Lời người con chưa ra đời

1.
Xin gọi người là BA - dẫu con chưa sinh hạ
Xin gọi người là MÁ - dù huyết nhục chưa hóa
Xin được gọi là CON - người con trong lý tưởng
Người con chưa ra đời xin được gọi BA MÁ ƠI!


Xin hai người hãy yêu nhau
Hãy yêu nhau đến thủa bạc đầu
Nuôi con bằng sữa ngọt ngào
Nuôi con bằng cơm bánh sạch trong
Xin Chúa Trời hãy thương ban
Hãy thương ban ân phúc đầy tràn
Cho cha mẹ sống thuận hòa
Cho gia đình vang khúc hoan ca

2.
Xin đừng tạo thành con giữa đau thương oán hờn
Xin đừng tạo thành con từ mối tình tội lỗi
Xin đừng trừ diệt con vì thân con bé bỏng
Vì con sẽ nên người, biết thờ mẹ kính cha

Giữa cuộc đời lầm than, má ba lo tảo tần
Sớm chiều dầm mưa nắng vì con tìm cơm bánh
Xin cha mẹ đừng quên dạy cho con hiếu thảo
Dạy cho con nên người, biết thờ một Thiên Chúa thôi.

Xin hai người hãy yêu nhau
Hãy yêu nhau đến thủa bạc đầu
Nuôi con bằng sữa ngọt ngào
Nuôi con bằng cơm bánh sạch trong
Xin Chúa Trời hãy thương ban
Hãy thương ban ân phúc đầy tràn
Cho cha mẹ sống thuận hòa
Cho gia đình vang khúc hoan ca

..

Bảo vệ sự sống không phải là một vấn đề tôn giáo

TTCG (Mexico City, Mexico, 27-7-CNA) - Một chuyên gia về các vấn đề gia đình nhắc nhở người Mexico tuần trước rằng việc bảo vệ cuộc sống không phải là một vấn đề tôn giáo và điều đó được dựa trên sự chắc chắn của khoa học rằng cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai.

Trong một bài báo được xuất bản bởi Diario de Yucatan, Lourdes Casares de Felix từ Hội Bảo vệ Gia đình, giải thích rằng quyền sống không phải là một quyền tôn giáo. “Có phải bảo vệ cuộc sống của một người vô tội là một câu hỏi của tôn giáo?”, Cô hỏi. Chấp nhận rằng “từ lúc thụ thai, phôi là một con người mà cuộc sống phải được tôn trọng và nhất định rằng phá thai là một tội ác, không phải là một câu hỏi về tôn giáo, đó là một sự tranh cãi dựa trên khoa học, như đã được chứng minh bởi Jerome Lejeune, vị bác sĩ y học và khoa học và là giáo sư Di truyền học”, Casares đã viết.

“Khoa học đã chứng minh rằng cuộc sống có từ lúc thụ thai và đó là con người. Đây mới là câu hỏi về luân lý hoặc là đạo đức: Có được phép để bắt cuộc sống đó phải chết không? Câu trả lời có thể được đưa ra bởi một nhà nghiên cứu khoa học nhân văn vô thần. Giữa việc thiếu luận cứ khoa học nhằm thúc đẩy phá thai, thì chiến thuật đổ lỗi cho tôn giáo luôn được sử dụng”, bà nói thêm.

“Thảm kịch của phá thai không chỉ hệ tại việc tước quyền của trẻ chưa sinh, hoặc từ chối việc công nhận trẻ chưa sinh là những con người, hoặc chấp nhận hay phủ nhận khả năng cảm thấy đau hoặc cảm nhận được niềm vui của trẻ chưa sinh... thảm kịch đó là sự vô nhân đạo đáng buồn của con người quyết tâm huỷ hoại cuộc sống của những người không thể tự vệ, bằng cách từ chối sự sống của họ (trẻ chưa sinh)”, Casares nói.




Hùng Nguyễn


Nỗi khổ "đẻ cho bằng được thằng cu"

(Xã luận) Lần này được sinh đứa con của mình, chị Duyên như trút được gánh nặng tội lỗi. Bởi chị thực sự gai lạnh cái cảm giác bị chồng lạnh lùng nói: “Thôi phá đi”.


ảnh minh họa
ảnh minh họa

Không phải con trai là… phá!

Vợ chồng anh Tuấn, chị Duyên đã có một cô con gái 12 tuổi xinh xắn. Nhưng theo “chỉ giáo” của bố mẹ nên anh chị vẫn phải theo đuổi con trai cho “đủ nếp đủ tẻ”. Cái đáng nói là nếu đi khám thai mà không phải con trai là phải “phá” để chờ cơ may đến.


Hai vợ chồng “phục” con trai bằng việc đi hỏi thăm thầy bói cho đến việc nhờ người tính ngày tháng. Nhưng chẳng hiểu sao đã làm theo đúng lịch trình cẩn thận rồi mà vẫn không “đậu” được con trai. Bao lần anh Tuấn sắng sốt đưa vợ đi siêu âm nhưng cứ con gái là lại ngậm ngùi nhờ vả đến Bác sỹ. Nỗi khao khát có cháu trai của bố mẹ chồng khiến cho chị Duyên chỉ biết nước mắt chao chát nơi bệnh viện.


Nhất là hàng ngày, chị Duyên còn bị mẹ chồng chì chiết là không biết đẻ. Bao lần phải đi phá thai, lòng chị quặn thắt. Vậy nên đã gần 40 tuổi rồi mà chị vẫn còn “bụng vượt mặt”.


Đến khi chị Duyên bước vào tuổi 38 thì đã “trót” nên phát “trét”. Cố gắng thêm lần nữa biết đâu lại là “số đỏ”. Rất may lần này là con trai. Không yên tâm, anh Tuấn còn giục vợ khám đi khám lại mấy nơi cho chắc ăn.

Có nhiều người vợ chao chát nước mắt chỉ vì phải phá thai theo ý chồng (ảnh minh họa)

Hàng ngày được mẹ chồng nấu cho những món ăn bổ dưỡng mà chị Duyên có cảm giác mình chỉ như người đẻ không công con cho nhà người ta. Những lần trước khám thai là con gái thì nhà chồng mặt nặng mày nhẹ bắt bỏ. Còn bây giờ thì nào khen con dâu ngoan, con dâu hiền…

Từng cử chỉ ngủ nghỉ của con dâu đều không lọt được mắt mẹ chồng. Xót đứa cháu còn chưa ra đời, mẹ chồng chị Duyên khắt khe, o ép con dâu phải ngủ nghỉ, đi đứng đúng tư thế để không ảnh hưởng đến đứa con. Chị Duyên tủi thân rơi nước mắt vì rõ ràng là nhà chồng chú trọng vào đứa cháu, còn người mẹ mang bầu như chị chỉ được hưởng lời, ăn ké thôi.


Lần này được sinh đứa con của mình, chị Duyên như trút được gánh nặng tội lỗi. Bởi chị thực sự gai lạnh cái cảm giác bị chồng lạnh lùng nói: “Thôi phá đi”.


Còn chị Thảo (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) cũng có mặt ở bệnh viện phụ sản không ít lần để làm thủ thuật phá thai. Nhưng cái khiến chị đau đớn nhất là mỗi lần tự dùng que thử ở nhà, biết có thai là chị lại phải một mình đến bệnh viện siêu âm chính thức xem là gái hay trai?


Nỗi lòng người vợ, người mẹ như bị xát muối khi anh Khương còn nhắc nhở: “Em đi thì mang thêm triệu bạc nữa cho chắc ăn, nếu gái thì làm luôn đi cho gọn”. Đứa con đó cũng là giọt máu của chồng chứ nào của riêng chị mà sao anh lại tàn nhẫn đến thế? Mỗi lần làm thủ thuật là một lần người chị xác xơ, đau đớn.


- Vừa nghe vợ báo là có thai rồi, kiểu gì anh Khương cũng sẽ hỏi ngay là con trai hay gái? Và lần nào cũng như lần nào, nếu con gái thì anh sẽ thở dài cái thượt: “Thôi phá đi em, kiên trì rồi khắc được con trai thôi”.


Chị Thảo chỉ còn biết khóc thút thít khi ngồi chờ ở khoa phụ sản bệnh viện Bạch Mai: “Con nào mà chả là con? Tại ổng cứ bắt ép nên đành phải vậy thôi. Không được con trai thì còn lâu mới được nghỉ đẻ”.


Cũng là người có học thức, đi ra vậy mà quan điểm của anh Khương vẫn còn khá cau nệ chuyện con trai, con gái. Theo như lời anh Khương thì kiếm được nhiều tiền mà không có con trai chẳng thà chết đói còn hơn. Thế nên số lần mà chị Thảo phải phá thai đã lên đến con số 4. Chị chỉ mong ông trời thương tình cho vợ chồng chị một mụn con trai để nghỉ cho khỏe chứ cứ thế này thì có tội chết.


Vượt cạn khó khăn và lời “giá như”…

Lần đó, chị Thảo vượt cạn khó khăn nên mổ gấp thì mới mong cứu được cả hai mẹ con. Cuối cùng thì kíp mổ căng thẳng cũng thành công. Nhìn đứa con trai còn yếu ớt với người vợ vừa thoát khỏi bàn tay của tử thần, anh Khương thở dốc ân hận. Bón cho vợ từng chìa cháo, anh Khương không cầm lòng được. Lẽ ra vợ anh đã không phải chịu đựng những đau đớn thế này nêu như anh không kháo khát con trai để chị phải sinh nở muộn và có tiền sử phá thai nhiều lần.

Không biết các đấng ông chồng có nghĩ đến sự an toàn của vợ khi o ép phải đẻ cho bằng được con trai? (ảnh minh họa)

Nhưng nguy hiểm hơn phải nói đến trường hợp của chị Duyên. Do bị băng huyết nên sau khi đứa con trai nặng 3,5 kg chào đời thì các bác sỹ hội chẩn phải mổ cấp cứu để cắt tử cung. Cả kíp mổ căng thẳng trong vòng hơn một giờ đồng hồ. Lúc đứng chờ đợi bên ngoài, anh Tuấn và gia đình nhà chồng mới thấm thía được những sai lầm của mình.

Chỉ vì phải đẻ bằng được con trai nên chị Duyên mới phải phá thai nhiều lần. Đó cũng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng băng huyết bởi niêm mạc tử cung bị viêm nhiễm. Cuối cùng thì ca mổ cũng thành công, chị Duyên đã qua cơn nguy kịch. Trong một gang tấc, suýt chút nữa chị Duyên đã bỏ mạng vì phải theo đuổi giấc mơ con trai. Anh Tuấn cũng học được nhiều điều khi vợ chống chọi trên giường bệnh giữa sự sống và cái chết.

Nhiều ông chồng o ép vợ phải đẻ bằng được con trai, nếu là con gái thì phải bỏ ngay. Đó cũng là một trong những lý do khiến cho không ít người chồng mất vợ hoặc mất con và đeo đẳng những lời “giá như” muộn màng…

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=197867

Chuỗi Mân Côi cầu cho thai nhi và các bà mẹ


MẦU NHIỆM SỰ VUI

Thiên Thần Truyền Tin

Lời Thiên thần chào mừng làm cho Đức Maria phải băn khoăn, nhưng Mẹ Maria lại hân hoan thực thi thánh ý Chúa để cưu mang Ngôi Hai Thiên Chúa. Chúng ta hãy nguyện xin Chúa ban hồng ân cho các chị em của chúng ta đang âu lo vì mang thai biết tín thác vào thánh ý Chúa.

Đức Maria Viếng thăm Bà Elizabét

Gioan Bao-ti-xi-ta nhảy mừng trong lòng mẹ khi Mẹ Thiên Chúa viếng thăm. Chúng ta cầu xin Chúa cho con người nhận thức được hành động phá thai không phải là việc làm đối với “các em sắp chào đời”, nhưng là đối với “các em đã có mặt trên dương thế”, đang sống và lớn lên trong bào thai của người mẹ, lại bị sắp đặt để giết hại.

Chúa Giêsu Giáng Sinh

Chính Thiên Chúa đã được hạ sinh như một hài nhi. Sự cao trọng của một con người không căn cứ vào kích thước hay tầm cỡ, vì chính Đức Vua hài nhi cũng thật bé nhỏ. Chúng ta hãy nguyện xin cho các thành kiến chống lại các hài nhi đang bị nạn phá thai đe dọa được chấm dứt.

Dâng Chúa vào Đền Thánh

Rất thánh Thơ Nhi được dâng vào Đền Thánh vì Ngài thuộc về Thiên Chúa. Trẻ thơ không thuộc sở hữu của cha mẹ chúng, cũng không phải thuộc sở hữu của quốc gia. Chúng – và chúng ta- đều thuộc về chính Thiên Chúa vì chỉ có Thiên Chúa mới là chủ của sự sống.

Tìm thấy Đức Giêsu trong Đền Thánh

Cậu bé Giêsu tràn đầy khôn ngoan vì Người là Thiên Chúa. Chúng ta hãy nguyện xin cho mọi người thấu tỏ sự khôn ngoan của Chúa trong những lời giảng dạy về sự cao quí của mạng sống, và cũng hiểu được lời giảng dạy của Chúa không phải là một tư kiến nhưng là một chân lý.



MẦU NHIỆM SỰ SÁNG

Chúa Giêsu chịu Phép Rửa trên sông Gioóc-đăn.

Khi Đức Ki-tô chịu Phép Rửa, có lời của Thiên Chúa Cha phán: ”Đây là Con yêu dấu của Ta.” Mọi người đều được mời gọi để làm con của Thiên Chúa qua Bí Tích Thánh Tẩy. Chúng ta hãy nguyện xin cho các thai nhi được bảo vệ để được sinh ra và đón nhận vào cộng đồng Ki-tô qua Phép Thánh Tẩy.

Đức Ki-tô tỏ mình ra trong Tiệc Cưới Ca-na.

Chúa Giê-su mặc khải vinh quang của Người tại tiệc cuới Ca-na. Một đôi tân hôn được chúc phúc không phải chỉ bằng rượu, nhưng với niềm tin vào Đức Ki-tô. Chúng ta hãy nguyện xin cho các cuộc hôn nhân được bền vững, bén rễ trong Chúa Giê-su, và đón nhận ơn trợ tác con người.

Đức Ki-tô loan báo Nước Thiên Chúa và kêu gọi mọi người hoán cải.

“Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” Chúng ta hãy nguyện xin cho những lời rao giảng đầu tiên gởi đến mọi người của Đức Giê-su được mọi người đã từng tham dự vào hành động phá thai lắng nghe. Xin cho họ biết rằng Đức Giê-su đang kêu gọi họ hoán cải, và xin cho họ biết thống hối về lỗi phạm đã huỷ bỏ mạng sống con người.

Chúa Giêsu Hiển Dung

Đức Ki-tô tỏ mình ra sáng láng, và các môn đệ được nhìn thấy vinh quang của Người. Nguyện xin cho mắt mọi người được sáng ra để có thể nhìn thấy mỗi sinh mạng con người là phản ảnh sự vinh quang của chính Thiên Chúa vì Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Người.

Chúa Giêsu ban cho chúng ta Bí Tích Thánh Thể.

“Đây là Mình Ta, phải chịu nộp vì các con.” Phép Thánh Thể dạy cho chúng ta biết sống và biết yêu thương. Chúng ta hãy nguyện xin cho bậc cha mẹ thay vì thí mạng sống của những đứa con thơ vì lợi ích riêng của họ nhận biết rằng chính họ phải hy sinh gạt bỏ bản thân vì con thơ của họ.



MẦU NHIỆM SỰ THƯƠNG KHÓ

Sự Thống khổ của Chúa Giêsu trong Vườn Cây Dầu

Chúng ta hãy nguyện xin cho các bậc cha mẹ đang trong cơn thống khổ vì họ đang tìm cách hủy diệt một thai nhi. Xin Chúa cho họ nhận được tin vui là họ còn có những con đường khác để lựa chọn, và họ có thể nhận sự giúp đỡ sẵn có của các hội đoàn, tổ chức bảo vệ thai nhi.

Chúa Giêsu bị Đánh đòn

Cũng như da thịt Chúa Ki-tô đã bị những dụng cụ tra tấn của quân dữ xé nát, thân xác của các thai nhi trong cung lòng người mẹ cũng bị các dụng cụ của những người phá thai xé ra. Chúng ta hãy nguyện xin cho những người hành nghề phá thai biết hối cải những hành động sát hại thai nhi của họ.

Chúa Giêsu đội Chiếc mão bằng gai

Chúa Giê-su chịu đau đớn vì gai đâm sâu vào đầu của Người, và Người âm thầm chịu đựng. Chúng ta hãy cầu xin cho các người mẹ, các người cha của những thai nhi. Xin cho nhiều người trong họ biết thống thiết đau buồn và hối hận hành động họ đã lựa chọn mà họ không bao giờ có thể xoay ngược lại được, khiến nhiều người phải đau buồn trong âm thầm, và vì có kẻ lại cứ bảo với họ rằng chuyện ấy không đáng kể.

Chúa Giêsu Vác Thánh Giá

Chúa Giêsu không bị quyền thế của người xấu xa lên án. Người đã bị kết án vì sự thinh lặng của những người tốt lành. Sự thinh lặng luôn luôn hỗ trợ cho người áp bức nhưng không bao giờ giúp cho nạn nhân. Chúng ta hãy nguyện xin Chúa đừng bao giờ để chúng ta thinh lặng trước hành động phá thai, mà phải lớn tiếng bênh vực sinh mạng của các thai nhi.

Chúa Giêsu bị Đóng Đinh vào Thánh Giá

Bởi chúng ta hằng suy tưởng đến cái chết của Đức Ki-tô, chúng ta hãy nhớ đến nhiều phụ nữ đã chết vì những cái gọi là phá thai “an toàn, hợp pháp”. Chúng ta hãy xin Chúa thứ tha và thương xót họ. Xin Chúa cho ký ức của họ giải cứu được những phụ nữ khác ra khỏi vòng vấp phạm lỗi lầm thảm khốc ấy.



MÀU NHIỆM SỰ VINH QUANG

Chúa Giêsu Phục Sinh

Đức Ki-tô đã Phục Sinh! Từ sự Phục Sinh của Người, Người đã hủy diệt quyèn lực sự chết, và bởi đó cũng hủy diệt quyền lực của sự phá thai. Chung cuộc của cuộc chiến đấu cho Đời Sống con người đã được quyết định: Đời sống con người chiến thắng! Chúng ta hãy nguyện xin cho những người bảo vệ mạng sống thai nhi sẽ loan truyền sự vinh thắng này đến mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta.

Chúa Giêsu Thăng Thiên

Khi thăng thiên về Ngai Thiên Chúa Cha, Đức Ki-tô mang theo nhân tính của chúng ta, được ban cho từ cung lòng người mẹ, lên tận thiên cung. Người dạy cho chúng ta biết con người được dựng nên để hướng về thiên quốc, không phải để vất vào rác rưởi. Chúng ta hãy nguyện xin cho thế giới học được chân lý này và loại bỏ hành động phá thai.

Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Chúa Thánh Thần là Trạng Sư: Người biện hộ cho chúng ta, vì chính chúng ta không thể tự giải thoát. Chúng ta hãy nguyện xin Người biến chúng ta thành những trạng sư cho các hài nhi, là những người không thể nói, viết, bỏ phiếu, phảng kháng hoặc ngay cả cầu nguyện được.

Đức Mẹ Lên Trời

Đức Trinh Nữ Maria được đón về trời cả hồn lẫn xác vì ngài là Mẹ Thiên Chúa. Mẹ và Con hiệp nhất với nhau. Lễ Đức Mẹ Lên Trời nhắc chúng ta ghi nhớ rằng mẹ và con lệ thuộc với nhau. Chúng ta hãy nguyện xin cho xã hội nhận thấy không thể nói thương người phụ nữ trong khi sát hại con của họ, và cũng không thể cứu các thai nhi mà không quan tâm giúp đỡ các người mẹ. Chúng ta hãy nguyện xin cho con người được vấn đề bảo-vệ-mạng-sống đánh động, và một khi tôn trọng người phụ nữ thì cũng đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng thai nhi.

Tôn Vương Thánh Mẫu

Đức Maria là Mẫu Vương của vũ trụ. Ngài là tạo vật cao quí hơn tất cả mọi tạo vật, cận kề với chính Thiên Chúa. Giáo Hội bênh vực phẩm giá của người phụ nữ. Chúng ta hãy nguyện xin cho con người hiểu được việc bảo-vệ-mạng-sống cũng có nghĩa là tôn trọng người phụ nữ, và rằng tôn trọng người phụ nữ đòi hỏi chúng ta phải bảo-vệ-mạng-sống.



Kinh nguyện dâng lên Đức Trinh Nữ Maria

Lạy Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu và là Mẹ của tất cả chúng con, hôm nay chúng con hướng lên Mẹ vì Mẹ đã nói “Xin Vâng” đối với Đời Sống. “Này đây Bà sẽ thụ thai và sinh hạ một Con Trai,” như lời thiên sứ đã báo với Mẹ. Bất chấp tâm trạng bất ngờ và không biết sự việc sẽ xảy ra thế nào, Mẹ đã nói xin vâng. “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.”

Lạy Mẹ Maria, hôm nay chúng con nguyện xin cho tất cả những người mẹ đang e ngại phải làm mẹ. Chúng con nguyện xin cho những người đang cảm thấy việc mang thai của mình gây sợ hãi và xấu hổ. Xin Mẹ cầu bàu cùng Chúa ban cho họ ơn biết nói ‘vâng’ và lòng can đảm để tiếp tục tiến bước. Xin cho họ ơn biết loại bỏ giải pháp sai lầm là phá thai. Xin cho họ biết cùng Mẹ nói, “Xin vâng”. Xin cho họ chịu học hỏi sự trợ giúp từ các Ki-tô hữu, và nhận biết sẽ có sự bình an nhờ vào việc thực thi thánh ý Chúa. Amen.



Kinh cầu đối với việc Phá thai

Xin Chúa thương xót chúng con – Xin Chúa thương xót chúng con
Xin Chúa Ki-tô thương xót chúng con – Xin Chúa Ki-tô thương xót chúng con
Xin Chúa thương xót chúng con – Xin Chúa thương xót chúng con
Xin Chúa Ki-tô nghe cho chúng con – Xin Chúa Ki-tô nhậm lời chúng con.
+ + +
Đức Chúa Cha, Đấng tạo thành trời đất muôn vật,
THƯA: Thương xót chúng con!
Đức Chúa Con, nhờ Người mà mọi vật được tạo thành,
Đức Chúa Thánh Thần, là Thiên Chúa và là Đấng ban Sự Sống,
Chúa Giêsu, là Khởi thủy và là Cùng tận,
Chúa Giêsu, là Đường, Sự Thật, và Sự Sáng,
Chúa Giêsu, là Sự Phục Sinh và là Sự Sống,
Chúa Giêsu, là Lời Hằng Sống,
Chúa Giêsu, sống trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria,
Chúa Giêsu, Đấng yêu thương người nghèo và người yếu đuối,
Chúa Giêsu, Đấng bảo bọc người cô thế,
Chúa Giêsu, là Bánh Hằng Sống,
+++
Vì mọi lỗi phạm chống lại sự sống,
Vì lỗi phạm đã hủy diệt thai nhi,
Vì hằng ngày giết đi những trẻ thơ vô tội,
Vì vết máu loang trên khắp đất nước này,
Vì những tiếng than khóc âm thầm của con cái Chúa,
Vì sự sát hại những môn đệ tương lai của Chúa,
Vì sự khai thác người phụ nữ bằng hành động phá thai,
Vì sự thinh lặng của dân Người,
Vì sự hờ hững của dân Người,
Vì sự cộng tác của dân Người vào thảm trạng này,
+++
Cho các em của chúng con bị sát hại trước khi chào đời,
THƯA: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Cho các em của chúng con chưa chào đời đã bị hành động phá thai đe dọa,
Cho các em của chúng con sống sót từ hành động phá thai,
Cho các người mẹ đã trải qua việc phá thai,
Cho các người mẹ từng tìm cách phá thai,
Cho các người mẹ bị buộc phải phá thai,
Cho các người mẹ khướt từ việc phá thai,
Cho các người cha của những thai nhi bị hủy diệt,
Cho các gia đình có thai nhi bị hủy diệt,
Cho các gia đình đã từng tìm cách phá thai,
Cho những người hành động hủy diệt thai nhi,
Cho tất cả những ai trợ giúp và cộng tác hành động phá thai,
Cho các bác sĩ, y tá ý thức được bổn phận dưỡng nuôi đời sống,
Cho các nhà lãnh đạo quốc gia, ý thức được trách nhiệm bảo vệ mạng sống,
Cho hàng giáo phẩm, mạnh dạn nói lên việc bảo vệ mạng sống con người,
Cho các phong trào phò-mạng-sống,
Cho những người nói hoặc viết lên, và hành động để chấm dứt việc phá thai,
Cho những người giúp cung cấp những chọn lựa có thể thay cho việc phá thai,
Cho những người cổ võ việc nuôi con nuôi,
Cho các nhóm phò-mạng-sống toàn quốc và tại địa phương,
Cho sự hiệp nhất của phong trào phò-mạng-sống,
Cho lòng can đảm và tính kiên định trong công tác phò-mạng-sống,
Cho những ai phải khổ sở bị chế giễu và chối bỏ vì tranh đấu cho quyền sống,
Cho những ai bị tù tội vì bảo vệ cho mạng sống con người,
Cho những ai bị thương tích hoặc bị ngược đãi vì bảo vệ mạng sống con người,
Cho các nhà lập pháp,
Cho các tòa án và các chánh án,
Cho các cảnh sát viên,
Cho các nhà giáo,
Cho giới truyền thông,
+++
Xin tạ ơn Chúa cho những hài nhi được cứu sống khỏi hành động phá thai,
Xin tạ ơn Chúa cho những người mẹ đã được cứu sống và chữa lành từ hậu quả của việc phá thai,
Xin tạ ơn Chúa cho những người từ bỏ công việc phá thai, nay trở thành những người phò-mạng-sống,
Xin tạ ơn Chúa cho những người đứng lên chống hành động phá thai,
Xin tạ ơn Chúa cho lời mời gọi đứng vào hàng ngũ của phong trào phò-sinh.
Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian,
xin Chúa tha tội chúng con.
Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian,
xin Chúa nhậm lời chúng con.
Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian,
xin Chúa thương xót chúng con.

Chúng ta hãy cầu nguyện

Lạy Thiên Chúa Toàn năng và Hằng sống, Chúa đã tạo dựng nên mọi loài mọi vật nhờ Con Một của Người là Đức Giêsu Ki-tô. Đấng đã đạp đổ quyền lực sự chết bằng Mầu Nhiệm Phục Sinh của Người. Nguyện xin Chúa cho mọi người nhận biết Chúa cổ võ sự thánh khiết của sự sống con người và luôn luôn trung thành phụng sự Chúa, bởi cùng một Đức Ki-tô Chúa chúng con. Amen.

Khiết tịnh là liều thuốc khả dĩ chữa nạn phá thai

Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến phá thai là đã xem thường đức Khiết Tịnh, là không tự chủ để bảo vệ sự trong trắng của tâm hồn...

Điều Răn thứ 5 dạy: Chớ giết người.

Ở đây, chúng ta giới hạn góc nhìn của điều răn này trong tội phá thai để nói về sự liên quan giữa sự xúc phạm đức Khiết Tịnh dẫn tới xúc phạm Điều Răn thứ 5: giết thai nhi. Bởi một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến phá thai là xem thường đức Khiết Tịnh, là không tự chủ để bảo vệ sự trong trắng của tâm hồn.




Vì thế, để không phạm tội ác giết chết thai nhi, điều cần thiết trước hết và trên hết là sống đức Khiết Tịnh!

Khiết Tịnh là một nhân đức phải luyện tập, phải cố gắng nhiều bằng sự nết na, mực thước, khiêm tốn, đứng đắn...

Bất cứ ai cũng được đòi hỏi phải nêu cao đức Khiết Tịnh. Vì thế, đi ngược lại đòi hỏi ấy, chúng ta sẽ không có bình an trong tâm hồn. Và nếu tội ác phá thai lại diễn ra sau đó, thì cầm chắc, suốt cả một đời mà mình phải sống, lương tâm sẽ luôn luôn bị giằng xé.

Do vậy, những ai can đảm biết tách mình khỏi những ham muốn xấu, vượt lên trên tất cả mọi cám dỗ, chiến thắng dục vọng thấp hèn, sẽ là người chiến thắng trong việc bảo vệ đời sống Khiết Tịnh. Mà đời sống Khiết Tịnh được bảo vệ, thì nguy cơ phạm điều răn thứ 5, tức tội ác gết người, cụ thể là phá thai khó xảy ra.

Nếu chúng ta là những người sáng suốt, hãy để lý trí phân định đúng sai. Trước một vấn đề về giới tính, một đòi hỏi của đam mê xác thịt, ngay cả những cám dỗ của bản năng đi nữa, chúng ta hãy sáng suốt làm chủ chính mình. Vì nếu cái bẫy đầy mật ngọt sẽ giết chết con ruồi, thì cuộc sống buông thả cũng là một cái bẫy giết chết chính giá trị con người chúng ta. Càng nhận thức đâu là cái bẫy phải tránh xa, nhân phẩm của ta càng cao trọng. Nếu ta biết dứt khoát bảo vệ giá trị cuộc đời mình một cách mạnh mẽ như thế, chúng ta luôn luôn là người sống bản lãnh!

Bạn thân mến, ai đó đã từng nói: “Biết mình yếu, đừng ra gió”. Một hình ảnh rất đời thường, rất bình dị, nhưng lại hàm chứa cả một kinh nghiệm khôn ngoan. Chúng ta là những con người đầy yếu đuối. Chỉ cần sơ hở một chút là phạm tội.

Không biết tôi có bi quan quá không, khi nói điều này: Hình như bạn và tôi phạm tội dễ hơn là vươn lên sống thánh thiện. Vì thế, cảnh giác với cám dỗ, nhất là với những cám dỗ xúc phạm đức Khiết Tịnh, không bao giờ thừa. Nhờ đó, ta cũng sẽ không nạp mình cho tội ác phá thai.

Một khi người ta liều mình nhảy vào trong sự dâm ô, tội giết người là điều có thể xảy ra. Nói theo kiểu bình dân một chút, giết người để “bịt đầu mối”.

Vua Đavít giết chết Urigia để tự do đoạt vợ của Urigia. Nhưng rất may, nhà vua đã nghe lời Ngôn Sứ Nathan, nên đã ăn năn thật lòng.

Tương tự, vào thời Chúa Giêsu, vua Hêrôđê vì lăng loàn với vợ của anh mình là bà Hêrôđia, bị thánh Gioan Tẩy Giả phản đối. Thay vì có một nghĩa cử sám hối như Đavít Hêrôđê lại nghe lời Hêrôđia, giết chết Thánh Gioan. Tất cả những hàng động ấy chỉ nhắm một điểm duy nhất: “bịt đầu mối” để tự do vùng vẫy trong tội, cả đến tội loạn luân.

Hành vi “bịt đầu mối” đó vẫn xảy ra trong cuộc sống đương đại này. Có khi không ai biết nhưng rất nhiều lần các phương tiện truyền thông, luật pháp và cả đạo đức xã hội đã vạch trần những bộ mặt sát nhân ấy.

Nổi cộm lên trong vấn đề sát hại đồng loại để “bịt đầu mối”, là chính cha mẹ giết chết con mình. Phá thai là cách tốt nhất để giết đứa con ruột thịt mà không bị ai tố cáo, không bị pháp luật quy trách nhiệm. Do đó, càng ngày người ta càng giết chết con mình ngay từ thuở thành thai, và giết chết vô tội vạ cách hết sức thương tâm.

Nếu một ai đó bị kẻ ác sát hại đã là một nỗi đau đớn, thì chính cha mẹ nhẫn tâm loại trừ đứa con là máu, là thịt của mình, ngay khi nó còn chưa biết gì, chưa vướng mắc bất cứ một tội vạ nào, đó chẳng phải là nỗi đau đớn khôn cùng hay sao!

Dù là thái độ dâm đãng, cuồng loạn, chơi bời phóng túng, rồi “bịt đầu mối” hoặc chỉ vì kế hoạch hay vì lý do nghèo không nuôi con nổi, tất cả đều không biện minh được cho vấn đề sát hại đứa con đang lớn dần trong lòng mẹ nó. Vì đây là sự sống con người.

Sự sống con người là lý do ưu tiên hàng đầu, ngoài Thiên Chúa, không có bất cứ cái gì có thể sánh ví được. Không thể nào chấp nhận được hành vi tội lỗi của cha mẹ gây nên kết quả là chính đứa con trong lòng mình, lại quay ra trút tất cả hậu quả lẽ ra thuộc về mình lên chính mạnh sống của đứa con, ngay khi nó còn chưa kịp sinh ra.

Ngày xưa, vào thời Chúa Giê-su mới sinh, vua Hêrôđê, để chắc chắn rằng, mình đã giết chết Hài Nhi Giêsu, Vua dân Do thái mới sinh, đã ra tay giết chết hàng loạt trẻ em Do thái. Chuyện ngày xưa ấy, Hêrôđê là kẻ đã giết chết vô vàn trẻ em là con của dân lành, thần dân của mình. Nhưng chuyện của ngày hôm nay, Hêrôđê bây giờ không phải là Hêrôđê giết con của người khác, mà khủng khiếp hơn, đó chính là cha mẹ thủ tiêu con của mình ngay khi nó còn trong trứng nước.

Nếu Hêrôđê ngày xưa hiện nguyên hình là con ác quỷ vô lương tâm, thì Hêrôđê của hôm nay, chúng ta còn biết phải gọi là gì ? Giết chết con người là một ác quỷ. Còn giết chết chính đứa con của mình thì thế nào đây ? Biết nói làm sao về tội ác này. Bởi vậy, khi nghe tôi trình bày những suy nghĩ như thế, bạn có thấy đau đớn không ? Lương tâm của chúng ta phải xót xa tận cùng như thế mới được bạn ạ.

Bởi vậy, không tự chủ để bảo vệ đức Khiết Tịnh, đã là một nguy hiểm lớn. Nhưng để xảy ra việc thủ tiêu một con người, nhất là khi con người ấy hoàn toàn vô tội, đúng là một tội ác khủng khiếp.

Bạn thân mến, chúng ta tuy là vật mọn phàm hèn, nhưng thân xác lại được Thiên Chúa mặc cho vinh quang lớn lao: Đó là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Chính Thiên Chúa làm người đã nhận lấy cho mình một thân xác để nên một con người. Người đã phục sinh thân xác ấy, đồng thời ban vinh quang phục sinh cho tất cả mọi thân xác của mọi con người. Và thân xác sẽ mặc lấy sự phục sinh của Chúa, cũng sẽ đi vào vĩnh cửu để sống trong sự sống của Thiên Chúa.

Thân xác con người cao quý là thế. Thiên Chúa tôn trọng thân xác con người là thế. Đó là lý do hàng đầu để Giáo Hội bênh vực sự sống con người, nhất là người vô tội, trong đó có thai nhi.

Cũng vậy, là người Kitô hữu, biết được sự cao cả của thân xác mình và thân xác đồng loại, chúng ta chẳng những tuyệt đối không được phép phá thai, mà còn phải lên tiếng chống lại tội ác đáng ghê tởm này.

Có hai điều mà chúng ta phải làm, đó là:

– Bản thân ta phải ra sức bảo vệ đức Khiết Tịnh của mình, nếu cần, cả của mọi người xung quanh mình nữa, nhằm hạn chế tối đa tội ác phá thai.

– Cố gắng hết sức để ngăn chặng thảm trạng phá thai ngày nay đã quá phổ biến, quá lan tràn, trong khả năng mà bản thân mỗi người có thể có được.


Lm. VŨ XUÂN HẠNH

Kết cục đáng sợ trong phòng phá thai

(Tin tuc) - Có thai đến tuần thứ 17 nhưng cô gái vẫn khăng khăng đến phòng phá thai 'chui' để phá. Và kết cục thật đáng sợ đã đến với cô.



Quan niệm thoáng về tình dục nhưng lại thiếu ý thức trong việc phòng tránh thai đã dẫn đến nhiều bạn trẻ mang thai ngoài ý muốn. Đa phần đều phải tìm đến cách giải quyết duy nhất tại các phòng khám sản một cách chóng vánh. Và hậu quả thật khó lường…



Khi biết tin mình lỡ dính bầu, H.T.P sinh viên Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội vô cùng hoang mang, sợ hãi. Nghĩ rằng người yêu học ngành y sẽ biết cách tránh thai an toàn khi “hai vạch” P vẫn cho là rất vô lý. Bố mẹ là người “gia giáo” nên P biết chắc rằng không thể bỏ học dở chừng để làm đám cưới nên đành dằn lòng dắt nhau đến Bệnh viện phụ sản Hà Nội.

Sau khi đặt bút ký vào bản cam kết nạo phá thai, không giấu được vẻ thất thần, P tâm sự: “Bố mẹ em rất tin tưởng em, nếu biết em gây nên chuyện này thì em không dám nhìn mặt bố mẹ nữa. Biết là nạo thai có thể dẫn đến vô sinh sau này nhưng em không thể có lựa chọn nào khác… Dù biết phải chết em cũng chấp nhận nói gì đến nạo hút thai”.

Đây chỉ là một trong vô vàn các bạn trẻ phải khắc phục hậu quả sau khi ăn “trái cấm”. Theo thống kê của Bệnh viện phụ sản Trung ương, năm 2009 bệnh viện phụ sản đã “giải quyết” 5.000 trường hợp thai nhi từ 5-12 tuần tuổi bằng phương pháp hút chân không. Đáng lưu ý, có đến 28% số ca là bệnh nhân dưới 24 tuổi. Tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, riêng trong tháng 3-2010 đã tiến hành thủ thuật cho 60 ca dưới 19 tuổi (chiếm gần 18%).

Nhưng những con số trên chưa nói lên được thực trạng nạo phá thai tư nhân và những số liệu này rất khó để kiểm soát. Những cơ sở này với chi phí phục vụ “nhanh chóng, bí mật” nên cũng thực hiện các thủ thuật gói gọn trong phạm vi này. Hầu như những điều kiện về vệ sinh, an toàn đều không đáp ứng đúng với tiêu chuẩn. Chính vì vậy, đã có nhiều ca biến chứng đáng tiếc xảy ra do thực hiện thủ thuật không đúng cách…

Ví dụ điển hình là một cô gái 22 tuổi ở Thanh Hóa, mặc dù đã có thai đến 17 tuần nhưng vẫn nhất quyết phá đi bằng được. Cô đã tìm đến một cơ sở phá thai “chui” ở gần bệnh viện phụ sản Thanh Hóa và được phá thai bằng thuốc. Nhưng sau khi mất đi đứa con thì cô cũng suýt mất mạng.

Cô được chuyển đến cấp cứu tại bệnh viện Phụ sản TW trong tình trạng trụy mạch nặng. Nguyên nhân do cô có hai tử cung nhưng quá trình làm thủ thuật ban đầu không đúng kỹ thuật nên không phát hiện ra khiến một bên tử cung bị vỡ, máu chảy khó cầm do chịu sức ép của thuốc phá thai. Tình trạng bệnh nhân rất nguy kịch khiến các bác sĩ buộc phải cắt bỏ tử cung bên vỡ để cứu tính mạng.

Không chỉ nạo phá thai ở các phòng khám “chui” không đảm bảo điều kiện mới gặp phải biến chứng mà những người có số lần nạo phá thai nhiều cũng dễ gặp những hậu quả đáng sợ, và tiếc hơn cả là bị cướp mất quyền làm mẹ vĩnh viễn. Chị N.K.L ở Ba Vì, Hà Nội làm đám cưới đã bảy năm với cuộc sống vật chất đầy đủ, sung túc nhưng vẫn không cảm thấy hạnh phúc bởi trong gia đình còn thiếu tiếng cười con trẻ. Trước đây, khi còn là sinh viên, chị và chồng đã nhiều lần “vỡ kế hoạch” nhưng do điều kiện học hành, công việc chưa ổn định nên họ đều đi phá thai. Đến nay, khi mọi thứ đã ổn định, họ khao khát có một đứa con thì không thể.

Những câu chuyện trên đã không còn xa lạ trong cuộc sống, thế nhưng hàng ngày, hàng giờ vẫn có biết bao bạn trẻ hồn nhiên làm “chuyện ấy” mà bỏ qua sử dụng các biện pháp an toàn. Và nhiều người hồn nhiền dắt díu nhau đi giải quyết hậu quả để sau đó thở phào nhẹ nhõm, rồi lại vô tâm như chưa có chuyện gì xảy ra, lại vô tâm “dính bầu” ngay sau đó. Để rồi trở thành “khách hàng quen thuộc” của các phòng khám sản! Theo các bác sĩ tư vấn Sức khỏe sinh sản và Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Phụ sản TW cho biết, trong các ca nạo hút thai tại trung tâm thì 30-40% là học sinh, sinh viên và 2-3% là lứa tuổi teen. Tỉ lệ này đang ngày càng có xu hướng gia tăng.

Bác sĩ phụ khoa Lê Thị Kim Dung cảnh báo: Quá trình làm thủ thuật lấy thai nhi ra ngoài dễ dẫn đến thủng tử cung, băng huyết, tổn thương cổ tử cung, hoặc âm đạo, tai biến do dùng thuốc gây mê. Có trường hợp không thụ thai lại được do dính khoang tử cung, viêm ống dẫn trứng.

Khi thủ thuật bị viêm nhiễm, chứng viêm có thể từ nội mạc tử cung lan sang ống dẫn trứng, làm cho khoang ống dẫn trứng bị dính, gây tắc cản trở việc thụ thai khiến không còn thụ thai được hoặc khi nạo phá thai nhất là khi nạo phải dùng đến kìm để lấy thai ra, nếu miệng cổ tử cung bị dụng cụ nới rộng làm rách, khiến những lần có thai sau đó, hễ có thai là sau 12 tuần sẽ kết thúc bằng sẩy thai.

Giá như, trước khi làm “chuyện ấy” mỗi người ý thức được trách nhiệm của mình, giá như các bạn nữ có trách nhiệm hơn với chính bản thân mình thì sẽ tránh được những sự việc đau lòng này.


Theo chân bà bầu vào cơ sở nạo hút thai

[Tinmoi.vn] Theo chân bà bầu xâm nhập cơ sở nạo phá thai mới thấy hết được những nhức nhối, ám ảnh của việc làm này. Ở nơi ấy, giá để phá đi sự sống của một sinh mạng được mặc cả như mớ rau, lạng thịt…


Thai to mấy cũng “ok”, vấn đề là tiền

Năn nỉ “gẫy lưỡi”, cuối cùng thì cô bạn thân đang có thai 16 tuần tuổi cũng đồng ý giúp tôi thâm nhập các cơ sở nạo hút thai tư nhân. Cô bạn làu bàu: “Mày hành xác mẹ con tao vào cái nơi dã man ấy, đừng có để chồng tao biết, to chuyện đấy!”. Tôi trấn an: “Yên tâm! Mày giúp tao thâm nhập để phán ánh một thực trạng nhức nhối, có ích cho xã hội mà”.



Biển bảng nạo hút thai nhan nhản trên phố


Đến đoạn đường Giải Phóng – Hà Nội, khu vực cắt với phố Lê Thanh Nghị, hai chúng dừng xe, đang phân vân chưa biết phải vào cơ sở nào thì một chị phụ nữ chạy ra, vồn vã: “Sinh viên hả? Có bao lâu rồi? Khổ thân! Nhìn chúng mày tội nghiệp, chị giới thiệu chỗ người quen, vừa rẻ vừa an toàn…” Nói đoạn, chẳng để cho chúng tôi kịp phản ứng, chị ta phăm phăm cầm tay bạn tôi kéo đi. Chắng còn cách nào khác, tôi vội dắt xe đi theo.

Dẫn chúng tôi vào một cơ sở y tế gần đó, nơi có biển hiệu “Hút thai” to tướng, treo trước cửa. Để cô bạn ngồi ở bàn tư vấn, tôi xin phép ra đằng sau “giải quyết việc riêng”. Quan sát khắp lượt cơ sở y tế này, tôi nhận thấy căn phòng khá rộng và diện tích được sử dụng một cách tối đa. Phía ngoài cùng là một cái bàn tư vấn, nơi có một chị phụ nữ mặc áo blu trắng ngồi tiếp khách hàng và ghi sổ sách khám thai. Phía bên trong được bố trí thành các gian buồng nhỏ, ngăn cách nhau bằng vách ngăn. Có buồng khám, buồng để tiến hành các thủ thuật phá thai, mỗi căn buồng được bố trí khác nhau. Ở buồng khám, có một máy vi tính, một thiết bị siêu âm và chiếc giường đơn trải khăn trắng toát. Ở phòng tiến hành các thủ thuật chỉ duy nhất cái giường đơn phủ khăn trắng, dưới chân giường có cái xô đựng rác thải y tế.

Đang giờ làm việc nên phần đa các gian buồng đều đóng cửa. Chỉ nghe tiếng rên la, kêu khóc của các bà sản phụ đang chịu đựng cơn đau của việc phá thai. Tiếng lách cách của dao kéo, của các dụng cụ y tế va vào nhau. Tiếng người hộ lý, y tá động viên bệnh nhân “sắp xong rồi, còn dính chút nữa thôi”… Tôi lạnh người, chạy nhanh về phía cô bạn đang ngồi chờ.

Cô bạn đi cùng được đưa vào phòng khám thai trước khi tiến hành bước tiếp theo. Lấy cớ động viên tinh thần bạn, tôi được phép vào cùng. Một người phụ nữ đứng tuổi - tự xưng là bác sĩ thực hiện các ca nạo hút thai ở đây - được chỉ định khám cho bạn tôi. Bà bác sĩ già khám qua quýt rồi kết luận: “Thai bình thường, đã 16 tuần tuổi rồi, phá hơi khó. Thai to, giá là 3 triệu. Chuẩn bị tiền đi rồi làm”. Cô bạn tôi mặt tái mét, lắp ba lắp bắp. Tôi vội đỡ lời: “Cô có thể bớt giúp cháu không? chúng cháu sinh viên…”. Chẳng buồn nhìn điệu bộ thiểu não của tôi, bà bác sĩ lạnh lùng: “Giá đó rẻ rồi!”. Hết băn khoăn về giá, tôi lại tỏ ra nghi ngại về độ an toàn, bà bác sĩ trấn an: “Yên tâm, ở đây thai 6 – 7 tháng còn có cách làm cho ra nữa là. Vấn đề là giá cả thôi”.

Cô bạn bấm tôi đánh bài chuồn. Viện lý do chưa đủ tiền, cần về nhà chuẩn bị thêm, chúng tôi chỉ phải thanh toán 100 nghìn tiền khám rồi ra về. Bà bác sĩ không quên dặn dò: “Đủ tiền rồi thì đến làm ngay,càng để lâu càng khó đấy”. Tôi xin bà số điện thoại riêng để tiện liên lạc xin tư vấn, bà ta khoát tay: “Không cần, biết chỗ rồi, cứ đến đây là gặp”

TS Lý Ngọc Kính - Cục trưởng Cục quản lý Khám và chữa bệnh - Bộ Y tế cho biết: Theo quy định, các phòng khám sản, phụ khoa tư nhân chỉ được phép thực hiện thủ thuật đình chỉ thai dưới 12 tuần. Việc phá thai bằng thuốc cũng không được phép làm tại các phòng khám này mà phải được thực hiện tại bệnh viện từ tuyến huyện trở lên.

Ngay cả tại bệnh viện tuyến trung ương, việc phá thai cũng chỉ được phép giới hạn đến dưới 22 tuần tuổi. Từ 22 tuần tuổi trở lên, phải có hội chẩn và sự đồng ý của Giám đốc bệnh viện, cũng như chỉ phá trong những trường hợp cực kỳ đặc biệt.


Phá thai ở các cơ sở tư nhân: Đắt nhưng nhanh, tiện




Dụng cụ nạo phá thai tại cơ sở tư nhân


Chúng tôi tiếp tục tìm đến một cơ sở khám thai khác trước cổng bệnh viện Phụ sản, trên đường Đê La Thành – Hà Nội. Vừa vào cửa, tôi gặp một đôi bạn trẻ đi ra. Cô gái mặt xanh ngắt, dáng đi lom khom, nét mặt nhăn nhó, bước từng bước chậm chạp. Cậu thanh niên một tay cầm giúp cô gái túi xách, một tay đỡ cô gái, dìu đi. Thấy tôi nhìn theo họ, bà bác sĩ giải thích: “Sinh viên, lỡ dính bầu nên phải phá. Vừa làm xong đấy! Tôi bảo nằm nghỉ thêm lúc nữa hãy về thì không nghe, nói là chiều còn phải đi thi, phải về phòng trọ để chuẩn bị”

Dứt câu chuyện, bà bác sĩ hỏi chúng tôi: “Khám thai hay phá thai? Mà cô nào là người cần khám?”. Cô bạn tôi nhanh nhảu đáp: “Cháu, cháu khám thai cô ạ!”. Bà bác sĩ buột miệng:
“ Ừ, may quá là không phải làm thêm ca nữa. Ngày hôm nay tôi làm cả chục ca rồi, ghê hết cả người!”

Cô bạn tôi được đưa vào buồng khám. Ngồi ngoài chờ bạn, tôi tranh thủ bắt chuyện với cô gái trẻ đang ngồi chờ để khám:

- Em đi khám một mình à? Nhìn trẻ thế này đã làm mẹ sao?
- Em là sinh viên, bạn trai em đưa đến rồi đi có việc rồi. Em lỡ có thai, chúng em chưa thể nuôi con nên quyết định bỏ.
- Sao em chưa được khám à?
- Em đang uống thật nhiều nước để có nhiều nước trong bụng siêu âm mới thấy được. Khám xong mới quyết định được phá thai bằng cách nào.
-Em có sợ không?
-Cũng hơi run chị ạ. Trước em đã làm một lần rồi, đau lắm nhưng chả còn cách nào khác.
- Sao em không vào viện khám, chị nghĩ là rẻ hơn đấy.
- Em biết là rẻ hơn, nhưng thủ tục rắc rối lắm chị ạ, chờ đợi lâu nữa. Ở các cơ sở tư nhân, vừa nhanh, vừa đỡ gặp người quen, khai địa chỉ, họ tên thế nào cũng được, chả ai soi xét, đắt hơn một chút cũng cố mà chịu.

Đang dở câu chuyện thì cô gái được gọi vào phòng siêu âm. Còn lại một mình ở gian ngoài, tôi bắt đầu quan sát khắp lượt. Ở ngay sau chỗ ngồi của cô y tá phụ trách ghi sổ sách và kiêm tư vấn viên có một bảng giá các dịch vụ.

Khám thai: 50 nghìn/lần;
Nạo hút thai < style="font-weight: bold;">Uống thuốc phá thai:
500 nghìn/lần;
Đặt thuốc: 20 nghìn/lần…

Cô bạn tôi từ buồng khám trở ra. Chúng tôi nhanh chóng thanh toán tiền khám rồi ra về. Suốt chặng đường về nhà, cô bạn tôi im lặng không nói. Tôi cũng chả dám gợi chuyện bởi tôi hiểu, vì tôi mà bạn “bỗng dưng” phải trải nghiệm những điều không hay trong giai đoạn mang bầu.

Bất chợt, trước khi chia tay, cô bạn nhìn tôi, buồn rầu chia sẻ:
“Có thai, từng ngày cảm nhận sự lớn lên của đứa con trong bụng, mới hiểu được làm mẹ thiêng liêng như thế nào. Hôm nay vì giúp mày, tao có những trải nghiệm khác, tao thấy buồn. Tại sao lại có quá nhiều người không hiểu được điều thiêng liêng ấy nhỉ. Họ ác quá, từ bỏ quyền làm mẹ. Lại vẫn có những vị bác sĩ vô tư giúp các bà mẹ ấy làm điều ác…”. Tôi chẳng biết nói với bạn thế nào, chỉ biết động viên mẹ con nó luôn khỏe.

Theo BS Mai Hoa, Trung tâm Sức khỏe sinh sản Hà Nội cho biết, nhóm đối tượng đến phá thai tại trung tâm khoảng 150-180 người/tháng, trong đó, số thanh niên chưa lập gia đình chiếm khoảng 30%. Dù tất cả các trường hợp đến phá thai đều được tư vấn, nhưng rất nhiều người quay trở lại phá thai lần hai… Còn tại khoa KHHGĐ - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trung bình mỗi năm có từ 12.000-15.000 ca nạo hút thai các loại, có khoảng 3%. Trong số ca nạo phá thai ở tuổi vị thành niên có 60-70% là học sinh, sinh viên.

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, Việt Nam nằm trong số 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới.

Các trường hợp nạo phá thai không an toàn đã đưa đến nhiều tai biến, hậu quả xấu về sức khỏe sinh sản như vô sinh (do tắc dính buồng tử cung, vòi trứng), chửa ngoài dạ con, băng huyết, sót rau, thủng tử cung, nhiễm trùng… và có không ít trường hợp gây tử vong.

TS Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc BV Phụ sản TW cho biết, ngày càng nhiều phụ nữ độ tuổi sinh để phải đến cầu cứu bác sĩ khoa Hỗ trợ sinh sản bởi không thể có thai tự nhiên do viêm, dính vòi trứng. Hậu quả của nhiều lần phá thai thiếu an toàn. Và hầu như ngày nào, khoa Cấp cứu của Viện cũng tiếp nhận những trường hợp phá thai tại các dịch vụ tư nhân bị tai biến. Có em mới 17 tuổi đầu đã phải cắt bỏ tử cung do biến chứng quá nặng. Vấn nạn phá thai thiếu an toàn, đặc biệt ở độ tuổi trẻ đang là vấn nạn khiến xã hội nhức nhối.

http://www.tinmoi.vn/Theo-chan-ba-bau-vao-co-so-nao-hut-thai-07177387.html


Lời bình:

Nạo phá thai là TỘI ÁC GIẾT NGƯỜI và KHÔNG BAO GIỜ an toàn, KHÔNG BAO GIỜ không để lại hậu quả. Tốt nhất là nên giữ gìn, đừng để có thai.

Giáo lý về tránh thai

LỜI NGỎ CỦA NGƯỜI DỊCH

Vấn đề tránh thai không còn là chuyện nhen nhúm và xa xôi nữa. Nhìn góc độ lớn, nó liên quan đến:

+ Giáo dục giới tính và nhân cách
+ Đời sống hôn nhân gia đình
+ Nền tảng đạo lý xã hội
+ Việc rao giảng Tin Mừng


Ở góc độ cụ thể, nó liên quan đến:

+ Tình dục ngoài hôn nhân
+ Tệ nạn phá thai phổ biến
+ Sự hiểu biết về dân số
+ Ý thức trách nhiệm trong sinh sản
+ Nền văn minh hưởng thụ
+ Toàn cầu hóa kế hoạch sinh sản

+ Ngoại tình, ly hôn, trẻ em cơ nhỡ

Trong Giáo Lý, nó liên quan đến:

+ Nguyên tắc luân lý
+ Giáo dục lương tâm
+ Thẩm quyền Giáo Huấn của Giáo Hội
+ Các Điều răn là luật tự nhiên trình bày cách đặc sắc


Cần nghiêm túc trong việc nhìn nhận, hiểu biết cách chân thật. Muốn có được sự hiểu biết căn bản và nền tảng để giúp chỉ dẫn lại vững vàng, rất cần thiết trang bị 4 điều sau:

+ Tái khám phá ĐIỀU RĂN THỨ SÁU là chương trình bày mọi vấn đề, liên quan đến giới tính và tình yêu của con người, cách hệ thống.
+ Nắm vững KIẾN THỨC SINH DỤC về: giải phẫu sinh lý học sinh dục nam nữ, biết phân tích và tập quan sát các dấu hiệu trong chu kỳ sinh dục nữ, và cũng cần hiểu biết đích xác các biện pháp tránh thai kỹ thuật để tránh sử dụng.
+ Xác định LÒNG TRUNG THÀNH VỚI GIÁO HỘI bằng học hỏi Giáo Huấn có thẩm quyền của Giáo Hội.
+ Trông cậy vào ÂN SỦNG trong đời sống bí tích và cầu nguyện.


Gv. NGUYỄN QUỐC ĐOẠT



NHẬP ĐỀ

Một phần tư thế kỷ từ sau Thông Điệp Humanae Vitae, đã đồng thời xảy ra một sự suy sụp chung về đạo đức mang tên cuộc cách mạng tình dục. Tình trạng này, ngày càng biến đổi sâu xa, từ phong trào hippi cổ võ việc làm tình tự do ở thập niên 60, đến việc bình thường hóa hiện tượng đồng tính luyến ái bằng định chế hôn nhân như là nhân quyền. Mặc dù những hiện trạng cực đoan trên chỉ là thiểu số, nhưng giữa thành phần đa số thầm lặng, cuộc cách mạng tình dục này cũng đã gây nên trong họ nhiều mất mát, khi có sự gia tăng về tranh ảnh khiêu dâm, chung chạ tình dục, bất trung trong hôn nhân, ly dị, phá thai, hủ bại tình dục, và những nỗi buồn trong cuộc sống.

Chúng ta đang chứng kiến sự đảo lộn giá trị trong lãnh vực tình dục của con người và đời sống gia đình. Kinh nghiệm thật của tình yêu bị lầm tưởng là sự thèm khát tình dục. Đã đành đứa trẻ bị gọi là con hoang do từ một tình yêu nhảy rào, nhưng đứa trẻ sinh ra từ tình yêu hôn nhân thì lại bị coi như một sai lầm, với não trạng tránh thụ thai. Tình dục được xem như đồ chơi, trò giải trí, thuần túy mang lại hoan lạc. Tình cờ hay ngẫu nhiên, tình dục đang phá hoại chính bản chất của nó.

Trong thông điệp Humanae Vitae, Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI đã dự đoán về cuộc cách mạng này, khi Ngài cảnh giác chúng ta về những hậu quả tiêu cực trong việc sử dụng phổ biến các biện pháp tránh thai. Ngài đã nhìn thấy tránh thai có thể trở nên mũi dao sắc bén đe dọa toàn diện nền luân lý (HV, 14). Hồi tưởng lại quá khứ, ngày nay người ta có thể nhận ra được sự biến dạng của những giá trị tình dục, chính là hậu quả trực tiếp khi áp dụng biện pháp tránh thai trong tình yêu vợ chồng. Để có nhiều người chú ý đến lời giảng dạy của Giáo Hội, chúng ta cần trở về với nguồn gốc đạo lý căn bản, hầu chống trả lại cơn thủy triều xanh của chủ nghĩa hưởng thụ và dâm ô.

Chúng ta có một niềm hy vọng thật. Bài diễn từ của Thánh Phao-lô, về tình hình đạo đức dân ngoại xưa trong Rm.3, 24 – 32, thực sự là niềm tin của thời đại chúng ta hôm nay. Chính các Ki-tô hữu ban đầu đã có thể biến đổi xã hội bằng sức mạnh học thuyết của Đức Kitô và Giáo Hội, từ đời sống và hành động xác tín của họ.

Chúng ta hy vọng giáo huấn của Hội Thánh về vấn đề tránh thai trong bản trình bày yếu lược này, có thể trợ giúp người Kitô-hữu sống niềm tin đã lãnh nhận và biến đổi xã hội bằng Tin Mừng. Vấn đề tránh thai được đặt ra dưới nhiều lãnh vực. Chúng ta giới hạn bản trình bày này hoàn toàn trong tôn giáo và các luận cứ thuộc bình diện đạo đức, với xác tín rằng tác giả của luật luân lý cũng chính là Đấng Tạo Hóa và là Chúa của trật tự xã hội, và Ngài không thể mâu thuẫn với chính mình.



I. SỰ PHI LUÂN LÝ CỦA TRÁNH THAI

1. TRÁNH THAI LÀ GÌ?

Tránh thai là bất cứ hành động nào cản trở sự kết hợp của trứng và tinh trùng trước, trong và sau giao hợp. Các biện pháp tránh thai là bất cứ dụng cụ hoặc thuốc, sử dụng trong tránh thai.

Các biện pháp tránh thai thường được áp dụng là: xuất tinh ngoài âm đạo, thắt ống dẫn trứng, cắt ống dẫn tinh, bao cao su, hóa chất diệt tinh trùng, thuốc viên và chích ngừa thai. Dụng cụ tử cung và viên thuốc sau giao hợp còn tệ hơn cả tránh thai, bởi khả năng trục xuất phôi thai đã hình thành và phát triển: chính xác là phá thai. Phá thai vi phạm đạo đức trầm trọng hơn tránh thai, vì chống lại giới răn thứ năm của Chúa: "Ngươi không được giết người".


2. TRÁNH THAI CÓ PHI LUÂN LÝ KHÔNG?

Tránh thai là đi ngược lại luật luân lý tự nhiên đối với sự hưởng dùng tình dục. Nó gây hỗn loạn nghiêm trọng đạo đức, và khách quan dẫn đến cấu thành một trọng tội. Bởi thế, hành vi này bị kiên quyết lên án bởi Giáo Hội.

Trong Kinh Thánh, chúng ta có thể thấy Chúa đã không hài lòng đối với việc tránh thai. Con của Giu-đa là Oânan tưởng rằng đứa trẻ sinh ra thuộc dòng dõi của người anh đã chết.

"Ông nghĩ rằng dòng dõi sinh ra sẽ không phải là của mình, nên khi ăn ở với chị dâu, cậu lại cho tinh rơi xuống đất, để không cho anh cậu có người nối dõi. Hành động của cậu không đẹp lòng Đức Chúa, nên Người cũng khiến cậu chết." (Sáng Thế 38, 9 – 10) Thần Học Luân Lý gọi tội này là Onanism, xuất tinh ngoài âm đạo, kết hợp không trọn.


3. TRÁNH THAI CÓ CHỈ LÀ TỘI CHO NGƯỜI KI-TÔ HỮU KHÔNG?

Tránh thai là hành vi phi đạo đức cho mọi người nam và nữ vì sống ngược với luật tự nhiên. Đây là nền tảng tự nhiên đặt trên con người và là chương trình của Thiên Chúa, dành cho nhân loại nhiệm vụ quan trọng chuyển giao sự sống.

Luật luân lý tự nhiên, khác với luật Phúc Âm hay luật Giáo Hội, ràng buộc trên mọi người nam và nữ là con ngưòi. Khi tuyên bố sự phi đạo đức của việc tránh thai, Giáo Hội không áp đặt luật của mình. Giáo Hội chỉ làm tròn nhiệm vụ được Chúa Ki-tô trao: gìn giữ và giải thích xác thực về luật tự nhiên, mà tác giả là Đấng Tạo Hóa của mọi người nam và nữ.


4. TẠI SAO TRÁNH THAI CHỐNG LẠI LUẬT LUÂN LÝ TỰ NHIÊN?

Tránh thai, là một cám dỗ hấp dẫn trong giao hợp, khi cố tình ngăn cản sự mở ra cho khả năng tiềm tàng sáng tạo sự sống mới, chống lại mục đích thực sự và cấu trúc riêng biệt trong động tác giao phối vợ chồng.

Cùng một lúc, người dùng biện pháp tránh thai đi ngược lại giá trị của sự sống, làm hỏng bản chất của tình yêu vợchồng, tự giảm giá trị và phản lại chính mình cùng người phối ngẫu, và họ quyết tâm yêu sách một quyền năng chỉ dành riêng cho Thiên Chúa. Trong khuôn khổ của 10 giới răn (biểu tượng của luật tự nhiên), tránh thai lỗi phạm đến thứ tự từng điều răn: thứ năm, thứ sáu, thứ tám và nhất.


5. TẠI SAO TRÁNH THAI LỖI PHẠM ĐẾN MỤC ĐÍCH CỦA TÌNH DỤC?

Hôn nhân và cuộc sống tình yêu đã được tự nhiên sắp đặt để truyền sinh (procreation) và giáo dục con cái (GS. 50). Sự sinh sản con cái là mục đích nền tảng của hành động phối ngẫu, bắt nguồn từ chính bản chất của tự nhiên. Sử dụng tình dục mà chủ tâm thoái thác khả năng tiềm tàng mở ra cho sự sống, là phá vỡ chính bản chất của tình dục. Đó là lạm quyền, trên chính bản chất tình dục của con người.

Giống như những giới hạn mà chúng ta thường áp dụng trong việc ăn uống và dinh dưỡng. Bản chất tự nhiên của việc ăn uống là nuôi sống. Chúng ta ăn để sống. Khoái lạc cũng đồng thời có được khi ăn uống. Rõ ràng là đi ngược lại với bản chất của ăn uống (ngược lại với luật tự nhiên), khi chủ tâm thoái thác giá trị nuôi sống, mà chỉ muốn hưởng thụ khoái lạc. Một số người xưa bị chê cười vì ăn uống vô độ, họ móc họng nôn mửa (trong một phòng dùng cho việc nôn mửa), để sau đó có thể trở lại bàn ăn tiếp.


6. TẠI SAO TRÁNH THAI CHỐNG LẠI Ý ĐỊNH CỦA THIÊN CHÚA VÀ BẢN CHẤT SÂU SẮC CỦA HÀNH ĐỘNG PHỐI NGẪU?

Cấu trúc của hành động phối ngẫu đặt nền tảng trên kế hoạch của Thiên Chúa để lưu truyền sự sống con người. Kế hoạch này được tóm lược như sau: Bản chất con người bao gồm một thân thể vật chất và một linh hồn thiêng liêng, trong một hữu thể duy nhất. Người nam và người nữ được sáng tạo theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa, họ được hưởng chính phẩm giá này. Theo như kế hoạch, thì sự hiện hữu của con người đến trong thế giới, là kết quả tình yêu chân thật của người nam và người nữ, chỉ trong hôn nhân, khác với loài thú vật hung dữ. Qua hành động phối ngẫu, trong phạm vi của hôn nhân và sự mở ngỏ cho sự sống, đôi vợ chồng trao cho nhau món quà tặng là chính mình trong một hữu thể, đồng thời cộng tác với Thiên Chúa cho một sự sống mới. Hành động phối ngẫu là cử chỉ hiệp thông tình yêu giữa đôi vợ chồng, nó có 2 ý nghĩa hoặc 2 bình diện: ý nghĩa kết hợp nên một, trong đó đôi vợ chồng diễn tả tình yêu lẫn nhau bằng trao tặng món quà chính mình; và ý nghĩa đồng sáng tạo (procreative) khi họ cùng nhận thức tính chất đặc biệt của tình yêu hôn nhân, là Đấng ban sự sống mong muốn tình yêu này được hoàn hảo bằng sự sáng tạo nên một con người mới. Hai bình diện này không thể tách rời được (tính chất này là nguyên tắc). Để bảo đảm cả hai bình diện cơ bản này, phải hướng toàn bộ hành động phối ngẫu vào tình yêu hôn nhân chân thật và ý thức trọng trách của bậc cha mẹ.


7. CÓ THỂ GIẢI THÍCH THÊM GÌ VỀ NGUYÊN TẮC KHÔNG TÁCH RỜI GIỮA TÍNH ĐỒNG SÁNG TẠO VÀ SỰ KẾT HỢP NÊN MỘT TRONG HÀNH ĐỘNG PHỐI NGẪU?

Ý nghĩa hiệp nhất của hành động phối ngẫu là cách tỏ bày tình yêu duy nhất giữa chồng và vợ, qua việc trao tặng toàn bộ chính mình cho người kia. Khi tránh thai, họ đã dùng ngôn ngữ của thể xác để nói dối nhau, vì ngay khi bộc lộ câu "Anh trao tặng em tất cả" trong lúc phối ngẫu, người ta đã giữ lại một phần quan trọng của chính mình: thiên chức làm mẹ hay thiên chức làm cha. Bởi thế, hành động phối ngẫu đi cùng với việc tránh thai thì không còn tính hiệp nhất và tính toàn bộ trong tình yêu nữa. Cũng là phi luân lý khi mở ra cho sự sống mà không có ý nghĩa hiệp nhất, như trường hợp sinh sản trong ống nghiệm và mượn bà mẹ đẻ giúp. Ngoài ra từ những phôi thai người, thí nghiệm trong bất cứ chương trình nào, đứa trẻ sinh ra rõ ràng không phải là kết quả của tình yêu đôi lứa và hoàn toàn thiếu tính duy nhất.


8. CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI CÓ TỘI GÌ KHI TRÁNH THAI?

Khi tránh thai, cá nhân lạm dụng quà tặng của tình dục , từ đó làm giảm phẩm giá con người. Vì là một tội trầm trọng, họ đánh mất tình bạn với Thiên Chúa, nguy cơ đến ơn cứu độ đời đời.

Tránh thai mở ra cho hôn nhân viễn tượng bất trung và tình trạng sa sút tổng quát về đạo đức. Bởi lẽ đó rất có hại cho gia đình và xã hội. Tránh thai dẫn đến mất tôn trọng phụ nữ, làm cho người nam có thể quen nhìn người nữ chỉ là đồ vật, giúp thỏa mãn sung sướng riêng mình, không còn là người bạn đường đáng yêu trọng.

Cuối cùng, tránh thai có thể bị lạm dụng bởi những khái niệm quyền cộng đồng, dẫn đến xâm phạm tính mật thiết trong hôn nhân của đôi bạn, khi nó hướng đến chủ nghĩa thực tế vị lợi.

Những hậu quả tiêu cực này, đến sau sự phổ biến thực hành tránh thai, đã được Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI tiên báo trong Humanae Vitae. Và nay, dự đoán này đã được chứng thực bằng những điều đang xảy ra trong nhiều xã hội văn minh.



II. KHÔNG CÓ SỰ BIỆN HỘ CHO TỘI

9. CÓ NHỮNG LÝ LẼ NÀO VỀ KINH TẾ XÃ HỘI HỌC, SINH THÁI HỌC, Y HỌC HAY ĐẶC TÍNH NHÂN ĐẠO CÓ THỂ BIỆN HỘ CHO HÀNH VI TRÁNH THAI?

Trong bất cứ quyết định nào của con người, chiều kích quan trọng nhất là tính luân lý, vì đây là nguồn mạch sâu xa nhất của hạnh phúc nhân loại và ơn cứu độ vĩnh cửu. Không thể có lý lẽ đúng đắn nào, để viện dẫn cho một hành động phi luân lý, bởi lẽ mục đích không bao giờ có thể biện minh cho phương tiện. Hơn nữa, Đấng tác giả của luật luân lý cũng chính là Đấng Tạo Hóa toàn thể vũ trụ. Vì vậy, không thể có mâu thuẫn giữa sự thiện luân lý với bất cứ điều gì tốt thật cho con người. Nhiều viện dẫn về kinh tế xã hội, y khoa, tâm lý hay chủ nghĩa nhân đạo muốn biện hộ cho tránh thai, chứng tỏ mắc phải sai lầm khi đưa ra ý kiến trong lãnh vực này.

Sự “bùng nổ dân số” đã được giải thích thành một huyền thoại, qua cách nhìn của các nhà khoa học xã hội. Sự phát triển dân số không phải là nguyên nhân của nghèo đói, cũng không phải là chướng ngại vật cho phát triển kinh tế. Thế giới dành cho con người chứ không ngược lại. Con người là vốn quý để tăng trưởng và phát triển. Có rất nhiều hậu quả y học chống chỉ định và tác dụng ngược, đến từ kế sách và thuốc tránh thai. Hơn nữa, khả năng sinh sản là dấu hiệu của sức khỏe. Nếu giới hạn sự sinh sản là một “chương trình sức khỏe”, thì tệ nạn trầm trọng nhất hiện nay ở phụ nữø độc thân là mang thai.

Sự mất cân bằng môi trường sinh thái không phải vì hậu quả trực tiếp của dân số, nhưng vì con người lạm dụng môi trường. Ta gọi là sử dụng chừng mực và điều độ tài nguyên thiên nhiên. Tôn trọng tự nhiên là chỉ dẫn đúng đắn nhất cho ta biết kính trọng chính khả năng đón nhận sự sống. Trong ý nghĩa đó, tránh thai là những hình thức tồi tệ nhất gây đầu độc và sa đọa. Cuối cùng, khi có tình trạng khó khăn cần giải pháp nhân đạo, phải luôn tính đến tôn trọng phẩm giá con người trong chiều kích thật sự nhân bản. Ngược lại, kế hoạch tránh thai biến đổi người nam hay người nữ, trở thành thú vật, không thể làm chủ đời sống phái tính.


10. ĐIỀU GỌI LÀ "NGUYÊN TẮC TOÀN BỘ" CÓ THỂ BIỆN HỘ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG VIỆC TRÁNH THAI Ở ĐÔI VỢ CHỒNG VẪN CÓ THÁI ĐỘ TỔNG QUÁT ĐÓN NHẬN CON CÁI KHÔNG?

Luật luân lý về "nguyên tắc toàn bộ" (ví dụ một bộ phận có thể thay thế để toàn bộ thân thể khỏe mạnh) được áp dụng cho một sự việc cụ thể và đồng nhất về vật chất, như thân thể con người. Luật này không thể áp dụng cho tính "đồng nhất trong lãnh vực luân lý", kể cả tính đồng nhất trong môi trường gia đình hoặc xã hội. Nếu không, chúng ta sẽ rơi vào chủ nghĩa luân lý tương đối, dẫn đến vi phạm luật của Chúa khi cho rằng “toàn bộ” thì tốt hơn, như đã xảy ra trong xã hội độc tài chuyên chế Đức quốc xã và lịch sử hình thành Liên Bang Xô-viết.


11. THẾ NÀO LÀ "NGUYÊN TẮC ĐIỀU ÍT XẤU HƠN"? TRÁNH THAI CÓ THỂ ĐƯỢC CHỌN LÀ ĐIỀU ÍT XẤU HƠN KHÔNG?

Cứu cánh không bao giờ có thể biện minh cho phương tiện. Người ta không thể hành động hay chủ ý muốn một điều xấu, cho dù nếu điều tốt có thể đến sau. Người ta có thể được tha thứ, nhưng vẫn có thể không làm cả điều ít xấu. Để tha thứ, con người đừng làm điều xấu xa, họ thà làm điều gì khác mang bản chất tốt, và vẫn phải tiên liệu được những hậu quả gián tiếp từ điều xấu.


12. TA CÓ THỂ "GIÚP THIÊN CHÚA HAY TỰ NHIÊN" BẰNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI ĐỂ ĐIỀU KHIỂN ĐƯỢC SINH SẢN KHÔNG?

Thiên Chúa muốn chúng ta sử dụng những khả năng được ban tặng trong việc tìm biết chương trình của Ngài. Nhưng tránh thai đích xác là đi ngược ý định mà Chúa đã ghi khắc trong hành vi phối ngẫu của muôn vật. Bằng việc tránh thai, chúng ta không giúp tự nhiên; chúng ta cản trở, phá ngang hay làm hư hỏng tự nhiên.


13. CÓ GÌ SAI LẦM KHI ĐI NGƯỢC LẠI TỰ NHIÊN? TA CÓ THỂ LÀM MỘT SỐ ĐIỀU "NGƯỢC TỰ NHIÊN", MÀ KHÔNG HẲN PHI LUÂN LÝ HAY PHẠM TỘI TRẦM TRỌNG, NHƯ THỂ ĐI BẰNG ĐÔI TAY VÀ ĐỨNG NGƯỢC BẰNG ĐẦU KHÔNG? TẠI SAO ĐI NGƯỢC LẠI TỰ NHIÊN TRONG HÀNH ĐỘNG PHỐI NGẪU SẼ TRỞ NÊN TỆ HẠI?

Sự vi phạm luật tự nhiên trong tránh thai là một vấn đề rất nghiêm trọng vì liên hệ đến những giá trị lớn lao của giới tính, sự sống, và sự cộng tác con người với Thiên Chúa. Giáo Hội không dạy tình dục là xấu. Trái lại, tình dục là điều rất tốt, vì qua nó Thiên Chúa ban cho con người được cộng tác sáng tạo nên sự sống mới.

Việc sử dụng đúng đắn tình dục trong hôn nhân là xứng đáng và đẹp lòng Chúa. Trong ý nghĩa này, tình dục là thiêng liêng. Sự lạm dụng hoặc dùng sai tình dục như một quyền, gây hỗn loạn đạo đức nghiêm trọng. Đó là sự sỉ nhục đối với sự sống và quyền tạo hóa của Thiên Chúa. Khi bằng việc tránh thai, các đôi vợ chồng nắm lấy khả năng sáng tạo tiềm tàng từ hành vi phối ngẫu tình dục, họ đã đòi hỏi một quyền chỉ dành riêng cho Thiên Chúa, quyền quyết định trong phán xét chung cuộc về sự hiện hữu của con người. Họ chiếm lấy tư cách là kẻ nắm giữ nguồn gốc sự sống con người, chứ không là kẻ cộng sự với quyền sáng tạo của Thiên Chúa. Trong viễn cảnh này, tránh thai được phán xét cách khách quan, là bất chính sâu sắc không thể biện minh, dù với bất cứ lý do nào.

Suy nghĩ hay phát biểu ngược lại, là đồng nghĩa với thái độ xác nhận rằng hoàn cảnh sống của con người có thể giúp họ được hợp lệ, từ đó phủ nhận Thiên Chúa là Chúa. (Gio-an Phao-lô II, Hội nghị về Trách nhiệm của bậc Cha Mẹ, 17.9.1983)


14. NHƯNG CHÚNG TA ĐANG SỐNG TRONG MỘT XÃ HỘI ĐA NGUYÊN, NHIỀU NGƯỜI THÀNH THẬT TIN TRÁNH THAI KHÔNG PHI LUÂN LÝ. CÓ THỂ THỪA NHẬN MỘT CHƯƠNG TRÌNH TRÁNH THAI ĐỂ MỖI NGƯỜI TỰ CHỌN LẤY PHƯƠNG PHÁP MÀ LƯƠNG TÂM HỌ CHO PHÉP KHÔNG?

Quan điểm của Giáo Hội đối với tránh thai được đặt nền tảng trên luật tự nhiên. Theo đúng nghĩa này, nó được áp dụng cho mọi người nam và mọi người nữ trong mọi thời đại. Nói cách khác, tránh thai là phi luân lý (một cách khách quan), ngay cả đối với những ai không nhận thức được, giống như bất cứ giáo huấn nào khác đặt nền tảng trên luật tự nhiên, thí dụ sự phi luân lý của tội giết người hay tội trộm cắp.

Dù trong trường hợp phải chiếu cố đến tầng lớp người dốt kém khó thay đổi, cũng không thể biện minh cho một chương trình tránh thai tài trợ bởi nhà nước, trong một dân tộc mà 90% dân số tự nhận có niềm tin tôn giáo, dạy rằng tránh thai gây nên đồi bại (khoảng 80% là Ki-tô Giáo và 10% là Hồi Giáo).

Chương trình dân số hiện hành của chính phủ Philippines đặt trọng tâm vào tránh thai, đang xúc phạm đến sự nhạy cảm văn hóa và những giá trị tôn giáo tại Philippines. Ngay cả việc giới thiệu rất hạn chế về "kế hoạch hóa gia đình theo tự nhiên" cũng được hiểu như một phương cách khác để tránh thai, trong khi phải xem nó là một lối sống thanh tịnh và yêu thương.


15. CHIẾN DỊCH TUYÊN TRUYỀN TRÁNH THAI CÓ CHỐNG LẠI ĐƯỢC TỆ NẠN PHÁ THAI ĐANG LAN TRÀN KHÔNG? PHẢI CHĂNG CÓ "NHIỀU PHỤ NỮ TRÁNH THAI THÌ SẼ CÓ ÍT PHỤ NỮ PHẢI PHÁ THAI"?

Khi chấp nhận sự thật rằng phá thai là tội trầm trọng hơn tránh thai, thì cả hai hành vi này đều sai và chứng tỏ đều không tốt đẹp. Hơn nữa, ta đã chứng minh được rằng sự phổ biến thực hành tránh thai làm tăng, thay vì giảm thiểu ảnh hưởng của phá thai. Đó là bởi sự tiện lợi của tránh thai giúp dễ dàng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.


16. NHƯNG NẾU GIA ĐÌNH HỌ CÓ HOÀN CẢNH THỰC SỰ KHÓ KHĂN, THỰC SỰ KHÔNG THỂ CÓ THÊM CON NỮA? THIÊN CHÚA CÓ THỂ ÁC NGHIỆT, VẪN CẤM TRÁNH THAI KHÔNG?

Nếu đôi bạn ở trong hoàn cảnh khó khăn nghiêm trọng, có những phương cách khác để không thụ thai (không phải là tránh thai) mà không phi luân lý và giữ gìn được phẩm giá con người, đó là tiết dục theo chu kỳ tuần hoàn tự nhiên. Bằng thái độ tôn trọng sự tiến triển tự nhiên của cơ thể con người, tiết dục theo chu kỳ tự nhiên “dẫn đến khám phá vẻ đẹp của cơ thể mà Thiên Chúa sáng tạo, khám phá sự tôn trọng xứng hợp, và đạt kinh nghiệm trưởng thành trong tình yêu chân chính giữa hai vợ chồng“ (Hội nghị các Giám Mục Philippines, Tình yêu và Sự sống). Hơn nữa, với cách nhìn Ki-tô Giáo, chúng ta có thể đoan chắc rằng: “không thể có mâu thuẫn thực sự nào giữa luật của Thiên Chúa về truyền sinh với nhu cầu nuôi dưỡng tình yêu chân chính trong hôn nhân” (FC. 33).

Phải kể đến “tính thể xác” và những thời kỳ có thể thụ thai. Cần phải làm tất cả những gì có thể làm được để mọi gia đình, nhất là các vợ chồng trẻ đạt được một sự hiểu biết, nhờ thông tin và giáo dục rõ ràng, kịp thời và nghiêm chỉnh... Sự hiểu biết đó phải đưa đến mức giáo dục để biết tự chủ. Nhất là sự cần thiết phải có đức khiết tịnh và một sự giáo dục thường xuyên theo hướng ấy... Đức khiết tịnh không phủ nhận hay miệt thị tính dục con người, nhưng đúng hơn nó là một năng lực tinh thần biết bảo vệ tình yêu khỏi những nguy hiểm của sự ích kỷ và của tính bạo động, và đưa tình yêu đến mức thể hiện trọn vẹn...

Việc dùng lý trí và ý chí tự do để làm chủ bản năng tất nhiên đòi phải có một sự khổ chế, vì chỉ những biểu lộ tình yêu trong đời sống vợ chồng mới có thể được điều hòa trong khuôn khổ, nhất là trong việc giữ sự tiết dục theo chu kỳ tự nhiên. Kỷ luật riêng này của sự thanh khiết đôi bạn, không làm hại gì cho tình yêu vợ chồng, mà còn đem lại cho tình yêu ấy một giá trị nhân bản rất cao. Kỷ luật này đòi hỏi luôn cố gắng, nhưng nhờ ảnh hưởng tốt đẹp của nó, vợ chồng phát triển được toàn vẹn nhân cách của mình, giàu có thêm các giá trị tinh thần, đem lại cho đời sống gia đình hoa quả trong sáng và bình an, giúp giải quyết nhiều vấn đề khác, giúp quan tâm đến bạn mình, ý thức trách nhiệm, tránh được tính ích kỷ là kẻ thù của tình yêu. Nhờ đó, cha mẹ có khả năng ảnh hưởng sâu xa và hữu hiệu hơn trong việc giáo dục con cái (Trích FC. 33).



III. LƯƠNG TÂM CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC VÀ HƯỚNG DẪN BỞI GIÁO HUẤN

17. TẠI SAO CÓ MỘT SỐ NGƯỜI HIỂU BIẾT NHIỀU, XEM RA TỐT ĐẠO, NGAY CẢ MỘT VÀI LINH MỤC, CHO RẰNG TRÁNH THAI LÀ ĐƯỢC?

Đến một mức độ nào mà những Ki-tô hữu đó không đi theo giáo huấn trong sáng của Giáo Hội, họ không trở nên một Kitô-hữu tốt lành. Và nếu một Linh Mục không giảng dạy học thuyết của Giáo Hội, đơn giản là khi đó Ông không làm nhiệm vụ một Linh Mục. Rất có khả năng, họ hiểu sai tầm quan trọng của Giáo Huấn Giáo Hội, và hầu như chắc chắn, họ đã lúng túng trong khái niệm Kitô-Giáo về luân lý và lương tâm.


18. ĐỨC GIÁO HOÀNG PHAO-LÔ VI ĐÃ CÓ THỂ SAI LẦM KHI KẾT ÁN VIỆC TRÁNH THAI TRONG THÔNG ĐIỆP HUMANAE VITAE KHÔNG? ĐÃ CÓ NGƯỜI NÓI RẰNG NGÀI CÓ THỂ SAI LẦM, VÌ THÔNG ĐIỆP ĐÃ KHÔNG DÙNG ĐẾN "QUYỀN VÔ NGỘ"

Khi Giáo Huấn dạy tránh thai là phi đạo đức và chống lại ý muốn của Thiên Chúa, đó là lời dạy bảo kiên định của Giáo Hội, không hề do chọn lựa tùy tiện của chỉ một vị Giáo Hoàng. Hơn nữa, vấn đề quan trọng cho mỗi người trong chúng ta, cho hành vi luân lý của chúng ta, không ở chỗ có điều gì không thể sai, mà là có điều gì đúng hoặc sai. Khi dạy bảo việc giết người và cướp đoạt là phi luân lý, thì không cần dùng quyền vô ngộ, mà cũng không cần đưa ra yếu tố không thể sai lầm để quy kết là phi luân lý. Thẩm quyền thông thường của Giáo Hội luôn tôn trọng lời tuyên dạy có tính chân thành tôn giáo.

Mọi người phải lấy ý chí và lý trí kính cẩn tuân phục cách đặc biệt những giáo huấn chính thức của Giáo Hoàng Rôma, dù khi Ngài không tuyên bố từ thượng tòa. Như vậy là kính trọng, nhận biết giáo huấn tối thượng, và chân thành chấp nhận các phán quyết của Ngài, theo đúng tư tưởng và ý muốn Ngài trình bày, đặc biệt biểu lộ qua tính chất các tài liệu, hoặc qua việc Ngài nhiều lần đề nghị một giáo thuyết, hay qua cách diễn tả của Ngài (LG. 25).

Bên cạnh lời dạy không ngớt trong giáo huấn thường xuyên của Giáo Hội, tất cả các vị Giáo Hoàng cận đại phải giải quyết vấn đề này đều lên án tránh thai. Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã duy trì bằng lập đi lập lại giáo huấn của thông điệp Humanae Vitae trong nhiều thể loại văn kiện giáo hoàng, nhắc lại mối liên kết các lời giáo huấn mạnh mẽ này trên hết, về nền tảng tự nhiên của giáo huấn và luật của Thiên Chúa. Do đó, đây là yếu tố rất mạnh để xác định rằng giáo huấn về bản chất phi luân lý của tránh thai không thể sai lầm, đặt nền tảng trên ơn vô ngộ mà thẩm quyền giáo huấn thông thường và phổ quát có thể có được (cf. LG. 25).


19. GIÁO HUẤN NÀY CÓ THỂ SẼ ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH NHƯ LUẬT ĂN CHAY, KIÊNG CỮ, CHO VAY LÃI... ĐÃ TỪNG THAY ĐỔI TRONG QUÁ KHỨ KHÔNG?

Khi nói giáo huấn của Giáo Hội về sự phi luân lý của tránh thai được đặt nền tảng trên luật tự nhiên, điều này sẽ không thay đổi trong cốt lõi, nhưng chỉ có thể khai triển mà không đi ngược lại chính bản chất của giáo huấn. Các luật lệ đặc trưng về ăn chay, kiêng cữ không phải là những nguyên lý của luật tự nhiên, nhưng được đặt nền tảng trên sự rèn luyện kỷ luật trong Giáo Hội. Giáo huấn của Giáo Hội về sự phi luân lý của cho vay lãi đã không thay đổi trong cốt yếu, nhưng được phát triển theo khái niệm về tiền tệ tùy thuộc đặc tính của tiền vốn. Cho vay nặng lãi vẫn là phi đạo đức, tuy nhiên tìm kiếm lợi tức không phải là hành vi cho vay nặng lãi, nếu được xét là hợp lý và phù hợp với luật.

"Qua việc định rõ bản chất hành vi tránh thai là bất hợp pháp, Đức Phao-lô VI muốn dạy rằng tiêu chuẩn đạo đức dành cho vấn đề này không cho phép được hưởng luật trừ. Không một ai hay một hoàn cảnh xã hội nào, từ trước đến giờ hoặc mãi mãi về sau, có thể đưa ra một hành vi hợp pháp trong chính bản chất hơn thế" (Gio-an Phao-lô II, Hội Nghị Quốc Tế về Thần Học Luân Lý, tháng 12 năm 1988).


20. TÔI ĐƯỢC KHUYÊN RẰNG CÓ THỂ NGHE THEO LƯƠNG TÂM THAY THẾ CHO GIÁO HUẤN NÀY CỦA GIÁO HỘI, VÌ XÉT CHO CÙNG, LƯƠNG TÂM LÀ THƯỚC ĐO LUÂN LÝ GẦN SÁT TÔI NHẤT

Lương tâm là sự phán xét về đạo đức mà chúng ta dành cho từng hành vi riêng biệt, đặt nền tảng trên luật luân lý. Lương tâm không thể đưa ra những phán xét có tính tự trị hay tự đặt ra những luật lệ riêng. Người Kitô-hữu cần được giáo huấn của Giáo Hội hướng dẫn, mỗi khi họ vận dụng tiếng lương tâm, nếu không, bản thân họ bị lầm lẫn hoặc lương tâm họ sai lạc. Do đó không bao giờ lương tâm có thể là quy luật hoàn chỉnh so với luật luân lý. Vì thế, mỗi người Ki-tô hữu có bổn phận rèn luyện lương tâm của mình, để có được sự hướng dẫn chính xác và bảo đảm trong những hành vi luân lý. Nếu họ thờ ơ việc giáo dục này, sự sai lầm và không hiểu biết có thể gây nên tội đáng khiển trách.

Tuyên bố rằng lương tâm đã chuẩn xác, khi đặt nghi ngờ trên sự thật dạy bởi thẩm quyền Giáo Hội, là hàm ý từ chối khái niệm Ki-tô giáo trong cả hai lãnh vực: thẩm quyền giáo huấn và đạo đức lương tâm (Đức Gio-an Phao-lô II, như trên). Đôi khi, với chỉ một ý tưởng mơ hồ rằng lương tâm là gì, chúng ta có thể nghĩ về nó như “một tiếng nói nhỏ” dạy chúng ta làm điều gì, mà không nghĩ đến việc tham khảo luật luân lý. Theo cách này, chúng ta lẫn lộn lương tâm với ước muốn riêng hay cảm tưởng chủ quan, chúng ta còn có thể lầm lẫn giữa cám dỗ của ma quỷ với tiếng nói của lương tâm.


21. Ở MỘT SỐ QUỐC GIA NHƯ HOA KỲ, CÓ TÌNH TRẠNG ĐA SỐ KI-TÔ HỮU KHÔNG TUÂN THEO LỜI DẠY CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG VỀ VẤN ĐỀ NÀY. VIỆN LẼ GIÁO HỘI CŨNG LÀ "DÂN CHÚA", TA CÓ THỂ XEM NHỮNG LỜI DẠY NÀY, CŨNG CHỈ LÀ CÁCH DIỄN TẢ "CẢM THỨC ĐỨC TIN" KHÔNG?

Những nguyên tắc căn bản và những vấn đề thuộc phạm vi luân lý không thể được quyết định bằng bầu phiếu, bởi lẽ ý nghĩa bó buộc của nó đến từ Thiên Chúa, theo luật tự nhiên. Nhiệm vụ cai quản trong Giáo Hội, được thiết lập bởi Chúa Ki-tô, không như một chế độ dân chủ. Đúng hơn, Ngài đã thiết lập một phẩm trật để phục vụ Dân Chúa bằng việc thực thi cùng một lúc ba nhiệm vụ: giáo huấn, thánh hóa và cai quản. Cảm thức đức tin là sự diễn tả đức tin chân thật của Giáo Hội khi tin tưởng điều gì mà Giáo Hội nhận được: đây là điều kiện cần; trong khi thẩm quyền giáo huấn là sự diễn tả đức tin của Giáo Hội khi Giáo Hội giảng dạy: đây là điều kiện đủ. Tình trạng nói trên cho thấy rất cần trợ giúp những người này thực hành đức tin Kitô giáo. Không cần dấu giếm về rất nhiều quốc gia Tây phương đang ở trong tình trạng phải cấp bách có một nỗ lực tái rao giảng Tin Mừng.



IV. TỰ KIỀM CHẾ VÀ TỰ CHỦ VỚI SỰ HIỂU BIẾT LÀ KHẢ THI VÀ SINH ÍCH LỢI

22. GIÁO HỘI CÓ DẠY CHÚNG TA NÊN CÓ NHIỀU CON CÁI TÙY THEO KHẢ NĂNG SINH LÝ CHO PHÉP KHÔNG?

Trong khi Giáo Hội khẳng định giá trị của sự sống và loài người, tuân theo huấn thị chung của Thiên Chúa: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất" (St 1, 28), thì điều này không có nghĩa là có nhiều con cái tùy theo khả năng sinh lý. Theo luật Chúa, Giáo Hội khuyến khích người làm cha mẹ thực hiện trách nhiệm trong sinh sản.


23. CÓ ĐIỀU GÌ KHÁC NHAU TRONG GIÁO HUẤN VỀ TRÁCH NHIỆM TRONG SINH SẢN VÀ VỀ TRÁNH THAI?

Bình diện quan trọng nhất của trách nhiệm trong sinh sản là tôn trọng trật tự luân lý khách quan do Thiên Chúa thiết lập. Ý thức này sẽ hướng dẫn đôi vợ chồng nhận ra bổn phận của họ đối với Thiên Chúa, với chính bản thân họ, với gia đình và xã hội, trên một bậc thang giá trị đúng đắn.

Khi đề cập đến số con cái, không thể đánh đồng ý thức trách nhiệm trong sinh sản với ý muốn tránh có con. Trách nhiệm trong sinh sản được thể hiện "bằng quyết định cao thượng và thận trọng để dưỡng nuôi một gia đình sung túc, quyết định này được hình thành từ những lý do nghiêm túc và phải tôn trọng luật luân lý, để ngưng sinh thêm con trong một thời gian định kỳ hay vô hạn" (HV10)

Trách nhiệm trong sinh sản còn đòi hỏi kiến thức hiểu biết và tôn trọng tiến trình sinh học trong truyền sinh, đồng quan trọng với rèn luyện tự kiềm chế và tự chủ bản năng, cảm xúc và đam mê.


24. ĐÔI VỢ CHỒNG CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐIỀU GÌ KHI CÓ ƯỚC MUỐN HẠN CHẾ SỐ CON CÁI TRONG THỜI GIAN TẠM THỜI HAY VÔ ĐỊNH?

Họ có thể tiết dục trong đời sống vợ chồng, hoặc có thể kết hợp trong những thời kỳ mà người phụ nữ không có khả năng sinh sản. Sự tiết dục định kỳ là một cách sống tốt và phù hợp luật (luân lý) với ai có lý do nghiêm túc và ý thức đúng đắn (khác hẳn não trạng chống lại sự sống hoặc tâm lý tránh thai). Việc quan tâm theo dõi chu kỳ sinh sản tự nhiên trong hôn nhân hoàn toàn không trái luật luân lý, vì hai tính chất hiệp nhất và mở ra cho sự sống, được kết hợp khi áp dụng phương thế trên, thì đã có sẵn và không thể tách lìa trong bản chất của hành vi phối ngẫu vợ chồng. Như thế, đôi vợ chồng đón mở sự sống ngay khi họ không cố ý dứt khoát ngăn chặn sự sống. Đây chính là bản chất của sự trao hiến toàn thể nhân vị và trao hiến trọn vẹn.


25. NHƯNG CẢ HAI NHÓM NGƯỜI SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI VÀ TIẾT DỤC THEO CHU KỲ SINH DỤC TỰ NHIÊN, ĐỀU MUỐN CÙNG 1 ĐIỀU. VẬY TẠI SAO KHÔNG DÙNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO HIỆU QUẢ NHẤT?

Trên quan điểm luân lý, người sử dụng biện pháp tránh thai và người thực hành tiết dục theo chu kỳ sinh sản tự nhiên cho một lý do phù hợp luật, họ không nhằm cùng mục tiêu. Tên ăn trộm và người công nhân có thể muốn điều giống nhau (tiền bạc để tiêu xài), nhưng tên trộm sử dụng phương tiện phi luân trong khi người kia tôn trọng luật Chúa, cùng là để có tiền ; chưa kể cách thức kiếm tiền sẽ định hình phong cách tiêu xài. Cùng là tiền,với tên trộm là phi pháp, còn với anh công nhân là tìm kiếm sống.

Biện pháp tránh thai khác biệt sâu sắc so với tiết dục định kỳ về bản chất phi luân. Hiểu cách đúng đắn và hoàn chỉnh, kế hoạch gia đình theo tự nhiên (NFP) không phải là một biện pháp tránh thai nhưng là một nếp sống tôn trọng luật Chúa. Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã chỉ ra sự khác biệt này như sau:

Về mặt nhân học và luân lý, sự khác biệt giữa tránh thai và sử dụng những thời gian không thể thụ thai là rất quan trọng và sâu xa hơn người ta tưởng, bắt nguồn từ hai khái niệm không thể giản lược với nhau về con người và về tính dục của con người. Trong hôn nhân, hai vợ chồng hiến thân trọn vẹn cho nhau. Việc tránh thai biểu lộ sự mâu thuẫn ngược lại tự nhiên, khi họ không còn tự hiến cho người kia cách trọn vẹn. Từ đó, không những họ chủ tâm khước từ mở ngỏ cho sự sống, họ còn làm sai lạc chân lý nội tại của tình yêu vợ chồng: tự bản chất là trao ban toàn thể nhân vị.

Việc chọn theo những nhịp tự nhiên sinh học bao gồm nhịp sống của con người biểu hiện bằng chu kỳ sinh dục nữ, cũng là đón nhận sự đối thoại, kính trọng lẫn nhau, tinh thần trách nhiệm, sự tự chủ nhờ nếp sống tiết dục. Đón nhận và sử dụng hài hòa thời gian sinh học của con người và không gian đối thoại của vợ chồng, chính là nhận biết đặc tính thống nhất giữa tinh thần và thể xác trong tiến trình hiệp nhất, nơi đây vợ chồng sống tình yêu con người với đòi hỏi sống thủy chung. Một khi tinh thần và thể xác được thống nhất, đôi vợ chồng kinh nghiệm được các giá trị phong phú trong ân/ái, họ thể hiện được bản chất sâu xa của hành vi tính dục con người, ngay cả trong bình diện thể lý. Như thế, tính dục xứng đáng được tôn trọng với chiều kích thực sự nhân bản, nên không thể được sử dụng như một đồ vật gây tan rã sự thống nhất giữa tinh thần và thể xác trong bản tính người mà Thiên Chúa đã sáng tạo theo hình ảnh mình. (Trích FC 32)


26. TIẾT DỤC THEO CHU KỲ SINH SẢN TỰ NHIÊN CÓ KHẢ THI KHÔNG? PHẢI CHĂNG NÓ ĐÒI HỎI QUÁ NHIỀU Ở ĐÔI VỢ CHỒNG?

Có nhiều tình huống xảy đến trong cuộc sống, mà vợ chồng được mời gọi sống tiết dục, như: bệnh tật, đi xa, chăm sóc người thân... Như bất cứ khả năng nào của con người, việc quan hệ tình dục đòi phải được lý trí đúng đắn hướng dẫn, không bởi đam mê mù quáng. Tính chân lý của luân lý phải được giương cao luôn luôn, không chỉ trong lãnh vực tính dục, mà cả trong mọi lãnh vực khác. Việc tiết dục định kỳ phụ thuộc vào khả năng chế ngự bản năng, đây chính là một biểu thị nói lên trách nhiệm trong sinh sản. Một khi có thể tự chủ, tình yêu sẽ trở nên nhân bản và chân thật hơn.

Ngoài ra, có nhiều phương thế để phát triển khả năng tự chủ, đặc biệt cậy nhờ vào ân sủng của bí tích hôn phối, tinh thần phó thác của con cái Chúa, và nếp sống khổ chế Ki-tô Giáo. Hơn nữa, những quy phạm này thật phù hợp để giữ đức khiết tịnh của ơn gọi hôn nhân, giúp tránh xa các tổn thương trong tình yêu vợ chồng, và còn đem lại một nhân phẩm cao quý.



Roberto Latorre, bản dịch của Nguyễn Quốc Đoạt

Theo Trungtammucvudcct.com

Kinh Cầu Cho Các Thai Nhi


Lạy Chúa Giêsu Thai Nhi, Chúng con thật lòng yêu mến Chúa.
Chúng con nài xin Chúa đoái thương,

Cứu mạng các em bé đang được cưu mang nơi lòng mẹ.
Xin cho các Thai Nhi trên thế giới của ngày hôm nay

Được thoát khỏi đại họa phá thai.

Xin cho những người mẹ đang mang thai
Được ơn soi sáng và can đảm
Để gìn giữ con mình cho đến ngày sinh nở.
Xin cho những người làm cha được ơn kính sợ Thiên Chúa

Để biết lãnh nhận trách nhiệm và tranh đấu cho sự sống của thai nhi.

Xin cho các bác sĩ được lòng từ bi của Thánh Tâm Chúa

Để mạnh dạn từ chối và kịch liệt chống đối việc phá thai.

Xin cho các nhà lãnh đạo được ơn đức tin và biết phụng thờ Thiên Chúa

Để lập nên những luật pháp bênh vực cho sự sống.

Xin cho các Linh Mục của Chúa được ơn hoán cải hằng ngày

Để sống thánh thiện và sẵn sàng hy sinh tính mạng

Cho công cuộc tranh đấu bảo vệ thai nhi.

Hôm nay con xin nhận một thai nhi đang trong cơn hiểm nghèo

Làm Con Linh Hồn của con
Nhờ lời chuyển cầu của Thánh Giêrađô

Là quan thầy của các thai nhi và các bà mẹ có thai.

Xin Chúa dủ thương nhậm lời chúng con

Và cậy vì lòng thương xót của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con.


AMEN

Kinh Sự Sống


Lạy Cha rất nhân từ,

sự Sống do chính Cha dựng nên.

Cha lại sai Con Một của Cha là Đức Giêsu Kitô đến

để thánh hoá và duy trì Sự Sống,

và chính Thần Khí của Cha là Sự Sống.

Xin Cha thương ngăn chặn ngay

những hành vi phá hoại Sự Sống con người,

nhất là hành vi nạo phá thai.

Vì lầm lỡ, vì yếu đuối, vì ích kỷ,

vì hèn nhát, vì thiếu yêu thương,

con người chúng con đã mê lầm mà nảy sinh ra điều ác độc.

Xin Cha gieo vào lòng con người Tình Yêu và Bình An của Cha,

Tình Yêu và Bình An mà thế gian không thể ban cho con người.

Xin Cha hoán cải tâm hồn chúng con,

để chúng con luôn nhận ra Cha là Đấng giàu lòng xót thương

và đầy nhân ái đối với mọi người.

Xin Cha trải lòng thương xót của Cha trên thân phận của chúng con.

Chúng con nguyện xin Cha,

nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria,

Thánh Cả Giuse, Thánh Giêrađô và các Thánh Anh Hài.

Amen.