng tôi nỗ lực hết sức và chúng tôi nghĩ đây là một chủ trương nhân đạo mang tính từ thiện xã hội rất cao.

Nhân đây cũng chia xẻ để thấy cái công rất lớn của anh chị em giáo dân của các cộng tác viên. Khởi xướng, huấn luyện và hướng dẫn là do các tu sĩ nam nữ, nhưng cả mạng lưới các anh chi em ở dưới là những tay phải tay trái, là chân chạy , là những người tiếp cận sát nhất gần nhất hiệu quả nhất đối với những người sắp sửa phá thai. Tính đến lúc này bốn mươi nghĩa trang đồng nhi, nơi an nghĩ của những bào thai không được chào đời, đã thành hình nhiều nơi trong nước.
Âm thanh quí vị nghe từ đầu bài đến giờ là nhạc phẩm Tiếng Vọng, đã đọat hạng nhất Giải Sáng Tác Mới 2010 do trung tâm ca nhạc Asia Entertainment và đài tryền hình SBTN tổ chức ngày 18 tháng Mười Hai vừa qua ở California. Người trình bày nhạc phẩm Tiếng Vọng là ca sĩ Lê Anh Quân. Tác giả, bạn trẻ Trần Thái Sơn, hai mươi tuổi, qua Hoa Kỳ được hơn ba năm, định cư tại tiểu bang Maryland:
Trước khi sáng tác nhạc phẩm Tiếng Vọng em đã tình cờ thấy được hình ảnh đau thương của những trẻ bị phá thai, tự nhiên em cảm nhận tình thương của cha mẹ sinh ra em. Em cảm thấy rất tội nghiệp cho những đứa trẻ không có cơ hội làm người trên đời này. Em bắt đầu đặt mình vào tâm trạng của những trẻ bị phá thai, những người con bị bỏ rơi. Em nghĩ cha mẹ khó khăn mới có em, em muốn viết lên nỗi lòng của những đứa trẻ không có cơ hội nói lên. Tại vì em là người có đạo, em muốn xin là hãy cho những đứa trẻ có cuộc sống tốt trong thế giới này, xin cho chúng được thấy ánh sáng mặt trời. Xin dùng tình thương để nuôi dạy chúng.
Nhạc sĩ Trúc Hồ, một trong năm giám khảo đã chấm cho tác phẩm Tiếng Vọng về nhất, giải thích:
Sỡ dĩ cá nhân Hồ chấm bài Tiếng Vọng của em Thái Sơn là bởi vì viết một bài tình ca thì tương đối dể hơn là viết thể lọai nhạc như thế này. Đây là một bài nhạc xuất sắc, có cái độ khó, có sự tài tình và khéo léo, chủ đề như vậy mà thể hiện thành ca khúc là một điều rất giỏi.
Nhạc phẩm Tiếng Vọng của Thái Sơn, cảm xúc nhân bản từ quan niệm pro-life, chống phá thai, mà các thành viên bảo vệ sự sống ở Việt Nam đang theo đuổi, tạm chấm dứt cùng mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tối nay. Phần hai, đề tài pro-choice, ủng hộ phá thai, sẽ đến với quí vị tối thứ Năm tuần sau. Thanh Trúc kính chào tạm biệt. 

Thanh Trúc

Theo RFA

Hậu quả đáng sợ

HVĐHDC - Những hậu quả kinh khủng này đến bao giờ mới chấm dứt những oan nghiệt nếu con người vẫn chủ trương vô thần, hỗn xược chống lại Thiên Chúa, vẫn không tôn trọng quyền sống, quyền làm người của nhau, vẫn cứ né tránh sự thật hiển nhiên và ngụy biện bằng những lời lẽ dối trá sống sượng ?




Món ăn tẩm bổ từ thai nhi tại một quán ăn Trung Quốc

Ngoài hậu quả như thừa nam thiếu nữ, trẻ em béo phì, lão hóa dân tộc… Mới đây Trung Quốc còn phải lãnh nhận thêm một hậu quả khác nên cuối cùng họ đã phải đưa thêm một dự luật mới, bắt buộc con cái phải... lui tới thăm viếng cha mẹ hàng năm. Cũng có nhiều bình luận nhưng đa số biện hộ rằng vì cuộc sống mưu sinh vất vả mà con cái đã không có đủ thời gian mà thăm viếng cha mẹ già. Có thật vậy không hay đằng sau lý do đó ẩn chứa một tình trạng khủng hoảng đạo đức nhân bản ? Tuy vậy, cũng có nhiều nhà quan sát cho rằng dự luật này khó có thể áp dụng vào thực tế và lời khuyên của họ với chính quyền Trung Quốc rằng: nên nghĩ tới việc giáo dục chứ không nên ràng buộc người ta theo những điều luật.

Lời ngụy biện cho rằng vì mưu sinh vất vả xem ra có vẻ không thuyết phục cho lắm, vì ở đâu trên trái đất này ai lại chẳng phải vất vả mưu sinh ? Châu Phi với nhiều quốc gia nghèo đói nhưng họ có thế đâu, nhưng chẳng lẽ lại nói trắng ra rằng, đạo đức nhân bản của người dân đã xuống cấp trầm trọng đến nỗi Nhà Nước phải đưa ra một dự luật kỳ quái như thế. Thẳng thắn với lương tâm, suy cho cùng, người ta nhận ra nguyên do sâu xa là chính sách một con và việc cho tự do nạo phá thai đưa đến cái gọi là nền “văn hóa sự chết” đã lần hồi gặm nhấm lương tri và tàn phá tinh thần và tình cảm con người.

Ai trong chúng ta cũng đều biết, với nhiều chính sách dã man, Trung Quốc đã giết hại hàng chục triệu các thai nhi mỗi năm, mà khi nạo phá thai, tức là xảy ra đối kháng mâu thuẫn dữ dội trong mối tương quan giữa cha mẹ và con cái, điều tất yếu xảy ra là tình cảm của hàng triệu gia đình phải rạn nứt, hoàn toàn mất đi diệu cảm yêu thương đùm bọc giữa các thành viên còn lại trong gia đình. Hậu quả lâu dài là con cái chẳng thèm quan tâm đến cha mẹ già, cứ để các cụ cô đơn quạnh vắng cho đến lúc lìa đời.

Ngẫm lại từ khi loài người được tạo dựng đến nay, chưa bao giờ xã hội phải gánh chịu những hậu quả đáng sợ như thời hiện đại này. Vậy mà chỉ mới từ thế kỷ trước, non trăm năm thôi, một chủ trương duy vật vô thần đã đưa nhiều quốc gia vào một tình trạng vô nhân tính trầm trọng đến nỗi làm mất đi cả mối tương quan bậc nhất của con người là cha mẹ và con cái. Chỉ riêng chính sách cho tự do nạo phá thai cũng phá hủy và gây khủng hoảng sâu xa, nó không dừng lại ở vấn đề thừa nam thiếu nữ, hay chuyện béo phì hay lão hóa dân tộc, cũng sẽ vượt qua cả bi kịch gia đình bỏ rơi đánh giết lẫn nhau để còn tác động đến nhiều vấn đề to lớn hơn thế nữa, mà cuối cùng sẽ là sự diệt vong nhân tính của nhân loại.

Là người có Đức Tin, chúng ta xác định được nguồn gốc, nguyên do của mọi nguyên do. Những hậu quả kinh khủng ấy đến bao giờ mới chấm dứt những oan nghiệt nếu con người vẫn chủ trương vô thần, hỗn xược chống lại Thiên Chúa, vẫn không tôn trọng quyền sống, quyền làm người của nhau, vẫn cứ né tránh sự thật hiển nhiên và ngụy biện bằng những lời lẽ dối trá sống sượng ?

Cũng thật khốn khổ thay cho thân phận người làm cha làm mẹ rớt vào cảnh ngộ ấy, thật cay đắng cho thân phận kẻ làm con phải đánh giá cha mẹ mình. Nhưng thật vô cùng xót thương cho thân phận các thai nhi, nạn nhân trực tiếp của nạo phá thai. Tất cả cũng chỉ vì chính sách vô nhân đang tâm giết chết không những thân xác thể lý mà còn hủy hoại chính cái hồn, cái anh linh dân tộc trải dài trong truyền thống của các thế hệ con người.

Nói người rồi nghĩ đến ta. Xếp ngay sau Trung Quốc là...

Việt Nam mỗi năm bây giờ có khoảng 3 triệu thai nhi bị giết hại, nghĩa là cũng có chừng đó gia đình can dự trực tiếp hoặc gián tiếp vào tội ác phá thai.

Việt Nam cũng có nhiều chính sách chủ trương tự do nạo phá thai, có quá nhiều bệnh viện công và phòng khám tư mở ra các dịch vụ phá thai công khai.

Việt Nam cũng có nhiều cơ quan tổ chức để đạt chỉ tiêu kế hoạch hóa dân số đã gây sức ép buộc các công nhân viên chức của mình phải phá thai...

Thế nên hiện nay, nhan nhản trên các kênh thông tin báo đài và ngay trong từng khu phố quanh chúng ta...

Có những kẻ xích chân cha mẹ lại như trong trại giam.

Có kẻ xem cha mẹ như người ăn đứa ở trong nhà để sai vặt.

Có kẻ đánh cha đánh mẹ đến thương tích đầy mình.

Có kẻ bỏ đói cha mẹ cho đến chết.

Có kẻ kiện cáo ra tòa, đòi bắt bỏ tù chính cha mẹ mình... Và thậm chí đã có nhiều kẻ máu lạnh thản nhiên giết chết chính cha mẹ mình.

Biết đâu rồi đến một ngày, Việt Nam ta cũng lại ban hành một đạo luật quái gở, khuyến cáo con cái phải đến thăm viếng cha mẹ mình một tuần ít là một lần, nếu không sẽ mất lao động tiên tiến, bị mất tháng lương thứ 13 vào dịp cuối năm !?!

Đaminh PHAN VĂN DŨNG, 11.1.2011


Những nẻo dường nối vòng tay BVSS

HVĐHDC - Từ Hà Nội đến Buôn Ma Thuột, một chặng đương khá dài, sau một ngày nghỉ, chúng tôi được cha Vinh Sơn Têrêsa Mai Văn Hòa dẫn đi thăm các thôn bản thuộc Buôn Ma Thuột...

Đầu tiên, theo chương trình “Kết nối với áo ấm cho trẻ em nghèo” ở Buôn Ma Thuột, chúng tôi được đến với Giáo Xứ Êa-Kamar vào một ngày cuối thu, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột hơn 40km. Theo chân cha xứ và các sơ Dòng Nữ Vương Hòa Bình, chúng tôi vượt qua những con đường gập ghềnh. Giáo Xứ Êa-Kamar gồm 4 buôn với hơn 4.000 Giáo Dân, trong đó có 800 thiếu nhi lớn bé phần lớn thuộc dân tộc Êđê.

Tình yêu cứu vớt và chữa lành

HVĐHDC - Xin tạ ơn Chúa, xin biết ơn mọi người, tình yêu có sức mạnh cứu vớt, hóa giải, chữa lành và đổ tràn niềm vui...

Ngẫu nhiên hay an bài thế nào không biết, Chúa Nhật 9.1.2011, Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Dìm, chúng tôi đưa các cháu bé của các Mái Ấm BVSS Fiat và Sarnelli đến Nhà Thờ Giáo Xứ An Nhơn, Gò Vấp, xin được nhận Bí Tích Thánh Tẩy. Chi tiết trùng hợp lý thú này do chính cha sở An Nhơn nhận ra, ngài lấy làm vui lắm vì biết trong khu vực ngài chăm sóc mục vụ lại có một Mái Ấm BVSS. Sổ Rửa Tội Giáo Xứ của Giáo Xứ An Nhơn sẽ được ghi thêm vào mấy trường hợp các em bé hơi... bất thường vì phải để trống một khoản: tên cha.

Tính Luân Lý Của Việc Ngừa - Phá Thai

I. Mặc Khải Thánh Kinh

A. Ðối Với Việc Ngừa Thai:

Kinh Thánh có nói cách riêng đến một vài hình thức ngừa thai và kết án những hình thức đó.

Sách Sáng Thế có đoạn viết: "Ông Giu-đa bảo Ô-nan: "Con hãy phối hiệp với vợ anh con và kết hôn với chị và gầy giống cho anh con". Song Ô-nan biết là (con sinh ra) không phải là dòng giống mình, nên mỗi khi phối hiệp với vợ anh thì hắn để mất tinh dưới đất cố ý không cho anh được có dòng giống. Hắn đã làm điều thất đức trước mắt Gia-vê; nên Người cũng phạt nó phải chết." (St 38, 8 - 10).


Bản văn trên đã đề cập đến hình thức giao hợp giữa chừng (coitus interreeptus), được Ô-nan sử dụng để tránh thực hiện nhiệm vụ của ông ta theo thói tục cổ truyền của người Do-thái: sinh con cho người anh quá cố. Kinh Thánh đã kết án hình thức đó, với hình phạt là nhục mạ công khai.

Trong câu chuyện thành Sô-đôm bị hủy diệt, được ghi lại trong Sách Sáng Thế, có một chi tiết ám chỉ sự cấu hợp vô luân trai với trai. Từ đây được mệnh danh là tội Sô-đôm - một tội phổ biến trong dân Ca-na-an, dân Ít-ra-en nhờm gớm (x. Lv 18, 22) và phạt án tử hình (Lv 20, 13).

Thánh Phao-lô, sau này, trong thư gửi tín hữu Rô-ma, cũng đề cập đến tình trạng này: "Vì thế, Thiên Chúa đã phó mặc họ cho những tình dục bỉ ổi. Nữ giới tráo đổi tính giao lẽ thường để làm những điều nghịch luân. Nam giới cũng vậy, gác bỏ tính giao lẽ thường với nữ giới, mà hăm hở thèm muốn lẫn nhau, trai với trai, làm điều ô trọc, chuốc lấy vào thân cái công lênh đích đáng với sự lầm lạc của họ." (Rm. 1, 26 - 27)

Ðnl 23, 1 kết án việc ngừa thai bằng phương pháp triệt sản: "Ai bị giập tinh hoàn hay bị cắt dương vật sẽ không được vào đại hội của Ðức Chúa". Chắc chắn đó là những phương pháp triệt sản nam giới có trong thời ấy.

Chúa Giê-su cũng đã dạy: "Còn Ta, Ta bảo các ngươi: phàm ai nhìn người nữ để thỏa lòng nhục thì đã ngoại tình với nó trong lòng" (Mt 5, 28). Qua đó, chúng ta thấy, tội ngoại tình được rút lại chỉ bằng ước muốn phạm tội với người khác, như là đối tượng của ước muốn dục tính. Ðó cũng là trường hợp của tội ngừa thai.

Như thế, chúng ta thấy, mặc dù Kinh Thánh ít đề cập đến vấn đề ngừa thai, nhưng Kinh Thánh lên án việc đó khi nói đến nó như trên.



B. Ðối Với Việc Phá Thai

1. Kinh Thánh không có những chỉ dẫn rõ ràng về phá thai:

Trước tiên, ta cần ghi nhận rằng, Kinh Thánh không nói gì nhiều về vấn đề phá thai. Nếu cố tìm trong Kinh Thánh những bản văn lên án rõ ràng về vấn đề này, ta sẽ thấy Cựu Ước có đề cập đến, còn Tân Ước thì hầu như im lặng.

Trong sách Xuất Hành, có đoạn viết: "Khi có người ấu đả, xô chằm một người đàn bà có thai, làm cho sẩy thai mà không nguy cơ tính mạng, thì phải bồi thường, bao nhiêu tùy chồng nó định, người mắc vạ sẽ phải trả trước mặt trọng tài. Song, nếu nó có nguy cơ tính mạng, thì người phải lấy mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân, bỏng đền bỏng, bầm đền bầm, sưng đền sưng" (Xh 21, 22 - 25).

Bản văn này chứa đựng một khoảng luật của người Do-thái, qui định rằng, trong trường hợp một người đàn bà bị xẩy thai như là hậu quả của một cuộc ẩu đả giữa hai người đàn ông, thì người mắc vạ sẽ phải trả một khoảng tiền phạt được qui định bởi người chồng. Nếu cô ta bị tổn thương nặng hoặc chết, thì người mắc vạ phải chịu một hình phạt tương đương. Ở đây, ta thấy bản văn Kinh Thánh không đề cập đến hình phạt phải chịu đối với những ai gây nên cái chết cho thai nhi. Ðiều này cho thấy thai nhi chưa được quan tâm đầy đủ như một con người. Tuy nhiên, ghi chú của bản dịch Bảy Mươi có nói thế này: "Nếu những bào thai bị sẩy "đã thành hình hoàn toàn", thì bị cáo sẽ lấy mạng đền mạng".

2. Kinh Thánh đề cập rất nhiều tới ý nghĩa và giá trị của sự sống con người

a. Sự sống con người là một quà tặng quý giá của Thiên Chúa

Kinh Thánh cho thấy, sự sống mà Thiên Chúa ban cho con ngưới thì khác hẳn và tách biệt với sự sống của bất cứ sinh vật nào. Vì dầu con người có "bởi đất" mà ra đi nữa (x. St 2, 7; 3,19; G. 34, 15; Tv 103, 14; 104, 29), thì trong trần gian này, con người vẫn là một thụ tạo mang hình ảnh Thiên Chúa (St 1, 26: "Ta hãy làm ra người theo hình ảnh của Ta"; St 1, 27: "Thiên Chúa đã dựng nên người theo hình ảnh mình. Theo hình ảnh của Thiên Chúa, Người đã dựng nên nó"), và là sự biểu lộ vinh quang của Người: "So với thần linh, Người không để cho thua mấy tí, vinh dự huy hoàng là triều thiên Người ban tặng" (Tv 8, 6).

"Theo hình ảnh Thiên Chúa", "như họa ảnh của Thiên Chúa", điều này cho thấy sự sống mà Thiên Chúa ban tặng cho con người là một hồng ân qua đó, Thiên Chúa làm cho con người - chóp đỉnh của tạo thành - được tham dự vào sự sống của chính Thiên Chúa. Chính nhờ sự thông chia này mà con người được đặt làm bá chủ vạn vật (x. St 1, 26b); được Thiên Chúa ban cho lý trí, khả năng phân biệt tốt xấu, ý chí tự do (Hc 17, 6 - 7: "Người đã làm cho nó có miệng, có mắt, có tai, và để có thể suy nghĩ, Người ban cho tấm lòng. Lòng ấy cho chúng được đầy dẫy tri thức thông hiểu, Người chỉ cho chúng biết lành dữ"). Chính sự sống này là mầm của sự sống bất diệt (x. Kn 2, 23).

b. Thiên Chúa là chủ sự sống

Kinh Thánh cho thấy, sự sống con người từ Thiên Chúa mà đến. Chính Ngài ban cho con người sự sống (St 2, 7b: "Và Người đã hà hơi sống vào mũi nó và người đã thành sự sống"; G. 33, 4: "Chính hơi thở của Thiên Chúa đã làm ra tôi, khí của Shađđay đã cho tôi sự sống"...), và cũng chính Người sẽ lấy lại sự sống đó: "Nếu Người chỉ nghĩ đến Người, nếu Người rút về làn khí và hơi thở của Người, thì mọi xác thịt sẽ chết cùng một lúc, và con người sẽ trở về với đất bụi" (G. 33, 14 - 15); "Người rút lại hơi khí của chúng, chúng liền tắt thở, chúng sẽ trở về với bụi đất" (Tv 104, 29b); "Chính nó, trước đó ít lâu đã sinh ra tự đất để chẳng bao lâu về lại nơi nó đã được lấy ra, khi bị đòi lại sinh mạng đã cho nó mượn" (Kn 15, 8). Chỉ một mình Thiên Chúa là chủ sự sống, Người có quyền trên sự sống và sự chết. Bởi đó, con người không được quyền định đoạt về sự sống của mình cũng như của kẻ khác. Chính Thiên Chúa đã nhắc lại cho ông Nô-ê sau lụt hồng thủy: "Song le, Ta sẽ đòi máu huyết tính mạng các ngươi..., vì theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa đã làm ra con người" (St 9, 5a. 6b).

Thiên Chúa là Ðấng nắm giữ vận mạng con người. Người là chủ sự sống và sự chết. Sách Gióp có viết: "Chính Người, Ðấng nắm trong tay hồn của mọi sinh linh và hơi khí của mọi xác thịt người phàm" (12, 10; x. Ds 36, 22). Sách Sa-mu-en, quyển thứ nhất cũng có viết: "Gia-vê tác tử, Người cũng tác sinh" (1 Sm 2, 6a). Ðiều này cũng được ghi lại trong sách Ðệ Nhị Luật: "Chính Ta cho chết, và cho sống" (32, 39c).

Kinh Thánh cũng cho thấy, Thiên Chúa đã không làm ra sự chết, và bởi đấy, Người không vui gì khi sinh linh bị hủy diệt (x. Kn 1, 13). Người tạo dựng nên con người là để con người được sống bất diệt (x. Kn 2, 23). Không có gì trong tạo thành có thể phá hủy ý định của Thiên Chúa; trái lại, "thụ tạo được mời gọi giúp cho việc cứu rỗi con người" (x. Kn 1, 13 - 14). Bởi đó, một khi con người gây nên sự chết là con người chuốc lấy tội - Vì tội là nguyên nhân gây nên sự chết (x. Rm 5, 12-21). Mọi người đều do từ Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về với Thiên Chúa. Chỉ có Người mới là chủ sự sống và sự chết. Do đó, một khi ta rút ngắn sự sống của người đồng loại, là ta đã đóng vai Thiên Chúa. (x, St 4, 8 - 15; 9, 5 - 6). Làm như thế, ta đã trở nên con cái của ma quỷ (x. Ga 8, 44).

Sự sống được trao ban cho con người như một quà tặng, một ân ban, mà con người phải đón nhận và có nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ nó như một người quản lý (Mt 25, 14 - 30). Con người phải dùng mọi cách thế để làm cho quà tặng sự sống ấy được sinh hoa kết quả. Vào ngày Cánh Chung, mỗi người Ki-tô hữu sẽ bị xét xử tuỳ thuộc vào thái độ của họ đối với sự sống.

c. Sự sống con người là thánh thiêng và bất khả xâm phạm

Qua việc trình bày sự sống con người có nguồn gốc từ Thiên Chúa - chính Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người, và Người đã dựng nên họ theo hình ảnh Người, Kinh Thánh cho chúng ta thấy sự sống con người là thánh thiêng. Chính vì lẽ này, sự sống con người mang tính bất khả xâm phạm. Kinh Thánh ghi lại lời Thiên Chúa hạch hỏi Ca-in sau khi Ca-in giết A-ben "Ngươi đã làm gì?" (St 4, 10a) cũng sẽ được vang lên khi con người tra tay giết hại người vô tội, vì con người đã làm điều không được ban cho mình. Sự bất khả xâm phạm được Sách Thánh trình bày cách mạnh mẽ qua giới răn "ngươi sẽ không giết người" (Xh 20, 13; 23, 7).

Kinh Thánh cho thấy, ngay từ lúc còn trong bụng mẹ, con người đã được sự quan phòng chăm sóc của Thiên Chúa: "Trước khi Ta nắn ra ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi" (Gr 1, 5 a); "Ta không được biết làm sao chúng con đã xuất hiện trong lòng dạ ta, không phải ta đã tặng cho chúng con, sinh khí và sự sống; cũng không phải ta đã hoà nhịp cho các yếu tố xây đắp mỗi đức chúng con. Ấy vậy, Ðấng tạo thành vũ trụ, Ðấng đã nắn ra con người khi sinh ra, và đã sáng kiến làm ra mọi sự khi chúng được sinh thành, Người sẽ trả lại cho chúng con, trong lòng lân mẫn của Người, sinh khí với sự sống, một khi chúng con đã không màng đến chính mình để bênh vực các Luật của Người" (2 Mcb. 7, 22 - 23).

Ðiều này cho thấy có một mối giây liên kết chặt chẽ giữa sự sống con người trong tất cả những khoảng khắc hiện hữu của nó với tác động của Thiên Chúa, Ðấng Tạo Thành. Như thế, sự bất khả xâm phạm còn đòi buộc đối với sự sống con người trong tất cả các khoảng khắc của sự hiện hữu của nó, cả trong khoảng khắc khởi đầu có trước sự sinh ra.

Giới răn "chớ giết người" đạt tới cao độ trong điều răn tích cực bắt buộc lãnh nhận trách nhiệm về người lân cận như chính mình (Lv 19, 18b).

Trong Tin Mừng Mát-thêu, Chúa Giê-su đã dạy: "Các ngươi đã nghe bảo người xưa: chớ giết người; kẻ giết người thì sẽ can án. Còn Ta, Ta bảo các ngươi: phàm ai tức giận anh em mình thì sẽ can án; ai mắng anh em là "đồ ngốc" thì can án trước công nghị; và ai mắng là "đồ khùng", thì can án hoả ngục hoả thiêu" (Mt. 5, 21 - 22). Ðiều này cho thấy, Chúa Giê-su đã đòi hỏi người tin phải đạt được sự công chính ở một mức độ cao hơn, kể cả lãnh vực tôn trọng sự sống. Người truyền cho mỗi Ki-tô hữu phải nhổ bứng tận gốc rễ tội giết người.

Thánh Gio-an cũng đã dạy: "Phàm ai ghét anh em mình thì là sát nhân. Và anh em biết: phàm là sát nhân, thì không có sự sống đời đời nơi mình" (1 Ga 3, 15). Người tin không chỉ yêu mến và tôn trọng sự sống của anh em đồng loại, nhưng còn phải yêu thương kẻ thù và cầu khẩn cho những kẻ bắt bớ mình nữa, ngõ hầu người tin nên giống Cha trên trời (Mt. 5, 44 - 45).

Như thế, Chúa Giê-su đã đẩy lệnh truyền của Thiên Chúa chú tâm bảo vệ sự sống đến mức sâu xa trong sự đòi hỏi tôn trọng và yêu thương mọi người và mọi sự sống. Giáo huấn của thánh Phao-lô cũng vang vọng lời Chúa Giê-su dạy: "Vì các điều (như): chớ ngoại tình, chớ giết người, chớ trộm cắp, chớ tham muốn, và nếu có lệnh truyền nào khác, thì đều tóm lại nơi một lời dạy này: ngươi hãy yêu mến đồng loại như chính mình. Yêu mến, hẳn không làm hại người đồng loại. Vậy, yêu mến là chu toàn cả Lề Luật" (Rm. 13, 9 - 10).

Tân Ước còn cho thấy sự sống con người có một giá trị đặc biệt, cao cả, vì chính Con Thiên Chúa đã mang lấy chính sự sống của con người - Con Thiên Chúa đã mang lấy xác phàm của loài thụ tạo (x. Ga. 1, 14). Chính trong xác phàm yếu đuối ấy, Ðức Ki-tô đã biểu lộ vinh quang của Thiên Chúa. Cũng chính nơi thân xác ấy, Mầu Nhiệm cứu độ được hoàn tất.

Chính Ðức Giê-su đã mang lấy khuôn mặt và thực tại của người nô lệ (Pl. 2, 7), đã đồng hoá mình với những con người bị bỏ rơi, tù đày, đói khổ (x. Mt. 25, 24). Thế nên, ta có thể nói, từ nay, giết hại người vô tội, giết hại anh em đồng loại là giết chính Ðức Giê-su vậy.

Tân Ước còn cho thấy thân xác con người từ nay trở nên cao cả bởi vì thân xác đó đã được cứu chuộc bằng chính giá máu của Ðức Ki-tô (x. Kh. 5, 9). Từ nay, thân xác con người không còn là một sự vật trần tục, nhưng là một linh thánh, được dành cho Thiên Chúa (x. 1 Cr 6, 13). Vì đã được thánh hiến, được thuộc về Thiên Chúa, nên thân xác đó dành để phục vụ và tôn vinh Thiên Chúa (x. 1 Cr 6, 23; 10, 31; Dt 13, 16...).



II. Truyền Thống

A. Ðối Với Vấn Ðề Ngừa Thai

Giáo huấn Kinh Thánh cấm hạn chế sinh sản được tìm thấy cách rõ ràng hơn nơi các Giáo Phụ.

Vào năm 195, Clement thành Alexandria viết: "Do thiết chế Thiên Chúa đã làm ra liên quan đến việc sinh sản của nhân loại, tinh trùng không được xuất ra cách vô hiệu năng, cũng không được làm cho hư đi, cũng không được lãng phí" (Người hướng dẫn trẻ em 2: 10: 91: 2).

Origen (185 - 253) dạy rằng: kẻ nào làm hư những tặng phẩm Chúa ban như tên Ô-nan sẽ bị chết. Ðó là cho tinh trùng xuất ra đất mà lẽ ra nó phải sinh con cháu cho anh mình.

Năm 255, Hippolytus thành Rome viết: "Vì dòng dõi cao sang và vì tài sản kếch sù của mình, có những kẻ được ngộ nhận là trung tính [một số phụ nữ có đạo dan díu với các nam nô lệ] không muốn sinh con có nguồn gốc nô lệ hay thuộc hạng tiện dân, thế là họ sử dụng thuốc triệt sản, hoặc buộc mình thật chặt, hòng tống khỏi mình cái bào thai đã thành thai nhi" (Chống lạc giáo 9: 12).

Khoảng năm 307, Lactantius đã nói rõ ràng một số người "than thở về sự thiếu thốn của họ và viện lẽ họ không đủ sức nuôi nấng dạy dỗ nếu có đông con, mặc dù thực ra, họ thừa khả năng... hoặc Thiên Chúa thường chẳng làm giàu kẻ nghèo và nghèo kẻ giàu. Do đó, nếu có ai vì nghèo nàn không thể nuôi dạy con cái, thì tốt hơn, họ hãy kiêng quan hệ với vợ" (Các thiết chế thần linh 6: 20).

Công Ðồng Nicaea I, cùng với việc định tín về Chúa Ba Ngôi và về thần tính của Ðức Ki-tô, đã tuyên bố vào năm 325 rằng: "Nếu người nào khỏe mạnh mà tự thiến mình, nếu quả đúng là như thế, nếu người ấy thuộc hàng giáo sĩ, thì phải ngưng chức ông ta, và từ nay, không một kẻ nào như thế mà được phong chức cả. Nhưng hiển nhiên đó là nói về những kẻ làm điều ấy một cách tự do và coi như tự thiến mình, nên nếu ai bị bọn rợ hoặc bọn chủ thiến, thì với những người như vậy, luật này cho phép họ gia nhập hàng giáo sĩ" (canon 1).

Thánh Jérome (340 - 420) nói rằng các phụ nữ uống thuốc gây ra son sẻ là phạm tội giết người .

Vào năm 419, thánh Augustine viết: "Vậy, tôi nghĩ: mặc dù bạn không dối [vợ bạn] để giữ gìn dòng dõi, bạn cũng không thể vì tính dâm dật mà cản ngăn việc sinh sản của họ bởi lời cầu xin xấu xa hoặc một hành động tội lỗi. Những kẻ làm như thế, mặc dù vẫn được gọi là vợ chồng, song kỳ thực không phải, cũng như những người còn giữ được một vài điều nào đó của hôn nhân, nhưng là với những điều đáng hổ thẹn che giấu dưới những danh xưng cao quí! Nhiều khi các hành động dâm đãng hoặc sự dâm dật xấu xa đi đến chỗ đồi bại, đến nỗi họ tìm mua cả đến những thứ thuốc triệt sản [tránh thai bằng miệng]... Chắc chắn là nếu cả hai vợ chồng đều thích như vậy, thì họ không còn là vợ chồng nữa, và nếu họ thích như thế từ đầu, thì tức là họ đã không kết hợp với nhau trong hôn nhân, mà là trong sự hư thân mất nết" (Hôn nhân và nhục dục 1: 15: 17).



B. Ðối Với Vấn Ðề Phá Thai

Từ thuở đầu cho đến ngày nay, truyền thống Ki-tô giáo luôn luôn quan niệm sự sống con người phải được bảo vệ và quý chuộng ngay từ lúc khởi đầu và tại những giai đoạn của sự phát triển. Bởi đó, Truyền thống rất rõ và nhất trí đánh giá phẩm chất việc phá thai là sự hỗn loạn đặc biệt nghiêm trọng về mặt luân lý.

Từ lúc đương đầu với thế giới La-Hy, một thế giới coi việc phá thai và giết trẻ em sơ sinh là những chuyện thông thường, Cộng đoàn Ki-tô hữu đầu tiên đã triệt để chống lại những thói tục tràn lan trong xã hội ấy, bằng đạo lý và cách ăn ở của mình. Sách Didachè nói rõ ràng: "Ngươi không được phá thai và giết người vô tội". Sách Didachè cũng nhắc lại một cách dứt khoát giới răn "ngươi chớ giết người", khi viết: "Có hai con đường, một con đường của sự sống, một con đường của sự chết, nhưng sự khác nhau giữa hai con đường rất lớn... Giới răn thứ hai của đạo lý: Ngươi chớ giết người..., ngươi chớ giết người bằng con đường phá thai và ngươi sẽ không làm cho nó chết sau khi nó sinh ra..." Sách ngụy thư của Barnabas cũng nói tương tự: "Bào thai được coi như người đồng loại. Bởi đó, bất cứ sự tấn công trực tiếp nào đối với sự sống của nó, thì đó là tấn công Thiên Chúa, Ðấng đã tạo dựng và yêu thương nó. "Ngươi phải yêu thương đồng loại như chính bản thân ngươi. Ngươi sẽ không được giết đứa trẻ bằng việc phá thai, và ngươi không được giết trẻ sơ sinh." (Letter of Barnabas 19,5 [A.D.74]).

Sách Khải Huyền của thánh Phê-rô cũng có đoạn viết thế này: "Và gần nơi đó, tôi đã nhìn thấy một chỗ khác chật hẹp hơn... và có người đàn bà ngồi ở đó... Rồi đối diện với họ, có nhiều trẻ em được họ sinh ra do lầm lỡ, chúng đang ngồi khóc. Kìa có những tia lửa chạy trước mặt họ và đập mạnh vào đôi mắt của người đàn bà đang ngồi. Ðó là những người đáng bị nguyền rủa vì họ mang thai và đã phá thai" (The Apocalypse of Peter 25 [A.D. 37]).


Vân Anh khảo cứu và biên tập 5.2001