Một cuộc hành trình mới...

[HVĐHDC] Có những sự kện nhỏ bất ngờ xảy đến lại có thể làm xoay chuyển nhận thức sâu xa, định ra một hướng mới cho một hành trình mới trong cuộc đời...

Vâng, chính tôi, chính tôi đã đi suốt hơn 40 năm trong cuộc đời này, tôi đã đi suốt những năm tháng tuổi thơ quá đẹp mà chẳng thể nào quên, tôi đã đi suốt những năm tháng học hành trong tình yêu thương và ấm áp, tôi cũng đã đi suốt những năm tháng vào đời với bao thăng trầm biến đỏi cho đến hôm nay…

Vấn đề Onan (giao hợp ngưng ngang) và Phương pháp Billings (coi chất nhờn)

Hỏi:

Chúng con đã có 2 con. Vợ chồng con mỗi khi gần nhau thường dùng biện pháp ngưng ngang, vì nghĩ Giáo Hội cho phép, không mắc tội, như uống thuốc ngừa, dùng bao cao su, hay cột buồng trứng. Gần đây đọc báo đạo mới biết ngưng ngang thì mắc tội trọng Onan. Nếu làm theo phương pháp định kỳ của bác sĩ Knaus thì rất khó, vì kinh nguyệt trồi sụt bất thường. Còn đo nhiệt độ cơ thể theo phương pháp Ogino thì chỉ chênh lệch 1,2 độ, rất khó để biết lúc nào trứng rụng, nên không chắc ăn. Hiện giờ con rất bị giao động, không có sự bình an trong tâm hồn. Xin cha chỉ phải làm như thế nào để được bình an sống đạo?

(một giáo dân)


>>
BMVGĐ: Khóa học Phương Pháp Trứng Rụng Billings
>> Billings, giải pháp cho tình yêu thăng hoa
>> Điều hòa sinh sản theo chu kỳ tự nhiên
>> Các phương pháp ngừa thai hiện đại



Đáp:

Cám ơn chị đã đặt câu hỏi mà nhiều người "ngại không muốn hỏi". Qua câu hỏi trên, cho thấy chị có lương tâm tốt, chịu khó tìm hiểu, nhưng chưa được như ý.

A. Trong chiều hướng giúp anh chị được bình an, tôi xin cống hiến mấy tư tưởng tìm được trong sách Luân lý thần học về vấn đề "Giao hợp ngưng ngang, tội Onan".
Ngày xưa đời Cựu ước, có chàng Onan là con thứ của ông Giuđa. Khi Er, anh ruột của ông Onan chết, ông Giuđa bảo Onan "ăn nằm" với chị dâu (tức vợ của Er) để gây dòng giống cho Er theo lệ thời ấy. "Nhưng Onan biết là con sinh ra sẽ không phải dòng giống mình, nên mỗi khi giao hợp với chị dâu thì hắn để rơi tinh trùng ra ngoài, cố ý không cho anh được có dòng giống. Kinh thánh viết tiếp: Hắn đã làm điều thất đức trước mắt Giavê, nên Người phạt nó phải chết" (St 38, 1-10).


  1. Truyền thống luân lý đạo công giáo từ ban đầu vẫn coi việc "giao hợp ngưng ngang" như Onan là một tội trọng. Các nhà thần học luân lý luôn đặt nặng truyền thống trên trong nhiều thế kỉ.
  2. Ba năm sau khi Công đồng Vatican 2, Đức Giáo hoàng Phaolô 6, sau khi cầu nguyện, suy nghĩ, bàn hỏi với các nhà chuyên môn, đã chỉ dẫn trong Thông điệp Sự sống Con người (SSCN -Humanae Vitae) ban hành ngày 25-7-1968 như sau:
"Không có quyền chấp nhận bất cứ động tác nào có mục đích hay phương tiện ngăn chặn việc sinh sản, trước hoặc đang khi làm tác động hôn nhân (SSCN 14). (hiểu là dùng thuốc ngừa, bao cao su, giao hợp ngưng ngang…)

Sau khi Thông điệp SSCN ban hành, thế giới trong và ngoài Công giáo bùng lên những dư luận xôn xao, luơng tâm người Công giáo băn khoăn trắc trở. Người Công giáo chân chính, không thể tự tiện ngừa thai theo bất cứ cách nào ngược với tự nhiên, làm như thế sẽ sinh bối rối trong lòng, mất bình an, và nếu cứ tiếp tục dùng những phương pháp trái tự nhiên ấy, lương tâm sẽ mất nhạy cảm, sẽ ra chai cứng, tiến tời chỗ bừa bãi bất chấp…

Thực là một vấn đề gây nhức nhối, bối rối, dằn vặt cho nhiều giáo dân…

Các nhà thần học luân lí bàn luận…Hội đồng giám mục quốc gia tìm cách "giải nghĩa", dựa vào nguyên tắc luân lí: "Trong 2 điều xấu thì chọn điều ít xấu hơn", (nghĩa là giao hợp ngưng ngang là xấu, vợ chồng bất hòa, hay đi ngoại tình bên ngoài… cũng xấu)

Trở lại vấn đề "Giao hợp ngưng ngang":

Như số 1 trên, Giáo hội Công giáo luôn coi việc giao hợp ngưng ngang là một trọng tội. Nhưng Đức Thánh Cha Phaolô 6 đã không viết trong Thông điệp Humanae Vitae (HV) rằng giao hợp ngưng ngang là "tội trọng", Người viết là "không có quyền", không thể chấp nhận"…

Do đó, một số nhà thần học và Giám mục giải nghĩa, cũng không kết thành tội trọng cho những ai "có thiện chí, nhưng gặp trường hợp khó khăn không thể thi hành những điều Thông điệp dạy".

(Vậy, xét về thế giá lời tuyên bố, cần lưu ý rằng: "Khi các giám mục cùng nhau phát biểu nhân danh Chúa Kitô (Hiến chế LG 25) như đại diện và đại sứ của Chúa Kitô (LG 27), phát biểu của các ngài có giá trị đặc biệt. Những phát biểu này đáng kể hơn những nghiên cứu cá nhân của nhà thần học.)

- Hội đồng Giám mục các nước Áo (Austria), Anh, Ba tây (Brazil), Nhật, Ý cho rằng vì thông điệp không kết án (là mắc tội trọng), nên những đôi vợ chồng gặp "những trường hợp khó khăn" (có thể hiểu là vợ chồng còn trẻ mà đã có nhiều con, gia đình không mấy khá giả…), thì không bị loại khỏi việc lãnh nhận các Bí tích, mà còn được mời đón nhận thường xuyên. Nếu các đôi vợ chồng dù có thiện chí, nhưng không theo được những chỉ dạy trong thông điệp, vì những hoàn cảnh không thể tránh, thì họ không bao giờ nên nghĩ rằng mình đã tách rời khỏi tình yêu và ơn thánh Chúa.

Các linh mục giải tội không nên loại trừ không cho rước lễ, những ai chưa hiểu rõ ràng giáo huấn của thông điệp, hoặc những ai thấy khó khăn vì bệnh nạn hay những lí do quan trọng khác. (Theo Karl H. Peschke,SVD, Christian Ethics II, Goodlife Neale, 1985, ấn bản thứ 5, năm 1986 p. 476).

- Các Giám mục Pháp viết: "Ngừa thai (Contraception) không bao giờ là điều tốt, nó luôn là điều mất trật tự, nhưng điều mất trật tự này không luôn luôn đáng tội (culpable)".

- Trong vấn đề tránh thụ thai, tác giả luân lí, linh mục Bernard Haring người Đức, cho rằng: "Khi vợ hay chồng không đồng ý cho người phối ngẫu dùng phương pháp ngừa thai trái luật (unlawful means of birth control), nhưng người kia không chịu thua, thì người không đồng ý vẫn được phép trả nợ vợ chồng (marriage debt). Chồng có thể xin giao hợp, trừ những ngày dễ thụ thai mà ông ta cũng không muốn có thêm con. Sự cộng tác của người vợ vô tội chỉ là hình thức (material cooperation). Điều này được phép khi có lý do quan trọng như để có bình an gia đình, hoặc tránh nguy hiểm của sự nín nhịn (abstinence). Theo linh mục này, sự kiện đơn giản của quyền lợi hôn nhân hỗ tương căn cứ trên lý đủ (sufficient reason) cho phép cộng tác hình thức". (B. Haring III, 1968, 358)."

Linh mục Haring viết thêm ở một sách khác: "Chỉ những đôi vợ chồng ích kỷ không muốn phục vụ sự sống mới mắc tội Onan khi ngưng ngang giao hợp, không áp dụng tội này cho những cặp vợ chồng vẫn đón nhận con cái cách quảng đại can đảm, việc ngưng ngang của họ coi như trung lập (indifferent) theo luân lý". (B. Haring,Cssr., The Law of Christ III, 1966, 354).

Hy vọng một số tư tưởng trên, giúp anh chị rộng đường phán đoán về vấn đề "giao hợp ngưng ngang".



B. Tôi trình bày thêm về lối mở của Thông điệp Sự Sống Con người do ĐGH Phaolô 6:
ĐGH viết tiếp:

"Trong những hoàn cảnh, với những lý do vật lý, tâm lý, hoặc ngoại cảnh đòi hỏi vợ chồng phải hạn chế bớt việc sinh sản, thì Giáo hội cho biết có thể căn cứ vào các chu kỳ tự nhiên cố hữu của cơ năng sinh sản để giao hợp trong những thời kỳ không thụ thai, và chỉ có phương pháp điều hòa sinh sản ấy mới không đi ngược lại những nguyên tắc luân lý căn bản" (SSCN 16).

- Làm sao biết mà "Căn cứ vào các chu kỳ tự nhiên cố hữu" ?

Người ta tìm ra ít là 3 phương pháp đã được Giáo hội công nhận:


1. Phương pháp ghi kinh kỳ (Calendar method) Năm 1930, nhờ công trình khảo cứu của hai bác sĩ: Kyusaku Ogino ở Nhật Bản và Herman Knaus ở Úc, đã xác định được khoảng thời gian có thể thụ thai và khoảng thời gian không thụ thai cho vợ chồng có thể giao hợp, và được phát biểu như sau: Nơi người phụ nữ, trứng rụng vào khoảng ngày thứ 14 sau ngày bắt đầu có kinh nguyệt. Phương pháp này có kết quả tới 90%, nếu ghi lịch đúng, giữ đúng.

2. Phương Pháp Đo Nhiệt Độ (Temperature method) Tới năm 1940, bác sĩ Ferin người Bỉ, là người đầu tiên khuyên dùng phương pháp đo nhiệt độ mỗi ngày trong cơ thể để kiểm soát lại sự chính xác của phương pháp Ogino (phương pháp này khá công phu, không trình bày ở đây).

3. Phương Pháp Coi Chất Nhờn (Ovulation method or Billings method) Bác sĩ John Billings người Úc (1918-2007- Melbourne, Australia) đã cùng với vợ (bác sĩ Evelyn), cả 2 là Công giáo tốt lành đã tìm ra sự liên hệ giữa lúc trứng rụng và sự thay đổi của chất nhờn tiết ra mỗi chu kỳ kinh nguyệt, mà khai sáng ra phương pháp Billings được Giáo hội chấp nhận và khen thưởng.
Phương Pháp Coi Chất Nhờn (Billings' Ovulation Method):

Theo Phương pháp này, người phụ nữ khám "cửa mình" hằng ngày, để thấy âm đạo khô hay ướt, có chất nhờn hay không. Chất nhờn nhão như lòng trắng trứng, những ngày mới ra thì lỏng rồi cứ đặc dần. Ngày (14) đặc sệt, chính là ngày trứng rụng. Thụ thai hay tránh thụ thai , người ta căn cứ vào ngày này.

(Chu kỳ kinh nguyệt đều hay không, thường có 28 ngày theo các giai đoạn sau:- bắt đầu ra kinh (khoảng 5 ngày),- khô ráo (khoảng 3 ngày),- bắt đầu chất nhờn (khoảng 5 ngày),- ngày 14 tột đỉnh, -khô trở lại (khoảng 12 ngày).

Các bà có gia đình theo kinh nghiệm cá nhân cho biết: Dù kinh kỳ đều hay không đều, cứ quan sát chất nhờn là tiện: Nếu không muốn thụ thai, nên kiêng "việc vợ chồng" vào ngày có chất nhờn. Ngược lại, những cặp vợ chồng khó có con có thể lựa gần ngày tột đỉnh nhất của chất nhờn để cho thụ thai.

Tiện và chắc hơn, người vợ cần biết mình và nhắc nhớ cho chồng theo mẹo vặt này: "Ngày ướt miễn vô - Ngày khô tùy ý". Người chồng cũng phải tự tiết chế.

Ngày nay có Phương Pháp đơn giản và chính xác giúp người phụ nữ có thể biết "ngày trứng rụng" cách dễ dàng nhờ dùng "thuốc thử", tự thử cho mình. Ở Pharmacy nào cũng có bán loại thuốc thử này. Cách thử rất đơn-giản và sẽ được người bán chỉ dẫn.

Cầu chúc anh chị được bình an trong Chúa Kitô và Mẹ Maria chí ái để vui vẻ sống đạo.



Lm. Đoàn Quang, CMC.


Khiết tịnh là sự điều hòa tính dục cách lành mạnh

Ubmvgiadinh - Có lẽ hơi lạ khi đang suy tư dựa vào những nghiên cứu khoa học của con người hiện nay mà lại dùng một hạn từ có vẻ đã lỗi thời rồi, như chữ “khiết tịnh”, và lại dành cho nó một chỗ lớn nữa. Theo dư luận thông thường, khiết tịnh không phải là thái độ dành riêng cho các linh mục và nam nữ tu sĩ hay sao? Tôi xin chứng minh đó là một ý kiến hoàn toàn sai. Ngoài ra, tôi cũng muốn cho thấy rằng đứng trên quan điểm của khoa nhân học hiện nay, có lẽ không có từ ngữ nào thích đáng hơn là “khiết tịnh”, để nói về việc điều hoà tính dục cách lành mạnh. Tuy nhiên, trước khi làm hai việc này, ta cần định nghĩa lại hai từ thường bị đại chúng hiểu sai.





* HAI ĐỊNH NGHĨA

- Tiết dục.
Chữ này xuất phát từ chữ La-tinh: “continere”, nghĩa là cầm giữ. Đó là tình trạng của một người cầm giữ các xung lực tính dục của mình. Nếu vậy, người tiết dục là người tránh mọi khoái cảm sinh dục cố tình tạo ra, nghĩa là người ấy sẽ không thủ dâm hay không tiến sang hành vi tính dục nào với người khác. Nên nhớ khiết tịnh không phải chỉ là tiết dục. Quả thế, có thể có những trường hợp một người tiết dục nhưng không khiết tịnh, như sau này tôi sẽ cho thấy. Thứ đến, khiết tịnh không phải là điều dành riêng cho người độc thân. Mọi người, dù đã kết hôn hay không, dù quân bình hay không, đều phải nhắm tới đức khiết tịnh, nếu đứng về phía đạo đức học để xét.

- Khiết tịnh.
Chữ này ám chỉ thái độ nội tâm của một người, thúc đẩy người ấy điều hoà tính dục của mình một cách có sức khai phóng (cho mình và cho người khác). Nếu hiểu đúng, nói khiết tịnh không phải là nói tới một người có ý muốn vượt qua hay tệ hơn, phủ nhận tính dục, nhưng là muốn điều hoà cái tổ chức của các xung lực dục tính cục bộ mà ai cũng có (10). Vì thế, sống khiết tịnh không phải là tìm cách tránh tính dục, mà là tìm cách đảm nhận lấy tính dục, cho dù đang sống trong bậc sống nào và đã đạt được sự quân bình nhân bản đến mức nào rồi. Ngoài ra, mục tiêu: mà việc điều hoà tính dục nhắm tới là một mục tiêu hết sức tích cực: để được tự do nhiều hơn. Như vậy, cố gắng trở nên khiết tịnh là cố gắng sử dụng tính dục thế nào để trở nên đàn ông hơn hay đàn bà hơn; tắt một lời, là để gia tăng khả năng quan hệ của chúng ta.

* KHIẾT TỊNH LÀ NGƯỢC LẠI VỚI QUAN HỆ KHÔNG BIẾT PHÂN BIỆT

Nghe những định nghĩa trên đây, một số người hẳn sẽ phản đối: “Rõ ràng là quí vị muốn tránh những sự mơ hồ lẫn lộn, quí vị đã đưa ra một hình ảnh tích cực về sự khiết tịnh, nhưng đó vẫn chỉ là những điều trừu tượng. Vì rốt cuộc, một cách cụ thể, thế nào là tính dục đã được điều hoà với sức khai phóng? Đâu là tiêu chuẩn cho biết tính dục nay đang được nhân bản hoá, tính dục kia chưa được nhân bản hoá?”.

Hơn nữa, để cho lời ta nói khỏi rỗng tuếch, cần phải xác định thêm khiết tịnh hệ tại điều gì. Tôi sẽ quay về với nguồn gốc của từ ngữ, vì thật lạ lùng, từ nguyên của chữ “khiết tịnh” chứa đựng rất nhiều sự thật của con người. Chữ “chaste” (khiết tịnh) bắt nguồn từ chữ la-tinh “castus”. Thế mà phản nghĩa của “castus”“incastus”, được dịch sang tiếng Pháp là “incestueux”. Nói cách khác, nếu dựa vào từ nguyên, một người khiết tịnh là người không loạn luân.

Nhận xét dựa vào từ nguyên trên đây sẽ không lý thú gì nếu ta chỉ hiểu chữ “inceste” theo nghĩa hạn hẹp trong ngôn ngữ thường dùng, tức có quan hệ với người bà con gần của mình (“loạn luân”). Đang khi đó, từ nguyên của chữ “khiết tịnh” sẽ rất có ý nghĩa nếu hiểu chữ “incestueux” một cách rộng rãi hơn. Trong bài này, tôi sẽ gọi “incestueux” là bất cứ hành vi nào tìm cách kéo dài hay diễn lại tình trạng bất phân định đã xảy ra ở đầu đời chúng ta, giữa lúc ta còn trong bụng mẹ và khi đã trở thành trẻ nhỏ. Nếu vậy, khiết tịnh là cố gắng đưa mình ra khỏi tình trạng bất phân định (“incestueux”) là tình trạng của mọi người khi mới bắt đầu hiện hữu.

* TỪ PHA TRỘN TIẾN TỚI CHỖ THÀNH NGƯỜI

Để hiểu rõ hơn, ta hãy nhờ tới một lược đồ tuy đơn giản hoá nhưng rất sáng sủa. Đối với đứa trẻ, sống cho ra người, có được sự tự lập là dần dần phân biệt mình với cái thế giới pha trộn giữa mình và nguồn gốc sinh ra mình. Đó là chấp nhận mất vĩnh viễn “đối tượng” của mình, tức là nguồn gốc của mình.

Vì thế, cần phải có một sức mạnh nào đó đến cắt đứt, đến “cắt cụt” cái thế giới pha trộn ấy để đứa trẻ không còn ước ao tự đồng hoá mình với nguồn gốc và hướng tới các “đối tượng” khác. Khi nói “đối tượng”, tôi không muốn ám chỉ một đồ dùng vật chất như cái bàn hay một vật nào đó, mà là tất cả những gì nằm bên ngoài con người của đứa trẻ. Sức mạnh sẽ cắt đứt đứa trẻ với thế giới bất định, giúp nó có điều kiện khám phá ra không gian bao la, nghĩa là các “đối tượng” khác ở chung quanh nó. Nó sẽ ý thức rằng mọi sự đều không phải là nó, giữa nó với thế giới còn lại có rất nhiều khác biệt. Sức mạnh đoạn giao ấy giúp đứa trẻ khám phá ra thời gian, nghĩa là cho nó thấy cần phải trở thành người và xây dựng nhân cách qua những quan hệ nhân bản vừa chậm chạp vừa rất nhiều.

Sức mạnh sẽ cắt đứt đứa trẻ khỏi thế giới pha trộn ấy là gì? Ta gọi đó là “luật lệ”, nghĩa là toàn bộ những cơ sở xã hội phải tham chiếu, đã có sẵn khi đứa trẻ ra đời: đó là ngôn ngữ, những lệnh cấm, người cha, tất cả những quan hệ họ hàng, v.v…, nghĩa là tất cả những cơ sở tham chiếu nằm ngoài đứa trẻ và nó buộc phải đi qua đó để từ từ được tự lập, được nói hai chữ “Tôi”. Như vậy, muốn thành người, muốn sống cho ra người, phải luôn luôn biết từ khước: từ khước tình trạng bất phân định, từ khước đồng hoá mình với nguồn gốc sinh ra mình.

Ta có thể quảng diễn câu Tin mừng: “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, ai dám mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ cứu được nó” như sau: “Ai muốn cứu cuộc sống pha trộn ấy thì sẽ mất cuộc sống làm người. Ai dám mất cuộc sống pha trộn ấy vì lề luật thì sẽ cứu được cuộc sống làm người”.

* TỪ KHƯỚC MỘT THẾ GIỚI PHA TRỘN

Để những điều vừa nói trên đây không phải chỉ là lý thuyết, tôi sẽ đưa ra vài thí dụ cho thấy thế nào là sống khiết tịnh: khiết tịnh là từ khước thế giới pha trộn với bốn đặc điểm chính sau đây:

- một thế giới không hề có khiếm khuyết, vì thế không hề có thất bại và chết chóc;
- một thế giới không có chi khác biệt, nên cũng không phân định không gian và thời gian;
- một thế giới toàn năng: mọi sự dường như đều có thể thực hiện; đứa trẻ tưởng tượng rằng mình có thể làm mọi sự vì mình là tất cả đối tượng ham muốn của mẹ mình;
- một thế giới có sự đồng nhất với nguồn gốc sinh ra mình.

* Từ khước một thế giới không hề có khuyết khuyết…

Nghĩa là chấp nhận thất bại và chết chóc trong cuộc sống. Đây không phải là điều dễ! Phải biết nhìn nhận mình rất bị giới hạn về khả năng biến cải bản thân mình, khả năng xây dựng hay phá hoại thế giới. Chẳng hạn, nếu đang thi hành công tác giáo dục thì đó là nhìn nhận mình không thể toàn năng đối với những người thụ huấn của mình. Đối với các Kitô hữu, đó cũng là nhìn nhận tội mình, nhìn nhận trong khiêm tốn chứ không phải trong nhục nhã. Quả thế, có nhiều cách nhìn nhận mình là tội nhân nhưng không thanh khiết, khiến ta cảm thấy nhục nhã, như “bị đè bẹp” trước mặt Chúa, làm ta phải bực bội với chính mình. Thế mà, bực bội như vậy là một cách chứng tỏ mình không chịu đựng được những khiếm khuyết của mình và muốn huỷ mình đi để được quyền năng như Chúa. Giữa khiết tịnh và khiêm nhượng quả là có một sự liên hệ rất sâu xa. Sau cùng, khiết tịnh sẽ giúp ta gạt bỏ chủ trương tinh ròng cực đoan trong đời sống tu đức. Những chủ trương tinh ròng cực đoan, chủ trương cầu toàn thái quá đều xuất phát từ thế giới nguyên thuỷ mà ta cần phải giã từ.

* Từ khước một thế giới không có sự phân biệt…

Sau đây là hai trong nhiều thí dụ minh hoạ điều này:

- Sống khiết tịnh trong cộng đoàn nghĩa là gì? Có nghĩa là chống lại cái “huyền thoại” đòi mọi người trở nên trong suốt hoàn toàn đối với nhau, như ta thường thấy các nhà tu đức giả hiệu đề cao…Phải nói với nhau tất cả, phải trở nên trong suốt hoàn toàn đối với nhau. Thế mà đây cũng là nguyên nhân đưa tới lo âu và bạo loạn; đây là một thái độ có dính dáng với cái thế giới pha trộn mà ta phải giã từ…

- Sống khiết tịnh là từ khước chinh phục tất cả mọi sự và chinh phục ngay tức thời. Đòi có ngay mọi sự là đã khước từ những khác biệt trong thời gian. Muốn xây dựng cuộc sống và cuộc sống tâm linh thì phải mất nhiều thời gian. Vì thế, nóng nảy thiếu nhẫn nại là đi ngược với khiết tịnh. Thánh Phanxicô Salêsiô đã từng nói như thế: “Anh em đừng nổi nóng, cũng đừng nổi nóng khi thấy mình không thể sống kiên nhẫn”.

Như thế, khiết tịnh là “làm cho khác đi” (một từ được tạo ra từ chữ La-tinh “alter”, nghĩa là “khác” ) : làm cho người khác càng khác hơn và làm cho tôi càng tôi hơn. Thay vì thay đổi người khác, vùi dập người khác, đức khiết tịnh sẽ “làm cho họ thêm khác”, sẽ thăng tiến người khác.

* Từ khước một thế giới toàn năng…

Vì từ khước mọi cám dỗ trở thành toàn năng, người khiết tịnh sẽ hoài nghi mọi thứ tu đức đòi làm chủ bản thân mình cách tuyệt đối. Một số nhà khổ hạnh tên tuổi cuối cùng đã bị đánh giá là “đòi bất phân định” : họ không chịu cho một sự gì thoát khỏi tay họ.

Cũng thế, khiết tịnh sẽ đưa ta tới chỗ vẫn có liên quan với những rối loạnkhoái cảm đúng mức của chúng. Một cuộc sống đòi loại trừ hết mọi rối loạn hay mọi khoái cảm cuối cùng sẽ chỉ là một cuộc sống không khiết tịnh về mặt tâm lý, vì sống như thế là đòi chối bỏ mọi sự lệ thuộc nhau. Tôi xin giải thích thêm: Khi bị bối rối bởi ai hay bởi việc gì, khi cảm thấy khoái lạc, dù thuộc trật tự nào, là tôi không còn có thể tự cho là độc lập với mọi sự: sự bối rối hay khoái lạc này là do một hình ảnh, một âm thanh, một phân tử hương thơm, hoặc do đường cong của một thân thể, hoặc do một đồ uống nào đó, v.v… Sự bối rối và khoái lạc có thể dạy cho tôi biết tôi không phải là kẻ toàn năng vì còn quá lệ thuộc vào các thực tại của thế giới này, kể cả những thực tại vô hồn.

Như thế, thật là kỳ cục, sự tiết dục – nghĩa là việc kiêng tránh các khoái lạc sinh dục – đôi khi có thể là triệu chứng của tình trạng không chịu sống khiết tịnh thật sự, cũng như việc không tiết dục cũng có thể là triệu chứng của tình trạng ấy… Nếu vậy, người ta chưa hẳn đã khiết tịnh khi sống tiết dục.

* Từ khước đồng hoá mình với nguồn gốc sinh ra mình…

Sau đây là ba thí dụ:

- Không phải là khiết tịnh khi người ta muốn dùng mọi cách và khi người ta có ước muốn đồng hoá mình với Thiên Chúa bằng mọi giá, muốn hoà lẫn với Đấng mà người ta gọi là Tạo hoá của mình. Nói cách khác, mọi nền tu đức ít nhiều dựa vào ma thuật hay đặt quyền năng của Thiên Chúa cho mình trực tiếp sử dụng (như có một số nhóm đoàn sủng bị cám dỗ làm thế) đều không phải là khiết tịnh; hay mọi kiểu tu đức gây cảm tưởng rằng ta có thể gặp Thiên Chúa trực tiếp không cần phải qua những trung gian nhân loại vừa cay chua vừa dài dằng dặc như thông qua các tìm hiểu về chính trị, xã hội, tình cảm… cũng vậy. Tất cả những hình thức tu đức này đều là những loại tu đức “đòi bất phân định”, không sống khiết tịnh vì đã đồng hoá mình với Thiên Chúa.

- Cũng thế, mọi linh đạo cho người ta cảm tưởng rằng mình có thể đồng hoá trọn vẹn với thân xác có giới tính của mình, tới mức làm chủ nó hoàn toàn và có thể nói “tôi là thân xác của tôi”, đều là không có tính khiết tịnh. Cho dù ta không có thân xác như có một y phục, nhưng phải luôn luôn ý thức rằng thân xác chúng ta đang phần nào thoát khỏi sự làm chủ của “tôi”, thoát khỏi ý muốn của chủ thể.

- Sau cùng, cũng chẳng khiết tịnh gì khi người ta đòi thi hành tính dục trong bối cảnh “chỉ có…” vì lúc đó ta đang đi tìm một đối tượng sẽ thoả mãn khát vọng của ta một cách no nê. Mỗi khi trong cộng đoàn được dịp nghe ai đó đòi “chỉ thế này thế kia” trong các ý kiến tu đức của mình, thì hãy nhớ đó hầu chắc là những ý kiến theo kiểu “bất phân định”: “Tôi chỉ muốn biết Thiên Chúa”. “Có Thiên Chúa là đủ cho tôi rồi”. “Chỉ có cầu nguyện là quan trọng”. Tất cả những kiểu nói ấy đều là một cách từ khước không nhìn nhận sự khiếm khuyết, sự thiếu hụt nơi mình.

* Một công trường bao la, một công việc không bao giờ hoàn thành…

Bây giờ ta hãy nói một cách tích cực, hãy nhìn từ quan điểm luân lý, khiết tịnh là yêu thương, là sống sự thiếu hụt nơi mình, là biết phân định. Hay để mô tả chi tiết hơn, khiết tịnh là tập sống tính dục của mình sao cho có thể xây dựng được các quan hệ với vũ trụ và với người khác, trong khi vẫn nhìn nhận sự thiếu hụt nơi mình hay những sự dị biệt làm nên mình.

Quả thật, một người khiết tịnh sẽ tìm cách xây dựng những quan hệ không những với các ngôi vị mà cả với vũ trụ, với bất cứ thực tại nào ở chung quanh mình như mặt trời, bông hoa, cát bụi, biển cả, rượu chè, âm nhạc…

Nếu thế, đức khiết tịnh có một lãnh vực rất rộng. Nó có liên hệ tới những tương quan của tôi với người thân, với các hoạt động của tôi, với việc cầu nguyện của tôi (có nhiều cách cầu nguyện không thanh sạch), với tất cả những gì ở chung quanh tôi, làm nên tôi như lương thực, giấc ngủ, hương thơm, âm nhạc, quần áo, mặt trời… chứ không phải là sự khiết tịnh có thể chỉ mặt đặt tên hay chỉ là sự tiết dục!

Sau cùng, nên nhớ khiết tịnh là một công việc phải làm, chứ không phải là một tình trạng. Đó lại là một công việc không bao giờ kết thúc, mà mỗi người sẽ tìm cách thực hiện, bắt đầu từ cơ cấu tổ chức tâm lý - tính dục mỗi người đang đụng chạm tới lúc này, bắt đầu từ chính tình trạng tính dục của người ấy. Vả lại, làm sao có thể khác được? Một số người điều hành công việc ấy bằng cách bắt đầu từ cơ cấu tâm lý - tính dục của chính mình vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Chẳng hạn, có người sẽ thực hiện công việc sống “khiết tịnh” từ “cơ cấu” đồng tính luyến ái hay từ những ức chế đang chế ngự họ - những ức chế khác nhau như sợ phụ nữ, sợ đàn ông, v.v…- hoặc từ những chuyển biến như đang tiến tới hành vi thủ dâm một cách mãnh liệt, không dừng được, v.v… Tuy nhiên, dù tình trạng tâm lý - dục tính của mỗi người có thể nào đi chăng nữa, họ cũng phải liệu sao để làm chủ các nét đặc biệt ấy. Làm chủ đôi khi đòi phải vượt qua những nét đặc biệt ấy, nhất là khi thấy có thể làm được và hữu ích. Cũng có khi đương sự phải xây dựng đời sống tính dục của mình, vốn có hai giá trị - vừa tốt vừa xấu – khi thấy không thể nào vượt qua được những nét đặc biệt ấy. Như trường hợp của những người đồng tính luyến ái chẳng hạn.

Muốn thực hiện công việc điều hoà tính dục như thế, ta phải rất sáng suốt và đôi khi phải rất can đảm nữa. Phải luôn luôn yêu thương và biết khôi hài nhiều hơn.

* Ý NGHĨA KITÔ GIÁO CỦA SỰ KHIẾT TỊNH

Một điểm xác tính quan trọng rút ra được từ chính sứ điệp Thánh kinh, đó là không thể gặp Chúa nếu không biết chấp nhận một nhân tính đã bị chi phối bởi giới tính. Hãy tìm những chỉ dẫn cho biết niềm xác tín đó trong 2 trang Thánh kinh cơ bản: Sáng thế 2,25 - 3,13; Philipphê 2,5-11.

* Ađam và Eva bị cám dỗ

Thuật trình này cho thấy dưới hình thức huyền thoại thân phận của Ađam và Eva trong vườn địa đàng. Chúng ta thấy họ đang sống sung mãn vì đang khát khao và ước vọng – ước vọng ấy còn mãi nhờ biết tôn trọng những dị biệt và những thiếu hụt của mình:

- Khác biệt giữa Thiên Chúa và tạo vật;
- Khác biệt về tính dục, được hai người đảm nhận lấy không chút xấu hổ;
- Khác biệt giữa các cây “được phép” và cây “bị cấm”.

Cây mà người đàn ông và người đàn bà không làm chủ được chính là đối tượng họ hằng mơ ước (c.6). Như thế, bản văn đã cho biết đâu là thân phận của những con người thật sống trước mặt Chúa (c.3), đó là vừa ước ao vừa nhìn nhận những khác biệt.

Cơn cám dỗ đã đến với Eva và Ađam. Con rắn mời hai người thôi khát vọng bằng cách chấm dứt những sự khác biệt. Tên Cám dỗ đã làm cho hai ông bà hoa mắt vì những lời hứa hẹn tưởng tượng: “Nếu ông bà thoả mãn khát vọng của mình bằng cách ăn trái cây bị cấm ấy, ông bà sẽ trở nên giống thần minh”. Nội dung cám dỗ thật rõ ràng: đó là hãy giã từ thân phận con người để tiến tới một thân phận không phải của mình – trở thành “thần minh”. Câu chuyện cho biết: muốn vậy, phải từ chối lệnh cấm, từ chối nuôi ước vọng, từ chối sự khác biệt của Thiên Chúa. Và hậu quả của những sự từ chối ấy là mọi quan hệ đối với các thực tại nhân loại quan trọng đều bị lệch lạc: quan hệ đối với lao động, đối với sự sinh sản, và cả đối với tính dục. Từ nay, Ađam và Eva sẽ cảm thấy không thoải mái đối với tính dục của mình (cc.7-10), vì tính dục nhắc họ nhớ tới sự khác biệt, nhớ tới những gì họ không phải là, mà chỉ giản dị là tạo vật.

Như thế, muốn đối diện một cách lành mạnh với Thiên Chúa thì phải chấp nhận trọn vẹn làm những thụ tạo thiếu hụt, những thụ tạo đã có giới tính. Đó cũng là dấn thân sâu xa vào thực tại nhân loại, thay vì chạy trốn nó. Điều này còn được nhắc nhở rõ hơn nữa trong thư thánh Phaolô gởi Hội thánh Philipphê (2,5-11).

* Đức Giêsu, Ađam mới, là Thiên Chúa và là con người trọn vẹn.

Trong bài thánh thi này, Phaolô đối chọi thái độ của Đức Kitô – Ađam mới – với thái độ của Ađam đầu tiên. Nếu Ađam đầu tiên muốn giành lấy địa vị của Thiên Chúa bằng cách chối bỏ thân phận con người của mình là luôn ao ước, luôn thiếu hụt và sẽ phải chết, thì ngược lại Đức Giêsu đã lặn sâu vào thực tại nhân loại. Thay vì “coi việc ngang hàng với Thiên Chúa là một miếng mồi phải nắm lấy”, Đức Giêsu đã mặc thân phận con người trong mọi sự. Ađam muốn phi nhân bản chính mình; còn Đức Giêsu muốn nhân bản hoá chính mình cách trọn vẹn và nhân bản hoá chính mình bằng tình yêu thương. Bởi chưng, chính vì yêu thương và muốn liên đới với những người đang sống trong tình cảnh thiếu hụt trầm trọng – những người bị khai trừ - mà Đức Giêsu chấp nhận bước lên thập giá. Khi tôn vinh Đức Giêsu, Chúa Cha đã gán tiếp tuyên dương việc Đức Giêsu chia sẻ thân phận loài người cách trọn vẹn. Như thế, mầu nhiệm Vượt Qua – trọng tâm của bản văn này – chính là lời tuyên bố rằng chấp nhận trở thành con người trong sự khiêm tốn (cũng không còn con đường nào khác) là ngả đường phải đi qua để gặp gỡ Thiên Chúa.

* NHỮNG HỆ LUẬN RÚT RA CHO ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN

Hai bản văn sau đây cũng cho ta một tiêu chuẩn Thánh kinh để đánh giá đời sống có giới tính của chúng ta và để phê phán ý nghĩa Kitô giáo trong đời sống ấy.

Trong đời sống của chúng ta, bất cứ điều gì nói lên tham vọng muốn giã từ thân phận con người hiện nay là đã đồng thời khẳng định mình không chấp nhận được sáng tạo, và nếu thế cũng đi ngược với tinh thần Kitô giáo. Và bất cứ điều gì làm cho chúng ta sống trong một thứ cánh chung đã được thực hiện xong xuôi trọn vẹn – đang khi mình còn ở dưới thế này – đều là những dấu hiệu chứng tỏ ta đang có ước muốn được toàn năng như Ađam và Eva ngày xưa. Nếu là người độc thân, ta phải đặt đời sống độc thân của mình bên dưới mầu nhiệm Vượt Qua, nghĩa là biết đón nhận lời hứa của Thiên Chúa: Thiên Chúa hứa sẽ nhân bản hoá chúng ta tới cùng, cho giống Đức Kitô, bằng cách phải nhìn nhận cái chết vừa vượt lên trên cái chết. Như thế, độc thân phải là một trong nhiều cách giúp ta khiêm tốn đảm nhận lấy thân phận thụ tạo có giới tính của mình.

Đảm nhận lấy thân phận ấy là từ bỏ tham vọng đòi quyền năng mạnh mẽ hơn sự thật của mình.

Nếu tin thật sự vào Đức Giêsu Kitô – là Con Thiên Chúa và là Đấng Cứu độ - ta sẽ được nâng đỡ rất nhiều trong cuộc tìm kiếm cam go này, được thực hiện dưới sự thúc đẩy của Thánh Thần tự do.

(Trích trong tác phẩm Để xây dựng một nền luân lý trong thế giới mới, ch. 1.4) Tác giả: Xavier Thévenot

Những chấm và những phút hy vọng

HVĐHDC - “...Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt đời sẽ thánh Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng. Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng”. (Đức Chân Phước FX. Nguyễn Văn Thuận)

Hãy cầu nguyện! Luôn luôn kiên trì cầu nguyện!

[HVĐHDC] Anh chị em BVSS chúng tôi luôn tự nhắc mình rằng: Hãy cầu nguyện! Luôn luôn cầu nguyện! Kiên trì cầu nguyện!


Tác nhân phá thai sớm hình chữ T
thường được tuyên truyền chỉ là dụng cụ ngừa thai
Theo truyền thống DCCT, trong Tuần Đại Phúc, ngoài Thánh Lễ với các bài Đoản Huấn và Đại Giảng cùng các nghi thức đặc biệt được cử hành long trọng tại Nhà Thờ mỗi ngày, anh em chúng tôi còn chia nhau ra, chỉ một vài người được phân công ngồi trực tư vấn và giải tội tại Nhà Thờ, còn lại các cha, các thầy khác len lỏi hang cùng ngõ kẹt, đến thăm tận nhà anh chị em Giáo Dân trong Giáo Xứ.


Thường thì chỉ là thăm hỏi, cầu nguyện, mời gọi tham dự Đại Phúc, mỗi gia đình khoảng 5 phút. Thế nhưng nhiều phần là chúng tôi sẽ phải ngồi lâu hơn đối với những nhà “có vấn đề”, phải xin gặp riêng từng người, lắng nghe, trò chuyện, khuyên nhủ, tư vấn, có khi giúp sám hối rồi giải tội ngay tại chỗ, nóng hổi, để lâu sợ người ta lại bị cám dỗ đổi ý không dám mon men tìm đến Nhà Thờ.

Dịp Đại Phúc này, vì chúng tôi là “dân” BVSS, nên đương nhiên cũng “méo mó nghề nghiệp” những chuyện liên quan đến BVSS. Ngoài khá nhiều những nố đặt vòng ngừa thai, phá thai, chúng tôi “đụng” vào một thực tế nhức nhối mà chúng tôi nhận thấy cần phải kể lại với quý độc giả, hy vọng đây là một lời cảnh báo chân thành để anh chị em đề phòng, không bị mắc lừa.

Dịp trước đây, trong khi làm Tiền Phúc để chuẩn bị cho Tuần Đại Phúc kỳ này, anh em chúng tôi có giảng dạy kỹ lưỡng về mặt luân lý Kitô Giáo và những điểm Giáo Luật của Hội Thánh có liên quan đến việc phá thai, cũng như việc ngừa thai bằng cách đặt vòng, uống thuốc, cấy thuốc dưới da... Khá đông chị em phụ nữ đã trót đặt dụng cụ “chữ T” sau đó đã tìm đến với Tòa Giải Tội để được Thiên Chúa tha thứ, rồi họ mạnh dạn ra về, tìm đến bệnh viện hoặc các phòng khám phụ sản dứt khoát xin tháo cái “chữ T” quái gở ấy ra.

Có ai ngờ, nhiều chị đã bị các y bác sĩ mắng té tát, thậm chí đe dọa đủ thứ chuyện về chuyên môn phụ khoa. Nhiều nơi cù cưa hẹn tới hẹn lui, lấy cớ này cớ nọ để từ chối tháo cái thứ “vũ khí” phá thai thường trực phục kích trong tử cung của người ta. Có chị phải chuyển sang các Phòng Khám của các bác sĩ Công Giáo mới được toại nguyện thanh thản.

Một chị trong số ấy, chị Nh., chỉ một tuần sau khi tháo vòng là có... thai! Đối với anh chồng, đây là đứa con thứ ba, “vỡ kế hoạch”, nhưng với bản thân chị, chị đã chạy lên DCCT gặp chúng tôi, khóc mà khoe rằng: “Trời ơi, con mừng quá, con cứ sợ hậu quả là sẽ không còn có thể có con nữa, tạ ơn Chúa, cám ơn các cha!” Và đầu tháng mười vừa qua, chị sinh một cháu trai kháu khỉnh gần 4Kg!

Chúng tôi quả thật không ngờ, đàng sau niềm vui của cả nhà lại là nỗi dằn vặt ray rứt kinh khủng cho chị Nh. Ngay ngày thứ nhì của Tuần Đại Phúc, chính bà mẹ chồng chị Nh. chạy đến gặp chúng tôi để trình bày đầu đuôi câu chuyện đáng thương. Và chúng tôi đã đến thăm ngay sản phụ mới sinh cháu bé được hơn 10 ngày. Chị Nh. khóc vì mặc cảm tội lỗi, bế đứa con sơ sinh trên tay, nghẹn ngào kể lại:

“Thưa cha, đến ngày phải sinh, vợ chồng con đến bệnh viện Phụ Sản H.V., bác sĩ trưởng khoa Sản tên là L.H.Q. hỏi han mấy câu, nhớ ra thân chủ quen thuộc, thế là mắng té tát về chuyện đã có hai con rồi lại còn “ngoan cố”, cứ nằng nặc đòi tháo dụng cụ tránh thai ra, để bây giờ mang bầu đứa thứ ba... Sau đó ông ấy khám qua loa và bảo là phải mổ, nhưng nếu muốn mổ thì phải ký giấy đồng ý... triệt sản ngay sau đó! Còn không thì cứ nằm đấy mà chờ... chết!

Lúc ấy con kiệt sức, lại quá lo sợ, nửa sợ chết, nửa sợ triệt sản thì phải tội với Chúa, con được đưa ngay vào giường nghỉ. Sau này khi được mổ bắt con rồi, về nhà con mới biết chồng con vì hoảng hốt, đã vội ký vào đơn tự nguyện xin triệt sản cho vợ... Cha ơi, con ân hận vô cùng, bởi con không hề muốn triệt sản! Con phải làm sao bây giờ?”

Chúng tôi xực nhớ đến chuyến ra làm Tuần Đại Phúc tại một Giáo Xứ thuộc tỉnh Nam Định hồi đầu năm nay, có nghe được câu chuyện một sản phụ sau khi sinh đứa con thứ hai, về nhà vui mừng lắm. Nhưng rồi sau mấy năm, sau cả gần mười năm, vẫn không thấy có thai nữa, cứ nghĩ bị bệnh tật gì, đến khi về Hà Nội xin khám, bác sĩ phòng mạch tư mới bảo: “Chị đặt vòng tránh thai bao lâu nay rồi thì làm sao mà có thai cho được ?” Đến lúc ấy mới vỡ lở, thì ra người ta đã lén lút đặt luôn một cái vòng tránh thai vào tử cung ngay sau khi sản phụ vừa sinh con, đang còn mệt nhoài, lại mải vui mừng, không thể ngờ được người ta lại nỗ lực đạt thành tích và phấn đấu vượt chỉ tiêu một cách tàn nhẫn vô nhân như thế.

Chúng ta không thể vơ đũa cả nắm và cũng không hề muốn kết tội các bác sĩ sản khoa ngày nay đang làm những chuyện trái lương tâm, cũng như vi phạm quyền con người trầm trọng khi quá sức hăng hái năng nổ trong việc “giảm sinh” bằng mọi cách như thế. Vẫn còn đó khá nhiều các bác sĩ có Y Đức, cũng như có khá nhiều bác sĩ sau một thời gian sai lầm, bị cuốn hút vào xu thế chung của xã hội duy vật vô thần, vẫn còn biết ray rứt lương tâm để xoay chuyển hẳn cuộc đời mình.

Mới hôm qua, chúng tôi đọc được trên Blog của các bác sĩ trẻ Công Giáo vừa ra trường, nội dung các Entry có lúc là niềm vui đã tư vấn thành công để người ta bỏ ý định phá thai, lại có lúc là sự ân hận đã trót yếu lòng nhượng bộ trước những lý lẽ ngụy biện đòi phá thai cho bằng được.

Chúng tôi gửi Comment khích lệ nâng đỡ tinh thần các bạn đáng được gọi là “lương y” ấy rằng: Chúng ta sẽ cố gắng để không phạm sai lầm về y lý và nhất là về luân lý, nhưng chuyện có phạm sai lầm hay không thật ra không quan trọng cho bằng lương tâm chúng ta có đủ nhạy cảm để nhận biết ngay mình đã phạm sai lầm, và sau đó, không tê liệt vì ân hận, không quỵ ngã vì sợ hãi, nhưng trỗi dậy, tìm ra phương cách sửa chữa sai lầm ấy.

Và bao giờ, chúng tôi cũng đều tự nhắc mình và nhắc những anh chị em có thiện chí BVSS, rằng: Hãy cầu nguyện! Luôn luôn cầu nguyện! Kiên trì cầu nguyện!

Lm. QUANG UY, DCCT
Bài đăng lại từ báo Ephata


'Đàn ông Việt có thể phải sang châu Phi tìm vợ'

Vnexpress.net “Trong tương lai, theo nghiên cứu nhân khẩu học, các nước trong khu vực cũng không dư phụ nữ, thì nam giới Việt chỉ có nước sang Algeri, Uganda... mới hy vọng lấy được vợ”, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cảnh báo.

> Phụ nữ càng học cao càng cố đẻ con trai

 
Báo cáo về mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam (với bằng chứng từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009) mà Quỹ dân số Liên hợp quốc công bố sáng qua cho thấy, tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam đang tăng lên một cách nhanh chóng với những hệ lụy đáng kể về xã hội, kinh tế và không loại trừ có những bất ổn về an ninh, chính trị.

Bị đe doạ giết, vị Giám mục Brasil vẫn lặp lại cam kết bảo vệ sự sống

TTCG (CNA 24.10) - ĐGM Luis Gonzaga Bergonzini, Giáo phận Guarulhos, Brasil, đã hứa sẽ tiếp tục bảo vệ trẻ chưa sinh, mặc cho thư nặc danh de doạ mạng sống.

Trong thư gửi cho các giám mục huynh đệ, ĐGM Gonzaga giải thích rằng kể từ tháng 7 năm nay, ngài đã phát biểu chống lại Tổng thống Brasil Lula da Silva và ứng cử viên tổng thống hiện nay của đảng, Dilma Roussef, vì họ ủng hộ việc hợp pháp hoá nạo phá thai.

Phụ nữ càng học cao càng cố đẻ con trai

Vnexpress - Đa số phụ nữ đều bị áp lực sinh "thằng cu" cho nhà chồng, nhưng do có kinh tế và khả năng tiếp cận công nghệ, những chị em học vấn cao thường có tỷ lệ thành công nhiều hơn. 

Đây là những thông tin được Ủy ban Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) công bố sáng nay, trong Báo cáo về mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam qua các bằng chứng từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.

Bí ẩn sự hình thành con người


(BiBi) Nhờ sự phối hợp các kỹ thuật ghi hình y khoa mạnh nhất - máy quét và chụp cộng hưởng từ - với các công nghệ thông tin hiện đại, bác sĩ X quang Alexander Tsiaras đã ghi hình 3 chiều đối với điều quyến rũ bí ẩn nhất của sự sống: đó là sự hình thành em bé, từ lúc thụ thai đến chào đời.

Cảm ơn em

Em,

Chiều hôm nay em tới gặp tôi.

Nghe tiếng chuông reo, tôi ra mở cổng. Tôi gặp em. Một cô gái đang ở ‘tuổi trăng tròn’. Em đang mang thai. Cái thai trong bụng em đã khá lớn. Tôi mĩm cười chào em. Em ngước mắt nhìn tôi. Tôi mời em vào phòng khách cộng đoàn. Ngồi vào ghế, em không nói gì, chỉ khóc, và em khóc thật nhiều. Tôi cố gắng an ủi em. Em nói: “Thầy đừng an ủi con. Cứ để cho con khóc. Con không muốn im lặng. Con chỉ muốn khóc, và khóc thật nhiều…”. Mặt em tái. Môi em tím… Em vẫn khóc… Tôi không biết làm gì. Tôi ngồi nghe em khóc… Cho tới khi em nói được một câu: “Thầy có tin con không?” Tôi trả lời: “Có, Thầy tin con”. Thế là em nói, em nói thật nhiều. Tôi cũng nghe, nghe thật nhiều. Em kể về sự đau đớn mà em đang phải chịu. Còn tôi, tôi cảm nghiệm thương đau em đang mang lấy…

Em sinh ra trong một gia đình có 7 người con. Học hết lớp 9, em phải bỏ học vì gia đình nghèo. Bố mẹ không thể chu cấp tiền học cho em. Vì lo lắng và thương mấy đứa em nheo nhóc, nên em đành phải làm một chuyến ‘Nam tiến’.

Vậy là em đã rời quê hương và đi vào thành phố Sài Gòn hoa lệ. Em đã ở đây được 2 năm. Lúc em ra đi, em mới 17 tuổi. Công việc chính của em là làm ‘ôsin’… Những ngày tháng đầu, tuy đồng lương em nhận được rất ít ỏi, nhưng thỉnh thoảng em vẫn gửi tiền về để phụ với bố mẹ giúp các em học hành. Bố mẹ của em vốn đã khóc rất nhiều vì em phải đi làm thuê, thì nay lại đau đớn hơn khi cầm những đồng tiền do công sức của em làm ra.

Nhưng với em, em cảm thấy vui hơn vì được an ủi bố mẹ phần nào…

Thế nhưng, thời gian trôi đi - con người cũng thay đổi. Dần dần, em không còn tiền để gửi về cho bố mẹ nữa. Một phần là do vật giá tăng: “Cái gì cũng lên giá mà lương không tăng Thầy ạ!”, phần khác quan trọng hơn là em đã ‘biết yêu’.

Em tình cờ gặp anh chàng người “Bùi Chu”. Từ ánh nhìn đầu tiên, em và anh đã “cảm thấy có duyên với nhau”. Và quả thật, duyên của hai người đã tới. Lúc đó, em chưa đầy 18 tuổi. Em vẫn thơ ngây. Dù sống cả năm trời trong thành phố này rồi nhưng em vẫn chưa biết nhiều về thành phố cũng như môi trường và con người ở đây vì em chỉ giúp việc trong nhà. Thế là, sau một thời gian ngắn gặp gỡ, những “lời ong bướm” của anh ta đã được rót vào tai em như những giọt mật ong nguyên chất. Em nghe mà cảm thấy thích thú. Em thầm nghĩ rằng: cuộc sống đích thực là đây, đời hạnh phúc chính là ở chốn này. Vậy là từ đó em bỏ bê công việc. Em đi chơi nhiều hơn, mua sắm nhiều hơn… Có những lần em đi chơi qua đêm mà không ai biết em đi đâu… Ngày lại ngày, em sống trong “lời nói và cử chỉ ong bướm” của anh chàng kia. Và không lâu sau, em đau đớn khi biết mình đã “dính” (theo ngôn ngữ của em). Khi em “dính” (có thai) rồi thì cũng là lúc em và anh ta có những khúc mắc. Những lời ngọt như mật của anh ta trước đây giờ không con nữa. Mà thay vào đó, em đang phải ‘chịu trận’ bởi những lời mỉa mai, chửi bới: “Con gái mà lì. Đáng chết! Con gái mà không biết phòng - giữ… Bây giờ “dính” rồi ráng chịu!” Ngày mà em nghe xong những lời cay đắng đó cũng là ngày cuối cùng em nhìn thấy mặt anh ta. Anh ta ra đi, đi mãi; đến nỗi, cho tới bây giờ, không ai biết tin anh ta đang ở đâu.

Em lại trở về với cuộc sống thật của em. Một mình trong phòng trọ, em khóc, em hận… ngày này qua ngày khác. Cái bụng của em càng to, em càng đau đớn, xót xa. Cho đến lúc em không còn một đồng xu dính túi, em phải đi ở nhờ những người bạn của em. Một ngày qua đi, hai ngày qua đi, nhưng đến ngày thứ ba, bạn em lại gắt gỏng với em và ‘có ý’ đuổi em đi. Em lại ra đi. Em tìm đến người bạn này, rồi người bạn khác, nhưng ai cũng lắc đầu và ‘biện minh đủ mọi lý do’ để từ chối ước nguyện của em.

Em quyết định về quê để thưa thật với bố mẹ, đồng thời, xin lỗi bố mẹ và mong được tha thứ. Thế nhưng, khi em về nhà, bố mẹ em đã ngất xỉu khi nhận ra em lại là “một đứa con không chồng mà chửa”. Em không biết rằng, chỉ trước đó một tháng, một tháng thôi, bố mẹ em cũng đã đau đớn đuổi đứa em gái của em ra khỏi nhà. Em gái của em cũng đi vào Sài Gòn làm công nhân. Tuy chỉ mới 17 tuổi nhưng nó cũng đã có thai được 7 tháng rồi. Tác giả của cái thai đó cũng đã “cao chay xa bay” giống như “người yêu” của em… Bây giờ lại thấy em về… Bố mẹ em không sao tưởng tượng nổi. Và bố mẹ đã đuổi em đi, không cho em ở trong nhà một giờ nào: “Hãy đi cho khuất mắt tao! Tao không có những đứa con như mày…”. “Trở lại” Sài Gòn. Ở đây, em vẫn bơ vơ. Không ai tiếp nhận em. Lang thang từ chốn này qua nơi nọ. Mãi cho tới hôm nay, em mới tới gặp tôi. Em hiểu nỗi đau của bố mẹ. Em không muốn làm cho các ngài phải đau thêm. Vậy là em lại tiếp tục ra đi. Nhưng đi về đâu?... Em ra đường lớn (đường bắc - nam), bắt xe…

Tôi không quen em, cũng chẳng biết em. Em biết tôi vì có một ai đó đã giới thiệu…

Em thân mến,

Tôi rất mừng khi được gặp em. Tôi mời em một ly nước. Tôi nở nụ cười với em. Em nói trong nước mắt và ngẹn ngào: “Sao Thầy không đuổi con đi như những người đã từng đuổi con? Sao Thầy không chê ghét con mà lại còn mời con uống nước, nói chuyện với con?

Em,

Làm sao tôi đuổi em đi được? Làm sao tôi ghét em được? Em cũng là con người mà! Quý giá lắm em ơi! Con người!

Tôi tạ ơn Chúa vì em đã can đảm, thật can đảm khi em nói rằng: “Sau một thời gian suy nghĩ, con quyết định sẽ không bao giờ làm hại đứa con của con. Con không phá thai. Con không giết nó. Cho dù có ai ghét bỏ, mắng nhiếc con đi nữa thì con cũng sẽ giữ cho được đứa con của con. Như vậy, con sẽ không phạm tội giết người đúng không thầy?”... Những lời tâm sự của em thật đơn sơ những lại rất sắt đá và ý nghĩa em ạ!

Em biết không?

Trong những năm gần đây có rất nhiều người thiện chí đang “hiệp thông với nhau và cộng tác với Thiên Chúa trong việc Bảo vệ Sự Sống, cứu lấy các thai nhi ngay tại nơi mình đang sống, trên đất nước quê hương Việt Nam mình và cả trên toàn thế giới”.

Bởi vì, em ơi!

“Hiện nay, Việt Nam được xem là 1 trong 3 nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, chưa kể vô số các trường hợp phá thai chui và trá hình không thể thống kê được. Đây quả là một cuộc thảm sát dã man có hệ thống và có tầm mức tương đương với tội ác diệt chủng!

Riêng Sài Gòn, theo thống kê từ năm 2003 đến nay, trung bình trong hệ thống các bệnh viện công có hơn 100.000 ca nạo phá thai trong một năm. Còn theo số liệu của Trung tâm Bảo vệ Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em ở Sài Gòn, tỉ lệ giữa số trẻ bị giết đi và được sinh ra là hơn 1/1. Đây cũng là tỷ lệ chung cho cả nước.

Ngày nay, đối với nhiều người phá thai được xem là “chuyện nhỏ”, và có chiều hướng ngày càng gia tăng nơi người trẻ. “Qua phân tích tại bệnh viện Từ Dũ thì năm 2001 số người dưới 19 tuổi đến nạo phá thai chỉ 208 ca, năm 2003 nhảy vọt lên đến 1.849 ca - tăng gấp 9 lần so với 2001”. Đặc biệt, theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, “thường sau những ngày lễ, Tết khoảng nửa tháng, số bệnh nhân nạo phá thai tăng rất rõ”.

Đáng lo ngại là hiện nay ở Việt Nam, nạo phá thai được xem là giải pháp số một khi có thai ngoài ý muốn. Hành động vô luân này không chỉ được xem là hợp pháp, mà còn được hỗ trợ khuyến khích, thậm chí còn được xem là một quyền được pháp luật bảo vệ…” (theo http://www.chuacuuthe.com/?p=8192).

Đau thương quá phải không em?

Thú thật với em, những ngày trước khi em đến gặp tôi, tôi đã suy nghĩ về vấn đề này rất nhiều. Cố tìm cho mình lối thoát nhưng không thể được. Suy nghĩ về những em bé bị giết, bị cắt từng miếng thịt vứt đi ngay từ trong bụng mẹ… Tất cả những điều đó đã là nỗi ám ảnh của tôi. Các em nhỏ đâu có tội tình gì? Các em đâu có chống trả được những sự tàn bạo của người lớn? Nhưng, các em cũng đau lắm chứ! Thân hình của các em cũng bằng xương, bằng thịt cả… Thế mà…!

Em thân mến,

Tôi cám ơn em là vì như vậy.

Giờ đây, em đã có được một cuộc sống khá ổn định và an bình trong Mái ấm Mai Linh. Đây là nơi dành cho các cô gái lầm lỡ. Theo Soeur Phụ trách thì: mái ấm sẵn sàng đón nhận những trường hợp lầm lỡ. Ở đây, họ sẽ được chăm sóc cẩn thận, được học hỏi nhưng kinh nghiệm sống, được dạy dỗ những vấn đề cơ bản về đời sống của người phụ nữ… Đặc biệt, ở đây tạo nên một môi trường tuyệt vời để những người đang mang thai có cuộc sống an bình nhằm tạo nên sự an toàn cho những đứa trẻ sắp được sinh ra.

Chúc mừng em!

Và anh chỉ hy vọng một điều nơi em là hãy trả lại sư an toàn cho đứa con của em bằng cách sống đời sống an bình trong Mái Ấm đầy ắp tình yêu thương và tha thứ này.

Em thân mến,

Một lần nữa, tôi xin cám ơn em vì tất cả những chia sẻ của em.

Đặc biệt, tôi cám ơn em vì em đã cho tôi và rất nhiều bạn trẻ khác một bài học về sự can đảm Bảo vệ Sự Sống.

Tôi tin Chắc rằng, Thiên Chúa cũng sẽ tha thứ và chúc lành cho em. Vì em đã biết quay trở về sau lỗi lầm của mình; và vì em đã giữ lại cho Thiên Chúa một con người, đó là đứa con yêu quý của em.

Hãy vui cười vì em đã vượt qua những khó khăn và gian khổ.

Hãy vui cười vì muôn đời Chúa vẫn trọn tình thương, Em nhé!

Xin chào và mong gặp lại em, người em yêu quý!


Fx. Phan Dương, AA

Email: fxduongaa@ymail.com
theo truyenthongconggiao.org

Các Giám mục Argetina đề nghị lấy Năm 2011 là “Năm Sự Sống”

TTCG (CNA 19.10) - Uỷ ban Điều hành HĐGM Argentina kêu gọi dân Argentina hãy có một cam kết với sự sống “chân thành và chín chắn”. Các ngài tuyên bố Năm 2011 sẽ là “Năm Sự Sống”.
Trong một tuyên bố mới đây, Uỷ ban này nhắc lại lời Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI mời gọi tín hữu Công giáo tham gia một đêm canh thức cầu nguyện cho trẻ chưa sinh vào ngày 27-11. Ngày khởi đầu được chọn là ngày đầu Mùa Vọng, để nói lên lòng biết ơn đối với Thiên Chúa về hồng ân sự sống.

Mẹ ơi, con muốn làm người!

1.
Con có ngờ đâu, khi vừa khóc chào đời

Mẹ của con đã bắt con phải im.
Con biết làm sao khi vừa khóc chào đời?
Mẹ của con không muốn con làm người.

ĐK.

Mẹ ơi! Có bao giờ, có bao giờ Mẹ nhớ đến con không?
Mẹ ơi! Có bao người cần con, có bao người mong con mà không có.
Mẹ ơi! Sao nỡ bỏ con, sao nỡ bỏ con? Mẹ ơi! Con muốn làm người.
Mẹ ơi! Xin hãy để con làm người. Mẹ ơi! Con muốn làm người.


2.
Con có ngờ đâu, khi chưa khóc chào đời.
Mẹ của con đã bắt con phải im.
Con có tội chi khi chưa khóc chào đời?
Mẹ của con đã bắt con lìa đời.

ĐK.

Mẹ ơi! Có bao giờ, có bao giờ Mẹ nhớ đến con không?
Mẹ ơi! Có bao người cần con, có bao người mong con mà không có.
Mẹ ơi! Sao nỡ bỏ con, sao nỡ bỏ con? Mẹ ơi! Con muốn làm người.
Mẹ ơi! Xin hãy để con làm người. Mẹ ơi! Con muốn làm người.


Con cầu mong Mẹ sống bình an. Con cầu mong Mẹ sống bình an.

Con cầu mong Mẹ sống bình an. Con cầu mong Mẹ sống bình an.

Sáng tác: Quang Sơn

Thể hiện: Lê Anh
--

Gửi con trai chưa chào đời của mẹ

Mãi yêu con dù con chưa hề tồn tại.

Ngày hôm nay, ngày chủ nhật, mẹ đang nằm dài trên giường học cho xong môn sử mà thứ 2 mẹ phải trả nhưng tâm trí của mẹ cứ lơ lửng đâu đâu. Mẹ suy nghĩ rồi tưởng tượng đủ thứ, mẹ tưởng tượng rằng nếu mẹ rớt tốt nghiệp thì mọi thứ sẽ như thế nào nhỉ ?? Ngôi trường danh giá mẹ đang học sẽ lồng lộn lên khi một đứa con gái như mẹ làm tan hoang cái thành tích 100% đậu tốt nghiệp 5 năm liền của họ, các cô giáo của mẹ thì sẽ nhìn mẹ với con mắt không thể tin nổi rằng sao mình có thể từng dạy một học sinh bất tài như thế, sẽ có người chửi mẹ là đồ con lừa, sẽ có người sỉ mẹ là thứ lưu manh cô hồn như bà ta từng nghĩ, sẽ có kẻ xấu xa như khuôn mặt xấu xí của mụ mừng ra mặt. Người đời thì thương hại mẹ. Ông bà ngoại con sẽ nhục nhã với dòng họ, họ sẽ chửi mắng mẹ, rồi thì trách móc, cuối cùng thì thở dài bất lực. Ôi, nghĩ tới những điều ấy là mẹ đã thấy khổ sở tới mức muốn chết quách đi, chấm dứt sự dằn vặt của mọi người đổ lên sự chán chường bất mãn trong mẹ.


(Ôm con vào lòng, hôn lên đám tóc xoăn của con)

Nhưng có lẽ mẹ sẽ không dám chết. Mẹ chưa hưởng được lạc thú trên đời, chưa nếm mùi đời, chưa bước chân ra xã hội sau 12 năm phí hoài... Nếu ra đi như thế thì quá là vội vàng... và ngu xuẩn... Nếu bảo mẹ làm lại từ đầu chắc chắn mẹ không làm được, mẹ không đủ kiên nhẫn và cũng không có hứng thú. Có lẽ mẹ sẽ ăn chơi sa đọa và sa chân vào vũng lầy khoái lạc mất thôi, rồi không biết nên gọi là xui xẻo hay may mắn: mẹ có con.

Tiếp theo mọi chuyện sẽ ra sao nhỉ: ông bà ngoại con sẽ tức điên máu lên máu xuống dồn dập, tra hỏi xem cha con là thằng nào (mẹ không nhớ), rồi sẽ bắt mẹ bỏ con, dùng thuốc hay kẹp hay dao gì đó, giết con và lôi con ra khỏi mẹ. Ôi, kinh tởm quá thể mẹ không thể chịu nổi, làm sao giết người ngay cả khi nó chưa thành hình cơ chứ..Nhưng mẹ sẽ sinh con, dù bất cứ giá nào, có lẽ mẹ ngược đời các bà mẹ tuổi teen khác, rũ bỏ "trách nhiệm" khi đã ăn chơi trác táng hay ngu dốt bị lừa tình..Có lẽ mẹ sẽ phải hi sinh cà tuổi xuân và danh dự của mình để con được ra đời, khuyến mãi thêm cái nhìn ghẻ lạnh của người đời và không chừng cả sự hắt hủi của gia đình ngoại con, cái giá đó có đắt quá không, mẹ cũng đoán được và cũng không thể trả giá được... Nhưng rồi mẹ nghĩ, dù con là một món hời hay hố, đó cũng là quyết định của mẹ và mẹ sẽ không hối hận. Nếu cả đời mẹ đều là sai lầm thì con chính là điều đúng đắn duy nhất của mẹ...

(Hun đôi bàn chân tí xiu của con)


Khi con sinh ra rồi, điều đầu tiên là phải đặt tên cho con chứ nhỉ ?? Con trai mẹ sẽ tên là Hoàng Đăng, khi lớn lên con sẽ hỏi tên ấy nghĩa gì, mẹ sẽ không thèm trả lời con đâu, mẹ sẽ bắt con thơm mẹ hai phát vào má, khi con thực hiện điều kiện rồi, mẹ sẽ lại ăn gian con và bảo rằng khi lớn lên mẹ sẽ cho con biết. Hoàng Đăng của mẹ, làm sao mẹ có thể nói rằng tên con được trích từ tên của người con trai mẹ từng thầm thích khi con còn quá nhỏ như thế... Có những lúc ông bà ngoại bảo mẹ rằng "Sau này lớn lên sẽ hiểu", mẹ ức lắm, nhưng khi có con rồi thì mẹ lại thấy nó đúng biết bao, có những chuyện người ta không nên biết thì cuộc sống sẽ dễ chịu hơn... nhóc tì của mẹ à...

(Nhìn sâu vào đôi mắt màu socola non nớt, chưa gợn chút đau buồn của con)

Có lẽ sau này khi con vừa mới nhận thức sự vật xung quanh, sẽ có người nói với con rằng mẹ là thứ đàn bà lang chạ, nạ dòng, lăng loàn, chửa hoang, mất hết phẩm giá khi không chồng mà có con. Những đứa trẻ độc ác sẽ nghe theo lời bố mẹ chúng, ức hiếp và rủa xả con là "đồ không cha". Ôi con trai đáng thương của mẹ, vì mẹ mà con phải chịu đựng như thế. Nhưng vì con là con mẹ, con đừng chạy về với mẹ, mếu máo và hỏi rằng sao con không có cha như bao đứa trẻ khác hay làm, mẹ sẽ đánh ngược lại con chứ không ôm vào lòng vuốt ve như các bà mẹ khác đâu.

Mẹ đánh con vì những lời ấy giống con cầm đá đập vào đầu mẹ, lấy roi quất vào mặt mẹ vậy. Mẹ đánh con vì mẹ không nhu nhược, mẹ không phải bị người ta lừa tình để rồi chửa hoang như người đời dèm pha. Mẹ đánh con vì con đã ngu ngốc để cho miệng lưỡi người đời sai khiến, quay sang hành hạ mẹ mình, làm cho con tầm thường và mẹ thì nhơ nhuốc như người ta muốn mẹ con mình trở nên như thế. Mẹ đánh con để dạy con cách đánh lại bọn trẻ xấu xa kia, đánh chúng tức là đã vả vào mặt bố mẹ chúng, cho họ biết rằng họ chỉ là những kẻ nông cạn thối mồm chỉ thích dựa vào tấm biển luân lý đạo đức mà soi mói, bình phẩm cuộc đời người khác trong khi cuộc đời họ bốc mùi như một trái trứng ung..Và mẹ đánh con như để xả đi sự bất lực của mẹ giữa dòng đời, sự cay nghiệt của xã hội dành cho mẹ... Mẹ xin lỗi con... con trai...

Với tôi, đạo đức luân lý là thứ quý giá cần được giữ gìn đời đời kiếp kiếp, nhưng nó cũng chính là công cụ mà chính con người tạo ra dùng để vùi dập con người, trước những luân trầm, bể dâu tang thương do người anh em của đạo đức là xã hội tạo ra...

(Tát yêu hai cái má phúng phính của con)


Mẹ muốn sinh con ra trong khi mẹ còn trẻ, để khi nhìn con lớn lên, trổ mã đẹp trai, thì mẹ vẫn còn son sắc, để khi đi cùng với con, con sẽ không cảm thấy xấu hổ khi đi cùng với một bà mẹ già nua xấu xí và khi nhìn vào người ta sẽ nghĩ là 2 chị em mà thôi... Mẹ không muốn căn bệnh đẹp của mẹ tàn lụi theo năm tháng. Ôi mẹ của con hư danh và ảo tưởng như thế đấy. Nhưng con có hiểu căn nguyên là do mẹ muốn con không phải thầm so sánh sao mẹ bạn con đẹp hơn, quý phái hơn...để rồi tủi thân vớ vẩn. Mẹ không muốn những thứ ganh tị nhỏ nhặt đó làm hoen ố đầu óc của con. 18 năm trước đó mẹ đã chứng kiến bao nhiêu cảnh bi hài mà thói ganh tị gây ra, bản thân mẹ cũng thế, và mẹ không muốn con bước theo lối mòn cụt ấy. Con cần phải học cách ganh tị những thứ có giá trị hơn... con trai của mẹ...

(Vuốt nhẹ sống mũi để mũi con trai mẹ sau này sẽ thẳng đẹp như Tây)

Có lẽ trong suốt chiều dài thời gian nuôi con lớn, mẹ sẽ phải nhận không ít những lời tỏ tình, những thành ý mong được lo lắng săn sóc hai mẹ con ta... Người ta thường bảo "Gái một con trông mòn con mắt" mà. Trong khi mẹ của con lại còn trẻ đẹp ngon cơm, và lại là một thiếu phụ thế này... Nhưng con người tốt xấu chen nhau. Mẹ không đủ cam đảm và lòng kính trọng cho những lời hứa suông đó. Với mẹ, những lời hứa đó mờ mịt và dễ tan như sương khói nhang đèn, ai biết được bọn đàn ông ấy sau khi có được tấm thân của mẹ rồi có vứt mẹ con ta ra khỏi nhà không ?? Và đàn ông bây giờ liệu ai có thể vác dùm tảng đá đạo đức ra khỏi vai mẹ và chùi sạch dùm vết nhơ phẩm giá bị miệng lưỡi người đời trây trét lên người mẹ con ta khhông?... Có ai can đảm và cao thượng như thế. Không, không một ai hết... Ngàn đời sau chưa chắc có một người. Có lẽ mẹ đã bị thừa hưởng tính đa nghi của ông ngoại con mất rồi... Nhưng con - chỉ có con là người mà mẹ thương yêu nhất, mẹ sẽ tin con vô điều kiện, vì con là con của mẹ mà, con là niềm vui duy nhất của mẹ, con nói gì mẹ cũng sẽ tin. Bởi thế cho nên, con đừng bao giờ dối gạt mẹ nhé, con yêu....

(Ngắt cái dzú nhỏ xíu của con)

Còn một chuyện nữa vô cùng tế nhị và mẹ bắt buộc chỉ có thể nói với con khi bằng tuổi mẹ mà thôi... Nếu con có vô tình bắt gặp mẹ làm những chuyện như thế, mẹ xin con đừng vội trách cứ hay phán xét mẹ, căm thù hay ghét bỏ mẹ chứ ? Vốn dĩ mẹ cũng chỉ là một con người, và lại là đàn bà. Nên chắc chắn mẹ sẽ không thể tránh những ham muốn nhục dục thường tình... Mẹ chỉ là một bà mẹ bình thường, chứ không phải thánh nữ. Đôi khi mẹ sẽ thèm một cái ôm siết chặt của một vòng tay rắn chắc chứ không phải hai cánh tay bé xíu và trắng trẻo của con. Lâu lâu mẹ sẽ khát khao có được những nụ hôn dồn dập, một đêm làm tình choáng ngợp cho thỏa mãn cái bản năng đàn bà trong mẹ. Mẹ không chắc mẹ có thể vượt qua cám dỗ không, mẹ không tin tưởng bản thân. Nhưng mẹ chắc chắn rằng tất cả tình yêu và sức sống của đời mẹ đều dành cho con, giống như tất cả các bà mẹ khác, đó là điều không ai phủ nhận được.

Tình yêu có thể ngọt ngào như kẹo đấy con à, nhưng kẹo ngậm mãi thì cũng tan hết, giống như chỉ có tình yêu đẹp chứ không có tình yêu vĩnh cửu. Tình dục thì như một món chiên xào nhiều mỡ thôi, ăn lần đầu thấy rất ngon, rất vừa miệng, chỉ muốn ăn hoài ăn hoài không dứt. Nhưng khi đến một lúc nào đó, con sẽ trở nên nhàm chán và phát ngấy món đó, có chăng chỉ ăn chiếu lệ cho tròn nghĩa vụ của một người đàn ông, tình dục mang lại khoái lạc đấy, nhưng nó chỉ mang tính mùa vụ của cuộc đời. Chỉ có tình mẫu tử là bất diệt thôi con, giống như nước lọc, vô vị, nhạt nhẽo, uống không có cảm giác gì cả, nhưng khi con mệt, đói và khát, chỉ cần 1 ly nước là con như được hồi sinh, giống như những con đi chơi về mệt, hay bị bon trẻ ức hiếp, con chỉ cần chạy về với mẹ, là con sẽ cảm thấy an toàn và bình tĩnh lại đấy thôi. Sau này khi con trưởng thành rồi, sẽ phải có những khoảnh khắc trong đời, con thèm mong có một "ly nước" như thế, như mẹ đã từng chết khát khi mẹ nhớ bà ngoại, thèm có bà ở đây để chia sẻ sự khó khăn cũng như tủi thân và nhiều thứ khác nữa khi mẹ chỉ một thân một mình nuôi con đấy.

Mẹ biết nói thế có thể là sáo rỗng, là ngụy biện, nhưng mẹ phải nói cho con hiểu rằng, dù mẹ có dùng thân xác này thỏa mãn dục vọng của mẹ, dù mẹ làm những chuyện xấu xa đi chăng nữa. Nhưng tất cả đời mẹ đều đã thuộc về con, ngay từ lúc con chỉ là một phôi thai bé xíu trong bụng mẹ. Mẹ dám hi sinh cuộc đời mẹ cho con, thì đổi lại mẹ chỉ mong con hiểu được mẹ thôi. Nói sao nhỉ, khi mẹ không có chồng thì con là ông chủ của mẹ đấy... Liệu sau này khi hiểu chuyện, con có tha thứ cho mẹ không ??? My boss...

(Gãi rôm sống lưng cho con, con trai yêu của mẹ từ từ chìm vào giấc ngủ)

Hạnh phúc bay nhanh như làn gió, đời người thì chóng lụi như một ngọn bấc tàn. Mẹ già đi, con lớn lên, con gặp và yêu một người con gái khác. Tình yêu tuyệt đối mà con dành cho mẹ suốt những năm tháng dài không còn nguyên vẹn nữa. Nó bị san sẻ, và phần dành cho mẹ nhiều hay ít đều do số phần của mẹ, bản ngã của con và sức mạnh ma lực tình yêu của cô gái kia quyết định. Mẹ nói rằng mẹ muốn con hạnh phúc với người con yêu nhưng máu ích kỉ trong mỗi người đàn bà vẫn chảy âm ỉ và tồn tại suốt đời trong họ chỉ tới khi chết đi thôi con ạ. Liệu mẹ có thể chấp nhận việc con yêu ai khác ngoài mẹ một cách vui vẻ không..? Liệu mẹ có thể san sẽ chút tình yêu của mẹ với con cho cô gái và đứa cháu sẽ ra đời trong tương lai như con đã làm với mẹ không...? Mẹ lại không chắc điều đó, một lần nữa mẹ không tin vào bản thân mình. Mẹ dạy con đừng ganh tị những thứ vặt vãnh, vậy mà mẹ lại còn ganh tị những thứ tủn mủn hơn khi con có được hạnh phúc... Mẹ ích kỉ và mâu thuẫn thế đấy... Khi nào con lớn lên con có thể trả lời hộ mẹ không...?

Hơi thở phà nhẹ của con, lồng ngực dập dìu lên xuống của con, đôi tay bé xíu của con sờ ti mẹ... Nhìn con ngủ, mẹ cảm thấy dường như mọi bất công và cay đắng khắc nghiệt của cuộc đời đều vô nghĩa... Máu thịt của mẹ... Ngủ ngoan con nhé.

Ầu..u ơ..ơ..ơ...ớ..ớ....ầu.....Ru con con ngủ cho ngoan......


1:48 am 16/2/2009

Út Dzẹo
Theo Ut Dzẹo's blog

Cha mẹ xin lỗi con!

Tại một nơi không quá xa trung tâm thành phố Nha Trang - cuộc sống bí ẩn như một khúc kinh cầu trên núi vắng. Nhưng ở đây đẹp! Rất đẹp! 


Ở đây là một vườn hoa bé bé! Một vườn ngập tràn những bông hoa vải với rất nhiều sắc màu và rõ ràng ở một nơi triền núi đẹp như vậy, vườn hoa này thật lộng lẫy và duyên dáng...





Và cạnh mỗi bông hoa là một con số...



Hoặc những cái tên dường như không thuộc về nguyên tắc của cuộc sống bình thường...















Và ở đây mọi thứ dị thường nhưng giản đơn đều góp lại...bằng những bia mộ "vô danh" để xoáy sâu vào tim can của những đấng sinh thành nào đó...






Có những câu chuyện mà người kể có cố bình thản như thể kể chuyện bình minh và hoàng hôn sớm tối nhưng vẫn không giấu được sự chua xót.




Và ở đây...cuộc sống vẫn là một vườn hoa đẹp và đâu đó những linh hồn bé bỏng vẫn chơi trò cút bắt sau những khóm hoa xinh...ta gọi đó là an nhiên...




Có lẽ...cha mẹ sẽ không bao giờ phải xin lỗi con vì con biết có những lý do riêng... và một đứa trẻ thơ ngây không bao giờ cần lời xin lỗi.

Cha mẹ không muốn sinh ra con, với con đó có thể là một niềm hạnh phúc,
Con chấp nhận làm mong manh hơi nước
Vội vã tan đi khi chưa kịp chào đời!
Đừng… Đừng khóc, cha ơi, mẹ ơi!
Đừng xin lỗi con, vì mẹ cha không có lỗi
Con có duyên với mẹ, với cha… nhưng con không có phận,
Con chấp nhận!
Mong ngọn gió ngoài kia ru dịu nỗi đau này
Ngân cho ngày một điệp khúc bình yên!




Notes:

Đây là nghĩa trang dành cho những hài nhi sơ sinh bị mẹ bỏ ngay sau khi sinh trong thùng rác, hay vệ đường.

Tính đến thời điểm chúng tôi đến nghĩa trang này thì số lượng hài nhi là 30,000 Cuộc sống vẫn không hề bình yên ở cái vườn hoa bé bé này.

Anh Phước cho biết chính quyền đã nhiều lần đòi dẹp cái nghĩa trang này vì trái pháp luật. Nhưng những người đã dẹp đều quay lại để thắp hương vào ban đêm vì một nỗi sợ tâm linh không tên gọi.



------------

Phóng sự đa phương tiện (Multimedia) “Cha mẹ xin lỗi con” và bộ phim tài liệu cùng tên được hợp tác sản xuất bởi đạo diễn Phan Huyền Thư – Hãng Phim Tài Liệu và Khoa Học TW và công ty Relative Exposure, công ty chuyên cung cấp phóng sự đa phương tiện đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam.

Phóng sự kể về ông Tống Phước Phúc, người Công Giáo, vốn chỉ là một người thợ xây bình thường, bằng tấm lòng nhân từ và yêu thương con trẻ đã tìm đến các bệnh viện thu nhận xác hài nhi của những ca nạo phá thai đem về chôn cất ở nghĩa trang đảo Hòn Thơm - Nha Trang. Hàng tháng các tăng ni, phật tử và cả những con chiên theo Thiên Chúa giáo ở khắp nơi đều đến nghĩa trang để cầu nguyện cho các bé. Ông còn thuyết phục những sản phụ trẻ tuổi giữ lại thai nhi đến khi sinh nở và nếu họ không nuôi được, ông sẽ nhận về chăm sóc.

Phóng sự cũng đưa ra ý kiến của nhiều người trong xã hội cũng như những con số thống kê về tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam. Với việc ra mắt bộ phim tài liệu cùng phóng sự, các tác giả muốn đưa ra một cảnh báo về tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam, vốn là một trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Đây cũng là dịp để chúng ta nhìn lại sự hiệu quả trong các hoạt động giáo dục và tuyên truyền về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam vốn được tất cả các cấp lãnh đạo nhà nước, chính phủ cũng như các tổ chức y tế quốc tế hỗ trợ trong những năm vừa qua.

Sẵn sàng chết để được làm mẹ

PNCN - Một thai phụ người Anh được bác sĩ cảnh báo có thể chết nếu không chịu phá thai, nhưng chị đã liều mạng. Ngày 22/9 vừa qua, sau khi đứa con được 13 tháng, chị đã qua đời.

>> Một người mẹ trẻ tại Florida hy sinh mạng sống cho đứa con của mình

Chị Donna Blanks, 32 tuổi, quê ở hải cảng Newport, miền Nam xứ Wales, nước Anh, mắc bệnh tiểu đường từ năm 12 tuổi, căn bệnh quái ác đã biến chứng qua thận. Hằng ngày, chị phải dùng rất nhiều thứ thuốc để chữa cả bệnh tiểu đường lẫn bệnh thận.

Văn Hóa Ca-in, Văn Hóa Sự Chết

"Trong chiều hướng nầy, nạn phá thai vượt ra ngoài trách nhiệm của những cá nhân và vượt ra ngoài mối nguy hại tạo ra cho họ, và mang một chiều kích xã hội đặc biệt. Ðó là một vết thương trầm trọng nhất cho xã hội và nền văn hóa của nó, gây ra do chính những người mà đáng lý họ phải là kẻ thăng tiến và bảo vệ xã hội... Chúng ta đang đương đầu với cái được gọi là "cơ cấu tội lỗi", nó chống lại sự sống con người chưa được sinh ra." Thông Ðiệp Tin Mừng Về Sự Sống (Evangelium Vitae) của Ðức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, đoạn 59.

Trong bức thư của Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, Cơ sở Orange County, California gởi chủ nhiệm nhật báo Người Việt, cũng tại Orange County, ngày 30 tháng 4 năm 1996 có đoạn ghi:


"Như ông chủ nhiệm biết, bào thai đến tuần lễ thứ 24, tức là 6 tháng, đã phát triển rõ ràng là một con người. Bởi thế, việc phá thai trong thời kỳ nầy chính là một hành động giết người, đi ngược lại truyền thống luân lý và đạo đức của dân tộc Việt Nam. Do đó, qua lá thư nầy, chúng tôi khẩn thiết kính xin ông chủ nhiệm vui lòng cho ngưng ngay việc đăng quảng cáo nói trên..."

Cho đến lúc nầy, ngày 29 tháng 9 năm 1996, nghĩa là năm tháng sau khi lá thư được gởi đi bằng bưu điện và điện thư, mẩu quảng cáo "Phá Thai Ðến 24 Tuần Lễ" in cỡ lớn, với lối trang trí đặc biệt của Family Planning Associates Medical Group vẫn còn xuất hiện trên nhật báo Người Việt.

Có nhiều vấn đề được đặt ra từ nhiều góc độ nhìn: Tại sao lại phải lên tiếng? Một cơ quan văn hóa - ít nhất cũng được hiểu như đã tự trình diện như thế - có cần phải thể hiện và tôn trọng những giá trị đạo đức của nền văn hóa mà họ muốn bảo vệ và phát huy hay không? Ðến mức độ nào tự do và lợi nhuận được coi là chính đáng trong lãnh vực kinh doanh?



Phá Thai Là Giết Người

Từ một câu chuyện...

hinh 1
Một thiếu phụ tay ẵm một thiếu nhi bước vào phòng mạch bác sĩ gia đình.

- Thưa bác sĩ, xin bác sĩ vui lòng giải quyết giúp khó khăn nầy: đứa nhỏ đây mới chưa đầy một tuổi, và tôi lại mang thai nữa rồi. Chắc bác sĩ cũng biết là tôi không muốn có con dày như vậy. Tôi không đủ sức chịu đựng được.

- Thế thì bà muốn tôi giúp gì đây?

- Bất cứ diều gì có thể cất được cái của nợ nầy.

Sau một hồi suy nghĩ, người thầy thuốc trả lời:

- Tôi có một cách giải quyết tốt hơn để giúp bà. Nếu bà không chịu có hai đứa con sinh gần nhau như vậy, tốt nhất là giết đứa con bà đang ẵm trong tay, vì đối với tôi giết đứa trong bụng bà hay giết đứa trong tay bà thì cũng như nhau. Vả lại, nếu giết đứa trong bụng bà thì lại còn nguy hiểm cho bà nữa.

Vừa nói xong, vị bác sĩ vươn tay lên kệ dụng cụ, nắm một cây dao nhỏ, và bảo người thiếu phụ đặt đứa nhỏ lên vế bà, đưa đầu ra phía ông ta. Lúc đó người thiếu phụ tái xanh mặt, nhảy tửng khỏi ghế và thét lên: "Ðồ Sát Nhân!"

Chỉ với một vài lời nói, vị bác sĩ dã thuyết phục được người thiếu phụ trẻ hiểu ra rằng việc ông ta đề nghị giết đứa con một tuổi của bà thì cũng chẳng tệ hại gì hơn lời thỉnh cầu giết đứa bé chưa sinh trong bụng bà. Ðàng nào cũng là Giết Người. Chỉ có một khác biệt là tuổi của hai đứa bé mà thôi.

... đến những sự kiện

Bác sĩ Richard Selser, tác giả quyển Confessions of a Knife (Edward Tivnan, The Moral Imagination, nxb New York: Simon & Schuster, 1995, trang 19), đã kể lại sự kiện sau đây. Vào năm 1973, khi tản bộ qua khu phố Manhattan, ông tình cờ giẫm chân lên một vật gì mềm mềm. Quan sát kỹ, ông ta thấy ra "một thân thể nho nhỏ trần truồng, tay và chân bị xé lìa ra, đầu bẻ quặp đàng sau, miệng há rộng, mặt nhăn nhó..." Nó giống một con chim, nhưng lại to quá. Ông ta nghĩ có thể là một con búp bê nhựa, một món đồ của quán chạp phô. Một người qua đường gần đó kêu lên: "Trông kìa, một Ðứa Bé!"

hinh 2

Nhiều người khác khám phá thêm nhiều xác chết nhỏ trên đường phố. Cảnh sát đến, bao vây khu vực. Nhân viên xe cứu thương xúc những thây Người... chừng độ mươi cân thịt Người. Một bệnh viện trong vùng đã chính thức đưa ra lời giải thích: Những bào thai bị phá nặng dưới một cân thì bị đốt; những bào thai nặng hơn thì được chôn trong nghĩa trang. Một bọc plastic đựng các bào thai có ghi hàng chữ Chất Ðộc Phế Thải để đưa đến nghĩa trang chẳng may bị chuyển nhầm lên xe rác, và cũng chẳng may bị rơi trên đường phố.



Phá Thai Là Một Tội Ác Tự Bản Chất

Ðể qua một bên những chứng lý phụ thuộc, tuy không kém phần quan trọng, như là những hậu quả dây chuyền do việc thừa nhận phá thai sẽ đưa đến: giết người tập thể, diệt chủng (trường hợp Nazis của Ðức Phát-xít), sức khoẻ tâm thần và thể lý đáng lo ngại của người mẹ phá thai, tạo điều kiện và vô tình khuyến khích lối sống buông thả tính dục..., phá thai tự bản chất đã là một tội ác chống lại sự sống, sự sống con người, và đặc biệt đó là một Con Người Vô Tội, không có khả năng tự vệ.

Ðứng về mặt phát triển sinh lý, một đứa bé mới sinh còn nhiều khiếm khuyết so với một người trưởng thành - chẳng hạn răng chưa mọc, chưa tự mình đút cơm vào miệng được... Nhưng không phải vì thế mà một đứa bé không phải là Người. Cũng thế, một bào thai (conceptus), dù ở giai đoạn nào trong quá trình tăng trưởng: phôi thai (embryo) hay thai nhi (fetus), dù còn nhiều khiếm khuyết về mặt thể lý, cũng đã là Người, có tiềm năng sống và phát triển hoàn hảo hơn. Bản chất đó là Người, và phá thai, như thế, là một hành vi tội ác tự bản chất.

Trước những cuộc biểu dương chống lại nạn phá thai, bảo vệ sự sống được các giáo hội Ki-tô giáo hỗ trợ, nhiều người cứ tưởng nhầm rằng chỉ có Ki-tô giáo mới quan tâm tới vấn đề nầy. Trong khung cảnh của văn hóa Việt Nam, bất kỳ tôn giáo nào cũng đề cao mạng sống con người, và cấm đoán ý định và hành vi tàn sát sự sống đó.

Ðối với Phật giáo chẳng hạn, sát sanh là điều ác đầu tiên được kể trong năm điều cấm (ngũ giới). Sát sanh đối với người Phật tử không những chỉ giới hạn trong phạm vi con người, mà còn bao gồm sự sống nói chung, từ những sinh vật vô tri như loài giun dế cho đến loài hữu tri hữu tình là con người. Ngay cả những hành vi thô bạo, gây đổ vỡ vô ích đối với những vật không có sự sống cũng đã là một điều không nên làm.

Ðối với Giáo Hội Công Giáo, Thông Ðiệp Tin Mừng Về Sự Sống của Ðức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II nhấn mạnh rằng phá thai là "một tội ác đặc biệt nghiêm trọng." (TMVSS số 61). Phá thai luôn là một hành vi tội ác thuộc về bản chất. Ðó là một hành vi chống lại Thiên Chúa, vì "sự sống con người không thuộc về nó, bởi vì đó là tài sản và tặng vật của Thiên chúa, Ðấng tạo dựng và là Cha." (TMVSS, số 40). Bởi vậy Bộ Giáo Luật hiện hành quy định rằng "người nào thực sự cung cấp việc phá thai tự động chịu vạ tuyệt thông." (Số 1396). Những kẻ cung cấp việc phá thai không chỉ là người mẹ, người cha và những người tham dự trực tiếp đến hành vi trục xuất thai nhi ra khỏi bụng người mẹ, mà còn bao gồm những thành phần xúi dục, khuyến khích: nhà làm luật, bạn bè, người thân, và đặc biệt là những nhà giáo dục và giới truyền thông.



Truyền Thống Và văn Hóa

Trong một thể chế toàn trị, truyền thông là công cụ của nhà cầm quyền dùng để tuyên truyền đường lối của thành phần cai trị. trong một thể chế tự do, truyền thông được đánh giá như là đệ tứ quyền, có chức năng bày tỏ sự thật; và sự thật đó chính là giá trị đức lý của xã hội đó. Nien Cheng, nhà báo nổi danh Trung Hoa và là tác giả quyển Life and Death in Shanghai, đã viết: "Cơ bản người ta nên biết điều gì đúng và điều gì sai - và, khi quý vị biết được điều đó, hãy can đảm đủ để bênh vực điều đúng". (Nien Cheng, Old Values in a New China, trong tác phẩm Shared Values for a Troubled World, Rushworth M. Kidder, ed. nxb San Francisco: Jossey-Bass Pub., 1994, trang 203)

Khi nói đúng và sai tức là nói đến vấn đề giá trị. Có những giá trị tương đối cho mỗi thời, mỗi nơi khác nhau; tuy nhiên cũng có những giá trị tuyệt đối đúng và tuyệt đối sai đối với mọi thời, mọi nơi. Phá thai là một điều tuyệt đối sai bởi vì nó xâm phạm quyền căn bản của con người là quyền được sống. Thảm cảnh của thời đại chính là ở chỗ con người mất hết ý thức về những giá trị tuyệt đối đó. Và càng tệ hại hơn nữa khi những người cho mình có sứ mạng làm văn hóa lại đi gieo vãi một nền "văn hóa của sự chết."

Trong chương cuối của Thông Ðiệp Tin Mừng Về Sự Sống, Ðức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã đề cập đến các cơ quan truyền thông như là một trong năm lực lượng chính có nhiệm vụ xây dựng nền "văn hóa của sự sống" đối đầu với nền "văn hóa của sự chết". "Ðể đóng góp phần mình, người làm công tác truyền thông nên bày tỏ ý nghĩa cao cả của tình yêu và tình dục, tránh bất cứ điều gì coi nhẹ sự sống con người và phẩm giá con người." (TMVSS 99). Sứ điệp nầy vượt ra ngoài khuôn khổ của một giáo thuyết dành cho những tín đồ của một tôn giáo cá biệt; đó là tiếng kêu cầu khẩn thiết của lương tri loài người gởi đến những ai cầm trong tay những phương tiện uốn nắn giá trị đức lý của xã hội.

Truyền thông đại chúng nói chung và báo giới nói riêng hàng ngày truyền đi hàng ngàn sứ điệp dưới mọi hình thức trong đó có quảng cáo. Thoạt nhìn thì viết một bài xã luận hỗ trợ việc phá thai xem ra khác với việc đăng một quảng cáo cung cấp dịch vụ phá thai. Nhìn kỹ vấn đề, sự khác biệt, nếu có, chỉ thuộc bình diện cấp độ; bản chất lại giống nhau.



Quảng Cáo Là Một Dịch Vụ Thuần Kinh Tế

Xét công tác truyền thông dưới chức năng kinh tế, nghĩa là một cơ sở sản xuất kiếm lời không thôi - mẩu quảng cáo được coi như là sản phẩm kinh tế - thì ngay ở đây vấn đề giá trị cũng phải được đặt ra. Sản xuất một ổ đại bác thì khác xa sản xuất một máy cày, tuy rằng cả hai cùng theo đuổi lợi nhuận kinh tế. Bởi thế bất kỳ quốc gia nào, dù ở đó chế độ kiểm duyệt báo chí không được đặt ra, cũng có những luật lệ quy định việc quảng cáo phản ảnh nội dung đức lý của xã hội đó.

Những quy định nầy không chỉ liên hệ đến người sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo, mà còn liên hệ đến người sản xuất dịch vụ quảng cáo, tức cơ quan truyền thông. Những quy định nầy không những chỉ nhằm ngăn ngừa và chế tài việc cạnh tranh bất chính, sự gian xảo trong việc trình bày sản phẩm mà còn bao gồm một số sản phẩm hoăc dịch vụ được xã hội đó coi như cấm kỵ, có hại cho xã hội như thuốc lá, rượu mạnh, ma tuý chẳng hạn.

Ngoài luật lệ nhà nước, cơ sở cung cấp dịch vụ quảng cáo cũng còn bị giới hạn bởi quy định của chính mình, thành văn hoặc bất thành văn, phản ảnh lương tâm nghề nghiệp, quan niệm về giá trị của người làm công tác quảng cáo. Tín niệm hệ của quần chúng tiêu thụ cũng tác dụng đến nội dung quảng cáo như là quy luật kinh tế thị trường.

Như thế, dù chỉ xét ở chức năng kinh tế thôi thì việc cung cấp dịch vụ quảng cáo cũng có những giới hạn. Trong trường hợp cụ thể quảng cáo phá thai của nhật báo Người Việt, vấn đề hợp pháp hay bất hợp pháp cũng chỉ là vấn đề thời gian. Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua dự luật Cấm Phá Thai Trễ (Partial - Birth Abortion Ban Act) và bị Tổng Thống Clinton phủ quyết ngày 10.4.1996 vừa qua. Hành động của Tổng Thống Clinton đã tạo nên một luồng dư luận chống đối sâu rộng trong dư luận. Ðặc biệt Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, qua bức thư ký tên tám Hồng Y và Ðức Giám Mục Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ gởi Tống Thống Clinton ngày 16.4.1996, đã có những lời lẽ dứt khoát và mạnh mẽ.

Tiến sĩ Navarro Valls, phát ngôn viên của Tòa Thánh Vatican đã đưa ra nhận định sau đây: "Quyết định của Tổng Thống chống lại lập trường của Quốc Hội Mỹ là một phủ quyết ô nhục, trong thực tế, việc làm nầy giống như một hành động tấn công tàn ác kinh khủng chống lại một nhân mạng vô tội và chống lại nhân quyền bất khả xâm phạm của thai nhi."

Án lệ Roe chống Wade năm 1973 của Tối Cao Pháp Viện Mỹ cho phép phá thai không hạn chế theo lời yêu cầu của người mẹ trong 12 tuần lễ đầu, và với một vài hạn chế, để bảo vệ sức khỏe người mẹ đến tuần lễ thứ 24, càng ngày càng bị các án lệ của các tiểu bang hạn chế, nhất là trong vấn đề xử dụng công quỹ. Ðặc biệt khuynh hướng Pro-life (bênh vực sự sống) trong cử tri Mỹ đang vận động để đưa vấn đề cấm phá thai vào hiến pháp qua thủ tục tu chính hiến pháp.

Vượt lên trên vấn đề hợp pháp hay không hợp pháp, và tuy cũng chỉ xét ở bình diện kinh doanh mà thôi, cũng còn có những giới hạn của luân lý nghề nghiệp và tương giao với khách hàng. Vấn đề đạo đức trong kinh doanh không chỉ được đặt ra cho những nghề đặc biệt liên quan đến sự sống và công lý như y khoa và luật pháp... mà càng ngày càng được đề cập một cách phổ biến trong kinh doanh nói chung. Môn học luân lý doanh thương đang được nhiều trường đại học coi như là bắt buộc cho chương trình MBA. Vì thế đối với việc đăng quảng cáo phá thai, không ngạc nhiên chút nào khi hai tờ báo Mỹ lớn nhất trong vùng Orange County, nơi có trụ sở của nhật báo Người Việt, là tờ Orange County Register và tờ Los Angeles Times, ấn bản Orange County đã không có những mẩu quảng cáo tương tựa như quảng cáo phá thai đến tuần lễ thứ 24 của Family Planning Associates Medical Group.

Ðâu là sự khác biệt? Có phải hai tờ báo Mỹ nói trên đã đặt vấn đề lợi nhuận kinh tế dưới mẫu mực giá trị họ đặt ra? Hay những bó buộc của quy luật kinh tế thị trường, với phản ứng bất thuận lợi từ phía thân chủ và người tiêu thụ trường hợp họ nhận đăng quảng cáo, đã khiến họ thận trọng hơn? Giả thuyết nào đi nữa thì đây cũng là những bài học cho cả người kinh doanh dịch vụ quảng cáo lẫn khách hàng tiêu thụ và thân chủ vốn dễ tính trong cộng đồng người Việt chúng ta.



Truyền Thông Và Chức Năng Văn Hóa

Vấn đề lại trầm trọng hơn khi cơ sở truyền thông lại cho mình, và làm cho người khác hiểu chức năng chính của mình là "cơ quan tranh đấu thời sự văn nghệ giáo dục". Dù không nói ra thì trong quan niệm của người Việt vốn trọng chữ nghĩa, báo chí vẫn được coi là một nghề cao quý, là nơi cô động và công khai hóa tinh hoa của xã hội. Nói rộng ra, báo chí mang trên mình chức năng văn hóa, nghĩa là làm cho xã hội thăng tiến hơn theo chiều cao. Một cách công bằng, trong quá trình tồn tại, nhật báo Người Việt đã có những đóng góp đáng kể để duy trì và phát huy tiếng Việt và tập tục Việt ở hải ngoại. Tuy nhiên với việc coi thường dư luận, tiếp tục nhận đăng quảng cáo phá thai, nhật báo Người Việt đã tự chọn cho mình một nội dung khác về văn hóa, xa lạ với lối hiểu thông thường của mọi truyền thống.

Trong truyền thống trường cửu tôn vinh đạo lý của người Việt Nam, văn hóa gắn liền với đạo đức. Người quân tử, bậc thánh nhân, mẫu mực của văn hóa, trước tiên là người sống thuận với Ðạo của Trời. Ca dao Việt Nam há chẳng có câu:

Dù xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phúc cứu cho một người.

Trong thông điệp Hào Quang Chân Lý (Veritatis Splendor), Ðức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II có nói rõ về tương quan giữa văn hóa và đạo đức: "Trong cốt lõi của vấn đề văn hóa, có ý thức đạo đức, và ý thức đạo đức lại được xây dựng và hoàn thành trong ý thức tôn giáo." (TÐ. HQCL. III, 98). Hoặc hiểu văn hóa chỉ là những sản phẩm vật chất như những cuộc trình diễn âm nhạc, hội họa, hoặc đã đồng hóa giá trị (values) với giá cả (price) cho nên nội dung đức lý của văn hóa đã bị bỏ quên. Văn hóa bắt đầu bằng việc tôn trọng và bảo vệ sự sống và phẩm giá con người. Mà con người cô thế nhất, không có khả năng tự vệ nhất cần phải ưu tiên bảo vệ chính là các thai nhi.

Chỉ vì đã coi thường chiều kích linh thánh của sự sống mà con người càng ngày càng trở nên "chó sói đối với người." (Homo homini lupus). Nền văn hóa nầy, với quan niệm lệch lạc về tự do, với thái độ ngạo mạn của thần Prometheus, và lương tâm mờ tối chắc chắn sẽ đưa con người đến sự chết.

Một truyện ngắn của một nhà văn (hình như là "Tướng Về Hưu" của Nguyễn Huy Thiệp) mà tôi đã được đọc, thuật lại việc người ta nuôi heo bằng các bào thai bị phá. Ở nước ngoài, việc hội nhập văn hóa có nhiều hiện tượng đau lòng do sự lệch lạc trong nhận thức về giá trị. Một cơ quan cho mình có chức năng "giáo dục" lại làm công tác quảng cáo việc phá thai là một điều vượt ra ngoài khả năng suy luận của một đầu óc bình thường. Trong tinh thần liên đới đồng bào trước những đổ vỡ gia đình và suy hoại luân lý truyền thống, chắc hẳn một cơ quan cho mình có chức năng văn hóa phải biết nên làm gì và không nên làm gì? Tất cả những xum xoe bề ngoài chỉ là việc làm vô nghĩa nếu nội dung thiết yếu của văn hóa bị coi thường, bởi vì "Ca-in cố gắng che đậy tội ác của mình bằng lời nói dối. Ðây đã là và vẫn còn là trường hợp khi mỗi loại ý thức hệ cố gắng biện minh và che đậy những tội ác tồi tệ nhất chống lại con người. "Con có phải là kẻ chăn giữ em con đâu?" Ca-in không muốn nghĩ về em mình và từ chối nhận trách nhiệm mà mỗi người phải có đối với kẻ khác." (TÐ. TMVSS, 8).

Nguyễn Bá Tùng (Hoa-kỳ)

(Trích dẫn từ Ephata Việt Nam số 15, năm 2001)

http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/thainhi/thainhi15.htm